|
Một người đàn ông cưỡi xe 2 bò kéo ở vùng đồng bằng mở Madagascar (WHO/A Fahrion) |
Madagascar ngăn chặn sán dây lợn
Cập nhật tháng 12/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Madagascar: Ngăn chặn sán dây lợn (Madagascar: Halting pig-transmitted tapeworm). Ở Madagascar, nuôi lợn sau nhà phổ biến ở các khu vực nông thôn và bán đô thị thúc đẩy cuộc sống các hộ gia đình nhưng như nhiều nước khác sống gần vật nuôi, nơi mà virus, vi khuẩn và ký sinh trùng di chuyển tự do hơn giữa động vật và con người có những thách thức về sức khỏe. Nhiễm sán dây T. solium (TS) xảy ra khi người ăn thịt lợn sống, nấu chưa chín hoặc bị nhiễm bệnh.
Khi một bệnh lây nhiễm ở cả động vật và người gọi là một bệnh lây truyền từ động vật (zoonosis), nhiều bệnh lây truyền từ động vật có thể được ngăn chặn bằng cách cải thiện vệ sinh cá nhân, chế biến thực phẩm an toàn và tiếp cận tới các cơ sở vệ sinh môi trường và nước .
3con lợn cái ở sau vườn nhà tại Madagascar (WHO/A Fahrion)
Ở Madagascar, thông thường, nuôi một vài con lợn ở mỗi hộ gia đình và được bán hoặc giết thịt trong các ngày nghỉ để ăn mừng cuộc đoàn tụ gia đình.
Một con lợn cái và một con gà mái tìm kiếm thức ănnơi bẩn thỉu ở sau vườn của một ngôi nhà ở Madagascar (Ảnh L Thomas)
Khi lợn được nuôi ở sau nhà, chúng tự do tìm kiếm thức ăn và có thể bị nhiễm bệnh do ăn thực phẩm bị nhiễm phân người, nơi duy trì vòng đời của Taenia solium-sán dây lợn, ký sinh trùng này ký sinh ở 2 vật chủ là lợn và người.
Người bán cắt thịt lơn tại một ngôi chợ ở Madagascar (WHO / A Fahrion)
Nhiễm sán dây T. solium (TS) xảy ra khi con người ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín, thịt lợn bị nhiễm bệnh. Những người có sán dây lợn trong ruột sẽ thải trứng sán dây, họ có thể vô tình lây nhiễm cho bản thân và người khác với trứng sán dây qua bàn tay bẩn hoặc nước hay thực phẩm bị ô nhiễm thực phẩm gây tác động xấu đối với sức khỏe con người. Ấu trùng sán (cysticerci) phát triển trong cơ bắp, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Khi nang sán này phát triển trong não, tình trạng này được gọi là nang sán thầnkinh (neurocysticercosis) là nguyên nhân của hơn 30% trường hợp động kinh ở những vùng lưu hành bệnh sán dây lợn. Nó có thể được ngăn chặn bằng cách ngăn chặn người không bị nhiễm trứng sán dây nhưng hầu hết thời gian những người mang mầm bệnh không được chẩn đoán và do đó không được báo cáo, dữ liệu sơ bộ từ các cuộc điều tra ký sinh trùng chỉ ra rằng TS lưu hành ở nhiều huyện tại Madagascar.
Nhân viên Bộ Y tế Madagascar và WHO chúc mừng về sự hợp tác của họ (WHO/A Fahrion)
Điều cần thiết là các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả y tế, thú y và môi trường làm việc cùng nhau để phòng chống và loại trừ ký sinh trùng. WHO đang hỗ trợ một sáng kiến liên ngành do Bộ Y tế Madagascar đứng đầu để thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm nhằm chứng minh cách can thiệp được lựa chọn đối với TS để có thể làm giảm tỷ lệ bệnh sán dây ởmức dưới 1%.
Trẻ em và người lớn xếp hàng để được điều trị sán dây lơn ở Antanifotsy, Madagascar (WHO/A Fahrion)
Dự án 3 năm đang được thực hiện tại Antanifotsy-một huyện phía đông nam của thủ đô Antananarivo, nơi dữ liệu sơ bộ cho thấy một tỷ lệ hiện mắc TS khá cao (trên 6%). Một trong những biện pháp can thiệp chính là điều trị quy mô lớn tất cả các cá nhân hội đủ điều kiện (trẻ em dưới 5 tuổi không được điều trị) với praziquantel. Trong 2 năm liên tiếp (2015-2016) có khoảng 65.000 người được điều trị, chiếm hơn 95% quần thể đích.
Một nhóm nhảy dân gian ở Madagascar, biểu diễn một bài hát về ký sinh trùng sán dây để nâng cao nhận thức về căn bệnh này (WHO/A Fahrion)
Một phần quan trọng của sự can thiệp là giáo dục, nâng cao nhận thức và huy động xã hội. Người dân cần được thông tin về những nguy cơ của bệnh và lợi ích của việc điều trị bởi các nhân viên y tế cộng đồng, thông tin bổ sung cần có trong tờ rơi, áp phích và biểu ngữ ở những nơi công cộng. Vào lúc bắt đầu chiến dịch hiện tại ở Madagascar năm 2016, nhận thức được nhân rộng bởi một nhóm múa dân gian- nhóm trình bày một bài hát đặc biệt về ký sinh trùng.
Nhân viên WHO trao đổi với cán bộy tế về xét nghiệm TS (WHO/A Fahrion)
Để có cơ sở đánh giá sự thành công của sự can thiệp, các mẫu phân người được xét nghiệm TS. Lợn từ các cộng đồng thí điểm cũng được xét nghiệm kháng thểnang sán trong máu của họ.
Một nhóm trẻ em tươi cười ở Madagascar (WHO/A Fahrion)
Hai vòng điều trị quy mô lớn cho thấy giảm tỷ lệ hiện mắc TS, nếu xu hướng này tiếp tục, kết quả cuối cùng của nghiên cứu thí điểm 3 năm sẽ chứng minh chiến lược này có thể giảm TS ở người hay không và cuối cùng là ngăn chặn sự lan truyền bệnh. Kết hợp với các biện pháp phòng ngừa ở lợn (nhốt lợn, điều trị với thuốc ký sinh trùng, thanh tra thịt) và việc sử dụng nhà vệ sinh, thì cơ hội kiểm soát ký sinh trùng sẽ cao hơn.
|