Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 3 3 2
Số người đang truy cập
2 9 0
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng

Do môi trường bị ô nhiễm nặng nhất là sau các đợt lũ lụt nên người dân dễ bị mắc bệnh lỵ a míp. Ký sinh trùng Entamoeba histolytica thường gây bệnh lỵ ở đại tràng nhưng cũng có thể gây bệnh ở ngoài đại tràng.

 

Hai loại bệnh lỵ a míp

Bệnh lỵ a míp ở đại tràng hay gặp ở các vị tría míp ký sinh theo thứ tự như manh tràng, đại tràng chậu hông, đại tràng lên, đại tràng xuống, trực tràng, đại tràng ngang và ruột thừa. Thông thường bệnh lỵ a míp ở đại tràng thể cấp tính gây hội chứng đau bụng, đi đại tiện ra chất nhầy lẫn máu và mót rặn. Thể mạn tính có các triệu chứng viêm đại tràng mạn như đi đại tiện có phân lỏng và táo bón xen kẽ, đau bụng ở khung đại tràng; thỉnh thoảng có các đợt tái phát cấp tính, phân lại có chất nhầy và máu.

A míp cũng có thể gây bệnh ở ngoài đại tràng, tạo thành áp xe ở nhiều cơ quan, tổ chức ở ngoài ruột; trong đó áp xe gan là bệnh thường hay gặp. Bệnh áp xe gan do a míp thường xảy ra thứ phát sau khi bị bệnh lỵ a míp và có tiền sử bệnh lỵ nhưng cũng có những trường hợp người bệnh bị áp xe gan do a míp không có tiền sử lỵ hoặc không tìm thấy kén của a míp trong phân. Điều này có thể giải thích người bệnh bị mắc bệnh lỵ nhẹ, không để ý hoặc a míp khi xâm nhập vào thành ruột, chúng vào máu ngay và lên gan để gây bệnh.

 

 Ký sinh trùng Entamoeba histolytica(Nguồn ảnh: www.dshs.state.tx.us)

Đường xâm nhập vào gan của a míp chủ yếu là từ thành ruột. A míp chui vào các tĩnh mạch đã bị phân hủy rồi theo hệ thống tĩnh mạch về gan nhưng chúng cũng có thể xâm nhập theo những con đường khác như chui qua màng bụng rồi về gan hoặc trở về gan qua hệ thống mạch bạch huyết. Áp xe gan do lỵ a míp có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bằng thuốc đặc hiệu.

Ngoài ra, lỵ a míp cũng có thể gây bệnh áp xe phổi, thường hay gặp sau áp xe gan. Có trường hợp người bệnh bị áp xe phổi nguyên phát do a míp theo máu lên phổi và gây bệnh nhưng cũng có những trường hợp áp xe phổi thứ phát sau khi bị áp xe gan do mủ của áp xe gan vỡ ra tràn qua cơ hoành, màng phổi rồi xâm nhập vào phổi. A míp cũng gây bệnh áp xe não, mặc dù hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Áp xe da do a míp có thể gặp ở chung quanh vùng hậu môn hoặc ở chỗ rò mủ thành ngực do áp xe gan được phát hiện trong một số trường hợp. Ở các cơ quan khác như màng ngoài tim... cũng có thể bị ký sinh trùng a míp xâm nhập và gây bệnh.

Chẩn đoán bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng

Chẩn đoán bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng như bệnh áp xe gan, áp xe phổi, áp xe não và bệnh ở các phủ tạng khác nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng rất khó chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây áp xe khác. Triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe gan do lỵ a míp thường gặp là sốt cao, đau tức hạ sườn phải, gan sưng to, bạch cầu ái toan tăng cao. Chụp phim X quang thấy cơ hoành nổi gồ cao. Chọc dò gan thấy mủ, mủ áp xe gan do lỵ a míp điển hình có màu sô cô la; nhưng cũng có trường hợp gặp mủ trắng, mủ xanh. Thực tế trên lâm sàng, có 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh áp xe gan do lỵ a míp: gan to và đau, dấu hiệu rung gan dương tính; điều trị bằng thuốc đặc hiệu chống a míp đáp ứng có hiệu quả; xét nghiệm công thức máu và chụp phim X quang chỉ có tính chất gợi ý; chọc dò gan thấy có mủ màu sô cô la.

Đối với bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng, dùng phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng ít có giá trị. Có thể tiến hành xét nghiệm sau khi đã xử trí bằng phẫu thuật hoặc bằng giải phẫu thi thể; tuy vậy nhiều khi cũng không có kết quả nên không giúp cho việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị thử bằng thuốc đặc hiệu là một trong những phương pháp có giá trị trong chẩn đoán bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng khi các phương pháp chẩn đoán khác gặp nhiều hạn chế, khó khăn.
 
 

Phương pháp chẩn đoán huyết thanh miễn dịch đã được nghiên cứu và ứng dụng để chẩn đoán bệnh lỵ a míp, trong đó có các phương pháp như điện di miễn dịch ngược chiều, ngưng kết hồng cầu gián tiếp, kháng thể huỳnh quang gián tiếp, phản ứng men Elisa đã được ứng dụng rộng rãi vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đối với các bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng, các phương pháp chẩn đoán miễn dịch đều cho kết quả dương tính cao; vì vậy được xem như tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh. Đối với bệnh lỵ a míp ở đại tràng, kết quả chẩn đoán bằng các phương pháp huyết thanh miễn dịch bị hạn chế trong những trường hợp bệnh mới mắc hoặc bệnh nhẹ vì hiệu giá kháng thể trong huyết thanh người bệnh thấp.

Điều trị và phòng bệnh

Nguyên tắc điều trị bệnh lỵ a míp là phải dùng thuốc đặc hiệu ngay sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, cần điều trị sớm, đủ liều, triệt để, kết hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn, loại trừ các điều kiện thuận lợi giúp cho a míp phát triển. Các thuốc đặc hiệu thường được sử dụng là dihydroemetin, metronidazol, 5-nitroimidazol, holanin...

Phòng bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng cũng giống như phòng bệnh lỵ a míp ở đại tràng, có nghĩa là đừng để bị nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Việc phòng bệnh muốn có hiệu quả thì cả tập thể và cá nhân đều phải thực hiện các biện pháp cần thiết.

Để phòng bệnh tập thể, những người bị mắc bệnh lỵ a míp cấp tính hoặc mạn tính phải được điều trị triệt để, nghĩa là phải xét nghiệm theo dõi phân cho tới khi không còn a míp cả thể kén và các thể hoạt động. Chủ động kiểm tra phân để phát hiện những người lành thải kén và điều trị cho họ. Đặc biệt chú ý đến những người làm nghề nấu ăn, chế biến thực phẩm, bánh kẹo, cô nuôi dạy trẻ... Cần có chế độ kiểm tra phân đối với những đối tượng này định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện. Giải quyết tốt các vấn đề quản lý và sử dụng phân người như dùng nhà vệ sinh đúng quy cách, hợp vệ sinh. Phải xử lý đúng quy trình nguồn phân trước khi đưa ra sử dụng trong nông nghiệp và tuyệt đối không dùng phân tươi để bón ruộng. Quản lý nguồn nước sinh hoạt như nước ăn, nước rửa phải hợp vệ sinh qua máy lọc, đánh phèn, thuốc khử trùng... Một vấn đề cũng cần được quan tâm là chống ô nhiễm thức ăn bằng cách che đậy thức ăn cẩn thận. Sử dụng các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột... có hiệu lực. Phát động phong trào và duy trì các phương pháp vệ sinh tập thể, vệ sinh cá nhân. Tổ chức và duy trì các chế độ nhúng bát, đĩa, tô, đũa, muỗng... vào nước sôi trước khi ăn.

Để phòng bệnh cá nhân, không nên phóng uế bừa bãi; không uống nước chưa đun sôi, không ăn rau sống, quả sống nếu không bảo đảm an toàn vệ sinh; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Khuyến cáo

Bệnh lỵ a míp ngoài đại tràng phổ biến là bệnh áp xe gan do a míp. Mặc dù bệnh áp xe gan do a míp thường xảy ra thứ phát sau bệnh lỵ ở đại tràng hoặc có tiền sử về bệnh lỵ nhưng cũng có những trường hợp không có mối liên quan này rõ ràng. Vì vậy người bệnh, kể cả các cơ sở y tế cần quan tâm đến vấn đề thường gặp trên thực tiễn để giúp phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời. Việc phòng bệnh phải do cả cá nhân và tập thể cùng thực hiện bằng các biện pháp thiết thực thì mới có hiệu quả, nhất là môi trường sống chung quanh bị ô nhiễm nặng sau các đợt lũ lụt.

 

Ngày 15/11/2010
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích