Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 0 7 5
Số người đang truy cập
4 9 8
 Chuyên đề Sán lá gan
Fasciolopsis buski(nguồn: http://www.stanford.edu)
Đau dạ dày do sán lá ruột (Fasciolopsis buski)

Bạn Bùi Trần Quảng Nam hỏi “Tôi thường hay bị triệu chứng đầy hơi, đau vùng thượng vị lúc đói. Đi khám được chẩn đoán bệnh dạ dày và cho đơn mua thuốc điều trị. Sau các đợt điều trị, tôi cảm thấy không đỡ nên đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết và xác định tôi bị mắc bệnh sán lá ruột”. Vậy bệnh này có giống bệnh sán lá gan mà báo chí đã đề cập đến trong thời gian qua không?

Đặc điểm của sán lá ruột

Sán lá ruột có tên gọi khoa học là Fasciolopsis buski, phân bố phổ biến ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Lào, Campuchia... Sán gây bệnh chủ yếu cho người, lợn, chó, mèo...

Sán lá ruột có màu hơi đỏ, dẹt, là loại sán có hình thể to nhất ký sinh ở người. Kích thước dài khoảng 20 đến 70mm, rộng khoảng 8 đến 20mm, dày khoảng 0,5 đến 3mm. Ở mặt thân có những gai nhỏ xếp thành hàng, gần giác bụng có nhiều gai hơn.

Cơ quan sinh dục gồm hai tinh hoàn chia nhánh, chiếm hết cả phần giữa và phần sau của thân sán. Buồng trứng cũng chia nhánh, nằm ở bên phải thân. Túi tạo trứng nằm đúng giữa thân, có rất nhiều tuyến hoàng thể, nhỏ, nằm hai bên thân, từ giác miệng đến cuối thân. Tử cung chứa đầy trứng. Trứng có kích thuốc dài khoảng 130 đến 140µm, rộng khoảng 75 đến 90µm, vỏ dày, có nắp nhỏ ở một cực, phôi chưa phát triển. Mỗi ngày, sán có thể đẻ tới 25.000 trứng.

Sán trưởng thành bám vào thành ruột non ở đoạn tá tràng hoặc hồi tràng, Sán đẻ ra trứng, trứng theo phân ra ngoài, rơi vào nước. Ở nhiệt độ từ 27 đến 32oC và sau khoảng thời gian từ 3 đến 7 tuần, trứng phát triển có ấu trùng lông ở bên trong. Ấu trùng lông phá vỡ vỏ trứng, bơi lội tự do ở trong nước. Ấu trùng lông chui vào vật chủ phụ thứ nhất là các loài ốc Planorbis, Segmentina, Hippeutis.

 

Chu kỳ sinh học phát triển của sán lá ruột lớn
 

Trong ốc, ấu trùng phát triển thành nang bào tử, rồi trải qua hai thế hệ tạo thành nhiều ấu trùng đuôi. Thời gian ấu trùng phát triển trong ốc khoảng 30 ngày. Sau đó, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, bơi lội trong nước, nếu gặp các loại thực vật sống ở dưới nước, chúng bám vào đó, tạo ra một lớp vỏ bọc ngoài để biến thể thành ấu trùng đuôi trưởng thành hay còn gọi là nang ấu trùng, có kích thước khoảng 200µm. Nếu người hoặc các loại súc vật ăn phải nang ấu trùng vào dạ dày, chúng di chuyển xuống ruột và phát triển thành sán trưởng thành. Nhà khoa học Baclop đã tìm thấy trong một củ ấu có hơn 200 nang ấu trùng sán lá ruột. Những người ở các vùng có sán lá ruột lưu hành có thể bị nhiễm rất nhiều nang ấu trùng sán. Thời gian từ khi bị nhiễm nang ấu trùng sán đến khi phát triển thành sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng mất khoảng 3 tháng.

Bệnh gây nên do sán lá ruột

Tại nơi sán lá ruột ký sinh, ruột bị viêm loét. Nếu có nhiều sán, niêm mạc ruột tiết ra nhiều chất nhầy, có những ổ áp xe nhỏ, những điểm xuất huyết; hệ thống mạch bạch huyết ở mạc treo bị viêm, sưng.

  

 Con  sán lá ruột lớn trưởng thành

trứng sán lá ruột

Độc tố do sán tiết ra có thể gây phù nề toàn thân, tràn dịch ngoài màng tim; gan, lách sưng to, có biến đổi tổ chức mô tế bào. Người bệnh thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, bạch cầu ái toan tăng khoảng 15 đến 30% tùy thuộc số lượng sán ký sinh. Mức độ biểu hiện bệnh lý khác nhau tùy theo đối tượng người bệnh.

Biểu hiện đặc trưng lâm sàng của bệnh sán lá ruột là đầy hơi, đau vùng thượng vị lúc đói. Trường hợp nặng có thể bị đau lan tỏa toàn bộ vùng bụng, có cảm giác thường xuyên bị no hơi, nôn, đi tiêu chảy lỏng từ 10 đến 15 lần trong mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể suy sụp, suy dinh dưỡng, phù toàn thân. Độc tố của sán là nguyên nhân gây thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân nhưng tăng bạch cầu ái toan. Nếu bị nhiễm nhiều sán có thể bị tắc ruột và tử vong do tình trạng toàn thân suy sụp.
 

Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Chẩn đoán xác định người bệnh bị nhiễm sán lá ruột bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng sán.

Khi bị nhiễm sán lá ruột, có thể điều trị bằng các loại thuốc tây y đặc hiệu như Tetrachlorethylene, Niclosamide, Praziquantel:

- Tetrachlorethylene có tác dụng tốt, liều dùng như liều trị giun móc; không nên dùng thuốc này để điều trị khi bị nhiễm sán nặng hoặc tình trạng bệnh nhân bị suy sụp.

- Niclosamide dùng liều cho người lớn 4 viên loại 500mg, nhai kỹ với ít nước, uống một lần sau bữa an nhẹ buổi sáng.

- Praziquantel dùng liều 75mg/kg trọng lượng cơ thể trong 1 ngày, chia làm 3 lần, uống trong từ 1 đến 2 ngày.

Theo y học cổ truyền, có thể dùng nước sắc hạt cau để uống. Nếu dùng một lần, kết quả hiệu lực đạt được khoảng 54%, nếu dùng 3 lần kết quả đạt được 100%. Liều thường dùng 1g/kg trọng lượng cơ thể. Chế biến bằng cách ngâm hạt cau vào nước lạnh, bổ sung đủ từ 300 đến 500ml, sắc thuốc bằng lửa khoảng nửa giờ, để cạn bớt một nửa, uống vào lúc bụng đói.

Phòng bệnh sán lá ruột bằng cách không nên ăn sống các loại rau thực vật thủy sinh mọc hoặc trồng ở dưới nước chưa được nấu chín, không được uống nước lã. Không để phân lợn, phân các loại súc vật, phân người rơi thải xuống nguồn nước. Không cho lợn ăn các loại rau bèo sống, không nuôi lợn và các loại súc vật khác thả rong. Khi phát hiện được người bệnh bị nhiềm sán lá ruột, cần điều trị triệt để nguồn bệnh để chống lây lan.

Bệnh sán ruột khác hẳn với bệnh sán lá gan đã được các thông tin, báo chí vừa qua đã đưa tin. Vì vậy khi bị mắc bệnh với các triệu chứng đầy hơi, đau vùng thường vị lúc đói như đau bệnh dạ dày thông thường nhưng điều trị không khỏi, cần đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Ngày 09/12/2010
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích