Các vụ dịch ở thành phố do các bệnh virus như là sốt Tây sông Nile và sốt chikungunya là đuợc lan truyền bởi muỗi bị nhiễm. Theo các nhà khoa học ở Viện công nghệ Virginia, mỗi sống ở nhiệt độ mát hơn có hệ thống miễn dịch yếu hơn, làm cho chúng nhạy cảm hơn với các virus nguy hiểm và có khả năng hơnlàm lan truyền bệnh tới người.
Sốt vàng là một bệnh xuất huyết cấp tính do virus và được truyền bởi muỗi nhiễm bệnh. Thuật ngữ “vàng” là tên đề cập đến vàng da mà nó ảnh hưởng đến bệnh nhân. Có đến 50% người bị nhiễm bệnh trầm trọng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tử vong. Ước tính có khoảng 200.000 ca sốt vàng và gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
Động vật chân đốt là véc tơ truyền bệnh cho người thông qua trung gian là các loài côn trùng như: ve, mò, mạc, chấy, rận, bọ chét, bọ xít, ruồi, muỗi… . Bệnh có thể thấy ở những vùng rừng núi, cây cối rậm rạp, có nhiều cỏ dại, đất mùn ẩm ướt; đặc biệt là những nơi thường có nhiều người lui tới như hai bên bờ suối, dọc bờ biển, hang hốc, núi đá. Những nơi có nhiều thú thuộc loài gặm nhấm cũng là những nơi con người dễ bị lây bệnh.
Con người và động vật cùng sống trong một cộng đồng có chung một môi trường sinh cảnh. Trong các loại bệnh của động vật ký sinh do nhiễm bẩn, nếu có những loại ruồi gây tác hại cho những loại động vật thì đồng thời nó cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Giòi là ấu trùng của ruồi, chúng thường gây bệnh ở những nơi mà vấn đề vệ sinh không được bảo đảm.
Sốt do ấu trùng mò (thường được gọi tắt là bệnh sốt mò) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do rickettsia orientalis (hay là r. tsutsugamushi) gây nên; trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò trombicula (hiện nay gọi là leptotrombidium). bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có loét ở da, nổi hạch toàn thân và nổi ban. điều trị bằng chloramphenicol và tetracyclin có kết quả tốt.
Hiện nay người ta đã phát hiện được virút viêm não Nhật Bản ở 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansoni va Amergeres, trong đó có 2 loại Culex Tritaeniorhynchus (C. Tritae) và Culex. vishnui là vật chủ trung gian có khả năng truyền bệnh cao. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định muỗi C. Tritae là vật chủ trung gian chính lan truyền virút viêm não Nhật Bản tại Việt Nam.
Bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) còn có tên gọi sốt triền sông Nhật Bản, sốt bụi rậm là một bệnh khá nguy hiểm, trung gian truyền bệnh là một số loài mò (Trombiculidae), tác nhân gây bệnh là Rickettsia orientalis (tên cũ là Rickettsia tsutsugamushi) do tác giả Hayashi tìm thấy lần đầu tiên ở Nhật Bản, bệnh thường gặp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có nhiều vụ dịch lớn xảy ra trong quân đội tại Burma và Ceylon trong chiến tranh thế giới thứ II, vào năm 1944 quân đội Mỹ chết nhiều vì căn bệnh này.
Muỗi truyền bệnh có nhiều loại khác nhau. Trong thời gian qua, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết... đã được nói đến nhiều. Riêng loài muỗi cát ít khi được đề cập. Ở nước ta có loài muỗi này không và nó có khả năng truyền bệnh gì?
Một căn bệnh có tiến triển và triệu chứng chẳng khác gì một bộ phim kinh dị đã giết chết ít nhất 20 người Uganda và gây bệnh cho hơn 20.000 người chỉ trong 2 tháng nay.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích