Với điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán ký sinh đường ruột ở nước ta rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên 4 tháng đầu năm 2011 số bệnh nhân sán lá gan lớn và một số bệnh giun sán mới nổi khác đã tăng cao so với năm 2010.
Trong vài năm gần đây bệnh sán lá gan lớn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã trở thành điểm nóng của cả nước liên quan đến tập quán ăn uống và vệ sinh môi trường, diễn biến bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức sản xuất của nhân dân. Cùng với sán lá gan lớn, một số bệnh giun sán mới nổi như giun đũa chó/mèo, giun lươn, giun đầu gai, sán dây, sán lá gan nhỏ, ấu trùng sán lợn... với hàng chục ngàn ca mắc mỗi năm đang được dư luận hết sức quan tâm.
Bạn Bùi Trần Quảng Nam hỏi “Tôi thường hay bị triệu chứng đầy hơi, đau vùng thượng vị lúc đói. Đi khám được chẩn đoán bệnh dạ dày và cho đơn mua thuốc điều trị. Sau các đợt điều trị, tôi cảm thấy không đỡ nên đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết và xác định tôi bị mắc bệnh sán lá ruột”. Vậy bệnh này có giống bệnh sán lá gan mà báo chí đã đề cập đến trong thời gian qua không?
Trước đây, đến với các phòng khám chuyên khoa hoặc cơ sở y tế tư nhân, nhiều trẻ bị bệnh sán lá gan lớn (human fascioliasis) được chẩn đoán và cho thuốc điều trị đặc hiệu triclabendazole (biệt dược Egaten), bên cạnh đó thầy thuốc còn cho thêm một số thuốc bổ gan, chống viêm, kháng histamine,…
Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, đồng bào địa phương có nhiều tập quán lạc hậu, ý thức vệ sinh phòng bệnh hạn chế lại phải thường xuyên đối mặt với bão lụt kéo dài nên miền Trung-Tây Nguyên không chỉ là trọng điểm sốt rét mà còn là trọng điểm của các bệnh ký sinh trùng & côn trùng truyền bệnh, trong đó bệnh sán lá gan lớn được coi là căn bệnh ký sinh trùng mới nổi, phát triển mạnh ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và trở thành điểm nóng của cả nước.
Sán lá gan thường có ở cơ thể động vật có sừng như: trâu, bò, dê, cừu… nhưng gần đây , các bác sĩ Khoa ký sinh trùng Trường địa học Y dược Huế đã phát hiện loại sán này có trên cơ thể bệnh nhân. Ấu trúng sán vào gan người người gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, nếu như không có can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Ca bệnh sắp trình bày ở đây là một trường hopự tương đối hiếm gặp và là một trong những nguyên do khiến các thầy thuốc lâm sàng, đặc biệt các thầy thuốc chuyên ngành sản phụ khoa, truyền nhiễm, nội-nhi khoa khó phát hiện trong một loạt danh mục nguyên nhân gây sốt kéo dài, sốt trường diễn. Ca bệnh trên do nhóm tác giả Ibrahim Saeed, Mohamed B Satti, Ahmad Khamis, Fahd Al Muhanna đang công tác tại khoa nội, khoa bệnh học BV đại học hoàng gia Saudi Arabia theo dõi và báo cáo.
Một nghiên cứu tiến hành do nhóm tác giả N.Dowidar, M.El Sayad, M.Osman, A.Salem đăng trên tạp chí nội soi tiêu hóa Gastrointestinal Endoscopy, Vol.50, Issue 3, pp.345-351 giới thiệu về một ca bệnh có can thiệp nội soi trên bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn đề kháng với liệu pháp hóa trị liệu bằng đường uống.
Những cảnh báo của sự thay đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi sự phân bố về mặt địa lý của nhiều loài sán lá, hơn nữa nó cũng có thể làm tăng ảnh hưởng của chúng đối với con người. Sán lá gan lớn (SLGL) là bệnh đang nổi hoặc tái xuất hiện tại nhiều vùng, hiện tại SLGL hiện lưu hành 5 châu lục và đang gia tăng như là một bệnh ký sinh trùng (KST) quan trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng, trong đó có Việt Nam,
Sự bùng nổ của bệnh sán lá gan lớn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong một số năm gần đây đã đặt ra một câu hỏi: tại sao bệnh sán lá gan lớn lại gia tăng ở khu vực này ? tại sao những năm gần đây bệnh sán lá gan lớn lại có sự tăng vọt hẳn lên so với trước kia ? Sự phát triển chăn nuôi gia súc ở khu vực này có phải là điều kiện thuận lợi để bệnh sán lá gan lớn gia tăng và phát triển ?
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích