Với điều kiện sinh hoạt và tập quán của người dân thường ăn sống các loại rau thủy sinh trồng hoặc mọc dưới nước như rau ngổ, rau muống, rau xà lách xoong, cần tây, ngó sen, uống nước lã có ấu trùng ... nên từ năm 2006 đến nay, bệnh sán lá gan lớn đã phát triển mạnh tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây nguyên.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, đồng bào địa phương nhiều tập quán lạc hậu, ý thức vệ sinh phòng bệnh hạn chế, lại thường xuyên đối mặt với bão lụt kéo dài nên miền Trung-Tây Nguyên không chỉ là trọng điểm sốt rét mà còn là trọng điểm của các bệnh ký sinh trùng.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, bệnh sán lá gan lớn gia tăng đột biến ở nhiều tỉnh miền Trung-Tây Nguyên nên số thuốc đặc hiệu Triclabendzole (Egaten 250 mg) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cung cấpkhông đáp ứng nhu cầu điều trị, để kịp thời giải quyết vấn đề này đồng thời tạo nguồn cung ứng thuốc điều trị thường xuyên
Nhiều loại bệnh về gan mật đã được đề cập đến rất nhiều như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, viêm túi mật, sỏi mật, ung thư túi mật ... Một bệnh có liên quan đến gan mật cũng cần được chú ý là bệnh sán lá gan do ký sinh trùng gây nên.
Sán lá gan lớn (SLGL) chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ (trâu, bò, cừu…) nhưngtrong vòng 5 năm gần đây (2005-2009) đã trở thành căn bệnh ký sinh trùng phổ biến ở người với hàng ngàn ca mắc mỗi năm được dư luận hết sức quan tâm, nhất là vấn đề cung ứng thuốc đặc trị và xây dựng chương trình phòng chống lâu dài.
Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, cả thế giới đang rất quan tâm liên quan ảnh hưởng giữa sự thay đổi đó với các tác động xấu lên môi trường và các vấn đề khác, trong đó có khả năng sẽ đe dọa sức khỏe các sinh vật sống toàn cầu, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe con người.
Sán lá gan lớn - tác nhân gây bệnh rất nghiêm trọng trên gia súc và gây thiệt hại nền kinh tế nông nghiepẹ và chăn nuôi gia súc, đặc biệt tác động làm giảm sản lượng thịt và năng suất lao động của đàn gia súc vốn dĩ đang giúp sức cho nông dân tại các quốc gia nông nghiệp.
Miền Trung-Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng…; từ thời điểm bùng phát sán lá gan lớn năm 2006 đến nay, hàng năm trên 80% số ca nhiễm sán lá gan lớn trong cả nước đều tập trung ở các tỉnh này, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2009 số ca mắc mới sán lá gan lớn có xu hướng tăng cao hơn hẳn so với các năm trước đây cần sớm có biện pháp khắc phục.
Trong 5 tháng đầu năm 2009, có 15 bệnh nhân bị mắc bệnh sán lá gan lớn (Fasciola) đã được phát hiện, chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương đóng cơ sở tại thành phố Huế bằng thuốc đặc hiệu Egaten của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng hỗ trợ miễn phí.
Bệnh sán lá gan lớn (Fasciolosis) được phân loại và xếp theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 là B66.3, ICD-9 là 121.3, mã bệnh trong DiseasesDB là 4757, eMedicine là ped/760 và MeSH là D005211 là một bệnh giun sán trên gia súc và vật nuôi quan trọng và gây bệnh cả cho người và đến nay bệnh không những được xem là bệnh do nhiễm tình cờ mà được nhấn mạnh là bệnh ký sinh trùng quan trọng ở người.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích