Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 2 6 1 9
Số người đang truy cập
6 6 2
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Cảnh giác bệnh sốt mò (Scrub typhus)

Theo thông báo của Bs. Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; trong 9 tháng đầu năm 2006, có 4 bệnh nhân sốt mò vào điều trị tại bệnh viện. Các bệnh nhân này chủ yếu ở các xã Phú Lương (Võ Thị Đ. 80 tuổi, Nguyễn Thị T. 46 tuổi) và Phú Hồ (Đinh Viết T. 18 tuổi, Bạch Đ. 66 tuổi). Tham khảo số liệu người bệnh bị bệnh sốt mò vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế cũng ghi nhận năm 2004 có 13 bệnh nhân, năm 2005 có 22 bệnh nhân và 9 tháng năm 2006 có 7 bệnh nhân. Số bệnh nhân này đều ở rải rác các huyện, thành phố nhưng tập trung nhiều ở Phong Điền, Hương Thủy, Phú Vang, Huế và Hương Trà. Các cơ sở y tế đã phát hiện, chẩn đoán và điều trị đáp ứng có hiệu quả đối với các bệnh nhân này. Tuy vậy, mặc dù bệnh chưa lan tỏa mạnh nhưng cũng cần phải cảnh giác để chủ động phát hiện, điều trị và khống chế bệnh vì bệnh khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác trên lâm sàng.

Trung gian truyền bệnh sốt mò cho người là loài ngoại ký sinh thuộc họ Trombiculidae với tên thường gọi là mò. Chu kỳ phát triển của mò trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, thanh trùng và con trưởng thành. Sau khi nở từ trứng, ấu trùng bò lên cỏ hoặc những loại cây thấp, đám lá mục để đợi vật chủ là người hoặc động vật. Khi gặp vật chủ, mò bám chặt vào da của loài bò sát, chim, thú, người đi qua hoặc nghỉ lại nơi chúng sống. Ở người, những nơi mò hay bám vào để đốt là chỗ quần áo bó sát vào da, thắt lưng và mắt cá. Tuổi thọ của mò phụ thuộc vào loài và hoàn cảnh sống. Với điều kiện thích hợp, mò thường sống khoảng 1 năm.
 
 

Chỉ có ấu trùng mò mới ký sinh trên động vật có xương sống và người, nó thường hoạt động vào mùa hè. Ấu trùng mò có hình thể khác hẳn con trưởng thành, kích thước rất nhỏ khoảng 0,15 - 0,3 mm, có 6 chân, thân mình mang nhiều lông và thường có màu đỏ da cam. Nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hầu hết mọi người đều không thấy được sự có mặt của chúng cho đến khi xuất hiện vết đốt trên người. Ấu trùng thường đốt người ở vùng thắt lưng, nách và bộ phận sinh dục. Mỗi lần đốt, ấu trùng đâm vòi vào mạch bạch huyết và hút bạch huyết trong khoảng vài ngày (từ 3-8 ngày). Con trưởng thành và thanh trùng không sống ký sinh ở người và động vật mà sống tự do ở cây, cỏ, đất.

Mò gây bệnh thường mang mầm bệnh loại vi sinh vật Rickettsia tsutsugamushi (còn gọi là Rickettsia orientalis) trên cơ thể. Mò đốt người và truyền bệnh trong mỗi đợt, mò có thể đốt nhiều lần trên nhiều vật chủ. Mầm bệnh qua mò có thể truyền lại cho những thế hệ sau của nó. Khi bị mò đốt, ngoài những tổn thương tại chỗ như viêm da, ngứa, loét ở chỗ vết đốt; vi sinh vật Rickettsia tsutsugamushi ở trên cơ thể ấu trùng mò xâm nhập vào người qua vết đốt và gây nên bệnh sốt mò.

Bệnh thường xảy ra từ 4-10 ngày sau khi bị mò đốt. Bệnh nhân thường rét run, đau đầu, sốt từ 38-39oC, có khi lên tới 40,5oC, nổi hạch bạch huyết ở gần nơi đốt. Ở một số bệnh nhân có thể có vết nổi ban đỏ ở mặt, ngực, bụng, gan bàn tay và bàn chân. Bệnh có khi rất nặng và có thể phát thành dịch. Thể bệnh nặng thường có biến chứng ở các cơ quan nội tạng, thần kinh và những tổn thương ở mắt. Về yếu tố dịch tễ, bệnh thường xảy ra ở những vùng ven sông, ven suối có nhiều loài chuột hoang dại và các loài gậm nhấm khác.

Theo kinh nghiệm phát hiện, chẩn đoán xác định bệnh sốt mò ở một số nơi. Bệnh thường xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân cùng với 3 dấu hiệu điển hình là vết loét ở chỗ mò đốt, thường là chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn; sưng hạch bạch huyết ở khu vực gần vết loét và sốt phát ban toàn thân không theo thứ tự, mọc ở mặt, ngực, bụng. Ngoài yếu tố dịch tễ và lâm sàng, bệnh còn được chẩn đoán bằng kỹ thuật huyết thanh xác định kháng thể. Bệnh sốt mò khó chẩn đoán nên cần cảnh giác và phân biệt với các bệnh có sốt khác như sốt rét, sốt thương hàn, sốt xuất huyết, nhiễm trùng huyết ...

Bệnh điều trị đáp ứng có hiệu quả với kháng sinh thông thường loại DoxycyclineChloramphenicol. Ngoài ra, việc điều trị hỗ trợ khác cũng phải cần được can thiệp để nâng cao thể trạng bệnh nhân, hạn chế bệnh nặng và các biến chứng có thể xảy ra.

Phòng bệnh hữu hiệu nhất là tránh tiếp xúc với mò, dùng thuốc xua côn trùng bôi vào da và quần áo. Nếu có điều kiện, phun tồn lưu hoá chất diệt côn trùng ở những nơi trú ẩn của mò.

 

 

Ngày 24/10/2006
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích