Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 21/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 2 8 5 2
Số người đang truy cập
5 4 1
 Chuyên đề Sán
Làm thế nào để phòng bệnh do sán dây và ấu trùng sán dây lợn hiệu quả?

Biện pháp dự phòng

Để chủ động phòng bệnh sán dây(SD) và ấu trùng sán dây lợn(ATSDL), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (US.CDC) khuyến cáo:

-Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh SD và bệnh STSDL để chủ động phòng chống bệnh;

-Vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/ thịt lợn tái hoặc chưa nấu chín. Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. Ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước sạch;

-Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống,rau sống không đảm bảo vệ sinh;

-Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường,nhất là ở vùng có người nhiễm SD/ ATSDL. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh;

-Không nuôi lợn thả rông;

Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh trên bệnh nhân. Không phóng uế bừa bãiVề tính nhạy cảm với các chất khử trùng,chúng nhạy cảm với dung dịch sodium hypochlorite 1% và glutaraldehyde 2%. Sự bất hoạt về mặt vật lý có thể thấy chiếu xạ và nấu chín thức ăn có thể làm bất hoạt ấu trùng. Nhiệt độ tối thiểu 60ºC là ngưỡng có thể dẫn đến bất hoạt. Nhiệt độ tủ âm với -10ºC trong 4 ngày sẽ làm bất hoạt ấu trùng.


Hình 1

Sự sống sót của tác nhân gây bệnh khi chúng ở ngoài môi trường cho thấy rằng ấu trùng có thể sống đến 30 ngày trong xác heo ở điều kiện 4ºC. Trứng có thể tồn tại trong môi trường đến vài tháng.

Đối với bệnh SD trưởng thành

Không ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, tré, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu, bò tái, kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ các con vật mang ATSDL. Quản lý phân tốt, luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để lợn thả rông ăn phân người.

Trứng của sán gạo lợn có thể tồn tại từ 2-3 tháng trong môi trường tự nhiên.


Hình 2

Đối với bệnh ATSDL

Không ăn rau sống, không uống nước lã; quản lý phân tốt, nhất là phân của những người nhiễm ATSDL, phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh SD và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt SD để ngăn ngừa mắc bệnh ATSDl theo cơ chế tự nhiễm.


Hình 3

Biện pháp phòng chống dịch

-Tổ chức phòng chống dịch nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch;

-Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh. Kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, tuyên truyền người dân không ăn thịt lợn/ bò chưa được nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào.

Kiểm dịch y tế biên giới

Không nhập hoặc xuất thịt lợn/ thịt bò có ấu trùng (lợn gạo/bò gạo) qua biên giới.


Hình 4

An toàn vệ sinh thực phẩm

Theo dữ liệu an toàn với tác nhân gây bệnh sán dây (pathogen Safety Data Sheets for T. solium).Người là vật chủ chính duy nhất của sán dây, hầu hết các người mangT. solium không có triệu chứng nhưng một số ca có biểu hiện triệu chứng có thể xảy ra gồm tắc ruột, tiêu chảy, đau bụng, sụt cân và rối loạn tiêu hóa.

Với ấu trùng sán dây lợn, giai đoạn ấu trùng có thể gây nhiễm trùng tại các bộ phận khác nhau trong cơ thể người. Người mang T. solium là nguy cơ quan trọng bệnh ATSDL do phơi nhiễm với trứng sán dây lợn T. solium thông qua con đường tự nhiễm phân-miệng.

Người cũng có thể thành viên nhiễm trong gia đình họ, dẫn đến bệnh ATSDL. Bệnh ATSDL thể dưới da thường gặp ở châu Phi và châu Á và hiện nay các nốt nhỏ ở vùng cánh tay và vùng ngực dần dần biến mất trong vài tháng đến vài năm. Bệnh ATSDL ở cơ thường gặp và có thể hóa canxi trên các phim chụp đã ghi nhận. Bệnh ATSDL thể mắt hiếm xảy ra và nó gây ra các hiện tượng nang ấu trùng bơi chuyển động (cysts floating) trong dịch kính thủy tinh thể và có thể dẫn đến rối loạn và suy giảm thị lực.

ATSDL thể thần kinh là hậu quả của quá trình nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương có thể ban dầu không có triệu chứng trong nhiều năm và rồi sau đó biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng cơ quan thần kinh không đặc hiệu như đau đầu, lú lẫn, lẫn lộn, thất điều, động kinh và co giật, dấu màng não. Động kinh co giật là các triệu chứng thường gặp nhất, thể ATSDL thần kinh là nguyên nhân dẫn đầu về động kinh ở người trưởng thành, các tác dụng ngoại ý xảy ra khi ấu trùng bị thoái hóa, hoại tử kích ứng đáp ứng miễn dịch.


Hình 5

Những cách nhận biết sản phẩm thịt lợn an toàn

Để nhận biết các nguồn thịt lợn và chế phẩm thịt lợn an toàn, về mặt lý thuyết cần có dấu kiểm định của cơ quan thú y. Đối với các loại thịt lên men như thịt muối, nem chua, thịt chua thì các loại giun, sán chưa thể bị loại bỏ hết nên tốt nhất để đảm bảo an toàn khi ăn thì người tiêu dùng hạn chế các loại thực phẩm này. Vì những lý do trên, khi sử dụng thịt lợn, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm uy tín và chất lượng, chứ không phải “quay lưng”, “tẩy chay” hay “loại bỏ” hoàn toàn với các sản phẩm thịt lợn vì lợi ích và thành phần dinh dưỡng của thịt lợn là không thể phủ nhận.

Thịt lợn trong các siêu thị cũng an toàn vì đã được kiểm soát chặt chẽ, bảo quản trong tủ mát theo đúng tiêu chuẩn. Đối với người chăn nuôi, không nên bán lợn bệnh ra thị trường vì sức khỏe của cộng đồng. Do đó, phải tổ chức lại chăn nuôi theo chuỗi liên kết ở tất cả các ngành hàng và vì các doanh nghiệp với đặc thù riêng, họ thực hiện kiểm soát nội bộ theo chuỗi rất tốt.


Hình 6

Họ trang bị cho nhau những kiến thức cụ thể, thay đổi kĩ năng, thói quen chăn nuôi theo một tiêu chuẩn chặt chẽ. Thực tế cho thấy, thông qua liên kết chuỗi với sự tham gia của doanh nghiệp, người chăn nuôi đơn lẻ mới có thể hiểu biết nhanh hơn, nâng cao trình độ sản xuất tốt hơn. Kinh nghiệm các nước có nền chăn nuôi tiên tiến đã làm rất hiệu quả, không những cho phòng ngừa các bệnh do ký sinh trùng mà còn cho vật nuôi không nhiễm các tác nhân nhiễm trùng khác.


Hình 7. Cách nhận biết thịt lợn an toàn và khuyến cáo đối với người tiêu dùng thịt heo

Người tiêu dùng có thể phân biệt được thịt lợn có nhiễm sán hay không, có thể nhìn vào những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, phần thịt cơ đùi. Nếu phát hiện thấy có những hạt như hạt gạo nếp màu trắng, đó chính là ấu trùng sán và nó thường tập trung thành từng bọc trong thịt.

Nếu mật độ nhiễm sán nhiều, khi cắt thịt, ấu trùng sán sẽ rớt ra bên ngoài. Vì vậy, người tiêu dùng hãy quan sát thật kĩ lúc mua. Khi mua thịt về, nếu nhận thấy thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó chính là thịt đã bị nhiễm giun xoắn. Đồng thời, nếu nhận thấy trong thớ thịt có hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hoặc ngà ngà xám nằm song song với thớ thịt thì đó là thịt đã bị nhiễm sán. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tự bảo vệ sức khỏe, không ăn thực phẩm sống như nem chua, thịt tái, rau sống không bảo đảm vệ sinh. 

Giám sát bệnh sán dây Taenia spp.

Giám sát các triệu chứng, kính hiển vidùng để chẩn đoán bệnh sán dây thông qua nhìn thấy trứng hoặc đốt sán trong phân. Tuy nhiên, sự đào thải của trứng và đốt sán qua phân có thể từng đợt và ngắt quãng nên có thể xét nghiệm cho kết quả âm tính. Bệnh ATSDL được chẩn đoán qua huyết thanh miễn dịch như phát hiện kháng nguyên trong máu hoặc dịch não tủy hoặc phân. Kỹ thuật enzyme-linked immunoelectrotransfer blot (EITB) được áp dụng để gia tăng độ đặc hiệu.

Các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm có thể lấy từ nguồn phân, cơ, não, các cơ quan và dịch não tủy. Bệnh này thuộc nhóm nguy cơ 2 theo phân loại nhóm nguy cơ và khi phòng chống bệnh cũng ở cấp độ 2 trong nhóm bệnh truyền nhiễm.


Hình 8

Tăng hiệu quả nhóm chăm sóc sức khỏe

Điều trị và quản lý ca bệnh NCC đòi hỏi cả một nhóm chăm sóc sức khỏe (team-based healthcare approach). NCC thường sẽ cần đến sự hội chẩn của các chuyên gia, bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm, ký sinh trùng và thần kinh nhưng lệ thuộc vào vào vị trí thương tổn mà xem xét có nên phẩu thuật thần kinh hay không?.

NCC có thể có trên bất cứ bệnh nhân nào và đôi khi có thể biểu hiện giống tiền sản giatjatreen các phụ nữ mang thai. Đã có vài nghiên cứu ca bệnh trên phụ nữ mang thai bị NCC biểu hiện cơn động kinh hoặc nhức đầu (Level V). Chăm sóc cho các bệnh nhân này liên quan đến nhiều chuyên gia chăm sóc trước sinh, phẩu thuật thần kinh, truyền nhiễm và điều dưỡng. Giai đoạn chuyển tiếp để xuất viện cũng phải cân nhắc liên quan đến quản lý ca bệnh về vấn đề tâm thần kinh. Vì điều trị rất tốn kém nên sẽ tác động trên vấn đề tài chính của bệnh nhân. Do đó, quản lý NCC cần chăm sóc nhiều khía cạnh, kể cả vấn đề phòng bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe và truyền thông thay đổi hành vi (IEC/BCC).


Hình 9

Phòng chống bệnh ATSDL

Mặc dù có nhiều nổ lực nhằm loại bỏ căn bệnh này, song thật khó để đạt được mục tiêu đối với căn bệnh lây truyền từ động vật sang người này tại một số quốc gia. Điều này do một số lý do như sự tồn tại tập quán nuôi lợn thả rông, thiếu điều kiện vệ sinh tối thiểu và lò mổ không có sự giám sát chất lượng thịt. Ngoài ra, sự nhanh chóng và mở rộng trong sinh sản của sán là một thách thức trong cắt đường lan truyền bệnh. Ngoài ra, trứng sán đề kháng cao với điều kiện môi trường, nên sẽ sống đến 8 tháng hoặc hơn trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm. Một hạn chế khác là thiếu cơ chế phối hợp đa ngành, gồm y tế công cộng, sức khỏe động vật hay thú y và môi trừơng. Cuối cùng, các dữ liệu về dịch tễ học ghi nhận bệnh ATSDL do T. solium không phản ánh chính xác về bức tranh tỷ lệ mắc bệnh, trong khi đó các dữ liệu thực địa đánh giá can thiệp đầy đủ vẫn còn thiếu. Tất cả điều đó cho thấy chúng ta không thể đánh giá toàn diện về tác động thiệt hại kinh tế và tác động trên sức khỏe liên quan do sán dây và ATSDL.

Phòng chống hiệu quả bệnh SD/ATSDL là một thách thức, cần dựa trên tác động đích vào các yếu tố nguy cơ cùng với giáo dục sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tại các vùng bệnh lưu hành. Theo định hướng này, một công cụ giáo dục sức khỏe phòng bệnh SD lợn dựa trên máy tính (computer-based T. solium education tool) đã được triển khai. Cắt đứt chu kỳ lan truyền của SD T. solium lệ thuộc vào sự cải thiện vệ sinh công cộng và quản lý chăn nuôi lợn.

Điều kiện chăn nuôi lợn vẫn là yếu tố nguy cơ cho lan truyền bệnh sán dây T. solium. Ngay cả khi hệ thống chăn nuôi thả rông mang lại lợi điểm kinh tế người chăn nuôi và chủ hộ tiểu thương nhỏ của một nông trại heo tại các khu vực nuôi phi công nghiệp, lợn nên giữ trong nhà không tiếp xúc và phơi nhiễm với phân người. Tiếp cận khác để phòng chống bệnh chặt chẽ là giám sát thịt để xác định thịt tươi sống có nhiễm không hoặc xử lý phù hợp (chẳng hạn, để thịt vào ngăn tủ âm -10°C trong 10 ngày hoặc nhiệt độ nóng trên 60°C). Liên minh châu Âu, yêu cầu giám sát trước và sau mổ thịt động vật cho người tiêu thụ, bao gồm các gia súc và lợn tuân theo điều luật 854/2004. Song song đó, chúng ta phải nấu chín thịt trước khi ăn.


Hình 10

Các chiến lược phòng chống mở rộng hơn tại các quốc gia đang phát triển có thể bao gồm hóa liệu pháp duy trì và hàng loạt cho người, sử dụng thuốc praziquantel, niclosamide hay albendazole. Đáng lưu ý, về mặt thương mại áp dụng hóa liệu pháp cho heo với liều dùng duy nhất oxfendazole đã cho thấy điều trị được heo nhiễm T. solium có hiệu quả, thoe mô thức cắt đứt lan truyền bệnh ít nhất 3 tháng trong điều kiện thực địa.

Một lựa chọn khác nghe có vẻ hấp dẫn là tiêm chủng vaccine cho heo và gia súc để ngăn ngừa bệnh sán T. soliumT. saginata. Ngược với tiêu chủng cho gia súc, điều này ít quan trọng và chưa đề cập mặt thương mại, tiêm chủng cho heo với kháng nguyên tái tổ hợp, có lợi điểm và mức độ bảo vệ khác nhau. Hai loại vaccine chính chống lại bệnh ATSDL cho heo hiện đã có sẵn là S3Pvac và TSOL18. Loại vaccien TSOL18 chứng minh rất có hiệu quả qua thử nghiệm lâm sàng có đối chứng tại thực địa, vì hai liều đủ bảo vệ chống lại chống lại nhiễm sán trên những con heo đã được tiêm chủng vaccine. Vaccine TSOL18 giờ dây đã được thương mại hóa và thử nghiệm thêm, mở rộng hơn dưới điều kiện lan truyền tự nhiên. Tuy nhiên, nhu cầu ít nhất 2 liều và dây chuyền lạnh cũng như thiết lập mạng lưới phân bố có thể là một trở ngại.

Nhìn chung, làm thế nào phải làm giảm lan truyền bền vững và liên tục, phối hợp nhiều công cụ biện pháp tác động khác nhau lâu dài. Quan điểm quan trọng nhất là chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh SD/ATSDL theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng.

KẾT LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI

Mặ dù có các tiến bộ về mặt khoa học, kiến thức của chúng ta về bệnh SD/ATSDL vẫn còn mới mẻ và nhiều điều chưa thấu đáo, nhất là tại các vùng lưu hành bệnh. Gần đây, một số nhóm hành động tại châu Âu phối hợp với nhau như mạng lưới châu Âu về bệnh SD/ATSDL (European network o­n taeniasis/cysticercosis_CYSTINET, hay COST Action TD1302 nhằm đánh giá các thách thức và xây dựng các hướng dẫn quản lý bệnh SD/ATSDL thể thần kinh, bao gồm chẩn đoán, quản lý bệnh nhân và theo dõi. Các nghên cứu tiếp theo là cần thiết để phát triển các công cụ chẩn đoán hiệu quả hơn.

Các chỉ điểm phân tử và miễn dịch mới là cơ sở để chẩn đoán hiện nay và cần phối hợp chúng với nhau để phân tích về sự phân bố, từ đó phòng chống dựa trên bằng chứng y học nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu tương lai để xác định liệu sự khác biệt hệ thống miễn dịch do đa dạng di truyền có khác nhau trên các quần thể người hay không (châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Á)? Tác động trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh.


Hình 11

Hướng đến phòng chống các bệnh truyền từ động vật sang người, chúng ta phải làm rõ các yếu tốt nguy cơ chính xác và sự phân bố của chúng theo thời gian và không gian. Điều này có thể đạt được thông qua mô hình dịch tễ học giữa người và động vật với sinh thái ký sinh trùng và hành vi vật chủ. Các chiến lược như “Một sức khỏe” (One Health) và thông qua phối hợp công tư đóng vai trò chính để cải thiện quy mô phòng chống toàn cầu. Một khía cạnh quan trọng khác là giáo dục liên quan đến các chuyên gia y tế để các ca SD và NSS được chẩn đoán và quản lý theo cách đúng, từ đó giảm tác động về mặt y tế công cộng. Hy vọng trong thời gian đến nghiên cứu bô gen và transcriptomes của SD sẽ đánh giá đầy đủ trở lại. Giải trình tự theo hướng tiếp cận mới và phân tích số hóa máy tính có thể cung cấp các bằng chứng dựa trên nghiên cứu về tiến hóa, sinh học, mối liên quan giữa vật chủ-ký sinh trùng và điều hòa miễn dịch. Ngoài ra, nền tảng phân tử sẽ cung cấp cách nhìn sâu sắc về xác định các protein tiết để áp dụng vào chẩn đoán, chế vaccine và điều trị.

KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG CHỐNG

Để ngăn ngừa, phòng chống và khả năng loại trừ SD T. solium, can thiệp y tế công cộng bằng tiếp cận tổng hòa các khía cạnh dịch tễ học, thú ý, sức khỏe con người và môi trường. Tám bước can thiệp để phòng chống SD T. solium có thể dùngphối hợp các biện pháp khác nhau thiết kế trên nền tảng của từng quốc gia:

·Điều trị hàng loạt bệnh sán dây;

·Chẩn đoán xác định ca bệnh và điều trị ca bệnh SD;

·Giáo dục sức khỏe, bao gồm khâu vệ sinh và an toàn thực phẩm;

·Vệ sinh cải thiện tốt hơn;

·Cải thiện mô hình chăn nuôi lợn;

·Điều trị thuốc ký sinh trùng cho lợn (Oxfendazole liều 30 mg/kg – đây là thuốc thương mai đã được đăng ký điều trị bệnh ATSDL ở lợn);

·Tiêm chủng vaccine cho lợn (vaccine TSOL18 sẵn có);

·Cải thiện khâu giám sát chất lượng thịt và chế biến thịt;

Các dữ liệu dịch tễ học đáng tin cậy về diện phân bố địa lý của SD T. solium/ ATSDL ở người và lợn vẫn còn hiếm. Cơ chế giám sát phù hợp với các ca bệnh mới ở người và lợn cần ghi nhận để giúp xác định cộng đồng nguy cơ cao, tập trung vào các biện pháp phòng bệnh các khu vực này.

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

Làm việc với cơ quan chức năng về an toàn thực phẩn và thú ý cũng như các cơ quan khác là cần thiết để đạt được kết quả lâu dài trong việc làm giảm gánh nặng bệnh tật và đảm bảo chuỗi thực phẩm có giá trị. Nhóm chuyên trách về Bệnh nhiệt đới bị lãng quên của Tổ chức Y tế thế giới (The WHO Neglected Tropical Diseases-NTDs) đang làm việc tích cực với các cơ quan khác của TCYTTG về kiểm soát các vấn đề sức khỏe tâm thần, nghiên cứu phát triển, an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước cũng như các cơ quan đối tác như Tổ chức Nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization-FAO) của Liên Hiệp quốc và Tổ chức Sức khỏe Động vật thế giới (World Organization for Animal Health-OIE) hội đủ nhu cầu phối hợp đa phương để phòng chống SD T. solium, với mục tiêu cuối cùng là ngăn ngừa bệnh ATSDL ở người.


Hình 12

Để đáp ứng nhu cầu cho hướng dẫn tiếp cận các bước của chương trình phòng chống, TCYTTG cùng với các nước và đối tác quan trọng thực hiện các bước đầu tiên xác định trong chiến lược “best-fit” để gián đoạn lan truyền sán T. solium và cải thiện phát hiện và quản lý ca bệnh ATSDL với các công cụ sẵn có. Các công cụ chẩn đoán nhanh, hiệu quả và chi phí hợp lý, đơn giản để tiện lợi cho áp dụng ở thực địa phát hiện người mang T. solium cũng như ở người và ATSDL ở lợn, giám sát trực tiếp chương trình sao cho hiệu quả.

Tháng 12/2015, cuộc họp của các nhà tài trợ trong chẩn đoán SD/ATSDL do T. solium được tổ chức tại văn phòng TCYTTG Thụy Sĩ để xem xét vấn đề công cụ chẩn đoán các bệnh SD, ATSDL lợn và ATSDL thể thần kinh.

Các chương trình của TCYTTG về phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) và sức khỏe tâm thần được triển khai dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn bệnh ATSDL do T. solium trên cơ sở y học chứng cứ nhằm quản lý lâm sàng và xây dựng các chính sách và chương trình quốc gia. Một số quốc gia có chương trình thí điểm với các công cụ sẵn có đang tiến hành các nghiên cứu mang tính thực hành đánh giá tác động và cải thiện chiến lược. Nhiều quốc gia đang quan tâm vào Mạng lưới của TCYTTG phòng chống bệnh SD/ATSDL. Dữ liệu các đợt gián sát tích cực và tăng cường là nền tảng đánh giá gánh nặng bệnh tật và tiến trình đánh giá.

Như các bệnh nhiệt đới bị lãng quên khác đã từng xảy ra trong các quần thể mà ở đó hệ thống y tế kiểm soát không đầy đủ và tại các vùng xa, nhất là các dữ liệu vẫn còn hạn hữu. Các chuyên gia của TCYTTG thu thập và xây dựng bản đồ về T. solium và các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện của ký sinh trùng, các thông tin về chăn nuôi heo, vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Các nguồn tài chính bền vững và cung ứng thuốc chống giun sán là nhu cầu khẩn cấp để hướng đến mục tiêu phòng chống bệnh do T. solium.

Ngày 06/05/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích