Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 3 5 1
Số người đang truy cập
2 8 4
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Những ca bệnh ký sinh trùng đặc biệt ở người

Bệnh Dicrocoeliasis biểu hiện như một khối u dưới da

Nhiễm loài ký sinh trùng Dicrocoelium dendriticum ở người-đây là một bệnh lý bệnh động vật có thể truyền sang người, hiếm gặp và khi lạc chỗ và gây tổn thương ở mô mềm lại càng hiếm hơn. Nhiễm trùng này không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng gì đặc biệt cả và được chẩn đoán có thể hoàn toàn nhầm lẫn với bệnh khác, do đó dẫn đến điều trị trễ. Chẩn đoán bệnh này trên ngườithông qua xác định trứng sán trong phân, trongk hi đó sán chết hoặc đang sống lại hiếm gặp vô cùng. Các báo cáo này liên quan đến một trường hợp trẻ em 7 tuổi, biểu hiện bằng các nốt tái đi tái lại vùng hông sườn bên (P) chứa một con sán còn sống khi bóc tách và phẩu tích ra, phan tích mô bệnh học cho thấy trứng có nắp màu nâu của loài D. dendriticum. Đây có lẽ là một trong những ca bệnh hiếm gặp của loài sán này ở vị trí ngoài hệ tiêu hóa, điều này rất quan trọngđể biết chu kỳ phát triển và thói quen tự nhiên của loài ký sinh trùng hiếm gặp trên người này để chẩn đoán xác định vàquyết định chẩn đoán sớm cho các bệnh nhân chẳng may nhiễm phải.
 

Ca bệnh đặc biệt do nhóm tác giả Modupeola Omotara Samaila, Sani Mohammed Shehu, Nasiru Abubakar, Umar Mohammed, Bashir Jabo đến từ Bệnh viện Ahmadu Bello, khoa giải phẩu bệnh lý bệnh viện đại học bang Shika, Zaria, Kaduna, Nigeria và khoa phẩu thuật nhi khoa ở Shika-Zaria, Zaria, bang Kaduna, Nigeria cùng tiến hành nghiên cứu và báo cáo.

Một trường hợp nhiễm giun đũa mèo tại gan phụ nữ trưởng thành

Toxocara canisToxocara cati là các loại giun tròn thường lien quan đến chó và mèo là vật chủ chính, chúng phân bố trên khắp thế giới, tại bắc Mỹ, tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. khoảng 20% trên các chó trưởng thành và 80% trên các chó con và 28-42% trên các mèo nói chung. Các vật chủ chính và vật chủ cảm thụ thích nghi gồm có người bị nhiễm khi nuốt phải các trứng giun thụ tinh bị nhiễm trong đất hoặc trong thịt chưa nấu chín. Các vật chủ chính cũng có thể trứng phôi thụ tinh bị nhiễm qua con đường nhau thai hoặc cho chó con bú sữa mẹ (transplacental or transmammary transmission). Các trứng dạng đóng phôi đẻ ra và ly giải ấu trùng, ấu trùng đi xuyên qua thành niêm mạc ruột non. Rồi ấu trùng có thể đi vào dòng máu, di chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau khắp cơ thể. Trên người, các ấu trùng giai đoạn 2 không thể trưởng thành một cách đầy đủ và sinh sản được. Tuy nhiên, trên các vật chủ chính, ấu trùng non phát triển thành ấu trùng trưởng thành, con trưởng thành và sống trong thành ruột non. Quá trình sinh sản của các vật chủ chính này xảy ra và các trứng không thụ tinh được bài tiết ra một lượng phân lớn. Quá trình phát triển phôi xảy ra trong đất khoảng 1 - 2 tuần sau khi rơi xuống đất.
 

Bệnh giun đũa chó, mèo là một trong những thể lâm sàng của nhiễm ký sinh trùng ở vật chủ người hoặc là do T. canis hoặc hiếm gặp hơn là T. cati. Vì trứng của Toxocara bài tiết ra trong phân mèo hoặc phân chó, bên ngoài công viên và khuôn viên sân chơi có các hộp cát ở vùng nông thôn và đô thị có các vùng vệ sinh kém - là nơi thích hợp cho các trứng nhiễm định vị. Vì lý do này, bệnh giun đũa chó, mèo thường được nhìn thấy ở trẻ em nhỏ tuổi từ 1 - 5, đặc biệt các đứa trẻ có thói quen nghịch đất cát hoặc ăn đất (pica/geophagia). Một số trường hợp bệnh giun đũa chó mèo trưởng thành do nhiễm qua đường ăn uống đã được báo cáo trong các vùng nơi mà tiêu thụ ăn gan sống là một tục lệ. Khi các trường hợp ấu trùng di chuyển không yêu cầu đưa ra báo cáo tại các khoa y tế công cộng, Tỷ lệ mắc mới chính xác nhiễm giun đũa chó, mèo là chưa biết tại Mỹ. Tuy nhiên, khoảng 3.000 - 4.000 mẫu huyết thanh được chẩn đoán từ các bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ nhiễm giun đũa chó, mèo mang đi chẩn đoán huyết thanh và xác định nhiễm mỗi năm.

 
Hai hội chứng chính của giun đũa chó, mèo — hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng và ấu trùng di chuyển trong mắt (VLM_Visceral larva migrans and OLM_Ocular larva migrans) đã được xác định bởi các cơ quan chính bị ảnh hưởng do sự di chuyển của các ấu trùng non (juvenile larvae). Vào năm 1952, Beaver và cộng sự lần đầu tiên mô tả VLM trong một loạt ca bệnh nhi có biểu hiện sốt, gan lớn, thâm nhiễm phổi, tăng gammaglobulin máu và tăng bạch cầu máu ngoại vi. Trên các bênh nhân có VLM, gan là một tạng thường bị ảnh hưởng nhất. Khi ấu trùng tiếp cận đến tuần hoàn tĩnh mạch cửa (sau khi qua thành ruột và vào trong dòng mạch máu), chúng di chuyển qua gan và tạo ra một đường hầm dài trong nhu mô và gây rối loạn tổ chức, tạo nên các ổ hoại tử phù mô kẻ, thâm nhiễm bạch cầu eosin và xuất huyết, dẫn đến thâm nhiễm và viêm mô hạt, tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Phản ứng viêm này có thể dẫn đến hình thành loại viêm gan u hạt (granulomatous hepatitis).
 

Các triệu chứng lâm sàng phát hiện được trên bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo là hậu quả trực tiếp của tổn thương gây ra bởi ấu trùng di chuyển và đáp ứng viêm của vật chủ khi mắc phải tác nhân gây bệnh. Những nhu mô nhạy cảm với sự xâm nhập của ấu trùng chính là gan, phổi, mắt và hệ thần kinh trung ương. Đặc điểm phản ứng viêm chính là u hạt tăng bạch cầu ái toan (eosinophil granulomas). Các dấu chứng và triệu chứng thường gặp bệnh giun đũa chó, mèo gồm có sốt, đau bụng, gan lớn, lách lớn và viêm hô hấp dưới như ho, khó thở hoặc co thắt phế quản. Các đặc điểm hay gặp nữa là viêm cơ tim, viêm thận và các biểu hiện liên quan đến thần kinh trung ương dẫn đến động kinh, rối loạn tâm thần kinh và bệnh lý não cũng đã được mô tả. Ngoài ra, nhiều triệu chứng lâm sàng “tinh tế” ẩn mình khó phát hiện như hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, ngứa sần, mày đay liên quan đến ấu trùng di chuyển mạn tính.

Đánh giá về mặt xét nghiệm cận lâm sàng trên bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo luôn luôn biểu hiện tăng bạch cầu, và đáng chú ý là tăng bạch cầu ái toan (phân số bạch cầu eosin 1.7-8.5. Các xét nghiệm khác có thể biểu hiện tăng gammaglobuline máu và tăng hiệu giá kháng thể anti-A hoặc anti-B isohemagglutinin. U hạt hoặc dạng abces có thể xuất hiện trên phim chụp CT scans với hình ảnh giảm âm giống như tổ chức viêm nhiễm.
 

Vì bệnh giun đũa chó mèo ở gan có biểu hiện không đặc hiệu trên phim CT scan, nên nó có thể dễ nhầm lẫn với chẩn đoán bệnh lý khác. Chẩn đoán phân biệt với các nốt tỷ trọng thấp trong gan (multiple low-density liver nodules) cũng bao gồm microabsces, các bệnh lý u hạt khác (chẳng hạn sarcoidosis), ung thư thế bào gan hoặc tế bào ung thư di căn gan. Khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng này kèm theo chẩn đoán hình ảnh và thông số bạch càu eosin máu ngoại vi tăng, thì khi đó bệnh giun đũa chó mèo thể ở gan phải được nghĩ đến và có thể tiến hành thêm các xét nghiệm huyết thanh học và nếu có thể nên làm giải phẩu bệnh để thuyết phục chẩn đoán. Hai bệnh giun khác có thể dẫn đén hình ảnh trên CT scan tương tự là bệnh sán lá gan lớn ở người và bệnh giun mạch capillariasis. Bệnh giun mạch do hậu quả của nhiễm Capillaria hepatica, và đây cũng là bệnh thường gặp nhất trên trẻ em nhỏ, các mẫu sinh thiết gan cho thấy xuất hiện trứng sán. Bệnh sán lá gan lớn gây ra do nhiễm Fascioliasis hepatica hoặc Fascioliasis gigantica, do hậu quả ăn rau thủy sinh có nhiễm ấu trùng giai đoạn nhiễm.

Một thử nghiệm u hạt tăng bạch cầu ái toan trên nhu mô sinh thiết cho thấy rõ bệnh lý VLM, và là tác nhân gây bệnh nên được nghĩ đến. Tuy nhiên, các mẫu chứa ấu trùng nguyên vẹn của giun đũa chó, mèo hiếm khi tìm thấy và không nhất thiết phải có nó mới chẩn đoán thiết lập. Xét nghiệm ELISA phát hiện các kháng thể chống lại kháng nguyên tiết ấu trùng giai đoạn 2 của giun đũa chó mèo nên tiến hành (second-stage larval excretory-secretory antigen) và đây là một trong những phương pháp gián tiếp tốt nhất cho chẩn đoán (độ nhạy 78 - 91%, độ đặc hiệu 86 - 93%). Tuy nhiên, các xét nghiệm miễn dịch chỉ ra mức độ dương tính chéo với cả T. canisT. cati. Xét nghiệm phân tìm trứng của giun nói chung không giúp ích gì vì ấu trùng non giai đoạn nhiễm không thể nhân lên trong vật chủ. Do đó, điều tra bệnh sử, lâm sàng và xét nghiệm máu, bạch cầu eosin tăng và tăng gamaglobuline máu và huyết thanh dương tính kèm theo hình ảnh u hạt tăng eosin được phát hiện từ mẫu sinh thiết mô xác định chẩn đoán giun đũa chó, mèo.

Các ca bệnh của giun đũa chó, mèo có triệu chứng thường không điển hình và đôi khi biểu hiện nhẹ, mơ hồ. Tuy nhiên, một số ca nặng và hiếm gặp tử vong cũng đã được báo cáo. Trường hợp bàn luận ở đây là một phụ nữ trưởng thành có biểu hiện sốt, rung lạnh và đau hạ sườn (P). Các xét nghiệm sau đó cũng như mẫu bệnh phẩm mô học là một minh chứng và chẩn đoán xác định, không óc yếu tố nguy cơ mắc sán lá gan lớn , không có trứng Capillaria trong mẫu bệnh phẩm mô học và ca bệnh được chẩn đoán cuois cùng là nhiễm giun đũa mèo T. cati.

Tình trạng bệnh học bao gan và dưới bao gan thông qua chẩn đoán hình ảnh CT và MRI

Nhiễm bệnh trên giun đũa chó, mèo (VLM) lưu hành ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và đặc biệt tại các quóc gia đang phát triển và nói chung liên quan đến mức độ kinh tế xã hội và gây ra bởi ấu trùng giun đũa Toxocara canis hoặc Toxocara cati - đây là 2 loại giun đũa tròn ký sinh và gây bệnh chủ yếu trên động vật. Chu kỳ của ký sinh tùng hoàn thành chủ yếu trên chó và mèo. Con người nhiễm phải chỉ là vật chủ tình cờ. Bệnh giun đũa chó mèo xảy ra chủ yếu trên trẻ emdo nhiễm phải trứng Toxocara qua tiếp xúc với đất nhiễm nhân chó và mèo mang ký sinh trùng. Trẻ em thường chuyển trứng từ tay của chúng vào miệng hoặc có thể có thói quen ăn đất nhiễm Thỉnh thoảng, người lớn ăn đất sét rồi trở nên bị nhiễm. Sau khi trứng được nuốt vào, ấu trùng đẻ ra trong thành ruột non và lan rộng trong dòng máu. Điều này có tên thuật ngữ gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng (VLM_visceral larva migrans) hay bệnh giun đũa chó mèo. Ấu trùng có thể vào trong gan, phổi, não và mắt. Cuối cùng, chúng chết và trở nên thoát nang và can xi hóa, nhưng trước khi gây ra tổn thương mô. Trong mắt, giun đũa chó mèo có thể nhầm lẫn với bệnh lý u nguyên bào võng mạc (retinoblastoma), ung thư mắt, dẫn đến loại bỏ mắt ! Bệnh giun đũa chó mèo có thể nghi ngờ khi người đó nhiễm có biểu hiện gan lớn, viêm phổi, sốt, ho, khò khè, co giật, ban đỏ, hạch lympho lớn và các triệu chứng nhìn mờ, giảm thị lực, tăng bạch cầu ái toan. Đây chính là các triệu chứng tương đối điển hình của giun đũa chó mèo gây bệnh trên người.

Nhóm tác giả Jun Woo Lee, Suk Kim, Sang Wook Kwack, Chang Won Kim, Tae Yong Moon, Suck Hong Lee, Mong Cho, Dae Hwan Kang, Gwang Ha Kim thuộc khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa tiêu hóa, bệnh viện đại học quốc gia Pusan (Pusan National University Hospital), đại học y khoa Pusan, Viện Nghiên cứu y học Pusan, 1–10 Ami-Dong, Seo-gu, Busan, Hàn Quốc. 

Một loạt hình ảnh bệnh học giả tổn thương (pseudolesions) nằm ngay tại bao gan và dưới bao gan của gan được phát hiện thông qua hình ảnh cắt ngang khi chụp và khảo sát vùng bụng. Các nghiên cứu này liên quan đến các đặc tính động học của máu và cấu trúc giải phẩu của tạng gan như tăng áp lực âm dưới cơ hoành, liên quan giữa các tạng và vị trí ngoài phúc mạc bởi dây chằng ngoại vi gan và một “third inflow” của tuần hoàn máu từ các nguồn khác ở động mạch gan và dòng từ tĩnh mạch cửa. Tình trạng bệnh học như thế có thể ảnh hưởng lên bao gan và vùng dưới bao gan bởi con đường phúc mạc, u mạch máu, đường mật và dây chằng ngoại vi gan. Các hình ảnh giả tổn thương hoặc lành tính cũng có thể xác định dựa trên nền thay đổi huyết động tại gan. Chụp CT và MRI đa giai đoạn (đa thì) có thể xác định và nêu lên đặc tính toàn bộ hình ảnh. Làm qune với các hình ảnh tổn thương như vậy và các hình ảnh giả tổn thương tại bao gan và vùng dưới bao gan giúp ta có kiến thức về giải phẩu và huyết động liên quan đến gan, sẽ giúp các thầy thuốc, nhất là các nhà chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán bệnh học và chẩn đoán phân biệt với các thương tổn thật sự do các tác nhân gây bệnh khác, trong đó có ký sinh trùng.
 

Báo cáo thêm 3 ca bệnh giun đũa chó ở người điển hình

Nhóm tác giả A.H. Talaizade, S. Maraghi, A. Jelowda, M. Peyvasteh cho biết bệnh giun đũa chó, mèo (GĐCM) là một bệnh giun sán từ động vật có thể truyền sang người trên toàn cầu do nhiễm ấu trùng của Toxocara canis hoặc Toxocara cati. Trong nghiên cứu này, 3 trường hợp nhiễm có hội chứng VLM đã được báo cáo:

Ca bệnh đầu tiên là một trẻ nam 5 tuổi nhập viện Imam Khomeini năm 2004 vì triệu chứng đau bụng, chán ăn, nhạy cảm đau vùng bụng, sốt và Hb chỉ có 9.5mg/dl. Siêu âm bụng biểu hiện hình ảnh echohetrogeny kích thước 49 × 20 ×54 mm. Hạ sườn phải và có khối abces của u phân (fecalis mass). Sau khi tham vấn và hội chẩn, mổ bụng thăm dò tiến hành và một đoạn ruột già 26cm gồm secum dính vào ruột non và ruột thừa (5cm) và hạch lympho ở đoạn hồi manh tràng đo được 2.5 × 1.5 × 0.7 cm được loại bỏ. Phân tích mô học cho hình ảnh nhiễm bệnh và cuối cùng là chẩn đoán xác định giun đũa chó mèo.

Bệnh nhân thứ 2 là một trẻ gái 2 tuổi nhập viện Imam Khomeini với triệu chứng đau bụng, nhạy cảm vùng bụng, chán ăn và sụt cân đã 2 tháng nay. Bệnh nhân thiếu máu và tăng bạch cầu eosin (46%). Khám thực thể cho thấy một khối đặcở vùng hạ sườn phải. Siêu âm bụng biểu hiện khối echo đặc giảm âm có bờ rõ và kích thước đo được 88 × 44 × 63 mm. Khối đặc này sau khi mổ đã loại bỏ, không thấy hình ảnh ác tính trên khối u. Xét nghiệm về mặt mô học xác định test huyết thanh học IgG dương tính và xác định bệnh giun đũa chó, mèo.Bệnh nhân được kê đơn Prednisolone và Diethylcarbamazine.

Bệnh nhân thú 3 là một phụ nữ 46 tuổi có triệu chứng đau bụng vùng hạ sườn phải tăng bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan (10%). Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột thừa. Cắt ruột thừa được tiến hành. Ruột thừa viêm tấy đỏ và đau và quanh đại tràng có phản ứng viêm tấy đỏ đau rất rõ, thâm nhiễm bạch cầu ái toan. Xét nghiệm huyết thanh bệnh nhân với giun đũa chó mèo dương tính.

Một số luận bàn về các ca bệnh

Bệnh giun đũa chó, mèo ở người vẫn còn là bệnh ít khi nghĩ đến và hướng chẩn đoán đến nó đặc biệt ở những nơi có tình trạng nguy cơ với bệnh và vấn đề ít được quan tâm bởi hệ thống y tế. Các thử nghiệm huyết thanh học là một điểm quan trọng cân nhắc và thường phải nghĩ đến khi có các triệu chứng điển hình ở trên để phát hiện bệnh do T.canis vì từ triệu chứng lâm sàng của giun đũa chó mèo chỉ có giá trị có hạn trong việc làm thế nào chẩn đoán gián biệt. Vấn đề chuyên khoa chỉ mới bắt đầu khi thầy thuốc nhận ra VLM như một hội chứng luôn luôn nghĩ đến ở trẻ em và người lớn. Điều tra quần thể tại nhiều quốc gia trong số những cá nhân khỏe mạnh cho thấy phần lớn chỉ biểu hiện dưới dạng chưa có lâm sàng là hay gặp nhất. Trong 3 ca bệnh ở đây, bệnh giun đũa chó mèo ở người nhập viện trong bối cảnh đau bụng và chán ăn. 2 bệnh nhân có tăng bạch cầu ái toan và chẩn đoán hướng đến giun đũa chó, mèo theo sau xác định bằng giải phẩu bệnh mô sinh thiết và huyết thanh học chẩn đoán cũng như siêu âm. Xét nghiệm thông số bạch cầu ái toan là chỉ điểm thích hợp và hướng đến chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân.

Ngày 07/06/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích