Phần 2: Thuốc phối hợp Artemether-Lumefantrin được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới hiện nay trong điều trị sốt rét
Hiệu lực và tính an toàn Arrtemether-Lumefantrine trong điều trị sốt rét P. falciparum Nhóm tác giả Falade C đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc AL viên nén trên các trẻ em và trẻ nhỏ châu Phi mắc sốt rét, không biến chứng do P. falciparum. Thuốc AL gồm có thành phần artemether 120 mg với lumefantrine 20 mg, cho 4 liều cho thấy hiệu quả điều trị trên trẻ em ở nhiều quốc gia khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi. Tuy nhiên, liệu trình này được coi là chưa đủ đối với các trẻ chưa có miễn dịch và chưa phù hợp tại các vùng có đa kháng thuốc do P. falciparum. Một nghiên cứu nhãn mở đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc co-artemether trên 310 trẻ em châu Phi cân nặng từ 5-25 kg, mắc sốt rét cấp, không biến chứng do P. falciparum. Tổng cộng 6 liều thuốc co-artemether được chỉ định trong 3 ngày, theo dõi 7, 14 và 28 ngày. Sau điều trị cho thấy làm sạch nhanh chóng ký sinh trùng và căt sốt. Tỷ lệ chữa khỏi 28 ngày là 86,5% và 93,9% khi hiệu chỉnh bằng PCR đối với các trường hợp tái nhiễm. Tỷ lệ chữa khỏi tại thời điểm 7 và 14 ngày vượt 97% (chưa hiệu chỉnh) và vào ngày 28 tương tự nhau trên các trẻ (5 - < 10 kg) trước đây có phơi nhiễm sốt rét (miễn dịch một phần: 88,6% chưa hiệu chỉnh; 93,3% đã hiệu chỉnh) và những trẻ không có miễn dịch (82,5% chưa hiệu chỉnh; 95% đã hiệu chỉnh). Các biến cố bất lợi hầu như nhẹ. Không có bằng chứng gây độc trên điện tâm đồ, liệu trình thuốc co-artemether 6 liều đã cho thấy cắt nhanh ký sinh trùng và tỷ lệ chữa khỏi cao, thuốc an toàn và dung nạp tốt. Hình 1
Một nghiên cứu so sánh đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc artemether-lumefantrine và dihydroartemisinin-piperaquine trong điều trị sốt rét chưa biến chứng do Plasmodium falciparum trên các trẻ em Kenya dưới 5 tuổi qua một nghiên cứu ngẫu nhiên, nhãn mở. (Ogutu và cs., 2014) nhằm tìm ra bằng chứng để đưa thuốc AL như một thuốc điều trị ưu tiên và DHA-PPQ như thuốc điều trị thay thế tại Kenya. Với tổng số 454 trẻ em từ 5 tháng đến 59 tháng mắc sốt rét chưa biến chứng do P. falciparum được chọn ngẫu nhiên (1:1) nhận điều trị AL hoặc DHA-PPQ, theo dõi 42 ngày. Hình 2
Các thông số về hiệu lực đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ (ACPR) vào ngày D28 và các thông số khác đánh giá vào các ngày 14, 28 và 42. Sự chấp thuận và tính dung nạp được đánh giá trên cả hai thuốc thông qua người chăm sóc trẻ với bộ câu hỏi. Kết quả cho thấy, vào ngày D28, tỷ lệ ACPR có hiệu chỉnh bằng PCR đối với thuốc AL và DHA-PPQ lần lượt 97,8% (95% CI: 94.9-99.3) và 99,1% (95% CI: 96.8-99.9), không có sự khác biệt giữa các phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, tỷ lệ chữa khỏi sau hiệu chỉnh PCR cũng không khác biệt vào các D14 và ACPR vào ngày D42 đối với AL (100%; 96,8%) và DHA-PPQ (100%; 98,7%). Tương tự, tỷ lệ chữa khỏi khi chưa hiệu chỉnh PCR không có sự khác biệt khi đánh giá vào các thời điểm các ngày D3, 14, 28 và D42 đối với AL (99,1%; 98,7%; 81,1%; 67,8%) và DHA-PPQ (100%; 100%; 87,7%; 70,5%). Hình 3
Làm sạch ký sinh trùng nhanh, khoảng 90% số ký sinh trùng sạch trong vòng 40 giờ ở cả hai phác đồ. Các biến cố bất lợi được ghi nhận, chỉ có 1 biến cố bất lợi nghiêm trọng xảy ra trên nhóm AL (0,42%) không liên quan đến nghiên cứu. Sự chấp thuận điều trị cao hơn ở nhóm trẻ em dùng AL (93,6%) so với nhóm dùng DHA-PPQ (85,6%) có ý nghĩa thống kê. Do vậy, qua nghiên cứu này cho thấy cả AL và DHA-PPQ đều dung nạp tốt và có hiệu lực cao cũng như không tìm thấy tỷ lệ tái phát ký sinh trùng. Một nghiên cứu đánh giá về mặt hiệu lực và tính an toàn của AL trong điều trị sốt rét chưa biến chứng theo 3 chế độ liều hóa dự phòng (James Kapisi và cs., 2015). Theo các tác giả cho biết, gánh nặng sốt rét rất cao ở trên các trẻ em tại các quốc gia châu Phi mặc dù đã sử dụng màn tẩm hóa chất (ITNs). Hóa dự phòng tỏ ra có tiềm năng làm giảm gánh nặng sốt rét. Tuy nhiên, dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả cần phải đánh giá. Với tổng số 600 trẻ em tuổi từ 4-5 tháng đươc đưa vào nghiên cứu ở Tororo, Uganda. Các bệnh nhi tham gia đều được cấp màn tẩm hóa chất và các người chăm sóc trẻ được hướng dẫn chăm trẻ tại điểm nghiên cứu khi chúng bị bệnh . Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, 579 trẻ được chọn ngẫu nhiên không cho hóa dự phòng, dùng sulphadoxine-pyrimethamine (SP) hàng tháng, trimethoprim-sulphamethoxazole (TS) hoặc ngày hoặc dihydroartemisinin-piperaquine (DHA-PPQ) hàng tháng. Thuốc nghiên cứu chỉ định không có theo dõi tại nhà cho đến khi được 24 tháng tuổi. Hình 4
Các cơn sốt rét không biến chứng được điều trị bằng thuốc AL theo dõi 28 ngày. Nguy cơ xuất hiện các cơn sốt rét lại trong vòng 84 ngày và nguy cơ các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày được so sánh trong suốt nghiên cứu, sử dụng mô hình phân tích Cox proportional hazards model và phương trình ước tính. Kết quả cho thấy tổng số 1.007, 919, 736 và 451 đợt sốt rét được điều trị không có hóa dự phòng lần lượt SP, TS và DHA-PPQ. Chỉ có 19 (0,6%) ca điều trị với sốt rét ác tính. Đáp ứng sớm với liệu pháp AL là tuyệt đối cao nhất với 96,5% cắt sốt và 99,4% sạch ký sinh trùng vào ngày D3. Tuy nhiên, trên 50% số liều điều trị AL được theo dõi qua sự xuất hiện lại ký sinh trùng trong vòng 28 ngày. So với nhánh không dùng hóa dự phòng, nguy cơ tích lũy tái xuất hiện ký sinh trùng trong vòng 84 giờ sau điều trị bằng AL thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm dùng DHA-PPQ (harzard ratio 0,77, 95% CI 0.63-0.95, p = 0,01) nhưng không nhóm SP hay TS. Kết luận rằng nguy cơ sốt rét ác tính rất thấp trên nghiên cứu thuần tập này tại vùng sốt rét lan truyền cao này. Với hóa dự phòng, thì sốt rét chưa biến chứng điều trị với AL an toàn và hiệu quả, bảo vệ ngăn các cơn sốt rét tái xuất hiện trên các trẻ em dùng DHA-PPQ hàng tháng. Một nghiên cứu của nhóm Bassat Q, Mulenga M, Tinto H, Piola P, Borrmann S, và cộng sự (2009) so sánh hiệu lực hai phác đồ DHA-PPQ và AL trong điều trị các ca sốt rét không biến chứng trên các trẻ em châu Phi - một nghiên cứu ngẫu nhiên, không ưu thế hiệu lực giữa hai phác đồ DHA-PPQ so với AL trên các trẻ từ 6-59 tháng tuổi mắc sốt rét không biến chứng do P. falciparum tại châu Phi (Burkina Faso, Kenya, Mozambique, Uganda và Zambia). Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 2:1 để nhận thuốc dùng điều trị DHA-PPQ hoặc thuốc AL. Không đánh giá hơn kém sử dụng một phạm vi 25% giới hạn dưới 1 bên với CI 97,5% khác biệt điều trị (DHA-PPQ so với AL) trong vòng 28 ngày theo dõi có hiệu chỉnh PCR đánh giá tỷ lệ chữa khỏi. Hình 5
Phân tích hiệu lực được tiến hành trên một số quần thể và 2 trong số chúng được trình bày ở đây intention-to-treat (ITT) và enlarged per-protocol (ePP). 1553 trẻ được chọn ngẫu nhiên, 1039 trẻ dùng thuốc DHA-PQP và 514 trẻ dùng AL. Tỷ lệ chữa khỏi sau hiệu chỉnh PCR là 90,4% (ITT) và 94,7% (ePP) trên nhóm dùng DHA-PQP và 90% (ITT) và 95,3% (ePP) trên nhóm dùng AL. Giới hạn dưới một bên với CI = 97.5% sự khác biệt giữa hai phác đồ điều trị lần lượt là 22,8% và 22,96% trên quần thể ITT và ePP. Trên quần thể ITT, ước tính Kaplan-Meier dẫn đến nhiễm mới đến ngày D42 là 13,55% (95% CI: 11.35%-15.76%) đối với DHA-PQP so với 24% (95% CI: 20.11%-27.88%) đối với AL (p = 0,0001). Điều này cho thấy DHA-PQP là thuốc có hiệu lực tương tự như AL trong điều trị sốt rét chưa biến chứng trên các trẻ em châu Phi đến từ các vùng sốt rét khác nhau, sự hình thái nhiễm mới trong vòng 42 ngày thấp hơn ở nhóm dùng DHA-PQP, điều đó cho thấy thuốc này có hiệu quả dự phòng sau điều trị kéo dài hơn so với AL. Hình 6
Nghiên cứu do tác giả Yeka Adoke và cộng sự (2015) đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc phối hợp Artesunate-Amodiaquine (ASAQ) so với AL trong điều trị lặp lại sốt rét chưa biến chứng P. falciparum trên các trẻ em Uganda, nhưng hiệu quả của liều lặp lại kéo dài chưa có số liệu. Các nhà nghiên cứu tiến hành một thử nghiệm TNLS pha IV, theo dõi dọc, ngẫu nhiên, nhãn mở trong vòng 2 năm so sánh hiệu lực và độ an toàn của ASAQ và AL điều trị lặp lại sốt rét không biến chứng trên các trẻ em dưới 5 tuổi ở Trung tâm y tế Nagongera, Uganda. Các trẻ tham gia ngẫu nhiên dùng ASAQ hoặc AL và tất cả ca bệnh đến sau đó đều được điều trị liệu trình như nhau. Tổng số 413 trẻ được đưa vào nghiên cứu và tổng số có 6.027 cơn sốt rét (trung bình 15; khoảng 1-26). Đối với cơn sốt rét đầu tiên, tỷ lệ chữa khỏi hiệu chỉnh bằng PCR đối với ASAQ (97,5%) không hơn so với AL (97,0%; 95% CI [20.028; 0.037]). Tỷ lệ chữa khỏi sau hiệu chỉnh PCR đối với những cơn sốt rét sau đó hơn 100 ca (cơn 2-18), dao động từ 88,1% đến 98,9% mỗi cơn, không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm dùng thuốc. Ký sinh trùng được làm sạch hoàn toàn vào ngày D3 đối với tất cả cơn sốt rét và người mang giao bào < 1% vào ngày thứ 21. Thời gian cắt sốt nhanh hơn ở nhóm dùng ASAQ đối với cơn sốt đầu tiên. Sự chấp thuận điều trị đối với các cơn sốt rét sau đó gần 100%. Các biến cố bất lợi thông thường đều tương tự giữa các nhóm điều trị và hầu như có liên quan đến bệnh. Thiếu máu và giảm bạch cầu xảy ra trong 0,5% số ca, chức năng gan bất thường trên 0,3-1,4% số ca. Cả hai liệu trình đều an toàn và hiệu quả để điều trị lặp lại cơn sốt rét. Hình 7
Một nghiên cứu tiếp theo đánh giá liệu trình 6 liều của AL được đánh giá trong 6 nghiên cứu ở 4 lục địa. Đánh giá hiệu lực thuốc AL trên các bệnh nhân sốt rét cấp tính không biến chứng do P. falciparum và xét nghiệm HIV (-) qua 6 thử nghiệm lâm sàng 6 liều của thuốc AL. Sốt rét chưa biến chứng được xác định khi nhiễm P. falciparum có triệu chứng nhưng không có triệu chứng sốt rét ác tính hay rối loạn chức năng cơ quan. AL được chỉ định điều trị trên những ca sốt rét cấp, không biến chứng do P. falciparum cân nặng từ 5kg trở lên và có hiệu quả trên các vùng địa lý khác nhau. Các nghiên cứu 6 liều được tiến hành trên các các bệnh nhi và người lớn trưởng thành không có miễn dịch hoặc miễn dịch một phần có cân nặng từ ≥5 kg tại một số vùng ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ. Các bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng SRAT hoặc suy chức năng gan, thận, tim mạch bị loại khỏi nghiên cứu, tuổi bệnh nhân từ 2 tháng-71 tuổi. ·Nghiên cứu 3 tiến hành trên bệnh nhân ≥ 2 tuổi, liệu trình 6 liều (n = 118) dùng Coartem; ·Nghiên cứu 4, tổng số 150 bệnh nhân gồm người lớn và trẻ em ≥ 2 tuổi dùng Coartem; ·Nghiên cứu 5, tổng số 164 bệnh nhân người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi dùng Coartem; ·Nghiên cứu 6 với 165 bệnh nhân người lớn không có miễn dịch sống tại vùng không có lưu hành sốt rét nhiễm P falciparum chưa biến chứng có tiền sử đến vùng sốt rét lưu hành; ·Nghiên cứu 7 trên 310 bệnh nhân trẻ em nhỏ và trẻ em, từ 2 tháng đến 9 tuổi, cân nặng từ 5 kg - 25 kg, có thân nhiệt ≥ 37,5°C; ·Nghiên cứu 8 tiến hành trên 452 trẻ em nhỏ và trẻ em tuổi từ 3 tháng đến 12 tuổi, cân nặng 5 kg - < 35kg, có sốt (≥ 37.5°C nách hoặc ≥ 38°C ở trực tràng) hoặc tiền sử sốt trong 24 giờ trước đó. AL là liệu pháp điều trị có tỷ lệ chữa khỏi dao động từ 88% đến 97% trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liệu trình 3 ngày với 6 liều điều trị. Một số biến cố bất lợi khi dùng thuốc ALHãy nhờ đến trợ cấp cứu nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số các phản ứng di ứng sau đây khi dùng AL như mày đay, đau bụng, chán ăn, đau cơ, run lạnh, chóng mặt, nhức đầu và đau cơ. Khi các bệnh nhân dùng thuốc có biểu hiện nhịp tim nhanh, khó thở, sưng phồng môi, mặt, lưỡi và cổ họng và hãy gọi ngay cho bác sĩ một khi bệnh nhân có biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAEs) như dưới đây: -Các triệu chứng sốt rét trở nên nặng hơn; -Nôn nặng hơn và chán ăn hơn, tiêu chảy nghiêm trọng không kiểm soát được; -Nhức đầu và đau ngực và chóng mặt dữ dội, choáng, ngất, nhịp tim nhanh bất thường; -Các dấu hiệu ban đầu trên vùng da như phát ban đỏ, từ nhẹ đến trung bình; -Đau thượng vị hoặc đau dạ dày; -Nước tiểu đổi màu hoặc phân đi ra màu đất sét; Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sốt, rét run, đau mình mẩy, nhức đầu nhiều, triệu chứng cúm sau khi đã dùng hết liệu trình thuốc AL. Một số tác dụng ngoại ý của AL có thể (yếu cơ thể hoặc chóng mặt, lảo đảo, nhức đầu nhẹ, đau khớp và đau cơ, ho). Đó không phải là một danh sách đầy đủ các tác dụng ngoại ý hoặc biến cố bất lợi của thuốc AL, có thể còn một số biến cố bất lợi khác có thể xảy ra. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn để xin lời khuyên y tế hỏi về biến cố bất lợi. Bạn có thể báo cáo các biến cố bất lợi đến FDA theo 1-800-FDA-1088. Hình 8
Độ an toàn và tính dung nạp của thuốc Coartem đã được nghiên cứu trên cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. Các biến cố bất lợi và phản ứng tác dụng ngoại ý được báo cáo thường xuyên trên ≥ 10% ở các bệnh nhân người lớn (?). Các tác dụng ngoại ý hay biến cố bất lợi xảy ra với tần suất xảy ra trên ≥10% số bệnh nhi -Trong các TNLS, tỷ lệ phải có gián đoạn bệnh nhân không dùng thuốc nữa do các biến cố bất lợi khi dùng thuốc Coartem liệu trình đúng 6 liều chung là 1,1%, trong đó 0,2% (1/647) trên người lớn và 1,6% (21/1332) trên các bệnh nhi; -Các biến chứng bất lợi trên các bệnh nhân người lớn (> 30%) gồm có nhức đầu, chán ăn, chóng mặt, suy nhược, đau khớp, đau cơ. Các biến cố bất lợi thường xảy ra trên trẻ em (>12%) gồm có sốt, ho, buồn nôn, ho, chán ăn, nhức đầu; -Dùng đồng thời sẽ dẫn đến ảnh hưởng lên hệ CYP3A4 như các thuốc rifampin, carbamazepine, phenytoin khi dùng cùng với Coartem có thể đưa đến giảm nồng độ artemether và/ hoặc lumefantrine và sẽ mất đi hoạt tính chống sốt rét đầy đủ; -AL không nên dùng trên các bệnh nhân đã biết trước vấn đề tim mạch khoảng QT kéo dài, các bệnh nhân có hạ kali máu hay hạ magne máu và các thuốc khác có thể gây khoảng QT kéo dài; -Halofantrine và AL không nên chỉ định trong một tháng do tiềm năng dẫn đến khoảng QT kéo dài. Do các dữ liệu an toàn thuốc còn hạn chế, nên thuốc AL không nên chỉ định đồng thời với các thuốc sốt rét khác, trừ khi có ý kiến điều trị thay đổi; -Các thuốc gây QT kéo dài, gồm quinin và quinidin, do vậy cần thận trọng khi dùng cùng hoặc sau khi dùng AL; -Các chất nền, các chất ức chế hoặc chất dẫn truyền của CYP3A4, gồm có thuốc ức chế protease chống virus HIV và các chất ức chế sao chép ngược loại non-nucleoside nên dùng thận trọng với thuốc AL do nguy cơ mất đi tiềm năng hiệu lực các thuốc lẫn nhau và sẽ dẫn đến kéo dài thời gian QT; -Chất ức chế CYP3A4 nên dùng thận trọng do có khả năng gây QT kéo dài khi dùng đồng thời với thuốc AL. Nếu mefloquine được dùng đồng thời ngay trước khi điều trị, cần giám sát tình trạng giảm hiệu lực của Coartem và khuyên bệnh nhân nên ăn rồi hãy uống thuốc; -Sử dụng thuốc chống virus sao chép ngược như HIV cần thận trọng do tiền năng thuốc dẫn đến kéo dài khoảng QT, mất hiệu lực chống virus, hoặc mất hiệu lực thuốc chống sốt rét AL. Bệnh nhân dùng cơ chất CYP2D6 nên đươc giám sát các biến có bất lợi và nguy cơ khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ. Các bệnh nhân sử dụng thuốc ngừa thai dạng hormone nên dùng thêm các biện pháp ngừa thai khác để đảm bảo; -Các biến cố bất lợi thường gặp nhất trên bệnh nhân là người lớn (> 15%) gồm có nhức đầu, chán ăn, chóng mặt, suy nhược, đau cơ, buồn nôn, sốt, rét run, đánh trống ngực, mệt, đau bụng, đau khớp, rối loạn giấc ngủ; -Trong khi đó, biến cố bất lợi hay gặp nhất trên bệnh nhi (> 15%) gồm sốt, ho, nôn mửa; -Biến cố bất lợi sau đây được xác định trong suốt quá trình sau khi thuốc AL được chấp thuận dùng, gồm có: quá mẫn như mày đay, phù mạch hay phản ứng da nghiêm trọng như vở các mụn rộp nước hiếm khi đươc ghi nhận; Hình 9
Những thuốc nào ảnh hưởng lên tác dụng của ALNhiều loại thuốc có thể tương tác đến thuốc AL. Không phải tất cả đều có thể xảy ra tương tác được liệt kê. Nói cho bác sĩ của bạn biết về các thuốc bạn đang dùng và bất cứ lúc nào bạn bắt đầu dừng thuốc trong quá trình điều trị thuốc AL, đặc biệt: -Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống lao; -Thuốc chống trầm cảm; -Thuốc chống loạn thần kinh; -Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim; -Thuốc điều trị HIV/AIDS; -Thuốc điều trị động kinh hoặc thuốc điều trị đau dây thần kinh ở vùng mặt. Đây không phải là danh sách đầy đủ các thuốc có tính chất tương tác mà còn nhiều loại thuốc khác có thể tương tác với AL. Danh sách này thuộc các thuốc có kê đơn hoặc không cần kê đơn, vitamin, các thảo dược. Thuốc AL có cả công thức liều mới 80 mg/480 mg tại một số quốc gia châu Phi Công ty Novartis cho ra một công thức thuốc sốt rét có chất lượng cao đối với thuốc AL 80/480 mg (artemether/lumefantrine 80 mg/480 mg) để điều trị ca sốt rét chưa biến chứng trên các trẻ em và người lớn có cân nặng trên 35kg. Thuốc đã được đăng ký bởi cơ quan dược và độc chất tại Kenya, và hiện nay sẵn sàng đưa sang Nigeria và Angola. Kenya là quốc gia thứ 3 tại châu Phi dùng Coartem 80/480. Các quốc gia khác đã đăng ký trước đây với thuốc Coartem 80/480mg là Uganda và Ghana. Hình 10
Trong liệu trình dùng hai lần mỗi ngày để tăng sự chấp thuận hoặc hài lòng cho bệnh nhân (compliance) với liệu trình dùng, do đó liệu trình điều trị đầy đủ từ 24 viên xuống còn 6 viên, nghĩa là giảm đi 75% gánh nặng về viên thuốc. Novartis liên kết với Kenya các quốc gia còn lại của châu Phi đạt mục tiêu trong việc chống lại bệnh sốt rét. Theo TS. Nathan Mulure, quản lý y khoa của Novartis tại châu Phi cho biết sốt rét là căn bệnh có thể phòng được và chữa khỏi rất cao, tuy nhiên nó vẫn là căn bệnh gây chết người nhiều nhất tại các quốc gia đang phát triển. Novartis xác định lại và cam kết mạnh với cuộc chiến chống lại sốt rét, điều này sẽ giúp điều trị và giảm gánh nặng cho bệnh nhân sốt rét. Việc ra đời các thuốc như Coartem hàm lượng 80/480 mg tại Kenya đánh dấu một thành công mới trong cuộc chiến chống lại sốt rét và sẽ có lợi cho bệnh nhân khi được điều trị với các thuốc có hiệu lực cao và chất lượng. Thuốc Coartem 80/480 mg lần đầu tiên đăng ký tại Thụy Sĩ bởi cơ quan y tế - Swiss Medic. Novartis tiên phong trong việc ra mắt các ACTs liều phối hợp (fixed-dose ACT) và 10 năm sau đó, năm 2009 , lần đầu tiên có thể phân phối ACT để hội đủ nhu cầu cho trẻ em có nguy cơ mắc sốt rét nhất. Thông qua một đối tác của TCYTTG năm 2001, họ là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp chăm sóc y tế cam kết cung cấp thuốc điều trị sốt rét đến hệ thống y tế công tại các quốc gia có sốt rét lưu hành phi lợi nhuận - tiến sĩ Nathan Mulure cho biết. Kể từ năm 2006, Kenya đã tiếp nhận trên 75 triệu liều điều trị Coartem. Do đó, Kenya là một quốc gia tiếp nhận thuốc Coartem lớn nhất. Mỗi năm có hơn một triệu ca chết có liên quan đến sốt rét trên toàn thế giới. Hơn 90% số ca tử vong xảy ra ở khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi và phần lớn số ca sốt rét chết ở trẻ em. Chỉ tính riêng châu Phi cứ mỗi 60 giây có một trẻ chết vì có liên quan đến sốt rét. Như một phần cam kết với bệnh nhân cũng như giới chức y tế, Novartis cũng cung cấp các chương trình giáo dục sức khỏe đến quản lý ca bệnh, điều này bao gồm tập huấn cầm tay chỉ việc (hands-on training) cho các nhân viên y tế địa phương, cẩm nang đào tạo và gói y tế dễ sử dụng để đảm bảo rằng thuốc Coartem và phân phối Coartem sử dụng hợp lý và nâng cao sự chấp thuận của bệnh nhân. Hình 11
Novartis và Kenya có một mối quan hệ lâu dài. Đến nay, Novartis cho triển khai các chương trình cải tiến về lĩnh vực ung thư, cấy ghép, sốt rét, tiếp cận y tế cho bệnh nhân tại các vùng nông thôn và xây dựng nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển với mục đích trở thành công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại quốc gia này. Trong lĩnh vực ung thư, Novartis đã thiết lập một chương trình tiếp cận bệnh nhân toàn cầu, làm việc cùng với giới chức địa phương bệnh viện Nairobi để điều trị các bênh ung thư bạch cầu man tính dòng tủy (CML). Trong chương trình Glivec International Patients Assistance Program (GIPAP), Novartis trợ cấp toàn bộ chi phí thuốc ung thư cho 450 bệnh nhân Kenya mắc CML cần thuốc điều trị. Để đáp ứng một số lượng lớn chăm sóc y tế trong lĩnh vực ghép thận, các đối tác Novartis với bệnh viện Kenyatta National Hospital và các chuyên gia phẩu thuật tại Tây Ban Nha để xây dựng một trung tâm chuyên ghép thận tại Kenya cũng như khắp Đông Phi. Thông qua chương trình Interlife, năng lực ghép thận của họ đã cải thiện và nâng coa đáng kể và trên 110 bệnh nhân đã được tiến hành ghép thận. Giờ đây, vẫn tiếp tục có nhu cầu gia tăng tiến hành ghép thận tại Kenya ngày một nhiều hơn. Novartis đã góp phần lớn vào việc làm giảm gánh nặng sốt rét tại Kenya, đây cũng là một quốc gia được nhận thuốc Coartem lớn nhất. Công ty đã phân phối đến trên 75 triệu liều điều trị Coartem phi lợi nhuận đến y tế công cộng của Kenya kể từ năm 2006. Từ năm 2010, tham gia mở rộng tiếp cận các thuốc ACTs chất lượng cao đến hệ thống y tế tư nhận thông qua chương trình Affordable Medicines Facility for Malaria (AMFm) và từ năm 2012, thông qua một chương trình tiếp cận y tế tư nhân tên gọi là dự án NPP. Để gia tăng tiếp cận thuốc tại các vùng nông thôn, Novartis đã khởi động Familia Nawiri (Swahili for healthy families) - một chương trình tập trung vào các thuốc thiết yếu với giá ưu đãi. Năm 2013, chương trình mở rộng đến 20 vị trí tại 10 quốc gia của Trung, Tây, Nyanza và Nam Rift của Kenya, bao phủ một lượng dân số khoảng 700.000 người. Hình 12
Cuối cùng, Novartis cũng làm việc với Viện Nghiên cứu y khoa Kenya để xây dựng năng lực thử nghiệm lâm sàng, đào tạo, nghiên cứu và phát triển tại Kenya. Các dự án bao gồm một thử nghiệm lâm sàng và một hội thảo Phase 1, một mô hình toán học và một kinh phí tài trợ cho các nhà khoa học Kenya tham gia vào nghiên cứu tại Basel và Cambridge được thiết kế để đào tạo các thế hệ những nhà khoa học tiếp nối của của Kenya (“Next Generation of Scientists in Africa”). Năm 2001, công ty Novartis ký văn bản ghi nhớ với TCYTTG để cung cấp phi lợi nhuận thuốc Coartem đến các vùng có sốt rét lưu hành trên khắp thế giới. Kể từ đó, Coartem đã phát triển từ 100.000 liều điểu trị mỗi năm lên đến 100 triệu liều điều trị vào năm 2011. Novartis là công ty đầu tiên phát triển thuốc thận thiện đạt chất lượng cho trẻ em đạt chuẩn của TCYTTG (WHO prequalified child friendly medication) về phân phối thuốc Coartem. Các viên thuốc phân phối đến trẻ em dễ dàng bẻ gãy cho vào trong nước, có vị ngọt và dễ uống. Hai vùng ở Kenya tham gia vào trong thử nghiệm phase 3 thuốc Coartem. Kể từ năm 2009, hơn 200 triệu liều thuốc Coartem phân bổ đến phần lớn các quốc gia châu Phi. Sự phân bổ Coartem liên kết phần lớn bởi công ty Novartis và MMV (Medicines for Malaria Venture) trong thực thi nhiệm vụ giảm gánh nặng sốt rét tại các quốc gia đang phát triển thông qua khám phá, nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ phân bổ các thuốc sốt rét mới có hiệu quả. Hình 13
Cùng với Viện nghiên cứu y học nhiệt đới Thụy Sĩ (Swiss Tropical Institute) và tập đoàn Novartis Foundation nghiên cứu dự án ALIVE tiếp tục phát triển tốt và lớn mạnh, mang lại lợi điểm cho người dân tại các vùng Đông Phi. Dự án này gia tăng tiếp cận các thuốc có chất lượng cao và đăng ký thành công thuốc trong những năm qua. Coartem là thuốc duy nhất FDA chấp thuận ACTs tại Mỹ và là thuốc đầu tiên được chứng nhận bởi cơ quan đánh giá y học châu Âu (European Medical Evaluating Agency_EMEA). Đây là một sự chứng thực về chất lượng thuốc hội đủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt và Coartem tiếp tục cho thấy hiệu lực cao trong nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu thực hành. Novartis tìm kiếm để mở rộng các cải thiện tiếp cận y tế tại châu Phi và cho ra đời các thuốc mới đến Kenya và các vùng lưu hành khác. Ngoài ra, các chương trình khác cũng chịu trách nhiệm như Novartis Malaria Initiative, Novartis sẽ tìm kiếm để tăng sự có mặt và uy tín của họ ở Kenya vào năm 2014. Trong việc hợp nhất các tổ chức quốc tế, Novartis đã cung cấp hơn 600 triệu liều thuốc Coartem đến hệ thống y tế của châu Phi mà không cần lợi nhuận kể từ năm 2001. Artemisinin là một hợp chất chiết xuất từ cây cỏ ngọt và đã sử dụng trong nhiều thế kỷ qua trong y học cổ truyền Trung Hoa để điều trị sốt. Thuốc ACTs là phối hợp hai hay nhiều loại thuốc với nhau trong đó có thành phần dẫn suất artemisinin theo các phương thức tác dụng khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng hai hay nhiều loại thuốc trong một phối hợp có tiềm năng và đóng vai trò làm chậm sự hình thành kháng thuốc. Đặc biệt, ACTs cho thấy có hiệu quả cao trong điều trị sốt rét và làm chấm phát triển kháng thuốc tại các vùng lan truyền bệnh cao. Bảo quản thuốc artemether-lumefantrine như thế nào?Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn. Hình 14
Trên đây là các thông tin tương đối đầy đủ về loại thuốc phối hợp dựa trên dẫn suất artemisinins (AL) có tác dụng tốt trông làm sạch KSTSR thể vô tính trong 3 ngày đầu nhanh chóng, diệt nhanh dung khối ký sinh trùng, giảm gánh nặng sốt rét thường chuyển thành sốt rét ác tính, giảm tỷ lệ tử vong cho nhiều bệnh nhân tại các vùng có sốt rét lưu hành trên thế giới và Việt Nam. Mặc dù, giờ đây một số nghiên cứu theo dõi đánh giá hiệu lực của các thuốc sốt rét, trong đó có AL cho thấy thuốc có phần nào giảm hiệu lực và có tỷ lệ kháng thuốc nhất định, nên nhiều tập đoàn dược phẩm đã và đang đầu tư nghiên cứu các chế phẩm thuốc mới tiếp tục để đáp ứng và ứng phó với các tình trạng khẩn cấp về kháng thuốc sốt rét như hiện nay. Tài liệu tham khảo
1. Adoke Yeka, Lameyre V, Afizi K, Fredrick M, Lukwago R, et al. (2014). Efficacy and Safety of fixed-dose artesunate-amodiaquine vs. artemether-lumefantrine for repeated treatment of uncomplicated Malaria in Ugandan children. PLoS onE 9(12): e113311. 2. Bernhards R Ogutu, Kevin O onyango, Nelly Koskei et al., (2014). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine and dihydroartemisinin-piperaquine in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Kenyan children aged less than five years: results of an open-label, randomized, single-centre study. Malaria Journal 2014, 13:33. 3. Christine Manyando, Eric M Njunju, Mailis Virtanen, Kamal Hamed et al., (2015). Exposure to artemether-lumefantrine (Coartem®) in first trimester pregnancy in an observational study in Zambia. Malaria Journal, 14:77. 4. Falade C, Makanga M, Premji Z, Ortmann CE, Stockmeyer M et al., (2005). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine (Coartem) tablets (six-dose regimen) in African infants and children with acute, uncomplicated falciparum malaria. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2005 Jun;99(6):459-67. 5. Nairobi et al., (2014). Novartis introduces new anti-malarial formulation, Coartem 80/480mg in Kenya. http://www.Pharmabiz.com 2014. 6. Abdulla S, Sagara I, Borrman S, D’Allessandro U, Gonzalez R, Hamel M, et al. Efficacy and safety of artemether/lumefantrine dispersible tablets compared with crushed commercial tablets in African infants and children with uncomplicated malaria: a randomised, single-blind, multicentre trial. Lancet 2008. 372(9652): p.1819-27. 7. Achan J, Tibenderana JK, Kyabayinze D, Wabwire Mangen F, Kamya MR, Dorsey G, et al. Effectiveness of quinine versus artemether/lumefantrine for treating uncomplicated falciparum malaria in Ugandan children: Randomised trial. British Medical Journal 2009. 339: p. b2763. 8. Adam I, Salah MT, Eltahir HG, Elhassan AH et al., (2010). Dihydroartemisinin-piperaquine versus artemether-lumefantrine, in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in central Sudan. Annals of Tropical Medicine and Parasitology. 104(4): p. 319-26. 9. Arinaitwe E, Sandison TG, Wanzira H, Kakuru A, Homsy J, Kalamya J, et al. (2009). Artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-piperaquine for falciparum malaria: A longitudinal, randomized trial in young Ugandan children. Clinical Infectious Diseases 2009. 49(11): p. 1629-37. 10. Bassat Q, González R, Machevo S, Nahum A et al., (2001). Similar efficacy and safety of artemether-lumefantrine (Coartem(R)) in African infants and children with uncomplicated falciparum malaria across different body weight ranges. Malaria Journal 2011. 10: p. 369. 11. Bassat Q, Mulenga M, Tinto H, Piola P, Borrmann S et al., (2009). Dihydroartemisinin-piperaquine and artemether-lumefantrine for treating uncomplicated malaria in African children: a randomised, non-inferiority trial. PLoS one 2009. 4(11): p. e7871. 12. Bell DJ, Wootton D, Mukaka M, Montgomery J et al., (2009). Measurement of adherence, drug concentrations and the effectiveness of artemether-lumefantrine, chlorproguanil-dapsone or sulphadoxine-pyrimethamine in the treatment of uncomplicated malaria in Malawi. Malaria Journal. 8: p. 204. 13. Borrmann S, Sasi P, Mwai L, Bashraheil M, Abdallah A et al (2011). Declining responsiveness of Plasmodium falciparum infections to artemisinin-based combination treatments on the Kenyan coast. PloS one. 6(11): p. e26005. 14. Bousema JT, Schneider P, Gouagna LC, Drakeley CJ et al., (2006). Moderate effect of artemisinin-based combination therapy on transmission of Plasmodium falciparum. Journal of Infectious Diseases, 2006. 193(8): p. 1151:9. 15. Bukirwa H, Yeka A, Kamya MR, Talisuna A et al (2006). Artemisinin combination therapies for treatment of uncomplicated malaria in Uganda. PLoS Clinical Trials 2006. 1(1): p. e7. 16. Carrara VI, Zwang J, Ashley EA, Price RN, et al., (2009). Changes in the treatment responses to artesunate-mefloquine on the northwestern border of Thailand during 13 years of continuous deployment. PLoS one. 4(2): p. e4551. 17. Carrasquilla G, Baron C, Monsell EM, Cousin M et al., (2012). Randomized, prospective, three-arm study to confirm the auditory safety and efficacy of artemether-lumefantrine in Colombian patients with uncomplicated Plasmodium falciparum malaria. American Journal of Tropical Medicine Hygiene 2012. 86(1): p.75:83. 18. Clark TD, Njama-Meya D, Nzarubara B, Maiteki-Sebuguzi C et al. (2010). Incidence of malaria and efficacy of combination antimalarial therapies over 4 years in an urban cohort of Ugandan children. PLoS one 2010. 5(7): p. e11759. 19. Coartem [Prescribing Information], Novartis Pharmaceuticals Corporation, East Hanover, NJ. 2010. 20. Denis MB, Tsuyuoka R, Lim P, Lindegardh N et al., (2006). Efficacy of artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated falciparum malaria in northwest Cambodia. Tropical Medicine and International Health 2006. 11(12): p. 1800:7. 20. Dorsey G, Staedke S, Clark TD, Njama-Meya D et al., (2007). Combination therapy for uncomplicated falciparum malaria in Ugandan children: a randomized trial. JAMA 2007. 297(20): p. 2210:9. 21. Espie E, Lima A, Atua B, Dhorda M, Flevaud L (2012). Efficacy of fixed-dose combination artesunate-amodiaquine versus artemether-lumefantrine for uncomplicated childhood Plasmodium falciparum malaria in Democratic Republic of Congo: A randomized non-inferiority trial. Malaria Journal. 11: p. 174. 22. Falade C, Makanga M, Premji Z, Ortmann CE, Stockmeyer M (2005). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine (Coartem) tablets in African infants and children with acute, uncomplicated falciparum malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine. 99(6): p. 459:67. 23. Faucher JF, Aubouy A, Adeothy A, Cottrell G et al., (2009). Comparison of sulfadoxine-pyrimethamine, unsupervised artemether-lumefantrine, and unsupervised artesunate-amodiaquine fixed-dose formulation for uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Benin: A randomized effectiveness noninferiority trial. Journal of Infectious Diseases. 200(1): p. 57:65. 24. Faye B, Ndiaye JL, Tine R, Sylla K, Gueye A, et al., (2010). A randomized trial of artesunate mefloquine versus artemether lumefantrine for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Senegalese children. Americal Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 82(1): p. 140:4. 25. Faye B, Offianan AT, Ndiaye JL, Tine RC, Toure W, Djoman K, et al., (2009). Efficacy and tolerability of artesunate-amodiaquine (Camoquin plus) versus artemether-lumefantrine (Coartem) against uncomplicated Plasmodium falciparum malaria: multisite trial in Senegal and Ivory Coast. Tropical Medicine and International Health. 15(5): p. 608:13. 26. Gadalla NB, Adam I, Elzaki SE, Bashir S, Mukhtar I et al. Increased pfmdr1 copy number and sequence polymorphisms in Plasmodium falciparum isolates from Sudanese malaria patients treated with artemether-lumefantrine. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 2011. 55(11): p. 5408:11. 27. Guthmann JP, Cohuet S, Rigutto C, Fortes F et al., (2006). High efficacy of two artemisinin-based combinations (artesunate-amodiaquine and artemether-lumefantrine) in Caala, Central Angola. America Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 75(1): p. 143:5. 28. Hodel EM, Kabanywanyi AM, Malila A, Zanolari B, et al., (2009). Residual antimalarials in malaria patients from Tanzania: An implications on drug efficacy assessment and spread of parasite resistance. PLoS one. 4(12): p. e8184. 29. Hwang J, Alemayehu BH, Hoos D, Melaku Z et al., (2011). In vivo efficacy of artemether-lumefantrine against uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Central Ethiopia. Malaria Journal 2011. 10: p. 209. 30. James Kapisi, Victor Bigira, Tamara Clark, Stephen Kinara et al., (2015). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated malaria in the setting of three different chemopreventive regimens. Malaria Journal.14:53. doi 10.1186/s12936-015-0583-9. 31. Juma EA, Obonyo CO, Akhwale WS and Ogutu BR (2008). A randomized, open-label, comparative efficacy trial of artemether-lumefantrine suspension versus artemether-lumefantrine tablets for treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in children in western Kenya. Malaria Journal. 7: p. 262. 32.Kamugisha E JS, Minde M, Kataraihya J, Kongola G, Kironde F and Swedberg G. Efficacy of artemether-lumefantrine in treatment of malaria among under-fives and prevalence of drug resistance markers in Igombe-Mwanza, north-western Tanzania. Malaria Journal 2012. 27. 33.Kamugisha E JS, Minde M, Kataraihya J, Kongola G, Kironde F (2012). Efficacy of artemether-lumefantrine in treatment of malaria among under-fives and prevalence of drug resistance markers in Igombe-Mwanza, north-western Tanzania. Malaria Journal. 27. 34.Kamya MR, Yeka A, Bukirwa H, Lugemwa M et al., (2007). Rwakimari JB, Staedke SG, et al. Artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-piperaquine for treatment of malaria: a randomized trial. PLoS Clinical Trials. 2(5): p.e20. 35.Karunajeewa HA, Mueller I, Senn M, Lin E, Law I, Gomorrai PS, et al., (2008). A trial of combination antimalarial therapies in children from Papua New Guinea. New England Journal of Medicine. 359(24): p. 2545:57. 36.Laminou I et al., (2011). Randomized, double blind study comparing the therapeutic efficacy and safety of artemether-lumefantrine and artesunate amodiaquine in Gaya, Niger, Malaria journal, 2011 37.Lefevre G, Looareesuwan S, Treeprasertsuk S, Krudsood S et al.(2001). A clinical and pharmacokinetic trial of six doses of artemether-lumefantrine for multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria in Thailand. Americal Journal of Tropical Medicine Hygiene. 64(5-6): p. 247:56. 38.Martensson A, Ngasala B, Ursing J, Isabel Veiga M, et al. (2007). Influence of consecutive day blood sampling on polymerase chain reaction-adjusted parasitological cure rates in an antimalarial drug trial conducted in Tanzania. Journal of Infectious Diseases 2007. 195(4): p. 597:601. 39.Martensson A, Stromberg J, Sisowath C, Msellem MI et al., (2005). Efficacy of artesunate plus amodiaquine versus that of artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated childhood Plasmodium falciparum malaria in Zanzibar, Tanzania. Clinical Infectious Diseases. 41(8): p. 1079:86. 40.Mayxay M, Khanthavong M, Chanthongthip O, Imwong M (2012). Efficacy of artemether-lumefantrine, the nationally-recommended artemisinin combination for the treatment of uncomplicated falciparum malaria, in southern Laos. Malaria Journal. 11(1): p. 184. 41.Mayxay M, Khanthavong M, Lindegardh N et al., (2004). Randomized comparison of chloroquine plus sulfadoxine-pyrimethamine versus artesunate plus mefloquine versus artemether-lumefantrine in the treatment of uncomplicated falciparum malaria in the Lao People's Democratic Republic. Clinical Infectious Diseases. 39(8): p. 1139:47. 42. Menan H, Faye O, Same-Ekobo A, Oga AS, Faye B et al., (2011). Comparative study of the efficacy and tolerability of dihydroartemisinin-piperaquine-trimethoprim versus artemether-lumefantrine in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Cameroon, Ivory Coast and Senegal. Malaria Journal 2011. 10: p. 185. 43. Mens PF, Sawa P, van Amsterdam SM, Versteeg I et al., (2008). A randomized trial to monitor the efficacy and effectiveness by QT-NASBA of artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-piperaquine for treatment and transmission control of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in western Kenya. Malaria Journal. 7: p. 237. 44. Mwesigwa J, Parikh S, McGee B, German P et al., (2010). Pharmacokinetics of artemether-lumefantrine and artesunate-amodiaquine in children in Kampala, Uganda. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 54(1): p. 52:9. 45. Ndiaye JL, Faye B, Gueye A, Tine R, Ndiaye D et al., (2011). Repeated treatment of recurrent uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Senegal with fixed-dose artesunate plus amodiaquine versus fixed-dose artemether plus lumefantrine: a randomized, open-label trial. Malaria Journal 2011. 10: p. 237. 46. Ndiaye JL, Randrianarivelojosia M, Sagara I, Brasseur P, Ndiaye I, Faye B, et al., (2009). Randomized, multicentre assessment of the efficacy and safety of ASAQ: a fixed-dose artesunate-amodiaquine combination therapy in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria. Malaria Journal 2009. 8: p. 125. 47. Ngasala BE, Malmberg M, Carlsson AM, Ferreira PE et al., (2011). Effectiveness of artemether-lumefantrine provided by community health workers in under-five children with uncomplicated malaria in rural Tanzania: An open label prospective study. Malaria Journal. 10: p. 64. 48. Offianan A, Assis SB, Coulibaly A, N’guessan LT, Ako AA, Kadjo FK, et al., (2011). Assessment of the efficacy of first-line antimalarial drugs after 5 years of deployment by the National Malaria Control Programme in Côte d’Ivoire. Open Access Journal of Clinical Trials. 3: p. 67-76. 49. Piola P, Fogg C, Bajunirwe F, Biraro S, Grandesso F, Ruzagira E, et al.(2005). Supervised versus unsupervised intake of six-dose artemether-lumefantrine for treatment of acute, uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Mbarara, Uganda: a randomised trial. Lancet 2005. 365(9469): p. 1467:73. 50. Premji Z, Umeh RE, Owusu-Agyei S, Esamai F, Oguche S, et al., (2009). Chlorproguanil-dapsone-artesunate versus artemether-lumefantrine: A randomized, double-blind phase III trial in African children and adolescents with uncomplicated Plasmodium falciparum malaria. PLoS one 2009. 4(8): p. e6682. 51. Price RN, Uhlemann AC, van Vugt M, Brockman A et al., (2006). Molecular and pharmacological determinants of the therapeutic response to artemether-lumefantrine in multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria. Clinical Infectious Diseases. 42(11): p. 1570-7. 52. Bassat Q, Mulenga M, Tinto H, Piola P, Borrmann S, et al. (2009) Dihydroartemisinin-Piperaquine and Artemether-Lumefantrine for treating uncomplicated malaria in African children: A randomised, non-inferiority trial. PLoS one 4(11): e7871. doi:10.1371/journal.pone.0007871 53. Ratcliff A, Siswantoro H, Kenangalem E, Maristela R, Wuwung RM, Laihad F, et al. Two fixed-dose artemisinin combinations for drug-resistant falciparum and vivax malaria in Papua, Indonesia: an open-label randomised comparison. Lancet 2007. 369(9563): p. 757-65. 54.Sagara I, Diallo A, Kone M, Coulibaly M, Diawara SI et al., (2008). A randomized trial of artesunate-mefloquine versus artemether-lumefantrine for treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Mali. Americal Journal of Tropical Medicine Hygiene 2008. 79(5): p. 655-61. 55. Sawa P, Shekalaghe SA, DrakeleyCJ, Sutherland CJ, Mweresa CK, Baidjoe AY, et al. Malaria transmission after artemether-lumefantrine and dihydroartemisinin-piperaquine: A randomized trial. Journal of Infectious Diseases 2013. 207(11): p. 1637-45. 56. Smithuis F, Kyaw MK, Phe O, Win T, Aung PP, Oo AP, et al. Effectiveness of five artemisinin combination regimens with or without primaquine in uncomplicated falciparum malaria: an open-label randomised trial. Lancet Infectious Diseases 2010. 10(10): p. 673-81. 57. Sutherland CJ, Ord R, Dunyo S, Jawara M, Drakeley CJ, Alexander N, et al. Reduction of malaria transmission to Anopheles mosquitoes with a six-dose regimen of co-artemether. PLoS Medicine 2005. 2(4): p. e92. 58. The 4ABC Study Group (2011). A head-to-head comparison of four artemisinin-based combinations for treating uncomplicated malaria in African children: a randomized trial. PLoS Medicine;8(11):e1001119. 59. Toure OA, Kouame MG, Didier YJ, Berenger AA et al., (2011). Artesunate-mefloquine paediatric formulation vs. artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum in Anonkoua koute, Cote d'Ivoire. Tropical Medicine and International Health 2011. 16(3): p. 290-7. 60. Toure OA, Penali LK, Yapi JD, Ako BA, Toure W, Djerea K, et al. A comparative, randomized clinical trial of artemisinin/ naphtoquine twice daily one day versus artemether/lumefantrine six doses regimen in children and adults with uncomplicated falciparum malaria in Cote d'Ivoire. Malaria Journal 2009. 8: p. 148. 61. Ursing J, Kofoed PE, Rodrigues A, Blessborn D, Thoft-Nielsen R, Bjorkman A, et al., (2011). Similar efficacy and tolerability of double-dose chloroquine and artemether-lumefantrine for treatment of Plasmodium falciparum infection in Guinea-Bissau: A randomized trial. Journal Infectious Diseases. 203(1): p. 109-16. 62. Van den Broek I, Kitz C, Al Attas S, Libama F et al., (2006). Efficacy of three artemisinin combination therapies for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in the Republic of Congo. Malaria Journal 2006. 5: p. 113. 63. Van den Broek I, Maung UA, Peters A, Liem L et al., (2005). Efficacy of chloroquine+sulfadoxine-pyrimethamine, mefloquine + artesunate and artemether + lumefantrine combination therapies to treat Plasmodium falciparum malaria in the Chittagong Hill Tracts, Bangladesh. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 99(10): p. 727-35. 64. Van Vugt M, Looareesuwan S, Wilairatana P, McGready R, Villegas L, Gathmann I et al. Artemether-lumefantrine for the treatment of multidrug-resistant falciparum malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene 2000. 94(5): p. 545-8. 65. Van Vugt MV, Wilairatana P, Gemperli B, Gathmann I, Phaipun L, Brockman A, et al (1999). Efficacy of six doses of artemether-lumefantrine (benflumetol) in multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 1999. 60(6): p. 936-42. 66. W, Faye B, Kuete T, Djohan V, Oga SA, Kassi RR, et al., (2011). Multicentric assessment of the efficacy and tolerability of dihydroartemisinin-piperaquine compared to artemether-lumefantrine in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in sub-Saharan Africa. Malaria Journal 2011. 10: p. 198. 67. Yeka A, Dorsey G, Kamya MR, Talisuna A, Lugemwa M et al.(2008). Artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-iperaquine for treating uncomplicated malaria: a randomized trial to guide policy in Uganda. PLoS one 2008. 3(6): p. e2390. 68. Yeka A, Tibenderana J, Achan J, D'Alessandro U and Talisuna AO. Efficacy of quinine, artemether-umefantrine nd dihydroartemisinin-iperaquine as rescue treatment for uncomplicated malaria in Ugandan children. PloS one 2013. 8(1): p. e53772. 69. Zongo I, Dorsey G, Rouamba N, Dokomajilar C et al., (2007). Randomized comparison of modiaquine plus sulfadoxine-pyrimethamine, artemether-lumefantrine, and dihydroartemisinin-iperaquine or the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Burkina Faso. Clinical Infectious Diseases 2007. 45(11): p. 1453-61. 70.Zongo I, Dorsey G, Rouamba N, Tinto H, Dokomajilar C et al., (2007). Artemether-umefantrine versus modiaquine plus sulfadoxine-pyrimethamine for uncomplicated falciparum malaria in Burkina Faso: A randomised non-inferiority trial. Lancet. 369(9560): p. 491-8. 71. WHO release (2013). WHO Alert on Counterfeit Coartem, 08 November 2013. 72. WHO (2010). Malaria Treatment guideline, second edition 73. WHO (2015). Malaria Treatment guideline, third edition.
|