Cập nhật thông tin về một bệnh da do giun chỉ Dracunculus medinensis ký sinh và gây bệnh ở người
Giun chỉ loại Dracunculus medinensis là một trong những loại giun tròn gây bệnh nghiêm trọng, có tên gọi là Dracunculiasis. Bệnh Dracunculiasis gây ra do giun cái trưởng thành kích thước lớn Dracunculus medinensis, và đây cũng là loài giun tròn có kích thước dài nhất ký sinh trên người. Giun cái trưởng thành lớn hơn con giun đực và chiều dài nhất là 800 mm, trong khi con đực chỉ có 40 mm. Các con giun trưởng thành thường di chuyển bên dưới mô da bên dưới của mắc cá chân, tạo nên các vết nổi bóng nước và loét, gây đau, chúng cũng có có thể đi đến các cơ quan khác trên cơ thể như đầu, thân mình, chi trên, mông và bộ phận sinh dục. Dmedinensis thường được biết với tên gọi là “ Người bị nhiễm loại giun này do uống các nguồn nước chưa được lọ c có chứa các loài giáp xác bé xíu (copepods-crustaceans) nhiễm ấu trùng D.medinensis. Sau khi tiêu hóa các giáp xác này, giáp xác sẽ chết và giải phóng các ấu trùng, tiếp đến ấu trùng đi xuyên qua dạ dày của vật chủ qua thành ruột vào trong các khoang ổ bụng và ra phía sau của khoang phúc mạc. Sau khi trưởng thành giun đực chết và giun cái, di chuyển đến mô dưới da và hướng về phía bề mặt da. Khoảng 1 năm sau kể từ khi nhiễm, giun cái hình thành nên các bọng nước trên da, rồi trên chân vở ra. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu tại chỗ và muốn ngâm chân mình trong nước, nhưng khi ngâm chân vào nước giun cái bắt đầu trồi ra và giải phóng ấu trùng, rồi ấu trùng được ăn vào bởi các loài giáp xác. Sau 2 tuần, ấu trùng đi vào giai đoạn cuối và cũng hoàn thành chu kỳ trở lại như trên. Những người đang mắc giun như thế không nên tắm hoặc nhạy vào trong các nguồn nước sinh hoạt và nước uống vì giun sẽ ly giải ra hàng trăm ngàn trứng hoặc ấu trùng vào trong nước nhiễm. Các động vật giáp xác bé xíu đó (water fleas) ăn các ấu trùng và người thì uống các nước không được lọc từ các ao, hồ bị ô nhiễm và cứ thế chúng tiếp tục hoàn thành chu kỳ ký sinh trùng. Dmedinensis, theo Trung tâm Carter dẫn đầu về chiến dịch loại trừ giun rồng vào năm 1986. khi đó ước tính có khoảng 3.5 triệu ca bệnh tại 20 quốc gia châu Phi và châu Á. Năm 2008, có khoảng ít hơn 5.000 ca tại 6 quốc gia châu Phi (Sudan, Ghana, Mali, Ethiopia, Nigeria, Niger). Nigeria và Niger có chiến dịch dừng lan truyền và tổng số ca cuối cùng năm 2009 ít hơn 3.500 xã sẽ được xác định cụ thể vào năm 2010. Một số chú ý trong dịch tễ học bệnh giun rồngKhi đã bị nhiễm, người uống các nguồn nước tù đọng (như trong ao, hồ) chứa các giáp xác bé xíu đó và đã nhiễm các ấu trùng giun, do vậy 3 điều kiện phải hội đủ trước khi chúng hoàn thành chu kỳ sinh bệnh của giun là: [1] da của những cá nhân bị nhiễm phải tiếp xúc với nước; [2] nước phải có các con giáp xác; [3] nguồn nước này phải được sử dụng để uống. Quá trình nhiễm này cũng có thể mắc phải do ăn các vật chủ cá, nhưng rất hiếm. Ký sinh trùng này được tìm thấy phần lớn ở Ấn Độ và châu Phi, Hiện nay chưa phát hiện vật chủ chứa (reservoir hosts). Mặc dù bệnh giun rồng cũng gây các bệnh dịch ở Ghana, Ethiopia, Mali, Niger, Sudan, India, Pakistan, Senegal, Yemen và nhiều vùng trên thế giới do tỷ lệ nhiễm mới cao ở tây Phi, và tên gọi tại châu Phi hay dùng nhất là Guinea worm. Vào thế kỷ 18, một nhà nghiên cứu vạn vật học người Thụy Điển là Carlus Linnaeus, xác định ra D. medinensis trong các nhà nuôn hay thương gia đi buôn bán ở vịnh Guinea (vùng biển Tây Phi), do vậy, chúng có tên là giun Guinea. Nigeria, các cánh đồng ruộng là một hạt đơn lẻ mất khoảng 20 triệu USD chỉ một năm sau khi vụ dịch giun xảy ra tại quốc gia này. Sinh bệnh học và triệu chứngCác con giun cái gây ra các phản ứng dị ứng trong quá trình hình thành các bọng nước khi chúng di chuyển trong da, gây nên các vết đau nhức dạng bỏng rát. Các phản ứng dị ứng như thế sinh ra các ban đỏ, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt và phù tại chỗ vết thương. Các bọng nước này vở ra, các phản ứng này giảm đi nhưng hình thành vết loét da và con giun bắt đầu trồi ra. Chỉ khi giun được lấy đi thì vết thương mới lành được. Các trường hợp giun chết trong khoeps có thể dẫn đến viêm khớp và liệt tủy sống. feet. Các con giun này gây ra các triệu chứng đau đớn, khó chịu và tạo các bọng nước trên da. Việc Chẩn đoán bệnh giun rồng dracunculiasis là quan sát trực tiếp giun trồi ra khỏi vết thương ở vùng chân và xét nghiệm dưới kính hiển vi thấy các ấu trùng ly giải. Điều trịCác kỹ thuật kinh điển liên quan đến loại bỏ giun đã thành công nhiều thế kỷ qua. Một số biện pháp thay thế được tiến hành chỉ tập trung trên bệnh nhân là lấy giun ra khỏi vết thương . Thuốc sử dụng để điều trị thì đã có nhưng hiệu quả của chúng vẫn còn là dấu chấm hỏi. blisters) nổi lên như giun cuộn lại thì bắt đầu mới biết. Một khi xảy ra, nhân viên y tế địa phương hoặc bệnh nhân lấy mtj miếng gạc phủ lên và dùng kẹp phẩu tích gắp nhẹ dần dần từ từ giun này ra khỏi cơ thể. Diễn tiến bệnh và cơn đau có thể kéo dài đến 1 tháng. Phòng bệnh Bệnh giun này lây truyền qua con đường uống nước bị ô nhiễm phải các giáp xác có chứa ấu trùng, do đó chúng ta không nên uống các nước chưa lọc mà phải dùng đến các lưới lọc nylon để loại bỏ các giáp xác nhỏ này, hoặc chúng ta cũng có thể đun sôi nước trước khi uống. Các nỗ lực phòng chống hiện nay đã thành công nhờ vào các biện phá trên và giết các lài giáp xác bằng các thuốc diệt. Nguồn nước được xử lý loại khỏi các giáp bằng các thuốc như Abate. Một kinh nghiệm từ cuộc chiến với dịch bệnh giun rồng ở Ghana là đất nước Ghana đã hạ thấp con số nhiễm xuống còn zero vào tháng 11.2009 này vàthực tế năm 2008, 501 ca mới được ghi nhận so với số ca năm 2007 là 3.358 thì giảm đi 85%. Một số biện pháp can thiệp qua 2 năm tại đây bao gồm giám sát các con đập và các nguồn nước khác trong cộng đồng lưu hành bệnh để đảm bảo con người không còn nhiễm phải các nguồn nước ô nhiễm như thế nữa. Ngoài ra, các biện pháp lọc và xử lý nước khác cung cấp cho dân chúng nước rất sạch từ các giếng sâu hoặc bơm. Tất cả điều này do nổ lực của National Guinea Worm Eradication Program, tài trợ bởi WHO, UNICEF, JICAvà EU.Phòng bệnh: giáo duc sức khỏe và các biện pháp kỹ thuật thấp để thúc đẩy tiến trình thay đổi hành vi trong phòng bệnh giun rồng. Biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa chúng chính là dùng các bình lọc nước để loại bỏ các loài giáp xác nhỏ ra khỏi nước uống. Trung tâm Carter Center cung cấp cho các gia đình các bộ lưới lọc bằng vải lỗ siêu nhỏ. Một số người, đặc biệt nhóm người du mục nhận lấy các ống lọc nước nhỏ như một thiết bị chuyên dụng cá nhân để lấy nước uống an toàn cho cá nhân. Các thiết bị này tuy đơn giản nhưng giúp cho mọi người dân ở đây dùng nước an toàn. Các biện pháp can thiệp quan trọng khác bao gồm xử lý các hồ chứa nước bằng các hóa chất diệt ấu trùng như ABATE©, cung cấp bởi hãng hóa chất nổi tiếng BASF và xây dựng hoặc tạo các giếng khoang trong lòng đất hoặc đào giếng sâu, khi đó lấy nước mới an toàn được. Con người là vật chủ duy nhất của ký sinh trùng giun rồng, do vậy lan rộng bệnh có thể phòng chống bằng cách xác định tất cả các ca bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe cho họ đẻ tránh tái nhiễm. Một khi loại trừ các ca bệnh ở người thì bệnh cũng vì thế bị loại trừ. Ngày nay, các ca giun rồng đã giảm xuống đáng kể lên đến 99% kể từ năm 1986. Và điều đó có nghĩa đây là bệnh ký sinh trùng được loại trừ đầu tiên và bệnh ký sinh tùng đầu tiên loại trừ mà không cần đến vaccine hay thuốc đặc hiệu nào cả. Chỉ có những chiến dịch hành động tích cực và chủ động như thế mới có thể chống lại bệnh tật như là chống lại với bại liệt.. Về phía Carter Center's International Task Force for Disease Eradication cũng đã xác định chỉ có 7 bệnh là có tiềm năng loại trừ được. Tài liệu tham khảo 1.Knopp S, Amegbo IK, Hamm DM, Schulz-Key H, Banla M, Soboslay PT (March 2008). "Antibody and cytokine responses in Dracunculus medinensis patients at distinct states of infection". Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg. 102 (3): 277–83. 2.Bimi L. 2007. Potential vector species of Guinea worm in Northern Ghana. Vector Borne Zoonotic Dis 7(3): 324-9. 3.Saleem T. B., and I. Ahmed. 2006. "Serpent" in the breast. J Ayub Med Coll Abbottabad 18(4): 67-8. 4.Schmidt G. D., and L S. Roberts. 2009. Foundations of Parasitology, 8th ed. The McGraw-Hill Companies, Inc., New York, New York, 480-84 p. 5.Centers for Disease Control and Prevention. "Dracunculus medinensis." 2009. http://www.dpd.cdc.gov/dpdx/HTML/Dracunculiasis.htm. 6.Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 2009. Progress toward global eradication of dracunculiasis, January 2008--June 2009. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 16;58(40): 1123-5. 7.Harrat Z., and R. Halimi. 2009. [Imported dracunculiasis: four cases confirmed in the south of Algeria]. Bull Soc Pathol Exot 102(2): 119-22. 8.BASF Agricultural Products. "ABATE®." 2006. http://www.basfpublichealth.com/ 9.The Imaging of Tropical Diseases. "Guinea Worm Infection (Dracunculiasis)." 2008. http://www.isradiology.org/tropical_deseases/tmcr/chapter27/intro.htm 10.WikiAnswers. "Why Dracunculus Medinensis infection is called guinea worm disease?" 2009. http://wiki.answers.com/Q/Why_Dracunculus_Medinensis_infection_is_called_guinea_worm_disease> (2 December 2009).
|