Những điều cần biết về bệnh sán lá gan lớn ở người (Q & A)-Phần 3
Q: Tôi thường ăn gỏi cá và rau sống và có triệu chứng đau hạ sườn phải, tôi có nên đi xét nghiệm không? A: Liên quan đến câu hỏi này, thiết nghĩ anh chị đang có yếu tố dịch tễ và nguy cơ mắc một số loại giun sán khi chúng ta nuốt phải các thực phẩm có thể dính các ấu trùng giai đoạn nhiễm của bệnh giun sán truyền qua thức ăn (Food borne trematode), kể cả sán lá gan lớn Fasciola spp. Hơn nữa, anh chị đang có triệu chứng đau hạ sườn phải thì cũng có khả năng bị sán lá gan hoặc bệnh lý vùng phân khu ổ bụng gan mật theo cấu trúc giải phẩu. Do vậy, để xác định chính xác mình có mắc sán lá gan lớn hay không bạn nên đi xét nghiệm máu, xét nghiệm phân (ít khả thi vì tỷ lệ phát hiện trứng sán trong phân dương tính < 5% dù đó là chuẩn vàng trong chẩn đoán nhưng chỉ hiệu dụng trên động vật như trâu, bò, cừu nhiễm bệnh mà thôi) và nên làm siêu âm đánh giá toàn bộ hệ thống gan mật xem có bị ảnh hưởng tổn thương nhu mô do sán hay không? Chúng tôi nghĩ là cần thiết, điều này không những giúp cho bạn phát hiện bệnh sán lá gan lớn mà còn có thể giúp bạn chẩn đoán thêm một số bệnh lý khác về tiêu hóa hoặc cơ liên sườn mà một thời gian làm cho chúng ta bị đau như thế. Q: Thưa bác sỹ, Nguời bị sán lá gan lớn có nhất thiết phải đến bệnh viện hay có thể điều trị tại nhà để đỡ phải ảnh hưởng đến công việc. Xin các bác sĩ cung cấp một số nơi điều trị hiệu quả cho bệnh nhân? A: Một câu hỏi rất thiết thực và có quan trọng trong lĩnh vực tác dụng ngoại ý của thuốc. Trên thực tế lâm sàng, đến nay chúng tôi đã tiếp nhận và xủ trí khoảng 40.000 - 50.000 ca bệnh sán lá gan lớn ở người tại phòng khám bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thì phần lớn bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 2 ngày nằm viện, theo dõi diên tiến cải thiện lâm sàng và đặc biệt theo dõi một số tác dụng ngoại ý của thuốc trên bệnh nhân khi dùng thuốc sán lá gan lớn. Nhìn chung, các tác dụng ngoại ý của thuốc chỉ là đau thắt nhẹ vùng gan mật sau khi dùng thuốc, thỉnh thoảng đau bụng thoáng qua, đau cơ, hoặc chóng mặt nhẹ và tự chấm dứt sau 48 giờ dùng thuốc và không để lại di chứng hay biến chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ có dị ứng thuốc hoặc các thành phần của thuốc triclabendazole (thuốc chính trong điều trị bệnh SLGL), có thể đe dọa tín mạng, dù tỷ lệ < 1/1000 nhưng cũng phải cẩn thận, do đó nếu có thời gian và thận trọng, chúng tôi vẫn khuyên đến khám, điều trị và đặc biệt các cơ địa thường dị ứng với thức ăn và thuốc thì nên nằm viện ít nhất 24-48 giờ tại Viện để theo dõi các phản ứng nếu có xảy ra. Đồng thời cũng an toàn cho bệnh nhân. Nếu bạn đang ở trong nội thành tỉnh Bình Định thì nên đến các cơ sở chuyên khoa như Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn hoặc Trung tâm Phòng chống Sốt rét và Nội tiết tỉnh Bình Định là các địa chỉ đáng tin cậy để điều trị hiệu quả. Q: Thưa bác sỹ, để phòng bệnh sán lá gan lớn, cần xử lý rau ăn sống và rau nấu chín như thế nào? Ở nhà tôi có trồng rau trên đất, không tưới phân, không xịt thuốc sâu, chỉ tưới nước máy. Từ trước tới nay tôi nghĩ rau này là rau sạch nên chỉ rửa sơ sơ, vậy rau này có nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn hay không? A: Như bạn đã biết, bệnh sán lá gan lớn lây qua các ấu trùng giai đoạn nhiễm metacercariae của sán lá gan lớn Fasciola spp. dính vào trong các loại rau thủy sinh như rau muống, rau răm, rau diếp cá, rau cải xoong, ...đang trồng trong các vùng ao hồ và các vùng ô nhiễm phân của gia súc và con người đã bị nhiễm sán lá gan lớn (SLGL) thải trứng ra môi trường. Tuy nhà bạn trồng rau được xem là tương đối sạch nhưng cũng không loại trừ là không ô nhiễm trứng cũng như ấu trùng. Tuy nhiên, bệnh sán lá gan lớn có thể lây truyền theo các con đường khác như ăn gan sống xử lý chưa chín hoặc nguồn nước ô nhiễm ấu trùng sán Fasciola spp. do đó chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn nguồn nhiễm bệnh cho người bạn ạ. Q: Một người mắc bệnh SLGL thì nguyên tắc điều trị bệnh này ra sao thưa bác sỹ? A: Bệnh sán lá gan lớn (SLGL) cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng cũng như tử vong do sán lá gan lớn nếu không điều trị đúng. Việc điều trị có thể gồm cả điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa (nếu cần thiết hoặc khi có biến chứng bụng cấp cứu ngoại khoa) Điều trị nội khoa Điều trị bệnh SLGL càng sớm càng có hiệu quả, kết quả điều trị nên đánh giá tổng thể thông qua sạch trứng SLGL trong phân, chuyển đổi huyết thanh cũng như hồi phục thương tổn do SLGL gây nên cho hệ thống gan mật. Vì phần lớn các thuốc điều trị SLGL đều có độc tính cao, do vậy nên điều trị tại bệnh viện hay cơ sở điều trị và theo dõi. Qua quá trình nghiên cứu, trên thế giới cũng như trong nước, hiện nay có nhiều thuốc đIều trị bệnh này, song hiệu quả điều trị khác nhau thay đổi rất lớn. Dựa vào phân loại về thuốc điều trị giun sán, con đường tác động sinh hóa học của thuốc sẽ khác nhau trên từng loại vật chủ, độc tính tác động trực tiếp lên trứng, ấu trùng hoặc sán trưởng thành cũng vậy. Cơ chế tác động của thuốc cũng khác nhau tùy loại thuốc và cơ chế hoạt động của nó thường bao gồm một hay nhiều khâu sau đây: (i) Ức chế các cấu trúc vi ống, gây ra block đảo ngược khâu tiêu thụ glucose của sán; (ii) Ức chế sự trùng hợp các tubulin; (iii) Ngăn chặn sự khử cực thần kinh cơ của sán; (iv) Ưcchế men cholinesterase; (v) Gây tăng tính thấm màng tế bào, dẫn đến mất ion canxi nội bào; (vi) Gây ra sự chân không hóa của tegument; (vii) Gây tăng tính thấm màng tế bào với ion chlor thông qua thay đổi kênh ion. - Emetin: Là một thuốc cổ điển để điều trị theo đường dưới da hoặc tiêm bắp, liều 1-10mg/kg x 10 ngày. Những trường hợp không đáp ứng với emetin thì dùng Bithionol 50mg/kg/ngày uống cách nhậttrong 10 ngày hoặc 40mg/kg/ngày, uống cách nhật trong 14-15 ngày; - 2-Déhydroémetin: Thuốc cổ điển để điều trị rộng rãi đến tận hôm nay, loại emetin tổng hợp được bài tiết 2 lần nhanh hơn emetin thiên nhiên, do đó ít độc hơn. So với Emetin thì Dehydroemetin có thời gian bán hủy ngắn hơn và biến khỏi tim và gan nhanh hơn, song điều trị bằng emetin chưa có ca nào tử vong được báo cáo. Thông thường dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 1-10mg/kg x 10 ngày hay 0,1g/ngày trong 10 ngày với người cân nặng trung bình. Người có tổng trọng lượng trung bình cao, có thể dùng liều cao hơn nhưng tối đa chỉ 1,4g cho một lượt điều trị. Thường dùng kết hợp với Strychnine (1mg/ngày) và vitamine B1 (250mg). Hiệu lực của thuốc rất cao khi điều trị giai đoạn cấp và mạn tính mà tác dụng ngoại ý tương đối. Độc tính của thuốc đã ghi nhận qua nhiều nghiên cứu cũng như trên lâm sàng bệnh viện như viêm cơ tim cấp (L.Q. Hùng và cs., 1997), rối loạn nhịp, đối khi gây tăng huyết áp nhẹ (H.H. Quang., 2005). So với emetine thì dehydroemetine có thời gian bán hủy ngắn hơn và thải trừ khỏi gan, tim nhanh hơn, tuy nhiên khi điều trị emetin chưa thấy có ca nào báo cáo tử vong. Trừ trường hợp viêm cấp tính, nên dùng 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau ít nhất 3 tuần vì tính chất độc của thuốc được tích tụ. Các thuốc trên đây không thể một mình nó diệt ký sinh trùng, nhưng nó duy trì tác dụng của déhydroemetine và giúp chờ thải hết chất này trước khi vào đợt thuốc mới. Vào thời kỳ xâm nhập, một đợt đủ để trị lành bệnh nhưng ở thời kỳ toàn phát, có khi phải dùng 2-3 đợt và trong trường hợp này, giữa 2 đợt điều trị, phải có khoảng cách 15 ngày vì thuốc có tính độc và tích tụ trong máu, có khả năng gây viêm cơ tim. Do vậy, ngày nay người ta rất ít dùng thuốc này điều trị bệnh sán. - Bithionol: Thuốc lựa chọn thay thế trong trường hợp sán lá gan không nhạy với triclabendazol, về cơ chế tác dụng là gây ra sự oxy hóa và phosphoryl hóa bên trong ký sinh trùng, dẫn đến blocksự tổng hợp adenosin triphosphate (ATP), nay thuốc chỉ được dùng điều trị cho nhiễm trùng mạn tính, tỷ lệ chữa khỏi gần 50% và quá trình điều trị phải lặp lại vài ngày sau đó với liều tăng dần theo từng ngày, điều đáng quan tâm thuốc này có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Liều thường dùng là 30-50mg/kg, uống cách nhật 20-30 ngày chia làm 3 đợt, những trường hợp không đáp ứng với Emetine thì dùng Bithionol 50mg/kg/ngày uống cách nhật x 10 ngày hoặc 40mg/kg/ngày cách ngày x 14-15 ngày; hoặc liều 50mg/kg cách ngày trong 10 ngày cũng cho hiệu quả tương đương (Poltera và cs., 1990). Nhìn chung, thuốc bithionol mặc dù không có tác dụng điều trị một cách đầy đủ, song nó được khuyến cáo sử dụng trong một thời gian dài để điều trị bệnh SLGL. Thuốc có tác dụng ngoại ý như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, khó chịu bụng, mẩn ngứa, mày đay,.. song các dấu hiệu này sẽ mất đi khi dừng thuốc khoảng 3 ngày. Thuốc có an toàn khi sử dụng trên đối tượng phụ nữ có thai hay không thì chưa thấy báo cáo nào. Clorsulon cũng là một thuốc hiệu quả cao chống lại SLGL trưởng thành và chưa trưởng thành ở liều 20-30mg/kg liều duy nhất. Kết quả cho thấy hiệu quả cao chống lại sán trưởng thành và chưa trưởng thành ở cừu và gia súc. Liều tối đa an toàn là 200mg/kg được dung nạp bởi cừu. Hiện tài liệu về các công trình nghiên cứu thuốc trên người này chưa có công bố rộng rãi. - Nitazoxanide: là một dẫn xuất của thiazolide được mô tả lần đầu tiên 1975 và có nguồn gốc là một thuốc điều trị giun sán cho thú y (Rossignol và Cavier, 1975). Trên người, thuốc này có phổ rộng chống lại các loại ký sinh trùng, bao gồm Crypsporidium parvum và Isospora belli ở những bệnh nhân sau giảm miễn dịch mắc phải, Entamoeba histolytica, Giardia duodenalis, giun đũa, giun tóc, sán dây bò và Hymenolepis nana (Rossignol và Maisonneuve, 1984; Cabello và cs., 1997; Doumbo và cs., 1997). Thuốc này cũng có hiệu quả trên in vitro chống SLGL và trên in vivo chống các giai đoạn non và trưởng thành của Fasciola spp. ở thỏ gây nhiễm thực nghiệm. Nitazoxanide cũng có phổ rộngchống vi trùng gram âm và dương và một số vi khuẩn hiếu khí như tụ cầu vàng và những chủng Helicobacter pylori kháng metronidazole (Dubreuil và cs., 1996). Một nghiên cứu được tiến hành do các nhà khoa học thuộc khoa kí sinh trùng và khoa nhi, Đại học Ain Shams, Iran nhằm đánh giá hiệu quả thuốc nitazoxanide (biệt dược Fentalâ) lêncác giai đoạn phát triển khác nhau của sán F. gigantica. 30 con thỏ được gây nhiễm thực nghiệm bằng metacercariae đường miệng. Sau đó chúng được chia thành 3 nhóm: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và được điều trị thuốc nitazoxanide ở thời điểm 3 tuần, 6 tuần và 10 tuần sau khi gây nhiễm. Mỗi nhóm như vậy gồm phụ nhóm không điều trị và phụ nhóm được điều trị. 5 con thỏ khoẻ mạnh không bị nhiễm được chọn làm nhóm chứng (nhóm 4). Tất cả thỏ được mổ sau 4 tuần điều trị nitazoxanide cho thấy hiệu quả làn lượt là 33,3%; 62,85% và 100% ở các thời điểm cho 3 tuần, 6 tuần và 10 tuần. Vì vậy, hiệu quả của thuốc liên quan chặt chẽ đến giai đoạn của sán (tuổi) mà thuốc tác động lên, thời gian nhiễm càng dài thì hiệu quả càng đạt đến đỉnh điểm (100% ở tuần thứ 10). Công thức máu được làm cho tất cả thỏ trước khi gây nhiễm, trước khi điều trị và 4 tuần sau điều trị cho thấy có sự thay đổi huyết động khi nhiễm và sau điều trị. eosinophile và thể tích hồng cầu khối là những thông số nhạy nhất để phản ảnh do tác động gây nhiễm và do điều trị. So với những con thỏ trong nhóm chứng (nhóm 4) cho thấy không có tác dụng ngoại ý của thuốc cũng như bất thường về hình ảnh huyết động. Thuốc đã được đăng ký ở Mỹ để trị tiêu chảy do Cryptosporidium trên bệnh nhân HIV/AIDS; đăng ký ở Tây Âu và Nam Mỹ để điều trị bệnh cryptosporidiosis và phổ rộng các loại đơn bào khác. Trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở để đánh giá hiệu quả nitazoxanide-một thuốc điều trị sán lá phổ rộng, trên bệnh nhân SLGL mạn tính ở Ai Cập. Trên một mẫu nghiên cứu đủ lớn 125 bệnh nhân từ vùng Menoufiya Governorate ở đồng bằng sông Nile của vùng thấp Ai Cập. Mỗi bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng gồm sốt, chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn (P), đau bụng vùng hạ vị, gan to hoặc gan lách to; chẩn đoán được xác định nếu có phát hiện trứng trong phân. Nitazoxanide được cho liều 500mg (200mg cho trẻ em), 2 viên/ ngày (sáng và tối) trong bữa ăn trong 6 ngày liên tiếp. Vào các ngày thứ 4, 6 và 30 sau liều đầu tiên điều trị, khám kiểm tra phải được tiến hành, mẫu phân thu thập kiểm tra xét nghiệm về mặt ký sinh trùng học và mẫu máu kiểm tra ELISA sử dụng kháng nguyên đặc hiệu loài F. gigantica. Vào ngày thứ 6, một mẫu máu được lấy và kiểm tra các thông số huyết học và sinh hóa, cũng như mẫu nước tiểu cũng phân tích. Hiệu quả được đánh giá dựa trên xét nghiệm sán trong phân thu được ở ngày thứ 30 sau điều trị. Kết quả cho thấy, 121/125 bệnh nhân không còn trứng sán F.hepatica trong mẫu phân được lấy ngày 30. Hiệu giá kháng thể và đếm bạch cầu eosin cho thấy giảm như là một cách cho thấy loại bỏ sán ra khỏi bệnh nhân. Thuốc dung nạp tốt không có tác dụng ngoại ý nào phải cần đến can thiệp. Kết quả này cho thấy thuốc nitazoxanide rất an toàn và hiệu quả cao trên SLGL ở người . Tuy nhiên để khẳng định thêm, cần có nghiên cứu đối chứng. Liều dùng 500mg đường uống 2 lần/ ngày (cách nhau 12giờ) một lần buổi sáng và một lần buổi chiều, trong 7 ngày liên tục; thuốc dung nạp tốt và hiệu quả điều trị đạt 82,4%, sau 30 ngày hiệu giá kháng thể chuyển ngược rất thấp. -Triclabendazole: là dẫn suất chlorinated benzimedazole, tên hóa học 6-chloro-[2,3-diclorophenoxy]-2-methyl thiobenzimidazole. So với các thuốc diệt sán khác, thì thuốc này có tác động trên cả thể trưởng thành và non, gần đây triển vọng đang dùng cho bệnh SLGL F. hepatica, F. gigantica, sán lá phổi P. westermani và các Paragonimus spp. khác ở người tỏ ra hiệu quả với liều 10-12mg/kg kể cả giai đoạn cấp tính và mạn tính (H.H. Quang và cs., 2005). Điểm qua cơ chế tác dụng của TCBZ trên sán Fasciola gigantica: một nghiên cứu của nhóm tác giả ĐH Queensland của Belfast, Bắc Australia theo dõi hiệu quả của chất chuyển hóa sulphoxide từ thuốc TCBZ trên sự thay đổi hình thái học bề mặt của vỏ sán, được kiểm chứng qua kính hiển vi điện tử quét. Nếu ở nồng độ 10 microgam/ml thì vi vỏ của sán sẽ sưng phồng và nổi các bọng nước sau 6 giờ ủ; dấu hiệu nổi bọng nước chủ yếu xảy ra ở phần chóp. Nếu thời gian ủ bệnh lâu hơn, thì dấu hiệu sưng phồng của chóp càng nghiêm trọng hơn, hậu quả dẫn đến tróc lớp vỏ và mất chóp và nếu sau 18-24 giờ ủ thì lớp vỏ tróc càng lan rộng, thủng lớp tế bào đáy, tạo các lỗ hổng trong lòng sán suốt từ đầu đến chóp sán cuối cùng. Bề mặt của vùng bụng sán bị tác động nghiêm trọng hơn vùng đuôi (Meaney M và cs., 2002). Dựa trên những nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới, thuốc này được TCYTTG đưa vào danh mục thuốc thiết yếu ở một số quốc gia (WHO Expert Committee on the Use of Essential Drugs- WHO’ list of essential drugs). Thuốc hấp thu và dung nạp tốt trên người, thải trừ chủ yếu qua phân (90%) và còn lại theo đường nước tiểu. Thời gian bán hủy ở dạng chuyển hóa sulfoside trong huyết thanh là 11 giờ, liều gây chết LD50 ở chuột thực nghiệm là > 8.000mg/kg và ở thỏ là 206mg/kg. Trên thực tế lâm sàng, liều dùng cho người có thể dùng liều duy nhất hay liều chia 2 (split dose) 10mg/kg cân nặng đều cho hiệu quả như nhau (H.H. Quang và cs., 2006). Một nghiên cứu khác trên 24 bệnh nhân SLGL mạn tính dùng với liều 10mg/kg uống sau một đêm nhịn đói, có 79,2% sạch trứng sau 2 tháng. Điều trị lần 2 liều như trên thì tỷ lệ sạch trứng đạt 100%, không thấy tác dụng ngoại ý, thuốc hấp thu tốt nếu uống sau bữa ăn, tỷ lệ chữa khỏi 100% (Apt và cs., 1995; H.H. Quang và cs., 2009). Thử nghiệm đầu tiên thành công trên người vào năm 1988, sau đó thuốc được dùng với liều 10-12mg/kg liều đơn hay 2 liều cách nhau 12 giờ. Thuốc tỏ ra dung nạp tuyệt vời và dường như không làm thay đổi các thông số huyết học, sinh hoá đáng kể, nếu có sau khi ngưng thuốc thì các thông số này trở về bình thường. Một nghiên cứu gần đây của Viện y tế công cộng, ĐH Alexandria, Ai Cập về hiệu lực của thuốc TCBZ điều trị nhiễm sán mạn tính trên 134 bệnh nhân được chẩn đoán SLGL, trong đó chia làm 2 nhóm: 68 bệnh nhân nhận liều duy nhất 10mg/kg và 66 bênh nhân nhóm 2 nhận 2 liều cũng 10mg/kg cân nặng nhưng uống vào 2 ngày liên tiếp; kết quả cho thấy sau 5 tuần điều trị, tỷ lệ chữa khỏi nhóm 1 là 79,45% và nhóm 2 đạt 93,9%, không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ chữa khỏi và không chữa khỏi giữa 2 nhóm nghiên cứu, song số trứng trong phân của 2 nhóm tồn tại khác nhau một cách có ý nghĩa (p < 0,05) và số ca điều trị thất bại sẽ được điều trị lại tiếp liều thứ 2 (liệu trình 2 ngày liên tiếp như nhóm 2) và kết quả tỷ lệ chữa khỏi là 100%. Như vây, TCBZ là rất đặc hiệu trên bệnh SLGL trên người, thuốc dung nạp tốt (biểu hiện qua tất cả bệnh nhân đều không thay đổi sinh học gan mật và các marker sinh hoá khác), sau khi uống thuốc, đa phần bệnh nhân có triệu chứng đau nhẹ, cơn đau kiểu co thắt, một tỷ lệ nhỏ (< 0,01%) xuất hiện vàng da, có thể do căng túi mật hoặc viêm túi mật gây ứ trệ dẫn mật, nhưng dấu hiệu giảm dần trong 2 tháng sau đó. Một nghiên cứu trên 251 bệnh nhân SLGL F. gigantica thuộc 15 tỉnh thành trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên, qua điều trị bằng TCBZ với hai liệu trình liều điều trị khác nhau (10mg/kg thể trọng), kết quả cho thấy: các bệnh nhân trong nghiên cứu này có các triệu chứng điển hình: đau thượng vị mũi ức và ậm ạch khó tiêu (97,61%), đau hạ sườn (P) và điểm Murphy (84,48%); chán ăn, buồn nôn, nôn mửa (95,62%); hội chứng giả cúm gồm sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, mỏi cơ và cơn đau mỏi dưới vai cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (84,46%); đau tức thắt lưng tựa như điểm đau cơ thắt lưng đi kèm suy nhược toàn thân là hai triệu chứngnổi trội với 78,88% và 87,65%; biểu hiện mẩn, dị ứng (nhiều dạng khác nhau: nổi mảng ngứa trên da, nổi hột dạng đinh kim hoặc chấm xuất huyết li ti, vị trí hay gặp vùng kẻ ngón tay, mạng sườn, cẳng tay, cẳng chân, sau cổ, gáy) chiếm hầu hết bệnh nhân đến khám đầu tiên (77,3%). Góp phần cho cơ thể bệnh nhân suy nhược là rối loạn tiêu hóa (táo bón ít gặp, nhưng nhiều nhất vẫn là đi cầu phân nát, đại tiện phân lỏng và /hoặc phân sống) chiếm 71.31%.; sụt cân nhiều (80.08%) trong thời gian ngắn, trung bỡnh 7-10kg trong vũng 1-3 thỏng, song cỏc triệu chứng này được cải thiện nhanh chóng sau điều trị bệnh ổn định. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau hạ sườn (T), ra mồ hôi, mệt lả trong bối cảnh suy nhược và sốt (40,24%), gan to và lách to hiếm gặp (2,4 và 1,59%) và nếu có thể trênbệnh cảnh đi kèm bệnh viêm gan hoặc u gan lành tính; tức ngực, khó thở, đau sau xương ức trong nghiên cứu này chúng tôi cũng hiếm gặp hơn (17,13%) có lẽ đau ở đây do kích thích đám rối dương lan tỏa. Kết quả về các dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt, nhịp thở dường như không đổi hoặc chỉ dao động trong khoảng cho phép, thay đổi thông số các giá trị chuẩn được đối chiếu 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau khi điều trị, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và đều nằm trong giới hạn bình thường. Mức độ dung nạp thuốc TCBZ được đánh giá thông qua các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Sau một ngày (thường thấy nhất là sau uống thuốc 10-12 giờ) điều trị TCBZ, khám lâm sàng thấy biểu hiện tăng đau nhẹ ở vùng hạ sườn (P), đau bụng dạng co thắt, mệt ngực, khó chịu, buồn nôn nhưng không nôn, một số bệnh nhân xuất hiện cơn sốt run lạnh, sẽ tự hết mà không cần xử trí gỡ. Phần lớn các triệu chứng khó chịu gặp ở nhóm I (liều duy nhất), song ở nhóm II (liều chia đôi) thì không thấy, song cả hai nhóm thì au 36 giờ (kể từ lúc uống thuốc) các triệu chứng khó chịu trên giảm dần dần và tự mất. Artemisinins và artemether: Trong một nghiên cứu thử nghiệm in vitro trên mô hình chuột do nhóm nghiên cứu của Jennifer Keiser và cộng sự thực hiện tại Viện ký sinh trùng Swiss Tropical Institute, Basel, Thụy Sĩ và Trung tâm phòng chống bệnh nhiệt đới Thượng Hải, Trung Quốc, kết quả cho biết cho các sán F. hepatica trưởng thành phơi nhiễm in vitro với các nồng độ khác nhau 1, 10, 100microgam/mL của artesunate, artemether và dihydroartemisinin trong 72 giờ. Những con chuột cái Wistar được cho liều uống duy nhất artesunate và artemether (100-400mg/kg) bắt đầu 3 hoặc 10-14 tuần sau nhiễm và mật độ nhiễm sán của chuột giảm được đánh giá đối chiếu với những con chuột trong nhóm chứng. Tiếp đó, các con chuột được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét sau khi phục hồi từ đường mật của chuột được cho uống liều 200mg/kg artesunate 24 và 72 giờ sau điều trị. Kết quả là những con sán F. hepatica tiếp xúc in vitro với nồng độ 10 microgam/ mL trong vòng 72 giờ với artesunate, artemether và dihydroartemisinin cho thấy sự vận động, sưng phồng, bỏng dộp, tổn thương và sưng tấy đỏ vi ống lên rất kém. Ngược lại, với nồng độ 100microgam/mL trong vòng 72 giờ thì toàn bộ sán chết hết và 100% sán đã bị loại khỏi chuột với liều 200 và 400microgam/mL của artesunate, artemether và dihydroartemisinin. Chính kết quả này đã mang lại nhiều hứa hẹn cho artesunate và artemether trong vai trò thuốc diệt sán với độ dung nạp thuốc tốt. Artemisinine và các dẫn suất từ lâu được xem là thuốc điều trị sốt rét, có hiệu quả, nhất là trong các trường hợp điều trị SRAT. Trong nhưng năm gần đây, một số nghiên cứu đa trung tâm đã thử nghiệm tác động của nhóm thuốc này trong việc điều trị bệnh SLGL Fasciolae spp. Gần đây, BV bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu áp dụng phác đồ điều trị sán lá gan lớn bằng artesunate liều 4 viên/ ngày (người trưởng thành) x 7 ngày, bước đầu kết quả cho biết sau 1 năm đièu trị thì phác đồ này cho kết quả 80% so với TCBZ. Một nghiên cứu khác thử nghiệm với liều người lớn: viên artesunate 50mg x 4 viên / ngày x 10-14 ngày liên tục, đường uống tại một nghiên cứu đa trung tâm cho thấy có hiệu quả, song chưa có số liệu cụ thể về hiệu lực điều trị của chúng. Thuốc điều trị sán lá gan lớn Fasciola spp. được sử dụng nghiên cứu và điều trị trên người (Boray và cs, 1986; WHO, 2003, 2007 và bổ sung các y văn 2012) Thuốc/ hoạt chất | Liều khuyến cáo | Hiệu lực/ Hiệu quả | An toàn/ Dung nạp | Gentian violet | Thay đổi | Không hiệu quả | Dữ liệu không đáng tin cậy | Phenanthrochinoline | Thay đổi | Không hiệu quả | Phụ thuộc vào liều lượng | Dithiazanine | Thay đổi | Không hiệu quả | Tác dụng phụ độc | Chloroquine | 150mg 2lần, mỗi ngày trong 3 tuần | Không hiệu quả ở người | Độc tính! | Metronidazole | 200mg, 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày | Không hiệu quả ở người và cừu | X | Metronidazole (flagyl) | Nếu liều 1.5g/ngày trong 3 tuần | Có khẳ năng chống kháng do Fg và Fh với Triclabendazole | X | Praziquantel | 75mg/kg chia 3 liều | Không hiệu quả ở người và cừu | X | Emetin/ dihydroemtine hydrochloride | 1,5mg/kg mỗi ngày hoặc 30mg cho người lớn mỗi ngày trong 10 ngày | Có hiệu quả tốt trên người | Độc tính | Carbon tetrachloride | 2,4ml liều duy nhất | Hiệu quả trên người và cừu | Độc tính tiềm tàng | 1,4 bis trichloro methylbenzene (hetol, chloxyle) | 5x 100-200mg/kg mỗi 2 ngày. 2x 100-150mg/kg mỗi ngày | Hiệu quả chống lại sán trưởng thành và không trưởng thành ở người | độc tính, tổn thương thận | Bithionol | 10-15mg hay 30-50mg/kg mỗi 2 ngày | Hiệu quả chống lại sán lá gan lớn ở người, cừu và gia súc. | Độc tính | Niclofan | 2mg/kg x liều x 3 ngày | Hiệu quả cao với sán trưởng thành | độc tính mơ hồ | Triclabendazole | 10-12mg/kg liều duy nhất lặp lại 48 giờ sau | Hiệu quả cao với sán trưởng thành và không trưởng thành | An toàn tuyệt đối | Clorsulon | 20mg/kg liều duy nhất | Hiệu quả cao với sán trưởng thành và không trưởng thành | An toàn tuyệt đối | Mizarid | 600mg/ ngày (2 viên/ngày) trong 6 ngày liên tiếp | Hiệu quả cao sau 2 và 3 tháng điều trị là 88.2% và 94.1% | An toàn, tác dụng ngoại ý không đáng kể. |
Xử trí viêm túi mật, đường mật đi kèm bệnh sán lá gan Trước hết, nếu chưa có biểu hiện viêm phúc mạc tại chỗ hoặc toàn bộ, thầy thuốc thường cho thêm kháng sinh phổ rộng và theo dõi thêm. Tùy theo mức độ đau và phản ứng của thành bụng mà thầy thuốc sẽ chỉ định thuốc giảm đau thích hợp. Nếu đã có viêm phúc mạc, thầy thuốc nên có hội chẩn và can thiệp ngoại khoa. Nên chỉ định siêu âm, xác định có sỏi túi mật, sỏi đường mật và giun chui ống mật (GCOM) hay không và tùy theo tình trạng toàn thân và biểu hiện lâm sàng, sẽ có chỉ định can thiệp bằng các thủ thuật: cắt túi mật, mổ nội soi lấy sỏi túi mật, đường mật và cơ vòng Oddi. Nếu có sỏi ống mật chủ hoặc GCOM, có thể can thiệp gắp sỏi hay giun ra khỏi đường mật; nếu không có sỏi đường mật mà OMC bị hẹp do u đường mật, u đầu tụy thì đặt ống dẫn lưu để dẫn vào tá tràng trước khi các thủ thuật khác tiến hành. Điều trị ngoại khoa Trong một số trường hợp, điều trị SLGL cần thiết kết hợp nội-ngoại khoa như khi SLGL gây abces gan doạ vỡ gan hoặc bao gan, hoặc vỡ lên các tạng lân cận (tim, cơ hoành, phổi, cột sống, tuỵ); bệnh SLGL giai đoạn mật, viêm đường mật hướng lên do SLGL đôi khi cũng cần can thiệp ngoại khoa. Sau khi điều trị bằng TCBZ, thầy thuốc lâm sàng thấy cần thiết để can thiệp ngoại khoa thì tiến hành, tùy thuộc vào hoàn cảnh bệnh lâm sàng cụ thể: -Nếu ổ tụ (máu, dịch mủ, hoặc mật) quá lớn không thể điều trị nội khoa với các thuốc kháng viêm, hy vọng sẽ hấp thu dịch trở lại, có nguy cơ vỡ thì chúng ta can thiệp ngoại khoa. Hoặc là chọc hút dịch hoặc phải mổ nội soi để giải phóng ổ dịch tụ dưới cơ hoành và màng phổi. -Nếu có cặn màng phổi và dịch bao gan quá nhiều, sau tháo dịch phải bơm dung dịch nước muối sinh lý để rửa; -Nếu SLGL tồn tại số lượng nhiều gây chít hẹp đường mật (giai đoạn mật) hoặc tuỵ phải tiến hành mở ống mật chủ hoặc sử dụng phương pháp ERCP (can thiệp bằng nội soi mật tuỵ ngược dòng) để cắt cơ vòng Oddi rồi giải phóng lượng sán ra ngoài, súc rửa bằng dung dịch đặc biệt. Chăm sóc hậu phẩu cho bệnh nhân tương tự như một trường hợp mổ ở bệnh hệ thống gan,mật, tuỵ. Q: Sau khi điều trị sán lá gan lớn trở về từ bệnh viện, chế độ ăn uống cho bệnh nhân sẽ như thế nào? A:Vì trong bệnh SLGL có tổn thương không những ở gan mà còn tổn thương ở hệ thống đường mật (hepatobiliary lesion), nếu chúng ta thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn. Trong thời gian bị bệnh cấp tính, cần để cho túi mật nghỉ ngơi, loại bỏ các chất béo trong chế độ ăn và cả protid. Chế độ ăn người bệnh gan là phải đủ chứ không nên dư thừa vì một phần nào đó suy yếu chức năng gan, chỉ nên có glucid như nước đường, nước rau quả, sau đó cho thêm bột như ngũ cốc, khoai nghiền và cần ăn nhạt, nhiều xơ để chống táo bón và cho ăn sữa tách bơ. Mặc dầu bệnh SLGL hiếm khi đưa đến giai đoạn mạn và thực tiễn lâm sàng cũng không có một nguyên tắc hay tiêu chuẩn để chẩn đoán giữa một bệnh SLGL cấp và SLGL mạn, nhưng khi đã chuyển sang giai đoạn mạn của bệnh lý gan-mật chung thì chế độ ăn cũng cần nương nhẹ và điều chỉnh, cụ thể là cần hạn chế chất béo vì chính chất béo gây ảnh hưởng không chỉ đối với chức phận gan-mật mà cả dạ dày-ruột. Mỡ làm cho môn vị mở chậm và gây ra đầy nhanh khoang rỗng của dạ dày nhanh, nó tụ lại trong dạ dày. Mỡ cản trở bài tiết acid chlohydride cần cho sự tiêu hoá protid, làm cho mật xuống ruột không đều, tăng chất độc vào máu, ảnh hưởng đến gan. Với các thức ăn có nhiều glucid thì rất tốt vì nó dễ tiêu, không dùng chocolate, cacao, không dùng các thức ăn có trộn thêm trứng và bột vì dễ gây khó tiêu (nhất là giai đoạn thương tổn cấp tính chưa giải quyết trong tuần đầu tiên). Đối với trứng, có rất nhiều tác giả khuyên nên kiêng trứng nhưng thực tế cho thấy lòng trắng trứng chứa nhiều acide amin loại methionin, cystine - các acide amin bảo vệ gan; lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu một ngày ăn 1 lòng đỏ quả trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể, như vậy, trừ những trường hợp dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể các ngày ăn quả trứng luộc. Để tránh ứ đọng mật và nhiễm trùng đường mật cần hạn chế các thức ăn gây táo bón (các thức ăn, nước uống có chứa nhiều thành phần tanin), vì táo bón sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn đường ruột phát triển và dẫn đến viêm tá tràng và viêm đường dẫn mật nặng nề hơn. Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho bệnh lý gan, mỗi ngày cần đảm bảo lượng rau quả tươi (rau xanh 200g + củ, quả non khoảng 1.000g + quả chín tươi 200g), trường hợp người già yếu không thể ăn đủ lượng rau quả thì uống thêm một viên đa sinh tố nhóm Bhoặc viên đa vitamin. Gan là một cơ quan lớn nhất đảm nhiệm nhiều chức năng chuyển hoá quan trọng trong c ơ thể. Đặc biệt là chức năng tổng hợp protein, tích luỹ glycogen và tổng hợp các yếu tố đông máu, tiết dịch mật, oxy hoá chất béo. Mặt khác, gan là một cơ quan khử độc quan trọng của cơ thể đối với các độc tố nội sinh, độc tố do vi khuẩn, độc tố của rượu, thuốc và tham gia quá trình chuyển amin tạo thành ure. Ngoài ra gan còn là cơ quan dự trữ vitamine A và các yếu tố vi khoáng như sắt, đồng cần thiết cho chuyển hoá cơ thể. Nên khi ganbị bệnh thì hàng loạt chuyển hoá sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí tế bào gan có thể bị hoại tử. Tuy nhiên, vì gan tích luỹ và chuyển hoá hầu hết các chất được hấp thu ở ruột và cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể thông qua hoạt động của hai loại tế bào là nhu mô gan và tế bào liên võng nội mô cùng một lượng máu qua gan rất lớn. Khả năng hoạt động bù và tái sinh của các tế bào gan rất mạnh. Tuy vậy, nếu điều trị bệnh SLGL kịp thời và chính xác thì khả năng tế bào gan có thể bảo tồn gần như ban đầu. Trong đó, ngoài thuốc điều trị đặc hiệu ra, chế độ ăn cũng góp phần đặc biệt quan trọng. Dựa theo tập tục, thực phẩm từng địa phương, khẩu vị, sức ăn của bệnh nhân để chế biến. Đầu tiên là theo dạng ăn nhẹ như cháo thịt, cháo đỗ, khoai tây, chè đường, sữa tách bơ, nước rau quả. Sau đó tăng dần lượng thức ăn, thức uống theo quá trình lui bệnh. Một tỷ lệ nhỏ SLGL gây nên xơ đường mật hoặc xơ hóa nhu mô gan. Do đó, ngay từ đầu chúng ta phải ngăn ngừa sự phát triển của xơ gan và suy gan mất bù. Để điều trị viêm gan mạn thì quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn uống hợp lý và lâu dài ứng với từng giai đoạn phát triển của bệnh. Do chức năng tổng hợp đạm, tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K, chức năng oxy hoá acide béo, chức năng khử độc cho gan là khá khắt khe. Do vậy, cần có sự phối hợp giữa thầy thuốc, gia đình và bệnh nhân chật chặt chẽ trong chế độ ăn (song các trường hợp xơ gan do sán rất hiếm, ngoại trừ là các bệnh lý gan sẵn có nền đồng thời với nhiễm sán lá gan mà thôi). Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan mật nói chung và SLGL nói riêng 1. Chế độ ăn trong tổn thương nhu mô gan cấp tính: Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn chủ yếu và tùy thuộc vào từng thời kỳ bệnh. Năng lượng khoảng 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày, chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn như truyền glucose, acide amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cam và nước cháo. Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1.000calo (1.000-1.500ml sữa)/ ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa đã tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường. Giai đoạn tiếp theo có thể cho ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ ăn có nhiều protid và loại acid amin như methionin, sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc, gồm có năng lượng khoảng 30kcal/cân nặng/ngày; protid: 0,8-1g/kg cân nặng/ ngày, tỷ lệ protid động vật/tổng số lớn hơn 50%; lipid: 10-15% tổng năng lượng. Cơ cấu khẩu phần ăn trong tổn thương gan cấp: năng lượng 1.500-1.700kcal; protid 40-55g; lipid: 17-28g; glucid: 280-330g; đủ vitamin, chất khoáng; không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng; nước 2-2,5lít, ăn 4-6 bữa/ ngày. 2. Chế độ ăn trong sán lá gan trên nền viêm gan mạn Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng suy yếu gan, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu, bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Một số chú ý trong chế độ và thực phẩm cho bệnh nhân viêm gan mạn tính: -Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ; -Không dùng các thức ăn lạ, dễ gây dị ứng, nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn; -Chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột; -Ăn nhiều thịt nạc, nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid; -Nên ăn nhiều sữa và trứng vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi; -Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật; -Tăng cường chất đường, mật, bột, ngũ cốc, rau quả loại tươi, mềm, ít chất xơ, nhiều ngọt, không dùng gia vị, ruợu bia, chất kích thích; -Chế độ ăn theo khẩu phần trong viêm gan cấp song có một vài thay đổi và cơ cấu khẩu phần ăn mỗi ngày: năng lượng khoảng 1.800-1.900kcal; protid: 50-75g; lipid: 30-40g; glucid: 310-340g; đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B và K) và muối kháng, nước 1,5-2 lít, số bữa ăn 3-4 bữa; -Tuỳ theo mức độ và giai đoạn tiến triển của viêm gan cần cân đối chế độ ăn: đủ đạm, không được quá nhiều dễ tạo điều kiện gây hội chứng não gan. Nên dùng thực phẩm giàu đạm, ít béo (thịt nạc của bò, lợn, gà, sữa tách bơ). Tăng chất bột và đường dễ hấp thu (gạo, đường, mật ong, quả ngọt). Giảm chất béo (mỡ, bơ, dầu). Hạn chế thức ăn giàu cholesterol (óc, lòng, tim, gan). Bớt muối và thức ăn mặn, tăng rau quả giàu vi lượng và giàu vitamin A, B, C (cam, quýt, xoài, bưởi, đu đủ chín, cà chua, giá đỗ); -Bỏ hẳn rượu, bia và một số chất gây nghiện khác vìđộc cho gan. Sán lá gan trên nền viêm gan mạn còn bù -Ăn đủ đạm, trung bình 0,8g/kg cân nặng/ngày, tức khoảng 40g/ ngày cho người 50kg; -Ăn ít chất béo, ít cholesterol: trung bình 15g/ ngày. Không dùng mỡ, bơ, lòng phủ tạng; -Ăn ít trứng và sữa nguyên kem mà nên ăn loại sữa tách béo hoặc sửa đậu nành; -Ăn giàu năng lượng bằng chất bột, đường: đạt tổng năng lượng khoảng 1.800kcal/ ngày; -Ăn đủ vitamin, nhất là vitamin A,C, D, E, K và vitamin nhóm B; -Ăn ít muối và mì chính (4g/ngày). Sán lá gan lớn trên nền xơ gan mất bù -Tổng năng lượng là 1500 kcal/ ngày, ăn nhạt hoàn toàn như chế độ suy tim nặng; -Dùng đạm ít béo, chiếm 20% năng lượng; -Chất béo 10g/ ngày. Dinh dưỡng trong lúc bệnh nhân biểu hiện đầy hơi, khó tiêu -Tránh bắp cải, mễ cốc, táo, lê, nho và thức ăn béo và một số loại đậu chưa bóc vỏ; -Tránh dùng sorbitol gây đầy hơi, thức ăn không đường có thể chứa sorbitol; -Giảm nước có ga, ruột bánh mì, kem và trứng đánh có chứa khí, người không dung nạp lactose thường hay trướng bụng; -Nên ngâm các rau ho đậu trong nước lâu hơn trước khi nấu, để giảm lượng khí trong rau. Q: Thưa bác sỹ, tôi năm nay 38 tuổi, cách đây khoảng 2 tháng tôi có bị đau ở phần dưới sườn phải và cũng bị sốt nhẹ có hiện tượng đi ngoài dạng lỏng kéo dài khoảng 2-3 ngày. Vì bận đi làm lên chưa đi khám được. Vậy qua bệnh lý trên thì tôi có thể đã bị nhiễm sán lá gan lớn không? A: Với thông tin như trên bạn đưa ra, chúng tôi nghĩ nhiều đến bệnh lý đại tràng hơn là sán lá gan lớn, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào lời khai bệnh thì chúng ta đôi lúc nhầm lẫn bệnh sán lá gan lớn với một số bệnh lý khác trong phân khu ở bụng với bệnh lý đại tràng hoặc vùng gan mật. Do vậy, để chẩn đoán chắc chắn và chính xác, chúng tôi đề nghị bạn nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa tiêu hóa hoặc ký sinh trùng để được thăm khám lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phâ, máu và siêu am loại trừ ca bệnh bạn nhé. Q: Nếu chưa xét nghiệm để biết có mắc bệnh SLGL hay chưa thì có thể uống thuốc để tẩy sán được không, nếu uống thì uống thuốc gì, liều dùng ra sao? Xin các BS vui lòng chỉ dẫn? A: Liên quan đến câu hỏi của bạn chính là liệu có nên dùng thuốc để ngừa bệnh sán lá gan lớn hay không. Thực ra, đây là một câu hỏi rất thú vị và cũng nhiều bạn đọc đang rất quan tâm liệu rằng có thể uống thuốc sổ giun mỗi 6 tháng một lần như vậy có diệt hay tẩy sán ra hay không? Theo các nghiên cứu minh chứng cho thấy thuốc sổ giun mà chúng ta thường dùng để sổ giun định kỳ là loại thuốc albendazole hoặc mebendazole - đây là hai loại thuốc không thể dùng để tẩy sán lá gan được. Hơn nữa, trong tài liệu chẩn đoán và điều trị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2007;2012) cũng như phác đồ của Bộ Y tế Việt Nam (2006) cũng không khuyến cáo dùng thuốc dự phòng điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người, chỉ khi nào có bệnh là điều trị. Q: Thưa bác sỹ, làm thế nào để biết hiện nay mình có bị nhiễm loại giun sán nào? Cách điều trị? Cứ mỗi 6 tháng uống 01 viên thuốc Fugacar thì có đảm bảo là không bị nhiễm giun sán không? A: Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm giun sán trong người hay không thì bạn nên đi xét nghiệm phân và máu khi nghi ngờ mắc bệnh. Riêng câu hỏi bạn đề cập cứ mỗi 6 tháng dùng 1 viên Fugacar (Mebendazole 500mg) có đảm bảo không bị nhiễm giun sán không- đây là một câu hỏi thú vị! Theo các nghiên cứu gần đây của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ và Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cho thấy hiện tại ở Việt Nam chưa có thông tin đề cập về giun sán kháng thuốc với thuốc mebendazole và/ hoặc albendazole liều dùng khuyến cáo điều trị. Tuy nhiên, với các nghiên cứu đa trung tâm tại Thái Lan và một số quốc gia châu Phi đã chỉ ra với liều dùng duy nhất albendazole hay mebendazole thì không thể diệt sạch trứng giun tròn trong cơ thể bệnh nhân mà phải dùng đến liều 3 viên liên tiếp vởi tỷ lệ diệt sạch hay tỷ lệ chữa khỏi trên 97% mà thôi. Hơn nữa, việc tương thích giữa liều thuốc và cân nặng của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng khi đánh giá hiệu quả và một số yếu tố khác can thiệp nữa. Do đó, chúng tôi không đảm bảo rằng 100% số ca dùng thuốc Fugacar 500mg mỗi 6 tháng một lần là làm sạch toàn bộ giun sán. Để đánh giá sự tiệt trừ cần có nghiên cứu rõ ràng và phải xét nghiệm lại phân sau khi điều trị. Q: Thưa bác sỹ, Sán lá gan có thể sống trong cơ thể người thời gian bao lâu? Cách phòng bệnh này như thế naò? Có thuốc đặc trị để chữa khỏi nhanh hay không? A: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp là sán lá gan có thể sống trong cơ thể bạn dài nhất đến 9-11 năm. Riêng hai phần về phòng bệnh và điều trị bạn có thể tham khảo các câu trả lời phía trên bạn nhé!
|