Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 2 6 6
Số người đang truy cập
2 7 8
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Chu trình tự nhiễm & tăng nhiễm ký sinh trùng ở người, một thách thức trong điều trị tận gốc bệnh giun sán
(Autoinfection & Hyperinfection with human parasites: A major challenge of radical treatment)

 

Chu trình tự nhiễm (autoinfection) là một sự nhiễm ký sinh trùng của vật chủ đầu tiên với loại ký sinh trùng đó, đặc biệt là giun sán, với phương cách như thế, hoàn thành chu kỳ ký sinh trùng xảy ra trong các vi sinh vật đơn bào không có sự liên quan đến các vật chủ khác. Do đó, vật chủ đầu tiên đồng thời cũng là vật chủ thứ hai của ký sinh trùng đó. Một số vi sinh vật mà ở đó chu trình tự nhiễm xảy ra hay gặp ở người là giun lươn (Strongyloides stercoralis), giun kim (Enterobius vermicularis), sán dây lợn (Taenia solium) và sán dải lùn (Hymenolepis nana). Chính quá trình này xảy ra như thể một sự phát triển tự nhiên cũng như tiến hóa của vi sinh vật, chứ không ngẫu nhiên mà có, khiến cho quá trình nhiễm cứ lặp đi, lặp lại trên một cá nhân từ nhiều tháng đến nhiều năm, dẫn đến xuất hiện các đợt cấp của nhiễm trùng mạn hoặc diễn tiến mạn tính. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người bệnh, phạm vi rộng hơn chính là cộng đồng và điểm quan trọng là chúng sẽ không được điều trị một cách tận gốc.

Nhân bài viết, chúng tôi xin trình bày 4 bệnh ký sinh trùng rất hay gặp, một trong số đó nếu không dùng đến là phổ biến trên người đã xảy ra quá trình tự nhiễm như đã đề cập ở trên.

Chu trình tự nhiễm và tăng nhiễm đối với loài giun lươn Strongyloides stercoralis

Giun lươn (Strongyloides stercoralis_SS), được biết như loại giun hình sợi chỉ với tên khoa học SS, là một loại giun tròn ký sinh trên người và gây bệnh giun lươn, gọi là strongyloidiasis. Bệnh giun lươn là một ví dụ điển hình liên quan đến chuyển dạng giun non của các ấu trùng giai đoạn không nhiễm so với các ấu trùng nhiễm, điều này có thể cho phép ký sinh trùng đi xuyên vào niêm mạc ruột (tự nhiễm bên trong_ internal autoinfection) hoặc tự nhiễm qua da niêm quanh hậu môn (tự nhiễm bên ngoài_external autoinfection). Quá trình nhiễm trùng có thể duy trì bởi chu kỳ di chuyển lạp lại trong suốt cuộc đời của người đó.

Strongyloides stercoralis là một loại giun tròn có thể ký sinh trên người. Theo cách ghi nhận của Mỹ, giun lươn Strongyloides còn gọi là giun hình sợi chỉ (threadworm); song tại Anh, loại giun sợi chỉ này gọi là Enterobius trong khi Strongyloides lại gọi là pinnworm. Giai đoạn ký sinh trùng trưởng thành sống trong nếp hoặc hầm (tunnel) của niêm mạc ruột non. Giống Strongyloides chứa 53 loài và S. stercoralis là một loài trong số đó. S. stercoralis đã được báo cáo trên nhiều loài động vật có vú khác, bao gồm cả mèo và chó. Tuy nhiên, dường như các loài ở chó điển hình không phải là loài S. stercoralis, nhưng có liên quan đến loài S. canis. Các loài linh trưởng nhưng không phải là người thường bị nhiễm loại S. fuelleborniS. cebus mặc dù S. stercoralis đã được báo cáo trên các loài linh trưởng được bắt giữ. Một số loài giun lươn Strongyloides ký sinh tự nhiên trên người, nhưng có sự phân bố giới hạn, là loài S. fuelleborni ở khu vực Trung Phi và S. kellyiPapua New Guinea.

Nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis thường không óc triệu chứng hoặc óc thể có biểu hiện một vài triệu chứng. Tuy nhiên, có trường hợp nó có thể tồn tại nhiều năm do quá trình hay chu trình tự nhiễm và lệ thuộc vào tình trạng miễn dịch của từng cá nhân, dẫn đến đe dọa cuộc sống, nhiễm lan rộng và thậm chí có tình trạng tăng nhiễm (hyperinfection). Người nhiễm bệnh với loài giun tròn này có khả năng đi xuyên qua da. Chúng thường có mặt theo dạng giun trưởng thành trong đất và sống tự do hoặc dạng ấu trùng chỉ giai đoạn nhiễm (giai đoạn này có thể xuyên da). Giun móc là một loại ký sinh tùng khác có thể đi xuyên da người. Tiếp đến, ký sinh trùng đi vào hệ tuần hoàn và đến phổi. Chúng đi lên họng - ở đó chúng được nuốt vào và cuối cùng đến ruột non - tại đó chúng phát triển thành thể trưởng thành.

Nếu triệu chứng xuất hiện, chúng ta có thể thấy viêm da tại điểm đầu vào, ho và viêm phổithỉnh thoảng, do ấu trùng đi qua phổi. Các triệu chứng đau bụng có thể xảy ra sau khi ký sinh trùng trưởng thành kèm theo loét tiêu hóa, sụt cân, nôn mửa và tiêu chảy.

 
Một điểm đặc biệt của giun lươn S. stercoralis là chu trình tự nhiễm. Chỉ có một loài giun lươn trong giống Strongyloides S. felis, có chu trình tự nhiễm. Chu trình tự nhiễm là sự phát triển của ấu trùng giai đoạn L1 thành các ấu trùng giai đoạn nhiễm trong đuờng tiêu hóa của vật chủ. Các ấu trùng tự nhiễm này xuyên qua vách đoạn hồi tràng hoặc đại tràng hoặc da của vùng quanh hậu môn, đi vào hệ tuần hoàn trở lại, đi lên phổi và đi vào ruột non, do đó lặp lại chu kỳ. Chu trình tự nhiễm làm cho bệnh giun lươn do S. stercoralis trở thành một bệnh ký sinh tùng óc nhiều đặc điểm khác thường hơn so với các tác nhân khác.

Sự tồn tại của nhiễm ký sinh trùng này là điểm quan trọng bậc nhất. Bởi vì chu trình tự nhiễm, con người đã biết có những ca nhiễm kéo dài đến 65 năm kể từ khi họ phơi nhiễm làn đầu tiên với bệnh ký sinh trùng (trong chiến tranh thế giới thứ 2 hoặc trên các cưu chiến binh Việt Nam). Một khi vật chủ nhiễm giun lươn S. stercoralis, quá trình nhiễm sẽ kéo dài trừ khi điều trị đặc hiệu loại bỏ toàn bộ tác nhân gây bệnh (giun trưởng thành) và tất cả ký sinh trùng giai đoạn ấu trùng tự nhiễm di chuyển (migrating autoinfective larvae).

Chu trình tự nhiễm đối với loài sán dải lùn Hymenolepis nana

Thất bại với chu trình tự nhiễm loài ký sinh trùng sán dải lùn Hymenolepis nana đã được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu gần đâyin seven inbred strains of mice initially given beetle-derived cysticercoids. Nhóm nghiên cứu gồm A. Ito, M.W. Lightowlers, Rickard, G.F. Mitchell đang công tác tại Đơn vị nghiên cứu miễn dịch bệnh ký sinh trùng, Viện Walter and Eliza Hall Institute, Melbourne, Victoria, Australia và Đại học Melbourne, Trung tâm lâm sàng thú y, Werribee, Victoria, Australia cho biết họ vừa nghiên cứu về vấn đề tự nhiễm của bệnh sán dải lùn Hymenolepis nana kết luận rất nguy hại đến sức khỏe của động vật lẫn loài người nếu quá trình tái nhiễm hoặc tự nhiễm diễn ra liên tục.

 
Chu
kỳ của loài ký sinh trùng Hymenolepis nana bắt đầu từ khi trứng được nuốt/ ăn vàobởi một người hoặc một động vật thông qua nguồn nước hoặc thức ăn nhiễm trứng. Ấu trùng rỗi sẽ chọc xuyên qua thành ruột vào trong ruột non và phát triển thành dạng ấu trùng cysticercoid larvae. Một khi ruột bị đi xuyên qua, ấu trùng sẽ qua trở lại thành ruột và dính vào thành niêm mạc của chúng để phát triển thành dạn trưởng thành. Các trứng rồi sẽ đi ra khỏi cơ thể qua phân, chu trình tự nhiễm có thể xảy ra, mặc dù, khi trứng ly giải các phôi của chúng và xuyên qua thành ruột non tạo ra một sự nhiễm trùng từ bên trong thay vì nhiễm từ nguồn nước hoặc thực phẩm nhiễm trứng. Tuổi thọ của giun trưởng thành có thể kéo dài đến 4 - 6 tuần, nhưng với chu trình tự nhiễm, một người có thể nhiễm Hymenolepis nana đến nhiều năm. Nếu bạn nghi ngờ bạn có thể nhiễm Hymenolepis nana, nên đến gặp khám bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chu trình tự nhiễm đối với loài giun kim Enterobius vermicularis

Enterobius vermicularis (có từ gốc ban đầu là Oxyuris vermicularis) là một loại giun tròn nhỏ, có khả năng đây là một loại ký sinh trùng phổ biến ở người. Chúng gây tình trạng bệnh gọi là enterobiasis, một bệnh cảnh có thể tăng dần từ một nỗi khó chịu là ngứa hậu môn (pruritus ani) đến rối laonj giấc ngủ nghiêm trọng, đôi khi đòi hỏi phải phẩu thuật: sự di chuyển của ấu trùng giun kim (khi giun di chuyenr hoặc đến một nơi nào đó không thể sống được) có thể dẫn đến viêm ruột thừa cấp hoặc mạn tính, nhiễm trùng hệ sinh dục tiết niệu, đau bụng, áp xe trực tràng,…Một giun trưởng thành có thể có lách di chuyển đến 15 cm trong vòng 1 giờ

Enterobius vermicularis được xem là một loại ký sinh trùng có ái tính với người. tuy nhiên, chúng cũng xảy ra trên các loài linh trưởng khác và có thể dẫn đến tử vong trong trường hợ nhiễm nặng ở loài tinh tinh. Tỷ lệ nhiễm coa nhất gặp ở trẻ em 5-10 tuổi. Trẻ em nhiễm có thể dẫn đến thiếu vi chất trong huyết thanh (đồng, kẽm, magne) và suy giảm miễn dịch đối với một số bệnh khác. Các con gián được xem là nhân vật mang mầm bệnh tiềm tàng cho ký sinh trùng ở người, kể cả Enterobius vermicularis (nghiên cứu tiến hành tại Addis AbabaZiway, Ethiopia). Giun kim là một trong những loại ký sinh tùng cổ nhất được biết ở người: các mẫu phân lấy trên các xác chết cách nay 10.000 năm tại các vùng tây nam của Mỹ cho thấy điều đó và một trong những bài báo cáo cho biết bằng chứng này từ cahcs nay rất lâu (30 BC-AD 395, Egypt).
 

Về đường nhiễm, cần phải phân biệt tái nhiễm (re-infection) và tự nhiễm (autoinfection) khác nhau và ký sinh tùng không thể tiếp tục sống trong cơ thể các vật chủ trung gian khác: sự nhiễm sẽ dừng lại khi tất cả trứng đẻ ra, giun chết (khoảng 35 ngày) và không cho trứng nuốt vào cũng như không óc ấu trùng đi vào lại hậu môn trong thời gian này. Chu trình tự nhiễm thông qua con đường hậu môn - tay - miệng hoặc từ cấc quần áo, giường. Phơi nhiễm với các trứng còn sống trong môi trường (một nghiên cứu báo cáo có nhiều đến 5.000 trứng trong một vùng rất nhỏ). Trứng qua đường không khí trong bụi do dính tay, quần áo,…Sau khi dính với niêm mạc hậu môn, ấu trùng có thể di chuyển ngược lại ruột của vật chủ.

Chu trình tự nhiễm đối với loài sán dây lợn Tanea solium

T. solium có một chu kỳ sinh học rất giống với chu kỳ của sán dây bò Taenia saginata, Cysticerci có 3 loại hình thái học khác nhau. Loại phổ biến nhất là cellulose cysticercus mà chúng có túi chứa đầy dịch bên trong, kích thước 0.5 cm - 1.5 cm và có một scolex không âm đạo. thể trung gian có một scolex trong khi thể racemose khong óc bằng chứng scolex nhưng cho rằng chúng lớn hơn và nguy hiểm hơn. Chúng có chiều dài 20 cm và chứa khoảng 60 ml dịch và 13% bệnh nhân có thể có tất cả 3 loại này trong não. Người thường nhiễm thông qua ăn thịt heo nhiễm bệnh, giun trưởng thành trong đường ruột non, đào thải trứng qua phân, nhưng chu trình tự nhiễm cũng có thể xảy ra. Trong các trường hợp như thế, một cysticercus (một loại ấu trùng đôi khi gọi là "bladder worm") phát triển ở người và người tác động lại như một vật chủ trung gian. Điều này xảy ra nếu trứng đi vào dạ dày, thường như một hậu quả nhiễm từ tay, nhưng cũng có do hiện tượng “retroperistalsis”. Cysticerci thường xảy ra trong hệ thần kinh trung ương, điều này có thể gây ra các vấn đề triệu chứng thần kinh trung ương như não úng thủy, liệt, co giật và thậm chí tử vong.

 
Chính vì chu trình tự nhiễm như thế của các ký sinh trùng, khiến có cơ thể người bệnh từ nhiễm cấp sang mạn tính, quá trình nhiễm cứ lặp đi lặp lại liên tục, duy dinh dưỡng và nhiễm giun sán cũng như các hậu quả tiếp theo khiến cho thầy thuốc cũng khó mà điều trị tận gốc và đây óc thể xem là các thách thức quan trọng của bệnh ký sinh trùng khi đặt ra vấn đề điều trị tận gốc.

 

Ngày 29/07/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích