|
Ăn cá không nấu kỹ rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan.. |
Bệnh sán lá gan lớn và các bệnh ký sinh đường ruột ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên có xu hướng tăng cao trong 4 tháng đầu năm 2011
Với điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán ký sinh đường ruột ở nước ta rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên 4 tháng đầu năm 2011 số bệnh nhân sán lá gan lớn và một số bệnh giun sán mới nổi khác đã tăng cao so với năm 2010. Theo số liệu thống kê của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn 4 tháng đầu năm 2011, số ca bệnh nhiễm mới sán lá gan lớn cũng như một số bệnh giun sán ký sinh đường ruột có xu hướng tăng cao; đây là những con số đáng lưu ý vì thời gian tới là mùa hè, các bệnh ký sinh đường ruột có điều kiện thuận lợi để phát triển và lan rộng. Các ca bệnh nhiễm mới Trong 4 tháng đầu năm 2011, có 15.348 bệnh nhân đến khám tại phòng khám của Viện phát hiện 537 bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn, 11.918 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo, 11.767 ấu trùng giun lươn, 8.382 ấu trùng giun đầu gai, 10.713 ấu trùng sán dây lợn và 3.479 trường hợp amibe đường ruột. | Sán lá gan lớn. |
Trong khi đó với tổng số 44.010 bệnh nhân đến khám tại phòng khám của Viện năm 2010 mới chỉphát hiện 682 bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn, 4.908 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo, 2640 bệnh nhân nhiễm giun lươn, 1941 bệnh nhân nhiễm giun đầu gai, 1612 bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn, 882 bệnh nhân nhiễm amíp đường ruột. Phần lớn các bệnh nhân này đều có những triệu chứng cấp tính và điều trị tại nhiều cơ sở y tế ở các tỉnh trong khu vực cũng như trong nước không đỡ chuyển về Viện để khám và điều trị, đó là chưa kể số bệnh nhânkhông có điều kiện đi khám phát hiện bệnh ở các địa phương là rất lớn. | | Trẻ hay mút tay dễ bị nhiễm giun kim | Giun kim là một loại ký sinh trùng sống phổ biến ở ruột non. Loại giun này có tên khoa học là Enterobius vermicularis, có thể lây từ người này sang người khác. | Các ca bệnh tái khám
Ngoài các ca nhiễm mới, số ca bệnh tái khám được phát hiện cũng tăng cao trong 4 tháng đầu năm 2011 với651ca sán lá gan lớn, 1.580 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo, 737 ấu trùng giun lươn, 316 ấu trùng giun đầu gai, 534 ấu trùng sán dây lợn và 206 trường hợp amibe đường ruột. Điều này chứng tỏ người bệnh chưa có ý thức tự bảo vệ phòng tránh nguồn nhiễm bệnh giun sán ký sinh đường ruột, nhất là vệ sinh ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước thực trạng bệnh sán lá gan lớn cũng như các bệnh ký sinh đường ruột nổi trội trong 4 tháng đầu năm 2011, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã chỉ đạo các tỉnh trong khu vực tăng cường phát hiện và điều trị bệnh tại địa phương, đồng thời báo cáo Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí để giúp các tỉnh triển khai phòng chống trên diện rộng; có kế hoạch cung cấp thuốc đặc hiệu cũng như hướng dẫn các cơ sở điều trị chú trọng phát hiện và chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng, đi đôi với tư vấn người dân biết cách vệ sinh ăn uống và phòng tránh các nguồn lây nhiễm bệnh.
|