Bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food Borne Trematodiases-FBTs) có chu kỳ sinh học và phát triển như một bệnh lây truyền tự động vật sang người khá phức tạp và có liên quan chặt chẽ với điều kiện vệ sinh kém, vệ sinh thực phẩm kém và sự có mặt của ổ chứa động vật trong bối cảnh gần gũi với cộng đồng. Một tiếp cận Một sức khỏe “One Health Approach” phối hợp hoặc tích hợp các biện pháp can thiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y như liệu pháp thuốc chống ký sinh trùng trên gia súc và kiểm soát ốc
Trong một số cộng đồng truyền nhau các bài thuốc sử dụng các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau cải xoong) xay nhuyễn, lấy nước uống sống để điều trị các bệnh về nội khoa có thể có nguy cơ nhiễm nang trùng từ rau ăn/ uống sống từ đó phát sinh bệnh SLGL. Ngoài ra, một số người đã sử dụng chế phẩm gan động vật (gan heo, bò, cừu) chế biến chưa chín ăn để hỗ trợ chữa bệnh về gan mật cũng có khả năng nhiễm bệnh cao.
Song song với sự gia tăng các vụ dịch sán lá gan lớn do Fasciola spp. tại Trung Quốc (2020) và Peru (2020 và 2021), tình hình sán lá gan lớn tại Việt Nam cũng đang có chiều hướng tăng lên trong hai năm gần đây từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2023 và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi đó, các ban ngành phối hợp để phòng chống và kiểm soát chưa triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả theo mô hình one Health
Về mặt phân tích mô bệnh học về thương tổn do sán lá gan lớn trên động vật, Ahmed Abdullah Sultan và cộng sự (2020) tại Khoa Bệnh học Thú Y, Đại học Tikreet (Iraq) nghiên cứu trên 15 gan bò nhiễm sán ở các độ tuổi khác nhau tại Kirkuk năm 2018 cho biết SLGL là một loại ký sinh trùng sán lá gây ra gánh nặng bệnh tật quan trọng trên nhiều loài động vật như gia súc, trâu bò, cừu, dê cũng như một số động vật nuôi.
Bệnh sán lá gan lớn (do Fasciola hepatica hay Fasciola gigantica) trong pha đường mật hay mạn tính thường có biểu hiện tăng enzyme GGT và khi đó có thể sán kẹt hoặc gây viêm đường mật, bít tắc và có thể có vàng da nhẹ, thậm chí có những ca chảy máu đường mật; bệnh sán lá gan nhỏ (do Opisthorchis viverrini hay Chlonorchis sinensis) có thể gây hậu quả ung thư biêu mô đường mật (cholangicarcinoma) cũng gây tăng đường mật
Tổ chức tập huấn về kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh SLGL cho cán bộ y tế tuyến huyện và xã, nhất là bác sĩ và kỹ thuật viên để phối hợp công tác tốt hơn. Muốn thực hiện tốt chiến lược phòng chống bệnh SLGL tốt ở Việt Nam thì cần phải:
Biện pháp này nhằm loại bỏ sán trong vật chủ, nên phải ngăn ngừa thải trứng và ấu trùng vào trong môi trường. Liệu pháp này sử dụng một cách rộng rãi trên thế giới. Tình hình nhiễm bệnh, dịch tễ học và loài gây bệnh khác nhau từ vùng này đến vùng khác, nên chiến lược sử dụng thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau giữa các vùng sinh thái-nông nghiệp khác nhau trong một quốc gia và thời điểm thực hiện chiến dịch cũng khác nhau tùy thuộc mùa truyền bệnh.
Việc phối hợp giữa ngành y tế với thú y gồm có khâu quản lý phân trâu bò và các loại gia súc khác nhau, điều trị, đồng thời với quản lý súc vật bị bệnh SLGL, quản lý khu vực chuồng trại và nguồn chất thải từ lò mổ không tuân thủ quy trình hợp vệ sinh, dù các hoạt động này có thể không ổn định (một số xã hay huyện) hay ổn định (nhất là các tỉnh và thành phố lớn).
Trước tình hình bệnh sán lá gan lớn (SLGL) trên phạm vi toàn cầu đang tiếp tục gia tăng với mô hình dịch tễ cũng như lan truyền bệnh ở người có nhiều thay đổi, cần có nhiều bước tiếp cận mới để phòng chống tốt hơn về các Bệnh Nhiệt đới bị lãng quên/ Bệnh Nhiệt đới ít được quan tâm (Neglected Tropical Disease_NTDs). Bệnh SLGL là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu ở hệ gan-mật với ước tính ảnh hưởng đến 2,4 triệu người tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và một vài triệu người đang có nguy cơ nhiễm rất cao.
Do đặc tính của bệnh phần lớn có liên quan đến hệ thống gan mật và do đó có đặc điểm hai pha: pha ở gan (cấp tính và giai đoạn sán xâm nhập) và pha ở đường mật (giai đoạn mạn tính). Vàng da tắc mật và viêm đường mật tái phát thường xảy ra trong giai đoạn này.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích