Một số biện pháp phòng chống sán lá gan lớn được thử nghiệm & áp dụng tại một số quốc gia
Phòng bệnh SLGL ở người-một nghiên cứu đánh giá vai trò các thành phần acide và thuốc tím để làm sạch metacercariae trong rau salads
Nhóm tác giả El, Allam AF, Osman MM thuộc khoa ký sinh trùng của đại học Alexandria, Ai Cập cho biết phòng bệnh SLGL ở người có thể lệ thuộc vào việc làm sạch metacercariae trên các lá rau salad dùng để ăn, công trình nghiên cứu này nhằm đánh giá vai tò của một số hóa chất loại bỏ hoặc giết chết ấu trùng giai đoạn nhiễm. Người ta cho biết nếu rửa rau dưới vòi nước đang chảy trong 10 phút chỉ có thể loại bỏ 50% số ấu trùng metacercariae. Acide citric nồng độ 10 ml/L, dung dịch giấm thương mại (120 ml/L), nước xà phòng loãng (12 ml/L) và thuốc tím KMnO4 (24 mg/L) có thể loại bỏ tất cả metacercariae sau 10 phút cho rau tiếp xúc với các dung dịch trên. Giấm và dung dịch thuốc tím KMnO4 được khuyến cáo như là các chất gây hại hoặc làm chết một số ký sinh tùng khác, thứ hai là nó có thể phá hủy các ấu trùng metacercariae. Các rau không bị mềm và vẫn giữ độ tươi. Hiệu quả của 5 loại hóa chất lên trên tính nhiễm của ấu trùng metacercariae của Fasciola gigantica đã đóng kénMột nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại khoa ký sinh trùng, đại học thú y, đại học Cairo, Ai Cập do nhóm tác giả Hassan AA, Shoukary NM, El-Motayam M, Morsy AT tiến hành, cho biết hiệu quả xử lý các ấu trùng đóng kén (encysted metacercariae_EMC) của loài sán Fasciola gigantica bằng các nồng độ khác nhau của acetic acid, citric acid, cetrimide, thuốc tím và sodium hydroxide trong 15 và 30 phút. Hiệu quả của các loại hóa chất này lên khả năng sống còn (vitality) và tính nhiễm (infectivity) của các ấu trùng EMC được đánh giá thông qua sự phát triển và gây nhiễm sán lá gan lớn và các thay đổi mô bệnh học trong các gan của thỏ Albino gây nhiễm thực nghiệm. Kết quả chỉ ra dung dịch 1% sodium hydroxide có hiệu quả gây chết các EMC, dung dịch thuốc tím 10-40% có thể phát hủy tính nhiễm của EMC, acetic acid nòng độ > 2.5% có tác dụng phụ lên trên EMC. Nhưng citric acid và cetrimide đều không tác động lên khả năng sống sót và tính nhiễm của EMC của sán. Phòng chống bệnh sán lá gan lớn ở người bằng cách lựa chọn hóa trị liệu.Nhằm đánh giá nhiều mặt về thiết kế can thiệp, chi phí, hiệu quả cho cộng đồng, một biện pháp can thiệp dựa trên trường học tại các vùng lưu hành bệnh sán lá gan lớn của khu vực sông Nile, Ai Cập. Nhóm nghiên cứu gồm Curtale F, Hassanein YA, Savioli L thuộc Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Ý và các nhà nghiên cứu khác tiến hành đánh giá biện pháp, kết quả đăng tải trên Trans R Soc Trop Med Hyg. 2006 Feb;100(2):187. Bệnh sán lá gan lớn đang trở nên là vấn đề y tế nghiêm trọng với số vùng lưu hành bệnh tăng lên và đã được xác định tại một số quốc gia trong thời gian gần đây. Khả năng sống của chúng trên người gần đây có thể xem là vật chủ chính và đã thử nghiệm chứng minh, và giờ thì nhu cầu cần thiết phải phòng chống bệnh ở người như thế nào, có thể dựa trên kinh nghiệm và bài học từ thú y. Năm 1998, các báo cáo coh biết có một tỷ lệ nhiễm cao trong số các trẻ em tại Nile Delta, Bộ Y tế và Dân số của Ai Cập đã khởi động một chiến lược, can thiệp dựa vào trường học (school-based intervention) để phòng chống bệnh SLGL ở người. Một tiếp cận điều trị lựa chọn có cải thiến với hóa trị liệu, nhắm vào đích các nhóm dân, nhóm tuổi nguy cơ và vùng nguy cơ để thực hiện. Trước hết, các quận huyện có tỷ lệ nhiễm cao được xác định thông qua điều tra nghiên cứu tại chỗ, rồi sàng lọc và điều trị lựa chọn cho tất cả các trẻ em lứa tuổi đi học trong vùng lưu hành cao này. Từ 1998-2002, chương trình đã sàng lọc khoảng 36.000 học sinh trong 6 quận huyện, điều trị 1280 ca. Tỷ lệ trong vùng lưu hành đã giảm đi từ 5.6% xuống còn 1.2%. Can thiệp phòng chống được mô tả chi tiết, bao gồm cả số liệu và chi phí. Tiếp cận hóa trị liệu lựa chọn là phù hợp với nhóm đối tượng nguy cơ và nhiễm thấp, hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm và lan truyền bệnh và đánh giá được tính chi phí cũng như hiệu quả một cách tối ưu nhất. Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn trẻ em: một nghiên cứu bệnh chứng Nhóm tác giả L.Marcos, V.Maco, F.Samalvides, A.Terashima, J.Espinoza, E.Gotuzzo thực hiện một đề tài nghiên cứu bệnh chứng và đăng kết quả trên tạp chí y học có tiếng Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, Vol.100, Issue 2. Kết quả nghiên cứu cho biết nghiên cứu này tiến hành nhằm làm rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh sán lá gan lớn ở người tại khu vực Northern Peruvian Altiplano. Tổng số 61 ca bệnh được chẩn đoán nhiễm sán lá gan mạn tính bằng kỹ thuật xét nghiệm phân và huyết thanh học (Fas2-ELISA). Nhóm chứng gồm 62 người âm tính với huyết thanh và phân không có trứng sán Fasciola hepatica. Nhóm nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa bệnh sán lá gan lớn với 4 biến số (40 phân tích): thói quen uống nước giải khác từ cỏ đinh lăng (alfalfa juice) thì nguy cơ tương đối xác định (OR = 4.5; 95% CI 1.8–11.1; P < 0.001); thường ăn rau thủy sinh (OR = 4.3; 95% CI 1.8–10.6; P < 0.001); thường tiếp xúc và chơi với chó (OR = 5; 95% CI 1.7–15.1; P = 0.002); và chăn thả hơn 5 con cừu (OR = 0.3; 95% CI 0.1–0.8; P = 0.01). Theo trình bày lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng cho biết các dấu hiệu chóng mặt hoa mắt (P = 0.01), tiến sử vàng da (P = 0.01), tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi (P = 0.005) và nhiễm giun đũa trong phân (P = 0.001) có liên quan đến bệnh sán lá gan lớn. Các yếu tố phơi nhiễm liên quan đến nhiễm sán lá gan lớn F. hepatica chính là uống nước cỏ cây đinh lăng. Nói chung, nhóm nghiên cứu cho biết nhiễm sán lá gan lớn ở Peru nên nghi ngờ khi bệnh nhân đang sống trong vùng có gia súc bị bệnh, có tiến sử vàng da tái đi tái lại và có thói quen uống nước cây cỏ đinh lăng hoặc rau thủy sinh và có chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao. Sử dụng các hình ảnh trên LANDSAT MSS và loại đất trong một hệ thống GIS để đánh giá nguy cơ đặc biệt cho vùng về bệnh SLGL trên các nong trang Red River Basin tại Louisiana. Một nghiên cứu dựa trên các kỹ thuật tiên tiến do nhóm tác giả [My paper] J B Malone, D P Fehler, A F Loyacano, S H Zukowski thuộc khoa vi –ký sinh trùng học thú y, đại học bang Louisiana, Baton Rouge 70803. tiến hành. Một hệ thống thông tin địa lý 1990-1991 (GIS) được xây dựng trong cáu hình môi trường ERDAS sử dụng các bản đồ loại đất từ USDA Soil Conservation egg Service, LANDSAT satellite multispectral scanner data (MSS), các đường ranh giới của 25 nông trang nghiên cứu và độ dốc và đặc điểm thủy lợi chỉ ra cho thấy trong vùng multispectralUSGS, 7.5' ở River Basin gần Alexandria, Louisiana. Kết quả bước đầu cho thấy rất hiệu quả và chính xác trong dự báo. Hệ thống thông tin địa lý (GIS_Geographic information system) đánh giá sự phân bố tiềm tàng của sán lá gan Fasciola hepatica và F. gigantica trong vùng đông Phi dựa trên cơ sở dữ liệu của FAO Nhóm nghiên cứu gồm [My paper] J B Malone, R Gommes, J Hansen, J M Yilma, J Slingenberg, F Snijders, F Nachtergaele, E Ataman thuộc trường đại học thú y bang Louisiana, Baton Rouge 70803, Mỹ tiến hành. Một mô hình máy tính xây dựng trên các dữ liệu dự báo thời tiết trước đó và đang diễn ra và nguồn dữ liệu sinh thái theo kỹ thuật số sẵn có trên FAO cho các quóc gia đang phát triển sử dụng để cùng hệ thống GIS thiết lập mô hình đánh giá nguy cơ về bệnh sán lá gan lớn ở đông Phi. Một vùng mà sán F. hepatica và F. gigantica có mặt như một nhân tố làm suy giảm kinh tế chăn nuôi chính của vùng. Bản đồ gòm các chỉ số dự báo về bệnh do F. hepatica và F.gigantica gigantica trong vùng được tạo ra. Kết quả so sánh với các thông số về môi trường và dữ liệu điều tra về bệnh sán Fasciola đang có và mô hình phân bố đươc báo cáo trong y văn về sự có mặt của mỗi loài (F. hepatica trên độ cao > 1200m; hepatica,F. gigantica dưới độ cao 1.800m, cả hai đều có trong khoảng 1.200-1800 m). Nguy cơ lớn nhất cho cả hai loài xảy ra trên những vùng có lượng mưa hàng năm cao và và kéo dài liên quan đến availableddđộ ẩm trong đất cao và nước tồn lưu, với các nguy cơ giảm trong vùng có mùa mưa ngắn và nhiệt độ thấp. Các vùng khô cằn nói chung là không phù hợp (ngoại trừ có tưới tiêu, lũ lụt xảy ra) do thiếu đất ẩm và hoặc Africacác ca F.hepatica, nhiệt độ trung bình hằng năm > 230C. các vùng cao nguyên của Ethiopia và Kenya được xác định là không thích hợp cho loài F. gigantica do thiếu thang nhiệt, dưới ngưỡng cho phép để hoàn thành chu kỳ andtrong chỉ một năm. Việc phói hợp các chỉ số dự báo (F. hepatica + F.from gigantica) có ý nghĩa tương quan với các dữ liệu về tỷ lệ nhiễm ở các vùng khác nhau thông qua đánh giá. Vói các giá trị chỉ số về thảm thực vật khác biệt hằng tháng soil(normalized difference vegetation index_NDVI) lấy từ hệ thống cảm ứng (advanced very high resolution radiometer_AVHRR) trên vệ tinh. index Để sử dụng cho chương trình phòng chống Fasciola, các kết quả này đã góp phần có ý nghĩa, đặc biệt các thông số phát triển trên asGIS và cơ sở dữ liệu sinh thái vùng và dự báo thời tiets hằng tháng, có thể dùng để xác định sự phân bố của 2 loài sán này. Sự khác biệt theo vùng về cường độ nhiễm và mô hình mùa lan truyền bệnh tại các vùng khác nhau. Các kết quả chỉ ra nhiều phương pháp sử dụng cùng lúc có thể xác định được tiềm năng phân bố cũng như xuất hiện của bệnh sán lá gan lớn này.different
|