Nhân trường hợp bệnh nhân nhiễm đơn bào Trypanosoma evansi và chó Đức chăn cừu nhiễm Trypanosoma evansi tại Việt Nam: Cảnh giác bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang nổi? (Phần 1)
(11/03/2024)
Tại Việt Nam từ năm 1998 đã có ghi nhận nhiễm Trypanosoma spp. trên trâu nước tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam (L.N My và cs., 1998; W.G. Holland và cs., 2004; Bùi Khánh Linh và cs, 2021). Theo y văn cho rằng loài Trypanosoma evansi từ lạc đà sang người. Tuy nhiên, lạc đà không phổ biến ở Việt Nam, nên có chăng các loài động vật khác cũng có thể là vật chủ trung gian truyền bệnh sang người khi xu hướng dần dần thích nghi và chuyển dần thành vật chủ tiềm năng lây nhiễm.
|
|
Kỹ thuật mới có thể phát hiện nhanh biến đổi gen bên trong ký sinh trùng sốt rét tại thực địa
(06/03/2024)
Các nhà khoa học vừa phát triển một kỹ thuật cho phép phát hiện nhanh và chính xác những thay đổi gen bên trong ký sinh trùng sốt rét ở Ghana, chỉ với một máy tính xách tay chơi game và bộ giải trình tự di động MinION của Oxford Nanopore.
|
|
Cập nhật về nghiên cứu lây truyền của ấu trùng giun đũa chó, mèo (Phần 2-Hết)
(06/03/2024)
Nghiên cứu gần đây là một nghiên cứu tổng hợp định tính ựa trên các bằng chứng có sẵn về tỷ lệ huyết thanh dượng tính với ấu trùng giun đũa chó mèo tại Latin America và vùng Caribbe (Juan R. Ulloque-Badaracco và cs., 2023) liên quan đến 6 bộ dữ liệu điện tử được tiến hành cho nghiên cứu phối hợp các điều khoản MeSH với điều khoản tự do.
|
|
Cập nhật về nghiên cứu lây truyền của ấu trùng giun đũa chó, mèo (Phần 1)
(29/02/2024)
T. canis được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (US.CDC) coi là một trong bệnh ký sinh trùng bị lãng quên (Neglected Parasitic Infections) tại Mỹ và được quan tâm ưu tiên để can thiệp hành động y tế công cộng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tại Mỹ mà còn lan rộng ra khắp thế giới, với ước tính tỷ lệ huyết thanh dương tính 19% trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây. Chu kỳ binh học và phát triển của chúng có liên quan đến vật chú chính là chó đào thải trứng vào trong môi trường, sau đó tạo phôi sau 2-6 tuần.
|
|
Tiếp cận mô hình One-Heath đề phòng chống bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food-borne Trematodiasis) ở người
(22/02/2024)
Bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Food Borne Trematodiases-FBTs) có chu kỳ sinh học và phát triển như một bệnh lây truyền tự động vật sang người khá phức tạp và có liên quan chặt chẽ với điều kiện vệ sinh kém, vệ sinh thực phẩm kém và sự có mặt của ổ chứa động vật trong bối cảnh gần gũi với cộng đồng. Một tiếp cận Một sức khỏe “One Health Approach” phối hợp hoặc tích hợp các biện pháp can thiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y như liệu pháp thuốc chống ký sinh trùng trên gia súc và kiểm soát ốc
|
|
Muỗi cát (sand fly) và vai trò truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang nổi tại Việt Nam
(21/02/2024)
Muỗi cát (sand fly) đóng vai trò như các trung gian truyền nhiều loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây thành dịch nếu không kiểm soát và giám sát chặt chẽ Bệnh do muỗi cát gây ra (sandfly-borne diseases/ sandfly-transmitted diseases), đặc biệt là tác nhân virus và ký sinh trùng đơn bào. Trong đó, virus lây truyền thông qua muỗi cát gồm virus trong nhóm Bunyavirus, Phleboviruses và ít nhất có 45 loại virus có liên quan đến bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.
|
|
Leishmania donovani: Loài ký sinh trùng đơn bào gây bệnh truyền nhiễm ở người đang nổi tại Việt Nam? (Phần 3-Hết)
(20/02/2024)
Hiện nay, bệnh do Leishmania spp. chưa có vaccine đặc hiệu phòng bệnh cũng như thuốc đặc hiệu để phòng ngừa. Để phòng ngừa, những điều sau đây có thể giúp ích:Điều trị bệnh do Leishmaniaspp. ở khu vực địa lý mà con người là ổ chứa;Giảm quần thể vector bằng cách phun thuốc diệt côn trùng (một loại thuốc có thời gian kéo dài) ở các khu vực lây truyền;
|
|
Leishmania donovani: Loài ký sinh trùng đơn bào gây bệnh truyền nhiễm ở người đang nổi tại Việt Nam? (Phần 2)
(20/02/2024)
Chu kỳ phát triển của Leishmania spp. phải qua hai vật chủ: Vật chủ vĩnh viễn là người (động vật), vật chủ trung gian là là muỗi cát Phlebotomus.Khi muỗi cát đốt người (động vật) bệnh hút máu, hút luôn thể amastigote (dạng không roi) vào dạ dày của nó. Trong ruột muỗi cát, ký sinh trùng đơn bào sẽ chuyển từ dạng không roi sang dạng có roi (promastigote), tăng sinh và sau đó sẽ di chuyển lên vòi muỗi cát, không xâm nhập vào tuyến nước bọt.
|
|
Leishmania donovani: Loài ký sinh trùng đơn bào gây bệnh truyền nhiễm ở người đang nổi tại Việt Nam? (Phần 1)
(19/02/2024)
Trước tình hình Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đang phải ứng phó với dịch bệnh do Leishmania spp. chưa từng có ở Ethiopia. Theo thông báo chính thức của TCYTTG ngày 15/12/2023 cho biết họ đang nỗ lực hành động nhanh chóng để ứng phó với đợt bùng phát dịch bệnh do Leishmania spp. trên da tại Somali của Ethiopia.
|
|
Một số vấn đề điều trị và quản lý ca bệnh ký sinh trùng sán nhái ở người (Phần 4-Hết)
(19/02/2024)
Vì bệnh sán nhái là một loại nhiễm trùng ký sinh trùng hiếm gặp trên lâm sàng, chiến lược y tế công cộng (YTCC) không coi đó là một vấn đề y tế ưu tiên. Vì còn đường ăn uống trực tiếp gây ra nhiễm sán nhái chủ yếu do ăn các thịt rắng, nhái còn sống hoặc nấu chưa chín có nhiễm ấu trùng kết nang vô tính cũng như nhiễm tình cờ các con bọ chét trong nước nhỏ xíu có nhiễm ấu trùng kết nang vô tính khi uống nước.
|
|
|