Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 21/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 2 7 6 8
Số người đang truy cập
5 1 0
 Chuyên đề Sán
Phần 1. Điều trị theo phương cách dân gian có thể dẫn đến nhiễm ký sinh trùng sán nhái (sparganosis) tại Việt Nam

Giới thiệu về nhiễm trùng sán ếch nhái

Theo phân loại khoa học, bệnh do sán nhái thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, theo mã ICD-10 là B70.1, mã ICD-9-CM là 123.5, mã DiseaseDB là 32210 và mã MeSH là D013031. Diesing lần đầu tiên đặt tên giống Sparganum của sán dây vào năm 1854. Patrick Manson lần đầu tiên báo cáo bệnh sán nhái và loài Sparganum mansoni lần đầu thấy ở Trung Quốc vào năm 1882, trong khi thực hiện mổ tử thi một người đàn ông tại Amoy, Trung Quốc. Ca sán nhái ở người đầu tiên chẩn đoán ở Mỹ do tác giả Stiles vào năm 1908 và ca này nhiễm loài Spirometra proliferum. Mueller lần đầu mô tả sán nhái Spirometra mansonoides ở Mỹ vào năm 1935.

Bệnh ký sinh trùng sán nhái là nhiễm sán loại Diphyllobothrium hay ấu trùng plerocercoid của giống Spirometra mà trong đó thường gồm có các loài như Spirometra mansoni, S. ranarum, S. mansonoidesS. erinacei. Nhiễm trùng lần đầu tiên được mô tả ở Trung Quốc bởi Patrick Manson vào năm 1882 và ca bệnh đầu tiên ở người được báo cáo bởi tác giả Charles Wardell Stiles từ bang Florida, Mỹ vào năm 1908.

Ếch nhái và giá trị dinh dưỡng

Ếch là loài động vật thuộc lớp lưỡng cư với khoảng 3900 loài, sống chủ yếu ở khu vực rừng mưa nhiệt đới. Bên cạnh những loài ếch thường gặp, người ta còn phát hiện ra một số loài ếch đặc biệt. Vì ếch phải sống trong những điều kiện đặc thù khác nhau, nên có những loài ếch đã tiến hóa để thành những loài ếch đặc biệt, chẳng hạn ở vùng rừng của Đông Nam Á có loài ếch bay có thể bay từ cây này sang cây khác, ếch Darwin ấp trứng trong miệng, khi hình thành ếch con ếch bố sẽ nhả chúng ra; hoặc ếch bốn mắt Chile có hai tuyến độc ở sau lưng nhìn giống như hai con mắt.

  
Hình 1+2

Khám phá và tìm hiểu giá trị các loài ếch vẫn còn là một điều lý thú cho các nhà khoa học, gần đây các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra một loài ếch bám đá mới ở vùng núi phía Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiếp giáp với biên giới phía Bắc của Việt Nam. Loài ếch bám đá mới thuộc giống Amolops, tên khoa học loài ếch này Amolops caelumnoctis sp. nov do hai tác giả Rao & Wilkinson đăng trên tạp chí nổi tiếng Copeia, Mỹ vào năm 2007. Loài ếch này thuộc bộ không đuôi, lớp ếch nhái.

Đây là loài lưỡng cư duy nhất có lưng màu tím thẫm, có nhiều đốm nhỏ màu vàng đan xen trải đều trên khắp cơ thể trông giống những vì sao lấp lánh trong bầu trời đêm. Loài ếch bám đá mới này còn có một đặc điểm phân biệt khác nữa khi đem so sánh với các loài Amolops khác thì chúng có lớp da nhẵn, chứ không có các nốt sần và không có bất kỳ nếp nhăn nào bên hông. Ngoài ra, loài ếch bám đá mới không có các thanh cơ chằng ngang ở chân. Qua nghiên cứu các mẫu chuẩn và mẫu so sánh thu được, các nhà khoa học thấy loài mới được khám phá có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loài đã biết trước đây như là chúng có thân dẹt, dài, độ rộng của đầu nhỏ hơn chiều dài cơ thể nhưng lại lớn hơn độ rộng của thân; đầu bẹt, chi trước mở rộng hơn một chút thon nhỏ và kéo dài, cẳng chân dài, nhỏ. Loài lưỡng cư mới này sinh sống ven các suối, thác ở vùng núi rừng nhiều tầng, cây lớn vào có độ cao so với mực nước biển lớn.


Hình 3

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đa phần ếch bám đá thuộc giống Amolops sống tại các vùng núi ở Ấn Độ, Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Hiện này, trong tổng số khoảng 40 loài ếch bám đá Amolops được biết trên thế giới, thì có tới hơn nửa được tìm thấy ở Trung Quốc.

Cấu tạo bên trong cơ thể ếch gồm có hệ tiêu hoá với dạ dày lớn, ruột ngắn, gan-mật lớn, có tuyến tụy. Hệ hô hấpphổi, hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng, da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp; hệ tuần hoànxuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn; hệ bài tiết có thận vẫn là giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt; hệ thần kinh gồm não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tuỷ và tuỷ sống; hệ sinh dụcếch đực không có cơ quan sinh dục, ếch cái đẻ trứng và trứng được thụ tinh ngoài.

Về dinh dưỡng và sinh sản, ếch thường nuốt cả con mồi vì không có răng, nên chúng ăn các con vật có kích thước vừa phải như côn trùng, sâu bọ, chúng thường dùng cái lưỡi dài và dính để bắt con mồi. Khi nuốt, cầu mắt ếch tụt xuống để nuốt thức ăn khỏi cổ. Vào mùa sinh sản, ếch đực thường kêu lên những tiếng kêu ầm ĩ bằng chiếc túi ở dưới cổ để kêu gọi ếch cái. Vì ếch là loài thụ tinh ngoài nên khi đẻ trứng, ếch đực leo lên lưng ếch cái để thụ tinh cho trứng vừa mới đẻ, trứng ếch có lớp màng nhầy bao bọc để tránh kẻ thù và để giữ phôi thai luôn ẩm ướt. Cả đời sống ếch có thể đẻ tới 250.000 trứng.


Hình 4

Các món ngon từ thịt ếch rất nhiều vì thịt ếch ngon và giàu dinh dưỡng như các món ếch xào cải chua, canh nấu có ếch, ếch trộn rau nhút, ếch kho tộ, ếch xào sả ớt, hành tây, ếch chiên bơ, ráng bơ, ếch nướng mọi, ếch um. Thịt ếch là món ăn được ưa thích, trong thịt ếch có chứa nhiều chất khoáng tốt như kali, sắt, kẽm, đồng. Giá trị thịt ếch có như vậy vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại, các chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Do vậy, nếu có sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến và phải nấu chín kỹ. Rất ít người biết rằng bản thân ếch nhái có thể là nơi chứa mầm bệnh lây sang người. Các nhà khoa học ngày nay phát hiện nhiều loại giun, sán khác sống ký sinh ở trong ếch, nhái, lươn, chuột, chó, mèo và có thể gây bệnh cho người, chẳng hạn bệnh ấu trùng sán nhái. Qua điều tra, tỷ lệ ếch, nhái có ấu trùng sán nhái là 75%, ấu trùng trong ếch thường có tên là Sparganum erinacei. Loài này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước, nở ra ấu trùng lông, chui vào ký sinh ở các loài giáp xác. Sau đó, ếch, nhái ăn giáp xác đã nhiễm ấu trùng, khi đó sẽ bị nhiễm ấu trùng sán nhái. Nếu chó, mèo ăn phải ếch, nhái sống có ấu trùng sẽ phát triển và thành bệnh sán nhái.  

Điều đặc biệt là loài sán này rất ưa sống trong môi trường là giác mạc mắt người, trong khi đó, một số nơi lại có tập quán chữa các bệnh mắt bằng cách đắp da, thịt ếch, nhái sống lên mắt để điều trị, từ đó tạo điều kiện cho một số bệnh ký sinh trùng truyền bệnh.

Hình thái học

Về cấu trúc đại thể sán nhái rất giống con sán dải D. latum nhưng kích thước nhỏ hơn về chiều dài và rộng, khoảng 110 cm x 0,8 cm khi tìm thấy các sán nhái này trên chó (Lee và cs., 1990). Mỗi đoạn của sán rộng hơn chiều dài và được tìm thấy các chấm màu đen trong tử cung dọc theo các đốt sán của strobia trên tiêu bản đại thể. Ấu trùng sán nhái Sparganum spp. có hình dáng giống như dải băng hẹp màu trắng ngà, mờ đục. Chiều dài từ 3-50 cm, rộng chỉ vài mm. Phần cuối phía trước to và có một đường rãnh.

Về hình thể, không xác định được đầu, không có các tổ chức nội tạng. Dưới phóng đại của kính hiển vi có thể thấy những hạt vôi hóa, ống bài tiết, thớ cơ và dây thần kinh trong chất đệm nhu mô xốp. Thành cơ thể bao gồm lớp vỏ được bao phủ bằng lớp nhung mao, hai lớp cơ và một hàng tế bào vỏ hướng xuyên tâm. Bề mặt trên của vỏ xuất hiện đốt giả như cơ ngang.

Ấu trùng sán nhái có màu trắng, có vết nhăn và hình dải băng, dài từ một vài mmđến vài cm. Phần sau trước có thể lộn vào ống và chịu đựng các đường rãnh của giác hút có mặt trên đầu của sán trưởng thành. Sự vắn mặt các đầu sán (scolex hoặc protoscolex) trên sán Spirometra spp. là điểm quan trọng chìa khóa để phân biệt giữa sán dây lợn Taenia solium và sán dây Spirometra spp. Cơ thể sán cũng có đặc tính bởi một mạng lưới stromal network của cơ trơn. Nhìn chung, ấu trùng kết nang vô tính (plerocercoids) ở sán nhái phương Đông (S. mansoni) được mô tả lớn hơn sán nhái phương Tây.

  
Hình 5+6.
Cấu trúc giải phẩu của sán nhái và trứng Spirometra spp.


Hình 7.
Hình thái sán nhái trưởng thành Spirometra mansoni

Trứng sán nhái S. mansonoides cung cấp một đặc điểm hình thái học của trứng sán nhái Spirometra spp. Trứng sán S. mansonoides tương tự như trứng của sán dải D. latum, với một số điểm khác biệt đặc biệt. Trứng sán nhái S. mansonoides có kích thước 57-66 µm x 33-37 µm, nhỏ hơn trứng của sán D. latum. Trứng sán S. mansonoides cũng có hình ellip và có chóp hay nắphình nón nổi lên.

Hiện nay, bộ gen của sán nhái Spirometra spp. cũng đã được các nhà khoa học phân tích và giải mã. Phân tích DNA các sán lấy ra qua quá trình phẩu thuật gắp ra sẽ cung cấp thông tin về bộ gen để xác định và phát hiện điểm đặc trưng của mỗi loài ký sinh trùng.


Hình 8

Bộ gen phân tích bước đầu có1.26 Gb của sán S. erinaceieuropaei được xem là lớn nhất trong bất kỳ nhóm sán dây nào. Qua phân tích các gen cấu trúc vi ống β-tubulin, các nhà phân tích đã tiên đoán rằng ấu trùng sán nhái S. erinaceieuropaei không nhạy cảm với các thuốc chống sán loại albendazole. Nhiều loại thuốc điều trị sán dây cũng dùng điều trị S. erinaceieuropaei, cho phép sử dụng chéo với các thuốc mới.

So sánh với các trình tự các loài sán dây khác mở rộng lớp protease và thành phần ức chế Kuntiz-type protease. Các họ gen mở rộng của sán này cũng bao gồm tiến trình và có tính đa dạng về protein, chuyển vận nội bào, điều hòa sao chép và khử độc.

Dịch tễ học bệnh sán nhái

Phân bố trên toàn cầu

Bệnh sán nhái lưu hành và có mặt tiềm tàng lưu hành ở 48 quốc gia. Mặc dù hiếm, song các ca bệnh đã được mô tả tại châu Á, châu Phi, Úc, Nam Mỹ và Mỹ. Phần lớn số ca ở Đông Nam Á và Đông Phi. Các thể bệnh sán nhái ở mắt đặc biệt lưu hành ở Trung Quốc và Việt Nam.

Nhiễm bệnh sán nhái có tỷ lệ cao nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản, hầu như có liên quan đến thói quen và chế biến ăn uống. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ dương tính với huyết thanh là 8% ở một số vùng, nam giới chiếm đa số và gấp 10 lần nữ giới. Trong một nghiên cứu ở Hàn Quốc, trong tỷ lệ nhiễm mới sán nhái cho biết 89% bệnh nhân mắc sán nhái thể não đang sống ở vùng nông thôn, 75% số ca có tiền sử ăn ếch sống hoặc rắn sống. Riêng nhiễm sán nhái thể mắt không gặp thường xuyên ở các vùng châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam.

Các ca sán nhái thể não cũng được báo cáo tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Hàn Quốc, Hy Lạp, Hồng Kông, Úc, Ấn Độ, một số quốc gia thuộc châu Phi và Mỹ La Tinhgần đây. Các nước ở châu Âu được nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn từ các nước khác có bệnh lưu hành cũng có ca bệnh ghi nhận. Vào năm 2003, chỉ có 7 ca sán nhái báo cáo ở châu Âu.

Loại sán này thường tìm thấy trên chó, mèo, và một số động vật ăn thịt hoang dại. Bệnh sán nhái trước đây hiếm khi tìm thấy ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, điều đó có nghĩa là bệnh khá hiếm. Hầu như các trường hợp nhiễm bệnh ở người xuất hiện ở châu Á và Nam Mỹ. Chỉ có vài ca được xác định ở châu Âu, châu Phi, châu Úc.

Loài S. mansoni chiếm phần lớn ở Đông Nam châu Á;

Loài S. mansonoides hay gặp ở phía đông nam của nước Mỹ;

Loài S. houghtoniS. erinacei hay gặp ở Trung Quốc, Nhật Bản;

Loài S. proliferum hay gặp ở Nhật Bản, Mỹ, Venezuela và Paraguay.

Phần lớn các ca bệnh sán nhái có độ tuổi lao động từ 20-50.

Sán nhái Diphyllobothrium erinacei thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu, gọi là Sparganum, khi gây bệnh, bệnh gọi là Sparganose hoặc Sparganosis. Bệnh sán nhái có vật chủ chính là các loài súc vật như động vật ăn thịt (chó, mèo hoặc động vật hoang dại). Sán nhái trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của các vật chủ đó. Sparganum là tên gọi chung cho các ấu trùng có dạng nang hình sâu của các loài Spirometra spp.

Lây truyền bệnh

Nhiễm trùng lây truyền do ăn uống nguồn nước ô nhiễm mầm bệnh, tiêu thụ các vật chủ trung gian như ếch hay rắn hoặc phơi nhiễm giữa vật chủ trung gian thứ hai với niêm mạc nhầy hoặc vết thương hở. Con người là vật chủ tình cờ trong chu kỳ sinh trưởng và sinh học, trong khi đó chó, mèo và các động vật có vú là các vật chủ xác định. Các động vật thuộc bộ chân kiếm (copepods) hay các loài nhuyễn thể sống trong nước ngọt là các vật chủ trung gian đầu tiên và các loài động vật lưỡng cư khác (amphibian) và giáp xác (reptile) là các vật chủ trung gian thứ hai.

Một khi con người nhiễm, ấu trùng kết nang vô tính (plerocercoid larvae) di chuyển trong vị trí dưới da, ở đó chúng thường phát triển thành các nốt đau. Sự di chuyển của ấu trùng vào trong não dẫn đến bệnh sán nhái ở não (cerebral sparganosis), nếu di chuyển đến mắt dẫn đến bệnh sán nhái ở mắt (ocular sparganosis). Bệnh sán nhái lưu hành nhiều nhất ở Đông Á, mặc dù số ca đã được mô tả tại các quốc gia trên khắp thế giới, khoảng 300 ca được mô tả trên y văn đến cuối năm 2003 và hiện nay nhiều nước đã tổng hợp trong 15 năm qua con số cũng lên đến gần 1000 ca đến năm 2018. Chẩn đoán thường không đặt ra mãi đến khi ấu trùng sán nhái được phẩu tích lấy ra xác định.

Vật chủ, ổ chứa và trung gian truyền bệnh

Các vật chủ chính của sán nhái bao gồm chó, mèo, chim và động vật ăn thịt hoang dại, trong khi con người chỉ là vật chủ tình cờ. Các vật chủ trung gian thức nhất là các động vật thuộc bộ chân kiếm (copepods) và các loại nhuyễn thể sống trong nước ngọt, trong khi đó các vật chủ trung gian thứ hai gồm chim, bò xác và các động vật lưỡng cư.

Các vật chủ trung gian cũng là ổ chứa của sán nhái Spirometra spp., không có vector cho sán nhái Spirometra.

Nguy cơ nhiễm ấu trùng trong thức ăn

Từ chu kỳ sinh học của bệnh lý ấu trùng sán nhái, có thể đưa ra một số con đường nguy cơ nhiễm ấu trùng khi tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt ếch, nhái.

-Ếch với đa dạng món ăn đã hấp dẫn nhiều thượng đế sành ăn lẫn dân nhậu bình dân. Trong những thức ăn như thế do nấu hoặc xử lý chưa chín dẫn đến người nhiễm ấu trùng rồi thành bệnh; vả lại, sán nhái D. erinace gây nên bệnh cho người ở giai đoạn còn ấu trùng, cho nên khi ăn thịt ếch, nhái chưa được nấu chín, nguy cơ bị mắc bệnh ấu trùng sán nhái là khó tránh khỏi;

-Một số phương cách dân gian trong chữa bệnh là khi bị bệnh sán ở mắt thì lại lấy thịt hay da của ếch nhái đắp lên mắt với kỳ vọng là sán sẽ chui ra ngoài ăn vào miếng thịt ếch, nhái;

-Theo các chuyên gia dinh dưỡng là ẩn trong thịt ếch có chứa các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng, song vì các ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột, sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các cơ quan trong cơ thể và đóng thành những nang sán. Nhiều ca ký sinh trùng đóng kén ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển lạc chỗ từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị giảm thị lực, viêm, hủy hoại nhu mô và cuối cùng có thể mù mắt;

-Không những ăn thịt hoặc các sản phẩm từ thịt ếch bị nhiễm ấu trùng sán nhái mà chúng ta có thể bị nhiễm một loại giun tròn khác là giun đầu gai Gnathostoma spinigerum, sau khi vào dạ dày sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể;

-Tỷ lệ nhiễm cao ở Hàn Quốc có thể giải thích do ăn thịt chó. Tại các quốc gia thuộc bán cầu phía Tây, nguyên nhân hay gặp nhất là do nhiễm bởi nguồn nước uống.

Chu kỳ sinh học & phát triển bệnh sán nhái

Sán trưởng thành đẻ trứng rơi vào nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác (vật chủ phụ thứ nhất) ăn phải. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim (vật chủ phụ thứ hai) ăn vào. Khi ký sinh ở trong vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài khoảng vài cm, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả.

Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp như uống nước ô nhiễm mầm bệnh, có những loài phù du, giáp xác đã bị nhiễm sán; ăn phải thịt ếch, nhái, rắn, chim còn sống, chưa được nấu chín kỹ. Từ đây ấu trùng sán nhái xâm nhập vào đường tiêu hóa, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, một số tập quán sinh hoạt còn lạc hậu ở vùng thôn Việt Nam như người dân có quan niệm cho rằng đau mắt đỏ nếu dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để hạ nhiệt thì bệnh sẽ khỏi, việc làm thiếu khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù. Một số các trường hợp khác ít gặp hơn là con người còn có thể bị nhiềm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Khi người là vật chủ phụ thứ hai bị ấu trúng sán xâm nhập và ký sinh sẽ gây bệnh. Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào nơi ấu trùng dạng sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng giác mạc, mi mắt, mí mắt. Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm chung quanh chổ ký sinh trùng ký sinh, đôi khi người bệnh thấy có cảm giác ấu trùng đang di chuyển.

             Bệnh do sán nhái có tên gọi là Sparganosis, chu kỳ tương tự như chu kỳ của sán D. latum, song loài động vật đóng vai trò như vật chủ trung gian và loại vật chủ phụ (paratenics host) gồm có con người, động vật có vú, chim, loài giáp sát và loài lưỡng cư. Vật chủ cuối cùng bị nhiễm do nuốt phải ấu trùng kết nang vô tính (plerocercoide) đang ký sinh bên trong vật chủ trung gian/ phụ, chúng dính vào thành ruột và từ đó trưởng thành. Trong một số trường hợp hiếm thì các ấu trùng kết nang này xâm nhập vào các mô khác nhau, rồi ký sinh tại đó mà không phát triển thêm. Một số còn tranh cải rằng trong một số trường hợp hiếm hơn, sự phát triển đến giai đoạn trưởng thành trong cơ thể người xảy ra ở một vài trường hợp đã báo cáo (Miyazaki., 1991).

            Sán nhái trưởng thành Spirometra sống trong ruột non của vật chủ chính chó, mèo, gấu trúc hay các động vật có vú trong thời gian dài đến 9 năm, ở trong đó chúng đẻ nhieuf trứng. Khi các vật chủ này thải phân, các trứng chưa thụ tinh/ chưa có phôi ra khỏi cơ thể qua phân và nở ra khi chúng rơi vào trong nước ngọt. Các trứng được nuốt bởi các giáp xác (nhuyễn thể của giống Cyclops) là các vật chủ trung gian thứ nhất. Trong các động vật thuộc bộ chân kiếm, trứng phát triển thành các ấu trùng có đuôi móc (procercoid larvae) sống trong các khoang cơ thể.

Các vật chủ trung gian thứ 2 gồm cá, bò sát và lưỡng cư ăn các giáp xác. Các ấu trùng đi xuyên ra thành ruột của các vật chủ trung gian thứ hai, ở đó chúng thành ấu trùng kết nang vô tính (plerocercoid larvae) và tăng sinh trong mô dưới da và cơ. Vật chủ trung gian thứ hai bị ăn bởi các vật chủ chính là động vật ăn thịt như chó và chu kỳ bắt đầu trở lại.

  
 

Sán nhái trưởng thành Spirometra spp. định vị trong các thớ thịt
và cơ của các vật chủ trung gian gấu trúc, ếch và rắn

 
Hình 9-11

Người là vật chủ tình cờ trong chu kỳ phát triển, nhiễm ấu trùng kết nang vô tính do phơi nhiễm hoặc ăn các vật chủ trung gian một và hai nhiễm. Ấu trùng di chuyển đến các mô dưới da ở người. Tuy nhiên; không xảy ra phát triển và không có khả năng lan truyền bệnh. Trong loài S. proliferum, nhiều ấu trùng trong một số trường hợp có thể tăng sinh khắp mô dưới da cơ thể.


Hình 12. Chu kỳ sinh học và phát triển của sán nhái Spirometra spp.

Có thể tóm tắt chu kỳ sinh học và sinh bệnh sán nhái ở người như sau: Sán nhái trưởng thành thuộc giống Spirometra sống trong ruột của chó và mèo .  Trứng nở ra vào trong phân và tạo phôi hóa trong môi trường với điều kiện thích hợp . Trứng đẻ vào trong nước rồi ly giải ra ấu trùng coracidia , loại ấu trùng này được ăn bởi các loài động vật thân giáp. Tiếp đến ấu trùng coracidia phát triển thành ấu trùng đốt (procercoid larvae) vào nằm trong vật chủ trung gian là loài thân giáp .  Vật chủ trung gian thứ 2 gồm có một số loài cá, giáp sát và lưỡng cư đã tiêu hóa phải các động vật thân giáp nhiễm bệnh và mắc phải ấu trùng đốt này, tiếp đó ấu trùng đốt phát triển thành các ấu trùng đốt sán trưởng thành bên trong vật chủ trung gian thứ 2 này thêm một thời gian

Chu kỳ hoàn thành khi một chó hoặc mèo ăn vật chủ trung gian thứ 2 nhiễm bệnh. Người không thể đóng vai trò như một vật chủ chính của loài sán Spirometra spp., nhưng lại có vai trò như một vật chủ phụ (paratenic) hoặc vật chủ trung gian thứ hai và phát triển thành bệnh sán nhái. Con người mắc phải bệnh sán nhái do thói quen uống nước nhiễm các loại động vật thân giáp nhiễm bệnh sẵn hoặc do tiêu hóa các con lươn chưa được nấu chín. Sán nhái có thể sống đến 20 năm trong vật chủ người.

Ký sinh trùng lây truyền sang người theo ba cách khác nhau:

oThứ nhất, con người nhiễm phải do uống nguồn nước có ô nhiễm các động vật thuộc bộ chân kiếm (copepods);

oThứ hai, con người có thể nhiễm trùng do ăn phải các phần thịt còn sống của một trong các vật chủ trung gian truyền bệnh như ếch, nhái hay rắn. Chẳng hạn, người ăn các thịt rắn hay con nòng nọc còn sống vì mục đích chữa bệnh tại một số nền văn hóa châu Á; nếu rắn hay các nòng nọc nhiễm bệnh, ấu trùng có thể nhiễm sang người.

oThứ ba, con người có thể nhiễm trùng bởi các thuốc đắp chế phẩm từ các vật chủ trung gian thứ hai đắp vào vết thương hở, hay mắc vì lý do y học hay nghi thức. Nếu các thuốc đắp này nhiễm ấu trùng plerocercoid, thì con người có thể nhiễm. Theo tác giả Zunt và cộng sự, nhiễm trùng ở người hầu như thường xảy ra sau khi ăn phải các thịt rắn, thịt ếch hay heo còn sống bị nhiễm bệnh, mặc dù tiếp xúc với các thịt nhiễm của các vật chủ trung gian cũng có thể gây nhiễm ký sinh trùng.


Tài liệu tham khảo

1.Ang, C.W., Notermans, D.W., Hommes, M., Simoons-Smit, A.M. & Herremans, T. (2011) Large differences between test strategies for the detection of anti-Borrelia antibodies are revealed by comparing eight ELISAs and five immunoblots. European Journal of Clinical Microbiology and Infectious Diseases30, 1027-1032.

2.Boonyasiri, A., Suputtamongkol, Y., Yamasaki, H., Sanpool, O., Maleewong, W. & Intapan, P.M. (2014) Nine human sparganosis cases in Thailand with molecular identification of causative parasite species. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene91, 389-393.

3.Bradford, M.M. (1976) A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram quantities of protein utilizing the principle of protein-dye binding. Analytical Biochemistry72, 248-254.

4.Choi, S., Kang, S., Kong, Y. & Cho, S. (1988) Antigenic protein fractions reacting with sera of sparganosis patients. Korean Journal of Parasitology26, 163-167.

5.Cohen, C., Szent-Gyorgyi, A.G. & Kendrick-Jones, J. (1971) Paramyosin and the filaments of molluscan ‘catch’ muscles. I. Paramyosin: structure and assembly. Journal of Molecular Biology56, 223-227.

6.Cui, J., Li, N., Wang, Z.Q., Jiang, P. & Lin, X.M. (2011) Serodiagnosis of experimental sparganum infections of mice and human sparganosis by ELISA using ES antigens of Spirometra mansoni spargana. Parasitology Research108, 15511556.

7.Dan, D.H., Jing, C., Li, W., Li, N.L., Tong, W. & Zhong, Q.W. (2013) Immunoproteomic analysis of the excretory–secretory proteins from Spirometra mansoni sparganum. Iranian Journal of Parasitology8, 408416. Google Scholar

8.Epstein, H.F., Miller, D.M.3rd, Ortiz, I. & Berliner, G.C. (1985) Myosin and paramyosin are organized about a newly identified core structure. Journal of Cell Biology100, 904915. CrossRef | Google Scholar | PubMed

9.Flanigan, T.P., King, C.H., Lett, R.R., Nanduri, J. & Mahmoud, A.A. (1989) Induction of resistance to Schistosoma mansoni infection in mice by purified parasite paramyosin. Journal of Clinical Investigation83, 10101014. CrossRef | Google Scholar | PubMed

10.Gobert, G.N. & McManus, D.P. (2005) Update o­n paramyosin in parasitic worms. Parasitology International54, 101107. CrossRef | Google Scholar | PubMed

11.Hu, D.D., Cui, J., Xiao, D., Wang, L., Liu, L.N., Liu, R.D., Zhang, J.Z. & Wang, Z.Q. (2014) Identification of early diagnostic antigens from Spirometra erinaceieuropaei sparganum soluble proteins using immunoproteomics. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health45, 576583. Google Scholar | PubMed

12.Ju, J.W., Joo, H.N., Lee, M.R., Cho, S.H., Cheun, H.I., Kim, J.Y., Lee, Y.H., Lee, K.J., Sohn, W.M., Kim, D.M., Kim, I.C., Park, B.C. & Kim, T.S. (2009) Identification of a serodiagnostic antigen, legumain, by immunoproteomic analysis of excretory–secretory products of Clonorchis sinensis adult worms. Proteomics9, 30663078. CrossRef | Google Scholar | PubMed

13.Kim, C. & Choi, W. (1991) Immunohistochemical observation o­n the antigens inducing IgG and IgM antibodies against sparganum. Korean Journal of Parasitology29, 339353. CrossRef | Google Scholar | PubMed

14.Kim, D.W., Kim, D.W., Yoo, W.G., Nam, S.H., Lee, M.R., Yang, H.W., Park, J.H., Lee, K.Y., Lee, S.H., Cho, S.H., Lee, W.J., Park, H.S. & Ju, J.W. (2012) SpiroESTdb: a transcriptome database and o­nline tool for sparganum expressed sequences tags. BMC Research Notes5, 130.

15.Kim, D.W., Yoo, W.G., Lee, M.R., Yang, H.W., Kim, Y.J., Cho, S.H., Lee, W.J. & Ju, J.W. (2014) Transcriptome sequencing and analysis of the zoonotic parasite Spirometra erinacei spargana (plerocercoids). Parasites & Vectors7, 368.

16.Kong, Y., Cho, S.Y. & Kang, W.S. (1994) Sparganum infections in normal adult population and epileptic patients in Korea: a seroepidemiologic observation. Korean Journal of Parasitology32, 85-92.

17.Lee, K.J., Bae, Y.T., Kim, D.H., Deung, Y.K. & Ryang, Y.S. (2002) A seroepidemiologic survey for human sparganosis in Gangweon-do. Korean Journal of Parasitology40, 177-180.

18.Park, J.H., Chai, J.W., Cho, N., Paek, N.S., Guk, S.M., Shin, E.H. & Chai, J.Y. (2006) A surgically confirmed case of breast sparganosis showing characteristic mammography and ultrasonography findings. Korean Journal of Parasitology44, 151-156.

19.Rahman, M., Lee, E.G. & Bae, Y.A. (2011) Two-dimensional immunoblot analysis of antigenic proteins of Spirometra plerocercoid recognized by human patient sera. Parasitology International60, 139-143.

20.Ramirez, B.L., Kurtis, J.D., Wiest, P.M., Arias, P., Aliqui, F., Acosta, L., Peters, P. & Olds, G.R. (1996) Paramyosin: a candidate vaccine antigen against Schistosoma japonicum. Parasite Immunology18, 49-52.

21.Rodero, M., Chivato, T., Muro, A. & Cuellar, C. (2005) Enzyme-linked immunosorbent assay and Western blot antibody determination in sera from patients diagnosed with different helminthic infections with Anisakis simplex antigen purified by affinity chromatography. Memorias do Instituto Oswaldo Cruz100, 293-301.

22.Wei, T., Zhang, X., Cui, J., Liu, L., Jiang, P. & Wang, Z. (2015) Levels of sparganum infections and phylogenetic analysis of the tapeworm Spirometra erinaceieuropaei sparganum in wild frogs from Henan Province in central China. Journal of Helminthology89, 433-438.

23.Yang, W., Gobert, G.N. & McManus, D.P. (1997) Oral vaccination of mice with recombinant Schistosoma japonicum proteins induces specific anti-parasite antibodies and damage to adult worms after a challenge infection. International Journal for Parasitology27, 843-853.

24.Lee, Y. A., Nam, Y. H., Min, A., Kim, K. A., Nozaki, T., Saito-Nakano, Y., Mirelman, D., Shin, M.H. Entamoeba histolytica -secreted cysteine proteases induce IL-8 production in human mast cells via a PAR2-independent mechanism. Parasite. 21,1, 2014.

25.Chandra, M., Mukherjee, M., Srivastava, V.K., Saito-Nakano, Y., Nozaki, T., Datta, S. Insights into GTP/GDP cycle of RabX3, a novel GTPase from Entamoeba histolytica with tandem G-domains. Biochemistry 53, 1191-1205, 2014.

26.Hertz, R., Tovy, A., Kirschenbaum, M., Geffen, M., Nozaki, T., Adir, N., and Ankri, S. The Entamoeba histolytica Dnmt2 homolog (Ehmeth) confers resistance to nitrosative stress. Eukaryot Cell. 13, 494-503, 2014.

27.Jeelani, G. and Nozaki, T. Metabolomic analysis of Entamoeba: applications and implications. Curr. Opin. Microbiol. 20C:118-124, 2014.

28.Mukherjee, A. K., Chowdhury, P., Bhattacharya, M. K., Rajendran, K., Nozaki, T., and Ganguly. S. Association between Giardia duodenalis and co-infection with other diarrhea-causing pathogens in India. BioMed Res Int, Volume 2014, Article ID 786480.

29.Valdés, J., Nozaki, T., Sato, E., Chiba, Y., Nakada-Tsukui, K., Villegas-Sepúlveda, N., Winkler, R., Azuara-Liceaga, E., Mendoza-Figueroa, M. S., Watanabe, N., Santos, H. J., Saito-Nakano, Y., Galindo-Rosales, J. M. Proteomic analysis of Entamoeba histolytica in vivo assembled pre-mRNA splicing complexes. J Proteomics. 111:30-45, 2014.

30.Oki, M., Asai, S., Saito-Nakano, Y., Nakayama, T., Tanaka, Y., Tachibana, H., Ohmae, H., Nozaki, T. and Miyachi, H. A case of quadruple malaria infection imported from Mozambique to Japan. Am. J. Trop. Med. Hyg. 90, 1098-1101, 2014.

31.Anwar, S., Dikhit, M. R., Singh, K. P., Kar, R. K., Zaidi, A., Sahoo, G. C., Roy, A. K., Nozaki, T., Das, P., and Ali, V. Interaction between Nbp35 and Cfd1 proteins of cytosolic Fe-S cluster assembly reveals a stable complex formation in Entamoeba histolytica. PLoS o­ne 9, e108971, 2014.

32.Jeelani, G., Sato, D., Soga, T., Watanabe, H., Nozaki, T. Mass Spectrometric analysis of L-cysteine metabolism: physiological role and fate of L-cysteine in the enteric protozoan parasite Entamoeba histolytica. MBio. 2014 Nov 4;5(6), e01995.

33.Itoh, K., Yagita, K., Nozaki, T., Katano, H., Hasegawa, H., Matsuo, K., Hosokawa, Y., Tando, S., Fushiki, S. An autopsy case of Balamuthia mandrillaris amoebic encephalitis, a rare emerging infectious disease, with a brief review of the cases reported in Japan. Neuropathology. 35(1):64-9, 2015.

34.Lee, Y. A., Saito-Nakano, Y., Kim, K. A., Min, A., Nozaki, T., Shin, M. H. Modulation of endogenous cysteine protease inhibitor (ICP) 1 expression in Entamoeba histolytica affects amoebic adhesion to extracellular matrix proteins. Exp Parasitol. 149C:7-15, 2014.

35.Emmanuel, M., Saito-Nakano, Y, Nozaki, T., and Datta, S. Small GTPase Rab21 mediates Fibronectin induced actin reorganization in Entamoeba histolytica: implications in pathogen invasion. PLoS Pathog 11(3):e1004666, 2015.

36.Santos, H. J.,*, Imai, K.*, Makiuchi, T., Tomii, K., Horton, P., Nozawa, A., Ibrahim, M., Tozawa, Y., and Nozaki, T. A novel mitosomal β-barrel outer membrane protein in Entamoeba. Sci Rep 5:8545, 2015. (* equal contribution)

37.Penuliar, G. M., Nakada-Tsukui, K., and Nozaki, T. Phenotypic and transcriptional profiling in Entamoeba histolyticareveal costs to fitness and adaptive responses associated with metronidazole Resistance. Antimicrobials, Resistance and Chemotherapy, Front Microbiol, 6:354, 2015.

38.Picazarri, K., Nakada-Tsukui, K., Tsuboi, K., Miyamoto, E., Watanabe, N., Kawakami, E., and Nozaki, T. Atg8 is involved in endosomal and phagosomal acidification in the parasitic protist Entamoeba histolytica. Cell Microbiol 17, 1510-1522, 2015.

39.Mi-ichi, F., Miyamoto, T., Takao, S., Jeelani, G., Hashimoto, T., Hara, H., Nozaki, T.,# and Yoshida, H. Entamoeba mitosomes play an important role in encystation by association with cholesteryl sulfate synthesis. Proc Natl Acd Sci USA 112(22):E2884-90, 2015.

40.Takeuchi, F., Sekizuka, T., Ogasawara, Y., Yokoyama, H., Kamikawa, R., Inagaki, Y., Nozaki, T., Sugita-Konishi, T., Ohnishi, T, and Kuroda, M. The mitochondrial genomes of a myxozoan genus Kudoa are extremely divergent in Metazoa. PLoS o­nE 10(7):e0132030, 2015.

41.Takeuchi, F., Ogasawara, Y., Kato, K., Sekizuka, T., Nozaki, T., Sugita-Konishi, Y., Ohnishi, T., and Kuroda, M. Development of nucleotide sequence typing for Kudoa septempunctata, a flounder parasite causing foodborne disease. J Fish Dis. 2015. In press

42.Mishra, V., Kumar, A., Ali, V., Zhang, K.Y., and Nozaki, T. Characterization of pH-induced transitions of Entamoeba histolytica D-phosphoglycerate dehydrogenase. Int J Biol Macromol. 2015 79:284-289.

43.Verma, K., Saito-Nakano, Y., Nozaki, T., and Datta, S. Insights into endosomal maturation of human holo-transferrin in the enteric parasite Entamoeba histolytica: Essential roles of Rab7A and Rab5 in biogenesis of giant early endocytic vacuoles. Cell Microbiol. 2015 in press.

44.Mori, M., Jeelani, G., Masuda, Y., Sakai, K., Nakada-Tsukui, K., Waluyo, D., Tarwadi, Watanabe, Y., Nonaka, K., Matsumoto, A., Omura, S., Nozaki, T.#, and Shiomi, K. Identification of natural inhibitors of Entamoeba histolytica cysteine synthase from microbial secondary metabolites. Front Microbiol. 6, 962, 2015.

45.Chiba, Y., Kamikawa, R., Nakada-Tsukui, K, Saito-Nakano, Y., and Nozaki, T. Discovery of PPi-type phosphoenolpyruvate carboxykinase genes in eukaryotes and bacteria. J Biol Chem 290, 23960-70, 2015.

46.Mi-ichi, F., Nozawa, A., Yoshida, H., Tozawa, Y., Nozaki, T. Evidence that Entamoeba histolytica mitochondrial carrier family links mitosomal and cytosolic pathways through exchange of PAPS and ATP. Eukaryot Cell 2015 in press.

47.Sampo A, Matsuo J, Yamane C, Yagita K, Nakamura S, Shouji N, Hayashi Y, Yamazaki T, Yoshida M, Kobayashi M, Ishida K and Yamaguchi H. High-temperature adapted primitive Protochlamydia found in Acanthamoeba isolated from a hot spring can grow in immortalized human epithelial HEp-2 cells. Environ. Microbiol., 16(2):486–497, 2014.

48.Marumo K, Nakada-Tsukui K, Tomii K, Nozaki T. Ligand heterogeneity of the cysteine protease binding protein family in the parasitic protist Entamoeba histolytica. Int.J. Parasitol. 44(9):625-35,2014.

49.Matsuo, K., Kamai, R., Uetsu, H., Goto, H., Takashima, Y., and Nagamune, K. Seroprevalence of Toxoplasma gondii infection in cattle, horses, pigs and chickens in Japan. Parasitol. Int. 63(4): 638-639, 2014.

50.Takeshima, K., Sato, K., Nabekura, T., Nagamune, K., Hamada, H., Yoshikawa, H., Shibuya, A., shibuya, K. Increased CD11b+ Gr-1+ cell population in the placenta after infection with Toxoplasma gondii. Microbiol. Immunol. 59(2): 95-98, 2015.

Ngày 17/08/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích