Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 1 5 8
Số người đang truy cập
2 6 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Hymenolepis nana & Hymenolepis diminuta: 2 loài ký sinh trùng gây bệnh ở người cần lưu ý !

 

Nhân một số trường hợp nhiễm sán dải lùn phát hiện tại một số vùng ở Bình Thuận do một nhóm nghiên cứu tiến hành đã cho biết có xuất hiện loại sán dải lùn trong cộng đồng. Và gần đây, trongt thực hành lâm sàng, chúng tôi cũng phát hiện một trường hợp bệnh nhân 37 tuổi ở Cam Ranh lên sống và làm việc tại một làng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng mắc loài ký sinh trùng này qua chẩn đoán tại thành phố Hồ Chí Minh (cả phân tích hình thái học và ELISA), với các biểu hiện bệnh không khác gì so với các trường hợp nhiễm các loại giun sán khác và bệnh nhân được dùng thuốc Praziquantel (biệt dược Distocide 600mg) đã được điều trị khỏi, sau 15 ngày khám lại. Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu về 2 loài ký sinh trùng có thể gây bệnh Hymenolepiasis ở người là Hymenolepis nana và Hymenolepis diminuta (hiếm gặp hơn).

Hymenolepis nana là một loại sán dải (cestode) thường nhiễm cho người nhất, đặc biệt các trẻ em lứa tuổi đi học. Ngược lại, chỉ một vài trăm người nhiễm với các loại sán dây của các loài gặm nhấm. Hymenolepis diminuta, một loại sán dây mà trong đó người chỉ là vật chỉ là vật chủ tình cờ đã được báo cáo. Bệnh có tên gọi là Hymenolepiasis, thường xảy ra tại các vùng khô, ẩm của các quốc gia đang phát triển - nơi mà họ đã phơi nhiễm với phân người và thông qua chu trình lây nhiễm tay-miệng. Nhiễm trùng trực tiếp từ người sang người do H. nana có thể xảy ra.

Hymenolepis nana theo phân loại khoa học thì chúng thuộc giới Animalia, ngành Platyhelminthes, lớp Cestoda, bộ Cyclophyllidea, họ Hymenolepididae, giống Hymenolepis, loài Hymenolepis nana. Đây là một loại sán dây có kích thước nhỏ và thân hình lùn (nên tên sán có nơi gọi là sán dải lùn (dwarf tapeworm), loài ký sinh trùng Hymenolepis nana, cũng có thể gọi là Vampirolepis nana và là một trong những loài sán dây phổ biến nhất nhiễm trên người ở phạm vi toàn cầu, đặc biệt trẻ em. Bệnh được tìm thấy khắp thế giới, nhưng thường khu trú và phổ rộng tại các quốc gia ôn đới. Tỷ lệ nhiễm dao động từ 1% ở phía nam của Mỹ đến 9% ở Argentina và 97.3% ở Nga.

Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Hymenolepiasis

Phân bố địa lý

Hymenolepis nana là một trong những tác nhân quan trọng nhất trong các bệnh nhiễm sán dây và bệnh tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới. Trong các vùng nhiệt đới, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn và trở thành nhóm nhạy cảm của bệnh. Hymenolepis diminuta lại có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn đã được báo cáo ở một số vùng khác nhau trên thế giới. Tại Mỹ, Nhiễm trùng gặp nhiều nhất là khu vực đông nam (1% số trẻ em tuổi đi học) và trong số đó nhóm trẻ em này cũng là nhóm nhạy cảm. Trong số hơn 200.000 mẫu phân xét nghiệm tại la bô năm 1987 để phát hiện trứng và ký sinh trùng, tỷ lệ dương tính là 0.4% với H nana. Vì phần lớn số ca nhiễm không có triệu chứng, nên tỷ lệ nhiễm thật sự sẽ cao hơn rất nhiều con số phát hiện.

Nhiễm trùng thường gặp trên trẻ em lứa tuổi từ 4 - 10 tuổi, tại các vùng khô và ẩm và các quốc gia đang phát triển. Nhiễm trùng H nana ảnh hưởng đến hàng triệu người, trước tiên là trẻ em, tỷ lệ ước tính nhiễm dao động từ 0.1-58%. Các vùng có tỷ lệ nhiễm cao gồm Sicily (46%), Argentina (34% ở trường học) và vùng phía nam của liên bang Xô Viết cũ là 26%. Ngược lại, chỉ có 0.1% số mẫu phân xét nghiệm cho trẻ em tại bệnh viện Calgary dương tính với H. nana. Hầu hết những ca có liên quan đến triệu chứng thần kinh đã được báo cáo tại Xô Viết cũ.

 
Bệnh không có thiên hướng cho giới tính nào cao hơn, hoặc cũng không có thiên hướng cho chủng tộc. Tuổi có thể bất kỳ nhóm tuổi nào. Tuy nhiên, vì gia tăng khả năng phơi nhiễm với phân người nhiễm nên tuổi đi học nhiễm cao nhất với bệnh sán dải lùn. Nhiễm trên người trưởng thành và thanh thiếu niên có cơ may tự khỏi hoàn toàn và đối với người lớn thì bệnh không phải là phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong không phải là thường xuyên, chỉ xảy ra khi gánh nặng ký sinh trùng là rất cao và tử vong thường không liên quan đến nhiễm trùng.

Đường lây truyền và tác nhân sinh bệnh

Rất hiếm, nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến từ tiêu hóa bởi các các thực phẩm nhiễm bởi sâu bọ, côn trùng có mầm bệnh. Tuy nhiên, nói chung nhiễm trùng qua đường phân miệng là hay gặp hơn, trong đó vệ sinh cá nhân và con người thường xuyên phơi nhiễm với các nguồn nước cống thải không đủ đảm bảo vệ sinh.

Bệnh Hymenolepiasis gây ra bởi 2 loài sán dải, Hymenolepis nana (còn gọi là sán dải lùn, kích thước con trưởng thành đo được dài 15-40mm và loài Hymenolepis dimnuta (còn gọi là sán dải chuột, con trưởng thành kích thước đo chiều dài khoảng 20-60cm). Hymenolepis diminuta là một loài sán dải trên các loài gặm nhấm và không thường nhìn thấy nhiễm ở người mà thường tìm thấy trên động vật gặm nhấm.

 
Chu
kỳ sinh học

Trứng của Hymenolepis nana là một thể nhiễm trung gian khi đào thải cùng với phân và có thể sống tồn hơn 10 ngày trong điều kiện môi trường bên ngoài( 1 ).  Khi trứng được tiêu hóa bởi các vật chủ trung gian là các loài động vật chân khớp( 2 ) (các loài khác nhau của bọ cánh cứng, bọ chét có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian và chứa mầm bệnh), chúng phát triển thành cysticercoids, mà dạng này có thể gây nhiễm cho người hoặc loài gặm nhấm dựa vào tiêu hóa( 3 ) và phát triển thành thể trưởng thành trong ruột non. Các biến thể xác định về mặt hình thái học, H. nana var. fraterna, nhiễm vào các loài gặp nhấm và sử dụng các loài động vật chân khớp như vật chủ trung gian của chúng. Khi trứng bị nuốt vào( 4 ) (trong thực phẩm bị nhiễm hoặc nước hoặc tay dính phân có mầm bệnh), khi đó các o­ncosphere chứa bên trong trứng sẽ ly giải ra. Các o­ncospheres (ấu trùng có sáu gai nhọn) xuyên vào các nhung mao ruột và phát triển thành các ấu trùng cysticercoid( 5 ).  Khi có sự phá cấu trúc vi nhung mao, các cysticercoids trở lại về thành ruột, lộn từ trong ra ngoài scoleces( 6 ), dính vào trong niêm mạc ruột và phát triển thành thể trưởng thành rồi cư trú trong vùng ruột ở chậu khung, sinh ra các proglottid có chửa( 7 ).  Các trứng đi qua phân khi ly giải từ các proglottid thông qua cửa sinh dục của nó hoặc khi proglottids bị phân hủy trong ruột non( 8 ).  Một mô hình nhiễm khác gồm có là bản thân tự nhiễm trong nội cơ thể bệnh nhân (internal autoinfection), ở đó trứng ly giải các phôi có 6 móc (hexacanth embryo), các phôi này xuyên qua vi nhung mao ruột tiếp tục vào chu kỳ nhiễm mà không hề thông qua môi trường bên ngoài( 9 ).  Đời sống của các sán dải trưởng thành khoảng chứng 4-6 tuần, nhưng chu trình tự nhiễm cho phép nhiễm trùng sẽ kéo dài nhiều năm.

 
Các trứng của Hymenolepis diminuta đào thải qua phân từ các vật chủ chính (gặm nhấm hoặc người) ( 1 ).  Trứng trưởng thành được nuốt vào do các vật chủ trung gian (là các loài động vật chân khớp trưởng thành khác nhau) ( 2 ), và các o­ncospheres được ly giải từ trứng và đi xuyên qua thành ruột của vật chủ ( 3 ), phát triển thành các ấu trùng cysticercoid.  Các loài từ giống Tribolium thường là vật chủ trung gian chính cho con H. diminuta. Các ấu trùng cysticercoid tồn tại từ khi hình thành hình thái của các loài chân khớp đến khi trưởng thành. Nhiễm trùng H. diminuta mắc phải bởi các động vật có vú sau khi nhiễm từ các vật chủ trung gian có mang ấu trùng cysticercoid ( 4 ). Con người có thể nhiễm tình cờ thông qua tiêu hóa hoặc ăn phải các côn trùng trong các loại ngũ cốc chưa nấu chín hoặc các thực phẩm khác, và óc thể nhiễm trực tiếp từ môi trường (trẻ em).Sau khi tiêu hóa, các mô của các động vật chân khớ nhiễm ly giải ra các ấu trùng cysticercoid bên trong dạ dày và ruột non. Sự lộn ngược ra của các scoleces ( 5 ) xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi ấu trùng cysticercoid bị ly giải ra ngoài. Sử dụng 4 giác hút trên scolex, các ký sinh tùng sẽ dính vào thành ruột non. Sự trưởng thành của ký sinh trùng xảy ra trong vòng 20 ngày và sán daiur trưởng thành có thể dài 30cm ( 6 ).  Các trứng bị ly giải trong ruột non từ các proglottids có chửa ( 7 ) sẽ bị phá hủy sau khi các con sán phân hủy. Các trứng sán bị phóng thích vào trong môi trường qua phân của các vật chủ là các động vật có vú ( 1 ).

Hình thái học

Đó là một loài ký sinh trùng nhỏ, hiếm khi vượt quá 40mm chiểu dài và 1mm chiều rộng. Một số tài liệu ghi nhận loài ký sinh trùng này chỉ là loài sán rất nhỏ, chỉ dài 10 - 25 mm với khoảng 100 đốt: mỗi đốt trưởng thành có chiều dọc khoảng 0,2 mm, ngang khoảng 0,9 mm. Ký sinh ở người, và con người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ vĩnh viễn. Có những loài tương tự ở thỏ, chuột. Điều trị tương tự như đối với các loài sán dây khác. Đầu scolex chống đỡ một các đầu có thể thụt vào rostellum vũ trang bởi một móc tròn với 20-30 móc. Các scolex cũng có 4 giác hút hoặc gọi là “tetrad”. Cổ dài và mảnh và các đoạn rộng hơn dài. Các lỗ sinh dục nằm phía bên và mỗi đoạn trưởng thành chứa 3 tinh hoàn. Sau khi apolysis các đoạn có chửa, ly giải ra trứng có đường kính 30-47µm. Các o­ncosphere được bao phủ bởi một lớp màng bên ngoài, trong suốt, mỏng và một màng bên trong dày với một cực kèm theo các sợi tơ nhỏ. Các túi phôi nặng cho các trứng có hình sọc và điểm này khác với các họ khác của các loài sán dây ký sinh và gây bệnh trên người.

 
Phát triển & sinh sản

Nhiễm trùng mắc phải hầu hết từ trứng trong phân của các đối tượng khác đã nhiễm bệnh, sau đó chuyển nhiễm sang thức ăn, nhiễm vào trong các móng tay hoặc nguồn nước uống bị nhiễm bởi nguồn nước ngầm có mầm bệnh. Hymenolepis nana không chỉ là một sán dải, mà là một loại sán dải không đòi hỏi vật chủ trung gian để phát triển thành giai đoạn nhiễm. Khi ăn phải bởi một người hoặc các loài gặm nhấm, trứng đẻ ra trong tá tràng, ly giải các o­ncospheres, xuyên qua niêm mạc và nằm tại các đường dẫn bạch huyết của vi nhung mao. o­ncosphere phát triển thành một cysticercoid có một đuôi và hình thành nên một đầu scolex hoàn chỉnh. Nó hình thành như một nhóm sợi dọc và hình dáng như cái mai với phần còn lại của sán vẫn còn nằm trong nang. Trong vòng 5-6 ngày, các cysticercoids lồi ra khỏi thành ruột non và ở đó chúng trưởng thành và dính.

Vector truyền bệnh H. diminuta
 

             H. diminuta là một loại ký sinh trùng của các loài gặm nhấm và đòi hỏi một vật chủ trung gian là các côn trùng chân khớp. Các trứng bị tiêu hóa bởi các côn trùng động vật chân khớp sẽ phát triển thành ấu trùng cystercoid. Các loài găm nhấm bị nhiễm khi chúng ăn các động vật chân khớp và người nhiễm là tình cờ khi gặp phải cùng cơ chế. Các trứng của sán này bị nuốt phải bởi các côn trùng và trưởng thành theo chu kỳ như một "cysticercoid" trong côn trùng. Các loại bọ cánh cứng Tribolium confusum là một loại côn trùng tìm thấy nhiều trong các sản phẩm ngũ cốc, gồm có bột mì và bánh mì trong các nàh bếp của bạn. Các con bọ trưởng thành Tribolium spp., Tenebrio spp., có chiều dài khoảng 4mm và đóng vai trò như vật chủ trung gian của một số loài Hymenolepis spp.

Chu kỳ trực tiếp là có chắc chắn, và xảy ra theo mô hình có từ nguồn gốc tổ tiên là 2 vật chủ tìm thấy ở các loài hymenolepidid khác, vì cysticercoids của H. nana có thể vẫn phát triển bình thường bên trong các con bọ cánh cứng và các bọ chét. Một lý do để không bắt buộc trong chu kỳ là các cysticercoid của H. nana có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ cao hơn so với các hymenolepidids khác. Nhiễm trùng trực tiếp từ trứng là có thể con đường thường hay gặp nhất ở người, nhưng sự tiêu hóa tình cờ của các loại ngũ cốc, bọ cánh cứng, bọ chét là không thể loại trừ. Quá trình nhiễm trực tiếp các trứng tự do qua các vật chủ trung gian là côn trùng, khiến cho quá trình nhiễm nhanh hơn và sư lan rộng từ người - người có thể. Đời sống ngắnvà chu kỳ phát triển nhanh cũng góp phần vào sự lan rộng của bệnh sán này.

Hymenolepis nana, giống như các sán dây khác, chứa cả cơ quan sinh dục đực và cái trên mỗi proglottid. Điều này có nghĩa là sán dải lùn giống các sán dây khác là lưỡng tính (hermaphroditic). Một đoạn chứa 3 tinh hoàn và một buồng trứng. Khi có một proglottid già và không thể hấp thu thêm chất dinh dưỡng nào nữa, chúng sẽ bị ly giả và đào thải qua đường ống tiêu hóa. Các đoạnproglottid có chửa này chứa các trứng đã thụ tinh, đôi khi bị đuổi ra theo phân. Tuy nhiên, hầu như lúc nào trứng cũng có thểthích nghi với cấu trúc vi nhung mao của ruột non, đẻ trứng và ấu trùng có thể phát triển trưởng thành mà không cần rời vật chủ.

Sán dải lùn tương tự các lọa sán dây khác, chúng thiếu hệ tiêu hóa và ăn uống nhờ vào hấp thu chất dinh dưỡng vào trong thành ruột. Chúng có nhu cầucarbohydrate không đặc hiệu và dường như chúng sẽ hấp thu bất cứ cái gì đi qua ruột trong thời gian đó. Khi chúng trưởng thành, chúng sẽ dính vào thành ruột non và dùng các giác hút hoặc mở vòi răng ngoạm và có các segment vào trong các khoảng trống của ruột để hấp thu lấy thức ăn.

Sinh lý bệnh của bệnh Hymenopepiasis

Con người trở nên nhiễm với H. nana khi họ ăn phải trứng nhiễm, hay gặp nhất là qua phơi nhiễm con đường phân miệng. Các trứng đi vào phần hồi tràng và rồi đẻ ra thành o­ncospheres (dạng ấu trùng), ấu trùng đi xuyên qua lớp lamina propria của vi nhung mao. Trong vòng 3-4 ngày, ấu trùng trưởng thành thành dạng cysticercoid, rồi đi vào lòng ruột dính vào thành hay nhung mao.Các con trưởng thành, kích thước 35-45mm dài và bao gồm 150-200 proglottid, sống khoảng 3 tuần. Chúng tự dính với nhau giữa các proglottids liền kề sinh ra hàng trăm trứng, một số đi xuyên qua nhung mao ruột và một số đào thải qua phân.

 
Đôi khi, các loài gặm nhấm có thể tiêu hóa phải trứng trong phân và đóng vai trò như vật chủ tình cờ và ổ chứa để lan rộng nhiễm bệnh. Mặc dù nhiễm trùng thường không sinh ra nhiễm trùng, chu kỳ tự nhiễm (thường xảy ra) và phơi nhiễm nặng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng không triệu chứng hoặc nặng hơn.

Nhiễm trùng với H. diminuta dẫn đến do tiêu hóa tình cờ các côn trùng nhiễm (các con bọ chét chưa trưởng thành, bọ cánh cứng, gián) mà chúng có thể mang ký sinh trùng vào trong khoang cơ thể. Các trứng bị nhiễm được tiêu hóa bởi các côn trùng và đẻ trong ruột của chúng. Sau khi đẻ, chúng xâm nhập vào trong khoang cơ thể và chuyển thành ấu trùng cysticercoid, gây nhiễm cho người. Sau khi các côn trùng bị ăn, ấu trùng bị ly giải trong thành ruột và trưởng thành trong vòng 25 ngày thành thể trưởng thành dài 50cm. Khi các con sán trưởng thành ly giả qua trứng, các vật chủ côn trùng có thể nhiễm. Và đặc biệt các trường hợp nhiễm đều không có triệu chứng.

Đặc điểm lâm sàng và bệnh sử của bệnh

Tiền sử và lịch sử bệnh

Phần lớn ca bệnh nhiễm ký sinh trùng không xuất hiện triệu chứng. Tần suất các triệu chứng dường như có liên quan với gánh nặng hay mật độ sán trong cơ thể. Trong số trẻ em có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì biểu hiện thường không nghỉ yên, khó chịu trong người, kích thích, tiêu lỏng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, ngứa hậu môn và ngứa cả mũi hầu. Các triệu chứng hiếm gặp hơn là chán ăn, tăng thèm ăn (increased appetite), nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy phân máu, mày đay, đau mỏi chi, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn hành vi và có thể có co giật. Ngoài các triệu chứng hiếm gặp ở trên, dấu hiệu đau bụng hoặc mày đay, khám thực thể đôi khi không rõ ràng.

Đặc điểm lâm sàng

Hymenolepis nana tự cư ngụ trong lòng ruột và hấp thu chất dinh dưỡng từ thành ruột. Trên người trưởng thành, các sán sẽ gây khó chịu hơn và cũng là vấn đề sức khỏe, nhưng ở các trẻ em nhỏ, nhiều H. nana có thể gây nguy hiểm. Thông thường ấu trùng của sán gây nhiều vấn đề cho trẻ, ấu trùng sẽ đào hầm trong thành ruột, nếu đủ sán trong thành ruột, sẽ gây nên các tổn thương có thể thành vết thương nặng. Điều này được làm do hấp thu tất cả chất dinh dưỡng từ thức ăn của trẻ. Thường một con sán đơn thuần sẽ không gây bất cứ nguy hiểm nào, nhưng trên các trẻ nhỏ, nhiều sán lại là vấn đề cần lưu ý. Hymenolepis nana thường sẽ không gây tử vong trừ khi nhiễm quá nặng và trẻ em nhỏ hoặc người suy giảm miễn dịch. Trên một số nơi trên thế giới, các đối tượng nhiễm nặng có thể dẫn đến hậu quả là chu trình tự nhiễm tái lập.

Các triệu chứng do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc máu toàn thân (allergic responses or systematic toxaemia) gây ra do các sản phẩm thải của sán. Nhiễm nhẹ thường lại không óc triệu chứng gì. Nhiễm hơn 2.000 con sán có thể gây viêm ruột, đau bụng, tiêu lỏng, chán ăn, khó chịu, kích thích, ngứa mũi và ngứa hậu môn. Các triệu chứng hiếm gồm chán ăn, đau chi, tăng thèm ăn, nôn, đi đại tiện phân có máu, mày đay, rối loạn hành vi. Thỉnh thoảng có cơn co giật xảy ra trên các trẻ em.
 

Thái độ xử trí và dự phòng

Hiện có 3 loại thuốc dùng để điều trị bệnh Hymenolepiasis là Praziquantel, Niclosamide và Paromomycin. Praziquantel, là một thuốc diệt sán với liều duy nhất cho tất cả giai đoạn của sán và là thuốc lựa chọn vì chúng tác động rất nhanh vào cơ thể của sán H. nana. Mặc dù về mặt cấu trúc không óc liên quan đến các loại giun sán khác, song nó giết cả ấu trùng và sán trưởng thành.

Trong thử nghiệm In vitro thuốc sinh ra quá trình “không bào hóa” và làm phá vỡ cấu trúc vi vỏ tegument của phần cổ sán, nhưng không tác động mạnh hơn ở sau của đoạn mầm hay chuỗi đốt sán sinh sản (strobila). Praziquantel hấp thu và dung nạp tốt trong khi dùng đường uống, nó chuyển hóa pha đầu và 80% liều thuốc đào thải như các chất đã bị chuyển hóa vào trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Ddieuf trị hõ trợ có giá trị đi cùng với điều trị đặc hiệu. Trong một só ca nặng, cần tư vấn và hội chẩn với các chuyên gia hoặc nhà tiêu hóa để điều trị toàn diện, cần óc chế độ ăn uống cân bằng.

Riêng đối với nhóm thuốc Nitazoxanide gần đây cũng được nghiên cứu thử nghiệm như một lựa chọn điều trị mới.

Con đường chuyển hóa sinh hóa ký sinh trùng khác nhau giữa các vật chủ là người; do vậy, độc tính tác động lên ký sinh trùng, trứng và ấu trùng khác nhau. Cơ chế tác động khác nhau giữa các nhóm thuốc. Các tác động chống lại ký sinh trùng có thể gồm có:

·Sự ức chế lên cấu trúc vi ống, gây ra tắc nghẽn không hồi phục quá trình hấp thu glucose;

·Ức chế sự tổng hợp cấu trúc vi ống;

·Khử cực bloocs thần kinh cơ;

·Ức chế enzyme cholinesterase;

·Tăng tính thấm màng tế bào, dẫn đến mất ion calci nội bào;

·Sựu không bào trong cấu trúc vi quản của schistosome;

·Tăng tính thấm màng tế bào đối với ion chloride thông qua thay đổi kênh chloride.

Praziquantel (biệt dược Biltricide, Distocide)

Hiệu quả của thuốc Praziquantel đạt 80-100% trên các ca bất kỳ mật độ sán trong cơ thể như thế nào. Mặc dù, FDA chấp nhận và sẵn óc tại Mỹ, song nó cần được giám sát thuốc khi chỉ định.

-Liều dùng người lớn: 25 mg/kg đường uống và là liều duy nhất, thuốc nên uống sau khi ăn và nuốt toàn bộ viên thuốc chứ không được nhai.
-Liều trẻ em: chỉ định như trên người lớn.
-Hydantoins có thể làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết thanh, có khả năng dẫn đến thất bại điều trị;
-Đối với phụ nữ mang thai cần thận trọng nguy cơ (B - Fetal risk) dù chưa được xác định trong nghiên cứu ở người nhưng đã chỉ ra trong một số nghiên cứu trên động vật;
-Cần thận trọng một số trường hợp bệnh gan nặng, các bệnh lý khác,…

Niclosamide (biệt dược Niclocide)

Thuốc có hiệu quả nhưng không sẵn có tại Mỹ. Thuốc tác động thông qua cơ chế ức chế quá trình phosphoryl hóa trong hệ ty thể và ngăn cản hấp thu glucose của sán. Liệu trình điều trị 7 ngày vì nó không đạt được đến cysticercoids trong lớp mỏng của thành ruột.

-Liều người lớn: 2 g đường uống và dùng liều duy nhất, theo sau đó là 1g đường uống ngày 4 lần x 6 ngày. Thuốc được nhai tan hoàn toàn và uống trước bữa ăn ít nhất 2 giờ;
-Liều trẻ em: nếu < 11 kg, không có liều chỉ định cụ thể; nếu từ 11-34 kg: 1g đường uống liều duy nhất, theo sau là dùng 500mg đường uống, 4 lần ngày trong 6 ngày; Nếu > 34kg: dùng liều 1.5g đường uống liều duy nhất, tiếp sau là 1g đường uống 4 làn ngày x 6 ngày và uống thuốc trước ít nhất 2 giờ trước bữa ăn;
-Trên phụ nữ mang thai cần thận trọng vì nguy cơ (B - Fetal risk) dù chưa có nghiên cứu trên người, song đã chứng minh qua một số nghiên cứu trên động vật;
-Thận trọng có các liên quan đến khó chịu đường tiêu hóa, chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, phát ban khi dùng thuốc.

Paromomycin (biệt dược Humatin)

Đây là một thuốc thay thế cho Praziquantel, nhưng đòi hỏi dùng liệu trình 7 ngày. Đây là một thuốc aminoglycoside diệt amip và diệt khuẩn (amebicidal and antibacterial) thu nhận được từ chủng Streptomyces rimosus, có hoạt tính lên các amip đường ruột. Thuốc còn được khuyến cáo dùng cho bệnh Diphyllobothrium latum, Taenia saginata, Taenia solium, Dipylidium caninum.

-Liều dùng cho người lớn là 45 mg/kg đường uống và chia 4 lần mỗi ngày x 7 ngày;
-Liều trên trẻ em chỉ định như người lớn.

Nitazoxanide (Alinia)

Thuốc ức chế sự phát triển của các sporozoites của đơn bào Cryptosporidium parvum cũng như các oocyst và điều trị cả tư dưỡng của Giardia lamblia. Hoạt tính ucar thuốc tác động nhờ vào can thiệp của phản ứng vận chuyển điện tử pyruvate-ferredoxin oxidoreductase (pyruvate-ferredoxin oxidoreductase (PFOR) enzyme-dependent electron transfer reaction), rất cần thiết cho chuyển hóa tạo năng lượng kỵ khí.

-Thuốc sẵn có dạng 20-mg/mL xiro uống, phần lớn các chế phẩm dùng cho trẻ em;
-Liều dùng cho trẻ em < 1 tuổi: không có chỉ định;
-1-4 tuổi: 100 mg (5 mL) uống mỗi 12 giờ x 3 ngày sau ăn;
-4-11 tuổi: 200 mg (10 mL) dùng đường uống mỗi 12 giờ x 3 ngày;
-> 11 tuổi chưa có thiết lập liều dùng cụ thể.

Dự phòng lây nhiễm phân qua đường thức ăn và nước uống trong các vùng dân sống đông đúc và khu vực đông dân cư là khâu quan trọng nhất và bước đầu trong phòng bệnh. Vệ sinh chung và phòng chống côn trùng, các loài gặm nhấm (đặc biệt bọ chét và côn trùng ăn ngũ cốc) cũng đóng vai trò cần thiết để phòng bệnh sán dải H. nana.

Tài liệu tham khảo

1.Chero JC, Saito M, Bustos JA, Blanco EM, Gonzalvez G, Garcia HH. Hymenolepis nana infection: symptoms and response to nitazoxanide in field conditions. Trans R Soc Trop Med Hyg. Feb 2007;101(2):203-5. [Medline].

2.Baron S., (1996). Medical Microbiology. (4th edition). The University of Texas Medical Branch at Galveston,ISBN 0-9631172-1-1.

3.Gerald D. Schmidt, John Janovy, Jr and Larry S. Roberts (2009). Foundations of Parasitology (8th ed). McGraw-Hil. ISBN 0073028274

4.R. D. PEARSON, and R. L. GUERRANT. Praziquantel: A Major Advance in Anthelminthic Therapy. Ann Intern Med, August 1, 1983; 99(2): 195 - 198.

5.World Health Organization (1995). WHO model prescribing information: drugs used in parasitic diseases (2nd edition). Published by World Health Organization. ISBN 9241401044

6.Ohio State University, 2001. "Hymenolepis nana (Vampirolepsis nana)" (On-line). Parasites and Parasitological Resources. Accessed October 14, 2004 at http://www.biosci.ohio-state.edu/~parasite/hymenolepis_nana.html.

7."Hymenolepiasis." http://health.allrefer.com. D. Scott Smith, MD, MSc, DTM&H, Infectious Diseases Division and Dept. of Microbiology and Immunology, Stanford University Medical School, Stanford, CA. Review provided by VeriMed Healthcare Network., 18 Nov. 2003. Web. 25 Sept. 2009.

8.http://www.stanford.edu/class/humbio103/ParaSites2002/hymenolepsis/transmission.htm

9.http://emedicine.medscape.com/article/998498-overview

 

 

Ngày 01/10/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích