Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi diện mạo và nguy cơ lây truyền bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết dengue (SXHD) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh truyền qua vector (vector-born diseses) đáng quan tâm nhất, SXHD lan truyền với tốc độ rất nhanh trên toàn cầu với số ca bệnh tăng hơn 30 lần trong 50 năm qua, WHO ước tính hơn 2,5 tỷ người-khoảng 30% dân số thế giới và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh SXHD. Các đợt dịch SXHD đáng quan tâm nhất gần đây thường xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương. Mỗi năm ước tính trên toàn thế giới có khoảng 390 triệu ca nhiễm vi-rút dengue, trong số này có khoảng 500.000 ca phát triển thành thể nặng và ước tính có trên 25.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, SXHD là một bệnh phổ biến, đặc biệt là ở khu vực duyên hải miền Trung và miền Nam. Do chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng bệnh, phương pháp kiểm soát SXH chủ yếu sử dụng các biện pháp xua muỗi, diệt muỗi, diệt bọ gậy và sử dụng các biện pháp hoá học khi xuất hiện các ổ dịch. SXHD là một bệnh truyền nhiễm và véc-tơ truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti. Đây là loại muỗi sống gần con người, thường ở xung quanh nhà và nơi làm việc của con người. Chu trình truyền bệnh như sau: người mang vi rút dengue → muỗi → các thành viên khác trong cộng đồng. Sau khi muỗi đốt người bị bệnh, vi-rút từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi. Thời gian từ khi muỗi hút máu người bệnh đến khi muỗi có thể truyền bệnh sang người khác là khoảng 12 ngày. Trong thời gian này, các vi-rút được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc các bộ phận khác nhau cho đến khi nó lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Đến khi đó nếu nó đốt người khác, muỗi sẽ truyền vi-rút dengue sang cơ thể họ. Nghiên cứu đã cho thấy khi Wolbachia được đưa vào muỗi, nó có khả năng ức chế sự nhân lên của vi-rút dengue trong cơ thể muỗi sau khi nó đốt người bị bệnh. Như vậy, muỗi mang Wolbachia không còn là véc-tơ truyền bệnh SXHD trong cộng đồng. Vi-rút dengue được chia làm 4 loại được gọi là 4 tuýp dengue khác nhau và chúng đều có khả năng gây bệnh cho người. Một người nếu trước đó đã từng bị mắc bệnh do 1 tuýp vi-rút dengue, rồi sau đó bị nhiễm 1 tuýp vi-rút dengue khác thì rất dễ phát triển thành bệnh SXHD thể nặng. H1
Các nhà nghiên cứu y học dự đoán rằng sự lây truyền sốt xuất huyết có thể giảm vì khí hậu nóng lên trong tương lai, điều này ngược với dự đoán trước đó rằng biến đổi khí hậu sẽ làm cho loài vi rút gây chết người nguy hiểm nhất này lan truyền dễ dàng hơn. Mỗi năm có hàng trăm triệu người nhiễm sốt xuất huyết (SXH), trong đó có nhiều trẻ em đã chết do bệnh đa biến chứng nặng. Kết quả nghiên cứu này giúp chúng ta giải quyết vấn đề y tế mang tính toàn cầu. Cùng dẫn đầu nhóm tác giả nghiên cứu, giáo sư David Harley tại ĐH Quốc gia Úc (ANU) nói rằng nguy cơ lây truyền sốt xuất huyết có thể sẽ giảm tại các vùng nhiệt đới ẩm ở khu vực Đông bắc nước Úc trong một viễn cảnh khí hậu nóng lên gay gắt vào năm 2050, vì các khu vực sinh sản của muỗi trở nên khô hơn và không còn thích hợp để chúng sinh sống và tiếp tục phát triển. Giáo sư Harley, một nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng của đại học ANU cho biết trong khi biến đổi khí hậu thường gây ra mối đe dọa lớn đối với nhân loại, thì nó cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trong một số khu vực. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan với các loài virrus do muỗi truyền khác bao gồm virus Zika vì muỗi mang virus gây bệnh sốt xuất huyết cũng truyền virrus Zika. Giáo sư Harley cho rằng đang có một sự quan tâm lớn ở các quốc gia tiếp giáp với các vùng nhiệt đới, những nơi có tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết cao, lo ngại rằng với sự ấm lên toàn cầu, virus gây sốt xuất huyết và các loài vi rút gây bệnh từ muỗi khác như vi rút Zika sẽ lây lan rộng. H2
Các nghiên cứu trước đó cho rằng biến đổi khí hậu sẽ làm tăng sự lây truyền các bệnh do muỗi gây ra trên toàn cầu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một mô hình toán học dựa trên các điều kiện khí hậu của bang Queensland, Úc cho rằng sự lây truyền sốt xuất huyết có thể giảm khi khí hậu nóng lên nhiều hơn. Giáo sư Harley nói các kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý không được tự mãn, chủ quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người. Nói chung, tác động sức khỏe và các tác động khác từ việc ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu đến nước Úc cũng như bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong khi chúng ta có thể thấy sự giảm nhẹ số ca sốt xuất huyết ở vùng cực bắc bang Queensland trong một viễn cảnh khí hậu ấm lên, thì căn bệnh này vẫn đang lây lan rộng rãi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới và tác động ở mỗi nơi mỗi khác.” H3
Khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: 1.Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 2.Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. 3.Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... 4.Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. 5.Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. 6.Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
|