Một số khoảng trống trong nghiên cứu loài ký sinh trùng sốt rét lây truyền từ linh trưởng sang người Plasmodium knowlesi
Với sự xuất hiện và công nhận loài ký sinh trùng Plasmodium knowlesi (P. knowlesi) do giới chuyên môn xác nhận (2008) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2014) như một tác nhân ký sinh trùng sốt rét thứ 5 gây bệnh ở người như một vấn đề mới trong lĩnh vực y tế công cộng và truyền nhiễm. Trong khi các loài khác chúng ta vẫn còn đang đối mặt và chưa thể giải quyết xong trong lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét, thì việc xuất hiện loài mới như thể một thách thức trong phòng chống hơn nữa trong tương lai. Vì là loài KSTSR còn mới, nên vẫn còn nhiều khoảng trống về hiểu biết loài KSTSR lây truyền từ khỉ Macaca spp. sang người đang tồn tại với nhiều câu hỏi đặt ra thể hiện vẫn đề còn bỏ ngõ: 1.Nguy cơ nào của P. knowlesi trên con người tại các vùng lây truyền bệnh đã biết? Tỷ lệ mắc thật sự trên quần thể người, hoặc một nhóm người đặc biệt nào đó? 2.Các loài KSTSR ở trên khỉ khác khỉ giống Macaca spp. có lây nhiễm sang người tại Đông Nam Á hay không? Mức độ lây truyền như thế nào, ngoại trừ loài P. knowlesi? 3.Tỷ lệ mắc các loài P. knowlesi, P. cynomolgi và P. inui trên các loài khỉ ở Đông Nam Á ở mức độ nào? (vì điều tra về loài Plasmodia spp. trên quần thể khỉ thì không cho phép tiên đoán nguy cơ một cách thích hợp để quy kết bệnh trên cộng đồng người). 4.Tại Việt Nam, có nhất thiết phải điều tra một cách bài bản và quy mô hay có định hướng nghiên cứu về loài KSTSR này trên cả quần thể khỉ và người không? 5.Có thể xảy ra sự truyền SR của khỉ từ người này đến người khác không? Vì thực tế môi trường và các số liệu điều tra về khu hệ động vật khỉ đuôi dài vẫn còn tồn tại ở từ Thừa Thiên Huế vào tận Cà Mau; 6.Khỉ có khả năng là ổ chứa các loài Plasmodium spp. của người không? Chẳng hạn, loài P. simium và P. brasilianum. Hình 1
Dù hiện nay SR do nhiễm P. knowlesi với tỷ lệ tương đối thấp, nhưng nếu một nguy cơ do chẩn đoán đoán nhầm với một thể khác của KSTSR, nhất là loài P. malariae khi soi dưới KHV thì nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân như đối với loài P. falciparum. Nên chăng đây là các khía cạnh mong muốn đưa ra một số thông tin cần tìm hiểu và xem như định hướng nghiên cứu tiếp theo đối với loài P. knowlesi về sinh học, bệnh học, dịch tễ học, độc lực của tác nhân gây bệnh P. knowlesi và điểm đặc biệt trong chẩn đoán hình thái học cũng như sinh học phân tử để làm rõ các vấn đề như các loài KSTSR khác. Hình 2
Các dữ liệu sẵn có về sinh học phân tử, về côn trùng, về dịch tễhọc chỉ ra rằng sốt rét P. knowlesi là tiên phát của mô hình sốt rét truyền từ động vật sang người. Tuy nhiên, truyền bệnh từ người sang người đã được minh họa dưới điều kiện thực nghiệm và chưa biết hiện nay có xảy ra hay không. Lý do có sự gia tăng số ca sốt rét do P. knowlesi, đặc biệt ở vùng Malaysian Borneo cũng không biết. Phải chăng có sự gia tăng về kiến thức, thay đổi tập tính đốt mồi của trung gian truyền bệnh, sự phá hủy cấu trúc của các ổ chứa khỉ Macaca spp., sự di chuyển đến các vùng gần nơi ở của khỉ Macaca spp. như một thích nghi gần đây của ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi với con người, hoặc con người với một số yếu tố khác cần phải điều tra. Hình 3
Ngoài ra, các phương pháp phòng chống sốt rét sẵn có liên quan đến việc sử dụng màn tẩm hóa chất và phun tồn lưu trong nhà không có hiệu quả chống lại sốt rét do loài này vì bản chất truyền từ khỉ sang, nghĩa là sốt rét bên ngoài nhà. Do đó, các biện pháp phòng chống hiệu quả cần lên kế hoạch để ngăn ngừa P. knowlesi khỏi quần thể con người đang sống.
|