Bệnh sán lá truyền qua thức ăn-một trong 3 căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức và tổ chức phi chính phủ đã tập trung vào công tác với nhiệt tâm và nỗ lực khắc phục các tác động do các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên nối riêng và truyền nhiễm nói chung rất tích cực và mang lại nhiều thành quả đáng khích lệ. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã nhiều lần họp bàn về các giải pháp làm thế nào giảm bớt đi gánh nặng bệnh tật của các căn bệnh này, trong đó có nhóm bệnh sán la do truyền qua thức ăn cũng là một trong số nguyên nhân hàng đầu được quan tâm và áp dụng các biện pháp cũng như nhận được sự đầu tư rất nhiều từ cộng đồng trên toàn thế giới tại các quốc gia Nam mỹ và Đông Nam Á. Nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm nhiễm mầm bệnh Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2011), nhiễm sán lá do nguồn gốc thực phẩm ảnh hưởng đến ít nhất 56 triệu người trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do các loài sán lá gây ra (flukes), trong đó các loài sán lá ảnh hưởng phổ biến đến con người bao gồmClonorchis, Opisthorchis, Fasciola và Paragonimus. Con người bị nhiễm thông qua việc tiêu thụ cá sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn, hoặc ăn các loài động vật giáp xác và rau thủy sinh nhiễm ấu trùng sán lá đang vốn dĩ ký sinh. Phương thức lan truyền Nhiễm sán lá do thực phẩm là bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng hay gọi là bệnh truyền từ động vật sang người (zoonosis). Bệnh lan truyền từ động vật có xương sống đến người một cách tự nhiên và ngược lại. Sán lá có chu kỳ sinh trưởng và phát triển khá phức tạp, trong chu kỳ đó chúng thường liên quan đến hai vật chủ trung gian. Vật chủ trung gian thứ nhất hầu hết là các loài ốc nước ngọt, trong khi đó vật chủ thứ hai lại khác nhau tùy vào loài sán lá. Đối với loài sán Clonorchiasis và Opisthorchiasis vật chủ trung gian thứ hai là cá nước ngọt, trong khi bệnh sán lá phổi Paragonimiasis vật chủ thứ hai là một loài giáp xác (như cua đá). Vật chủ cuối cùng của các loài sán lá luôn luôn là một loài động vật có vú. Con người sẽ bị nhiễm bệnh khi ăn phải các vật chủ trung gian thứ hai bị nhiễm ấu trùng của ký sinh trùng sán lá. Riêng sán lá gan lớn không đòi hỏi ăn vật chủ thứ hai và mọi người có thể bị nhiễm bệnh khi ăn phải ấu trùng dính trên các loại rau thủy sinh mà họ được ăn kèm. Đặc điểm dịch tễ học các bệnh nhiễm sán lá gan do thực phẩm
Bệnh | Tác nhân gây bệnh | Nguồn mắc phải & vật chủ trung gian | Vật chủ cuối cùng tự nhiên trong nhiễm trùng | Sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis) | Clonorchis sinensis | Cá | Chó và các loài động vật ăn cá khác | Sán lá gan nhỏ (Opisthorchiasis) | Opisthorchis viverrini | Cá | Mèo và các loài động vật ăn cá khác | Sán lá gan lớn (Fascioliasis) | Fasciola hepatica, Fasciola gigantica | Rau thủy sinh | Cừu, gia súc và các động vật ăn cỏ khác | Sán lá phổi (Paragonimiasis) | Paragonimus spp | Động vật giáp xác (cua, tôm) | Mèo, chó và các loài động vật ăn giáp xác khác |
Đặc điểm dịch tễ học Trong năm 2005, có hơn 56 triệu người trên thế giới nhiễm sán là do nguồn gốc thực phẩm có ấu trùng sán lá và hơn 7.000 người đã tử vong. Những trường hợp nhiễm sán lá do thực phẩm đã được báo cáo từ hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ là hai khu vực bị nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và trong các vùng này bệnh sán lá được xem là vấn đề y tế công cộng quan trọng. Theo ước tính của WHO có khoảng 3 triệu người ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini; hơn 19 triệu người ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis. Ở những khu vực khác, nhiễm sán lá do thực phẩm là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng gần đây. Ở các nước khác, lan truyền bệnh thường được giới hạn trong những khu vực nhất định và phản ánh thông qua mô hình hành vi và tập quán sinh sống của người dân tại vùng đó, chẳng hạn như thói quen ăn uống, cách thức chế biến và chuẩn bị thức ăn cũng như sự phân bố của các vật chủ trung gian. Thông tin về tình hình dịch tễ học bệnh nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm ở các quốc gia châu Phi hầu như không có. Tác động kinh tế của các bệnh nhiễm sán lá do nguồn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng và chủ yếu liên quan đến sự mở rộng của ngành nuôi trồng thủy sản. Các dấu hiệu lâm sàng Gánh nặng y tế cộng đồng do nhiễm sán lá qua con đường thực phẩm chủ yếu nổi lên là do tỷ lệ bệnh tật hơn là tỷ lệ tử vong do bệnh. Những người nhiễm bệnh nhẹ hoặc mới nhiễm thường không được chú ý vì họ không có các triệu chứng hoặc chỉ vừa mới có triệu chứng. Ngược lại, nếu nhiễm ở mức độ cao thì tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe với những biểu hiện phổ biến nặng có thể xảy ra, đặc biệt là ở vùng bụng và thường hay gặp nhất trong trường hợp nhiễm sán lá gan lớn. Đối với các bệnh truyền nhiễm mãn tính lúc nào cũng làm cho tình hình bệnh tật trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh; triệu chứng chủ yếu đi cùng với các triệu chứng đặc hiệu cơ quan và phản ánh đến vị trí hay tạng cuối cùng mà sán trưởng thành ký sinh trong cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng biểu hiện đặc trưng của bệnh sán lá: + Bệnh do sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis và Opisthorchiasis): những con sán trưởng thành thường ẩn nằm sâu trong ống mật nhỏ của gan, gây viêm đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, xơ hóa các mô lân cận tùy theo mức độ của bệnh. Nghiêm trọng nhất là gây ung thư biểu mô đường mật đường mật, một thể biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong của bệnh ung thư biểu mô đường mật do sán lá gan nhỏ. Cả hai loài sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini, ngoại trừ O. felineus, được xác định như tác nhân gây ung thư. + Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis): Những cá thể sán lá gan lớn trưởng thành nằm sâu trong ống mật lớn và túi mật, chúng gây phản ứng viêm, xơ hóa, tắc nghẽn, đau bụng co thắt và vàng da. Hiện tượng xơ gan và thiếu máu cũng thường xuyên thấy ở những người mắc bệnh. + Bệnh sán lá phổi (Paragonimiasis): vị trí cuối cùng mà sán lá phổi ký sinh là nằm sâu trong mô phổi. Chúng gây ra các triệu chứng có thể giống với bệnh lao như ho ra máu với đờm, màu đỏ tươi hoặc màu rỉ sắt, ho ra máu từng đọt trong năm và có khi kéo dài nhiều năm, gây đau ngực, khó thở (thở nhanh) và sốt. Sự di chuyển của những sán lá có thể lên đến vị trí não, điều này là rất nguy hiểm. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Kiểm soát các bệnh nhiễm sán lá do thực phẩm nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh. Những biện pháp trong y tế công cộng thú y đối với sức khỏe cộng đồng và các khâu thực hành an toàn thực phẩm là được khuyến cáo để giảm nguy cơ lây nhiễm. Trong khi đó, để kiểm soát tỷ lệ bệnh tật, WHO đề nghị hóa trị liệu phòng ngừa và cần nâng cao các tiếp cận điều trị bằng cách sử dụng thuốc điều trị sán lá an toàn và hiệu quả. Hóa trị liệu dự phòng liên quan đến một phương pháp tiếp cận dựa trên cộng đồng, theo đó tất cả mọi người trong một khu vực nhất định hoặc khu vực được cho thuốc chữa bệnh, không phân biệt tình trạng nhiễm của họ. Quản lý ca bệnh riêng biệt liên quan đến việc điều trị những người bị nhiễm được xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ.
Bệnh do sán lá | Thuốc và liều dùng | Chiến lược khuyến cáo | Bệnh do sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) | Praziquantel: + Liều duy nhất: 40 mg/kg +25 mg/kg, ba lần mỗi ngày trong 2 – 3 ngày liên tục. | Sử dụng thuốc để phòng bệnh: + Những quận, huyện nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh ≥ 20%, thì điều trị cho tất cả người dân mỗi 12 tháng 1 lần. + Những quận, huyện nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh < 20%, thì điều trị cho tất cả người dân mỗi 24 tháng hoặc chỉ điều trị cho những người dân có thói quen ăn cá sống trong mỗi 12 tháng. | Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) | Triclabendazole: sử dụng một liều duy nhất (10 mg/kg) | Quản lý ca bệnh riêng biệt: + Điều trị cho tất cả những ca chẩn đoán xác định nhiễm sán lá gan lớn. + Những khu vực lưu hành bệnh: Điều trị cho tất cả những trường hợp nghi ngờ. Sử dụng thuốc để dự phòng: + Ở những nơi huyện, thôn, làng hoặc ở những cộng đồng nơi có những ca sán lá gan lớn xuất hiện theo cụm: điều trị tất cả các trẻ em đang ở tuổi đến đường (5-14 tuổi) hoặc tất cả cư dân mỗi 12 tháng. | Bệnh do sán lá phổi (Paragonimiasis) | Triclabendazole: + 2 x 10 mg/kg trong cùng một ngày (Quản lý ca bệnh riêng biệt), HOẶC + Liều duy nhất 20 mg/kg (phòng bệnh) HOẶC Praziquantel: + 25 mg/kg x 3 lần mỗi ngày x 3 ngày (quản lý ca bệnh riêng biệt) | Quản lý ca bệnh riêng biệt: + Điều trị cho tất cả các ca bệnh chẩn đoán xác định; +Những khu vực lưu hành: Điều trị cho tất cả những trường hợp nghi ngờ Điều trị dự phòng: Ở những huyện, thôn, làng hoặc ở những cộng đồng nơi có những ca mắcsán lá phổi xuất hiện theo cụm: điều trị tất cả cư dân mỗi năm. |
Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tập trung kiểm soát bệnh sán lá lan truyền qua thực phẩm như một phần của những tiếp cận lồng ghép để kiểm soát các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, bao gồm: + Phát triển các các định hướng chiến lược và đưa ra khuyến cáo; + Hỗ trợ cho việc lập bản đồ ở các nước lưu hành bệnh; + Hỗ trợ các biện pháp can thiệp và chương trình thí điểm để kiểm soát ở các nước lưu hành; + Hỗ trợ cho việc giám sát và đánh giá các hoạt động triển khai; + Tài liệu về gánh nặng về nhiễm trùng sán lá qua thực phẩm và tác động của các can thiệp đã thực hiện. WHO đang nổ lực làm việc với các chiến lược sử dụng thuốc an toàn trong điều trị sán lá và đảm bảo rằng những hậu quả tồi tệ nhất của bệnh sán lá gan nhỏ (ung thư biểu mô đường mật) có thể được ngăn chặn. WHO cũng đã thương lượng một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm Novartis Pharma AG, qua đó công ty này sẽ tài trợ Triclabendazole cho điều trị bệnh sán lá gan lớn và bệnh sán lá phổi ở người. Các thuốc này sẽ được chuyển đến miễn phí dựa vào nhu cầu từ các Bộ Y tế. WHO mời tất cả các quốc gia có lưu hành bệnh tham gia vào chương trình tài trợ này.
|