|
Giun Guinea ký sinh ở chi dưới (Ảnh:https://en.wikipedia.org) |
Thanh toán bệnh giun Guinea (Dracunculiasis): Tổ chức Y tế thế giới xác nhận Kenya trong khi Nam Sudan và Mali tiếp tục báo cáo không có ca bệnh ở người
Ngày 2 tháng 3 năm 2018 | Geneva - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chứng nhận Kenya không có sự lan truyền bệnh giun Guinea theo sau khuyến cáo của Uỷ ban Quốc tế chứng nhận thanh toán giun Guinea (International Commission for the Certification of Dracunculiasis Eradication -ICCDE).
Trong cuộc họp lần thứ 12 tại trụ sở của TCYTTG ở Geneva, Thụy Sĩ, ICCDE đã xem xét báo cáo của một Nhóm chuyên gia quốc tế chứng nhận đã ghé thăm Kenya vào tháng 10/2017 để đánh giá tuyên bố của nước này trong việc đạt được thành tựu loại trừ bệnh. Chúng tôi chúc mừng Kenya và hoan nghênh công việc của hàng ngàn nhân viên y tế và tình nguyện viên bất chấp điều kiện khó khăn trong nhiều thập kỷ để đạt được cột mốc này", Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết. "Thành công này đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta vượt qua các căn bệnh của đói nghèo và cải thiện cuộc sống của những người dễ bị tổn thương trong khi không để lại tụt lại phía sau. Trong cuộc gặp mặt lần đầu tiên với các thành viên ICCDE kể từ khi ông nhậm chức Tổng giám đốc của TCYTTG vào tháng 5 năm 2017, TS Tedros bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với công việc của Ủy ban trong những năm qua và khẳng định lại cam kết không thay đổi của TCYTTG trong việc thanh toán căn bệnh này. Ông nói thêm rằng với sự giúp đỡ của các đối tác như Trung tâm Carter, UNICEF và CDC, WHO sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của mình trong việc cung cấp hỗ trợ tối ưu tới Chad, Ethiopia, Mali và Nam Sudan, bốn quốc gia vẫn còn lưu hành căn bệnh này. TS. Tedros cũng thông báo là với tư cách cá nhân ông ta sẽ đồng hành cùng với các nhà lãnh đạo của các quốc gia nơi có sự lan truyềnvẫn đang xảy ra và tổ chức các chuyến thăm cấp cao nhằm thúc đẩy họ hơn nữa để đạt được mốc kết thúc. Kenya hiện nay trở thành quốc gia thành viên thứ 187 của TCYTTG được chứng nhận là không còn bệnh giun Guinea, một thành tựu lớn cho Kenya khi tăng cường cam kết thúc đẩy chương trình nghị sự bảo hiểm y tế toàn dân.
© MoH Kenya / Các thành viên của Nhóm chuyên gia chứng Chứng nhận quốc tế phỏng vấn người dân để xác nhận tuyên bócủa Kenya về việc làm gián đoạn sự lan truyền bệnh giun Guinea - tháng 10 năm 2017
Chỉ có 7 quốc gia vẫn cần được chứng nhận. TCYTTG là tổ chức duy nhất được uỷ quyền chứng nhận các quốc gia không còn sự lây truyền theo đề xuất của ICCDE. Zero ca bệnh: xu hướng tích cực Trong một động thái quan trọng khác, TCYTTG chúc mừng Nam Sudan về báo cáo không có ca bệnh trong cả năm 2017. Thành tựu không ngờ này là kết quả của một chiến dịch loại trừ bền vững do chương trình thanh toán giun Guinea của Nam Sudan,Bộ Y tế và các đối tác. "Đây là kết quả của sự lãnh đạo tốt cũng như nỗ lực phối hợp của tất cả các đối tác tới nơi chúng ta đang sống. Với những khó khăn mà chúng tôi trải qua, chúng tôi sẽ không làm được điều đó bởi chínhmìnhvà chúng tôi muốn cảm ơn các đối tác của chúng tôi - WHO, UNICEF và Trung tâm Carter và nhiều đối tác khác – những tổ chức đi cùng với chúng tôi ", Tiến sĩ Riak Gai Kok, Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Sudan nói. "Tôi cũng muốn bày tỏ lòng tri ân đối với lãnh đạo quốc gia về việc tập trung vào việc giải quyết mức độ trầm trọng của vấn đề này. Ngay cả trong chiến tranh, chúng tôi cũng đảm bảo rằng công việc tiếp tục ở những khu vực ngoài tầm kiểm soát và người dân tiếp tục nhận được sự chăm sóc mà họ cần”. Năm 2006, Nam Sudan báo cáo hơn 20.000 ca bệnh ở người. Con số này giảm xuống còn 6 ca bệnh vào năm 2016; ca bệnh cuối cùng ở người được báo cáo vào tháng 11 năm đó. Nam Sudan đã tăng dần mức khen thưởng quốc gia cho việc báo cáo tự nguyện các ca bệnh giun Guinea, gia tăng mức nhận thức và duy trì sự sẵn sàng để ngăn chặn ca bệnh. Trong năm vừa qua và đối mặt với tình trạng mất an ninh, Chương trình thanh toán giun Guinea của Nam Sudan đã thực hiện giám sát mạnh mẽ bất chấp việc sơ tán toàn bộ nhân viên nước ngoài trong hơn một năm. Mali, quốc gia khác báo cáo không có ca bệnh ở người từ tháng 11 năm 2015, cũng đang thực hiện giám sát và duy trì một chương trình khen thưởng bằng tiền mặt. Một đội phả ứng nhanh đã điều tra tất cả các tin đồn được báo cáo trong vòng 24 giờ trong suốt năm 2017. Sự lan truyền ký sinh trùng ở người và động vật Bệnh Dracunculiasis (hay bệnh do giun Guinea) ở người đã được báo cáo ở hai quốc gia (Chad và Ethiopia), mỗi quốc gia đều có 15 ca bệnh vào năm 2017. Con số này đưa tổng tích lũy trong 2017 tới 30 trường hợp ở người, nhiều hơn tổng số năm 2016 là 5 ca. Một sự bùng phát giun Guinea xảy ra ở Ethiopia trong số những người lao động di cư tại vùng Oromia trong giai đoạn tháng 9 đến tháng 12 năm 2017. Việc ngăn chặn và giám sát ca bệnh đang tiếp tục. Ngoài ra, 15 con vật nhiễm bệnh (11 con chó và 4 con khỉ đầu chó) cũng được báo cáo. Ở Chad, 15 ca bệnh ở người và 830 động vật nhiễm bệnh (817 con chó và 13 con mèo) đã được báo cáo. Chad đang triển khai các biện pháp giám sát chủ động và các biện pháp ngăn chặn ca bệnh cũng như xử lý tất cả các nước trên bề mặt với temephos cyclopicide để giết bọ chét nước (Cyclops) mà mang ấu trùng nhiễm giun guinea. Chad cũng tăng cường các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức ở các khu vực có các ca nhiễm phổ biến, với sự hỗ trợ của Trung tâm Carter, đối tác chính của TCYTTG. Trung tâm Carter đã đi tiên phong trong các hoạt động thanh toán giun Guineatừ năm 1986, cùng với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Trung tâm hợp tác của WHO tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ. ------------------------------ 1Chad, Ethiopia và Mali vẫn còn lưu hành bệnh này. Nam Sudan và Sudan đang trong giai đoạn tiền chứng nhận. Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo- không có tiền sử của bệnh kể từ những năm 1980s, cũng cần được chứng nhận.
|