Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 3 9 9 8
Số người đang truy cập
2 5 8
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Sự cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng khi điều trị các bệnh giun sán ở trẻ em và phụ nữ mang thai

Trong các quốc gia đang phát triển, phụ nữ trẻ, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ emnhỏ thường xuyên mắc phải chứng suy dinh dưỡng (có thể thiếu các vi chất dinh dưỡng và cả macronutrient) và trong các vùng lưu hành bệnh, đặc biệt các vùng điều kiện vệ sinh và thiếu nguồn nước dùng hằng ngày an toàn dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng lặp đi lặp lại, bao gồm nhiễm trùng ký sinh, vi khuẩn và các vi sinh vật à dẫn đến hậu quả xấu có thể tiếp diễn sang các đối tượng khác. Trong số các bệnh ký sinh trùng, sốt rét và giun, sán đường ruột cùng tồn tại và phân bố phạm vi rộng với thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng và góp phần quan trọng vào cơ chế gây thiếu máu. Và chính chu kỳ này làm chậm phát triển trẻ và các vấn đề bệnh tật khác liên đới. Trong một số vùng hạn chế hoặc vùng địa lý nhất định cho các bệnh ký sinh trùng tồn tại (chẳng hạn sán máng, giun chỉ) góp phần gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nhất là khi chúng gây nhiễm và làm ảnh hưởng trên những cơ địa suy giảm sức khỏe sinh lý hoặc bệnh lý (phụ nữ mang thai, người mang HIV,…).

Hiện nay, một số chiến chiến lược can thiệp để hỗ trợ vi chất dinh dưỡng đồng thời điều trị cũng như điều trị hàng loạt cho quần thể cộng đồng nhiễm ký sinh trùng triển khai rộng khắp, đặc biệt chú trọng đến các nhóm cộng đồng có nguy cơ, phụ nữ mang thai, trẻ em lứa tuổi đi học,... Tuy nhiên, mỗi biện pháp can thiệp cũng như chương trình đều có nét ưu và nhược điểm của nó, có rào cản, có trở ngại cũng như chính sách ưu tiên. Chúng ta phải làm thế nào để các chiến dịch thực hiện can thiệp, điều trị ca bệnh hoặc điều trị cộng đồng mang lại hiệu quả cao - Đó là vấn đề quan trọng nhất!

Phạm vi bài viết không nhằm mục đích đưa ra các liệu pháp hay phác đồ điều trị giun sán hay sốt rét, mà nhấn mạnh đến vấn đề các bước điều trị hỗ trợ và bổ sung vi chất cho toàn cộng đồng. Hậu quả nhiễm ký sinh trùng là đa dạng, gồm thiếu máu, suy dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, suy bào thai, …và lưu ý nhu cầu dinh dưỡng lại cần nhiều hơn khi đối tượng bị mắc bệnh ký sinh trùng (trong bài viết có tham khảo các tư liệu của chuyên gia dinh dưỡng trong nước và vấn đề dinh dưỡng với bệnh ký sinh trùng trên thế giới).

Sử dụng viên sắt-acid folic bổ sung trong thiếu máu (ký sinh trùng, chẳng hạn giun móc)

Thiếu máu, thiếu sắt là quá trình diễn ra từ từ, thường ban đầu không có triệu chứng rõ rệt. Khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể cạn kiệt thì biểu hiện bên ngoài mới xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao, móng tay móng chân sần, mất đi độ bóng của móng,.... Sắt và axit folic là hai vi chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ và cho đứa con tương lai. Thuốc này được hấp thu tốt nhất nếu uống vào khoảng giữa hai bữa ăn, đặc biệt là khi bạn dùng với nước cam hoặc nước trái cây. Phụ nữ có nguy cơ thiếu sắt lớn do nhu cầu khá cao. Do đó, để bảo đảm duy trì sức khỏe, phụ nữnên uống viên sắt mỗi tuần một lần bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân đối.

Nhu cầu về sắt tăng rất cao trong giai đoạn mang thai. Còn acid folic giúp phòng dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ống thần kinh. Do vậy, việc tăng cường sắt và axit folic nên được làm ngay khi bạn mới dự định có thai. Để thuốc được hấp thu tốt nhất, nên uống giữa hai bữa ăn. Sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó, có thể uống viên sắt chung với nước cam hoặc nước trái cây. Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm hấp thu sắt. Để tránh táo bón, bạn nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như Ferrovit, Top’hem. Do vậy, trong quá trình điều trị các bệnh lý giun, sán chúng ta nên bổ sung vi chất dinh dưỡng, không quên bổ sung thêm viên sắt acid folic.

Chất sắt còn có chức năng và vai trò cần thiết - trí thông minh

Sắt là một vi chất quan trọng tham gia trong quá trình tạo máu và một phần cấu trúc của bộ não. Sắt trong các Hb và myoglobin có thể gắn với oxy phân tử rồi chuyển chúng vào trong máu, dự trữ ở trong cơ. Hb có trong tế bào hồng cầu và làm hồng cầu có màu đỏ. Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như là nơi dự trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Vì vậy, thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm phát triển về trí tuệ và khả năng lao động. Chất sắt thường được dự trữ trong một cái “kho”, gọi là gan, để khi cơ thể thiếu thì lấy ra sử dụng. Nếu kho dự trữ này cũng cạn kiệt thì người ta sẽ bị thiếu máu. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy đối với các em học sinh chỉ mới thiếu dự trữ sắt trong “kho” mà chưa có biểu hiện thiếu máu (nghĩa là chỉ mới thiếu nguyên liệu tạo máu nhưng chưa có thiếu máu) thì khả năng toán học cũng đã thấp hơn các em học sinh có dự trữ sắt đầy đủ. Mà đã đến mức thiếu máu thì sự phát triển thể chất của các em sẽ chậm lại, các em sẽ rất dễ “oải”, lười hoạt động, học kém tập trung, và còn dễ ngủ gật trong lớp.

Ảnh hưởng của sắt đến hoạt động trí não không chỉ vì sắt cung cấp oxy cho não mà còn vì sắt cũng tham gia trực tiếp vào phát triển chức năng não bộ. Nhiều cấu trúc trong não có hàm lượng sắt cao như ở gan. Do đó, sắt cần được cung cấp cho tế bào não trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển não bộ. Nếu thiếu sắt xảy ra sớm (từ giai đoạn hình thành và phát triển não) có thể dẫn đến tổn thương tế bào não không hồi phục. Lúc sinh, sắt ở não chỉ có khoảng 10%, đến 10 tuổi não chỉ đạt 50% lượng sắt bình thường, sắt chỉ đạt tối ưu trong não ở độ tuổi 20-30. Thiếu hụt sắt lâu dài làm giảm khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi sức bền (chạy điền kinh, bơi lội, bóng đá, đua xe đạp…). Tuy nhiên, khi bổ sung đủ sắt thì khả năng này sẽ được hồi phục.

Thiếu sắt còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Mặc dù khả năng miễn dịch sẽ hồi phục lại bình thường sau 4-7 ngày cung cấp sắt nhưng vấn đề là phải giải quyết tình trạng & mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hiện mắc. Chất sắt có nhiều trong các loại thịt cá “đỏ” như là thịt bò, thịt heo, cá ngừ… (thịt “trắng” như thịt gia cầm thì ít sắt hơn), chất sắt còn có nhiều ở gan, huyết, hoặc rau xanh như rau dền, bồ ngót và các loại đậu hạt. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ dễ hấp thu hơn nguồn gốc thực vật. Ăn thêm trái cây tươi giàu vitamin C sau bữa ăn chính như cam, chanh, bưởi, táo, sơ-ri, đu đủ, chuối… sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt từ bữa ăn. Ngược lại, chất tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu chất sắt. Do vậy, không nên có thói quen uống nước trà quá gần bữa ăn.

Nhu cầu chất sắt ở thanh thiếu niên & phụ nữ là 20-24mg mỗi ngày, nhu cầu sắt ở nam trưởng thành thì thấp hơn (11mg/ngày). Để không bị thiếu máu thì cần ăn đủ năng lượng với đa dạng các loại thực phẩm. Ví dụ 100g thịt heo chỉ có 1mg sắt, 100g thịt bò có 3mg sắt, nhưng 100g gan thì có đến 12mg sắt, 100g huyết luộc có đến 25mg sắt. Do đó, chỉ cần ăn nhiều loại thực phẩm (chú ý thực phẩm giàu chất sắt), ăn đủ nhu cầu năng lượng là sẽ bổ sung lẫn nhau và cơ thể sẽ không bị thiếu sắt nên sẽ không bị thiếu máu do chế độ ăn thiếu.

Kẽm: Một loại vi chất đa chức năng

Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN-polymerase trong quá trình nhân bản AND và tổng hợp chất đạm. Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, chiếm khoảng 1.5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể & có vai trò điều hòa kiểu gen, giúp giữ ADN có hình dạng xoắn kép rất quan trọng. Kẽm còn giúp tăng cường tổng hợp testosterol, tăng chuyển hóa glucose của insulin. Kẽm có ảnh hưởng tốt đến phát triển cơ thể như tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng.

Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch (tế bào T, B và đại thực bào). Kẽm là vi chất cần thiết để tổng hợp enzym giúp chuyển retinol thành retinaldehyd trong ruột và các tổ chức khác (cả võng mạc). Kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa protein vận chuyển vitamin A. Thiếu kẽm sẽ làm giảm RBP huyết thanh và vitamin A bị ứ đọng tại gan mà không được đưa đến cơ quan đích dẫn đến biểu hiện thiếu vitamin A trên lâm sàng dù nguồn dự trữ vitamin A ở gan vẫn còn cao. Kẽm được hấp thu khoảng 5mg / ngày, chủ yếu ở tá tràng & hỗng hồi tràng. Giảm tiết dịch vị sẽ làm giảm hấp thu kẽm. Can xi làm tăng bài tiết kẽm nên cũng làm giảm hấp thu kẽm. Nhu cầu kẽm thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng mang thai hoặc cho con bú. Kẽm có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật & hải sản, đặc biệt cao trong con hàu. Thực phẩm nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm trừ phần mầm của các loại hạt. Tỷ lệ hấp thu kẽm từ sữa bò thấp hơn sữa mẹ. Sữa đậu nành với hàm lượng phytat cao cũng có tỉ lệ hấp thu kẽm thấp.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thiếu kẽm là vấn đề phổ biến trong cộng đồng đặc biệt là những nước đang phát triển. Thiếu kẽm thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ sinh non, trẻ không được bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ tuổi học đường, trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Người sống ở những vùng kinh tế khó khăn, chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn động vật cũng dễ bị thiếu kẽm. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Trẻ em thiếu kẽm sẽ dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Thiếu kẽm còn làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng tốt trên những trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng.

Làm thế nào giúp  trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất   

Trước những thực tế ấy, chúng ta cần biết cách để xây dựng một thời khoá biểu hợp lý, có thời gian cho học tập, ăn uống và nghỉ ngơi sau ăn. Khuyên trẻ không nên vừa ăn vừa xem tivi hay đọc sách, dễ gây khó tiêu, viêm dạ dày, hấp thu kém. Phụ huynh và nhà trường cùng phối hợp hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn và không ăn thức ăn bán ở lòng lề đường. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, viêm gan, viêm tuỵ, viêm dạ dày để không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ. Đối với chế độ ăn uống của trẻ, mỗi bữa ăn cần được cân đối đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình hấp thu dinh dưỡng. Các thành phần đó trước hết bao gồm chất xơ, giúp tinh bột được hấp thu từ từ, không tăng đường huyết quá nhanh, đồng thời có tác dụng chống táo bón (trường hợp hay gặp do trẻ phải ngồi nhiều ít vận động). Các vitamin tan trong dầu ADEK được hấp thu cùng với chất béo, có vai trò quan trọng trong chuyển hoá chất, tăng miễn dịch. Mỗi ngày duy trì khoảng 2 lần sữa hoặc các chế phẩm của sữa (yaourt, phô-mai...) để trẻ nhận được đủ nguồn canxi dễ hấp thu. Và điều cuối cùng nhưng khá cần thiết là bữa ăn hằng ngày của trẻ cũng nên bao gồm các thành phần dưỡng chất hỗ trợ tăng diện tích hấp thu của màng ruột, thúc đẩy hoạt động của hệ men vi sinh đường ruột cũng như giúp các khoáng chất hoà tan nhanh chóng để trẻ hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

Hấp thu dưỡng chất dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng 

Trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi, trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất do trẻ bắt đầu hoà nhập vào môi trường học tập và sinh hoạt. Vậy vấn đề chúng ta cần quan tâm là làm sao đảm bảo hệ tiêu hoá của trẻ luôn khoẻ mạnh để trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết.

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học (6-12 tuổi) có nhu cầu khác so với lứa tuổi trước đó, do bắt đầu sống trong môi trường tập thể, cần tập trung phát triển khả năng tư duy và trí nhớ, phát triển các kỹ năng đọc, viết, tính toán. Tuy nhiên, các vấn đề bệnh lý về tiêu hoá trẻ hay mắc phải cũng khác trước, đặc biệt tỷ lệ trẻ viêm dạ dày ở độ tuổi này bắt đầu tăng cao.

Trẻ tiểu học cũng rất hay bị sâu răng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhai nuốt và tiêu hoá thực phẩm. Những trẻ hư răng sẽ lười ăn do sau khi ăn hay bị khó tiêu, đau bụng, chậm tăng trưởng do thiếu các chất dinh dưỡng. Ký sinh trùng đường ruột gây ra rối loạn tiêu hoá, mất chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thiếu máu..., một số loại còn gây ra kém hấp thu.

Trẻ ở tuổi này rất thích ăn thức ăn nhanh và các món ăn vặt bày bán trước cổng trường, đa số là các sản phẩm không được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc chứa những chất bảo quản và phụ gia độc hại như hàn the, formol, phẩm màu công nghiệp, hoá chất tẩy trắng, chất tạo ngọt... cũng gây ra tình trạng tích luỹ trong đường tiêu hoá, gan, thận..., làm rối loạn tiêu hoá, cản trở hấp thu thức ăn và gây hại cho tế bào. Các loại mỡ và dầu cọ nhiều acid béo no cũng làm trẻ hay bị ậm ạch khó tiêu.

Môi trường mới mà trẻ ở tuổi bắt đầu đi học cần thích nghi có nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ, ngăn cản quá trình tăng cân, tăng chiều cao cũng như tạo năng lượng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cũng như các bếp ăn tập thể tại các trường tiểu học cần quan tâm chu đáo về chế độ ăn uống của trẻ cả về chất, về lượng và về cách ăn để giúp trẻ hấp thu hiệu quả các dưỡng chất cần thiết.

Tóm lại, vi chất dinh dưỡng rất cần cho sức khỏe, sự phát triển tầm vóc và trí thông minh. Nhu cầu những chất này thường rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn và dễ bị thiếu trong chế độ ăn. Do đó, để phòng ngừa thiếu vi chất thì nhất thiết phải giáo dục sức khỏe:

  • Đa dạng hóa bữa ăn là giải pháp trực tiếp và bền vững để giải quyết vấn đề thiếu vi chất.
  • Biết lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
  • Ăn đủ nhu cầu năng lượng.
  • Ăn đủ rau và trái cây tươi, chú ý rau xanh đậm và củ quả vàng đậm.
  • Dùng muối iốt trong ăn uống và chế biến thức ăn.

Ngày 23/04/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích