Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 27/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 3 8 6 2 8
Số người đang truy cập
3 0 8
 Chuyên đề Dịch tễ học
(Nguồn ảnh:WHO, Countries of the Greater Mekong zero in on falciparum malaria)
Chiến lược loại trừ sốt rét P. falciparum ở các quốc gia thuộc tiểu vùng Sông Mê Kông
Phần I. Những nội dung chính về tình hình sốt rét trong khu vực

Các quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Greater Mekong Subregion-GMS) đã đạt được những tiến bộ đáng kể hướng đến loại trừ sốt rét khi phải đối mặt vấn đề kháng thuốc đang xảy ra nhưng có thể kiểm soát được. Trong giai đoạn 2012-2018, số ca mắc sốt rét ở 6 quốc gia GMS giảm 74%, số ca tử vong giảm 95% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, các quốc gia GMS đã báo cáo mức giảm mạnh nhấttừ trước đến nay đối với sốt rét P. falciparum. Số ca mắc sốt rét do P. falciparum đã giảm 65% trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước.

Một số quốc gia đã đạt được những cột mốc quan trọng: Campuchia lần đầu tiên báo cáo không có ca tử vong sốt rét, Trung Quốc năm thứ ba liên tục không ghi nhận ca mắc tại chỗ và Thái Lan ghi nhận số ca mắc sốt rét do P. falciparum giảm 38% giai đoạn 2017-2018.

Hiện nay số ca mắc tập trung chính ở một vài khu vực còn lại của các quốc gia GMS. Hầu hết ca mắc được báo cáo ở những người đi rừng, dân di biến động. Hành động mục tiêu và duy trì cam kết từ các quốc gia, đối tác và Tổ chức Y tế thế giới là điều cần thiết để đạt được mục tiêu loại trừ sốt rét ở khu vực này vào năm 2030.

Thông tin chung

Có 6 quốc gia thuộc tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng gồm Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cuộc chiến loại trừ sốt rét vào năm 2030. Trong những năm gần đây, công tác loại trừ sốt rét ở các quốc gia GMS đã có nhiều tiến bộ đáng chú ý. Trong giai đoạn 2012- 2018, số ca mắc sốt rét ghi nhận giảm 74%, số ca tử vong giảm 95% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên, số ca mắc sốt rét do P. falciparum (P.f) không còn chiếm phần lớn trong tổng số ca mắc ở các quốc gia GMS. Năm 2018, số ca mắc do P. falciparum chiếm chưa đến 40% trong tổng số ca mắc được báo cáo. Đây là một thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống loài ký sinh trùng gây mắc và tử vong SR cao nhất trên toàn cầu hàng năm. Số ca mắc do P. falciparum báo cáo ở khu vực này giảm mạnh nhất kể từ trước cho đến nay: giảm 65% từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019 so với cùng kỳ năm 2018.

Số ca mắc P. falciparumgiảm nhanh là đáng chú ý trong bối cảnh mối đe dọa ký sinh trùng kháng thuốc đang diễn ra. Ký sinh trùng P. falciparum kháng thuốc tiếp tục lưu hành trong khu vực nhưng chưa mở rộng ra ngoài khu vực GMS. Nếu thuốc điều trị ưu tiên thất bại, thì các phác đồ điều trị thay thế và có hiệu lực vẫn còn có sẵn để điều trị bệnh nhân có ký sinh trùng kháng thuốc. Sự sẵn có của thuốc hiệu lực, kết hợp với tình hình số ca mắc P. falciparum giảm đáng kể điều này mở ra cơ hội để đánh bại sốt rét do P. falciparum. Cần phải có cam kết chính trị từ chính phủ các quốc gia và các đối tác để hoàn thành công việc loại trừ sốt rét.

Cam kết đã mang lại các kết quả ấn tượng trong thời gian qua. Trong năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử Campuchia báo cáo không có ca tử vong liên quan đến sốt rét. Năm nay Trung Quốc cũng báo cáo là năm thứ 3 liên tiếp không có ca mắc tại chỗ. Trong khi đó, Thái Lan gần đạt đến loại trừ sốt rét P. falciparum và số ca mắc do P. falciparum giảm 38% trong giai đoạn 2017-2018.


Hình 1. Số ca tử vong sốt rét ở 06 quốc gia GMS (2012-2019)

Hình 2. Số ca mắc sốt rét ở 6 quốc gia GMS (2012-2019)


Bản đồ 1. Bản đồ phân bố tỷ lệ mắc theo tỉnh ở các quốc gia GMS (từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019)

Hành động theo mục tiêu

Sau khi số ca mắc sốt rét ở một số khu vực của các quốc gia GMS gia tăng, các quốc gia này đã phản ứng nhanh chóng theo chương trình hành động theo mục tiêu. Ví dụ, Campuchia đã tuyên truyền kế hoạch đáp ứngtăng cường. Các quốc gia đang thực hiện tăng cường giám sát và nâng caohợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia. Biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận nhằm ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị sốt rét giúp các quốc gia bảo vệ tốt hơn những nhóm dân dễ bị tổn thương.

Hiện nay số ca mắc tập trung chủ yếu ở một vài khu vực còn lại tại các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông. Hầu hết số ca mắc được ghi nhận chủ yếu ở nhóm dân đi rừng, nhóm dân di cư, di biến động. Hành động mục tiêu nhằm tiếp cận các nhóm dân cư này là điều cần thiết không chỉ để loại trừ sốt rét mà còn đảm bảo bao phủ sức khỏe toàn dân (universal health coverage-UHC). Các biện pháp can thiệp chính như sử dụng cán bộ sốt rét lưu động và các điểm sốt rét giúp tiếp cận với các nhóm dân nguy cơ đang sống ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.


Hình 3. Số ca mắc P. falciparum ở các quốc gia GMS (2016–2019)


Hình 4. Phân bố ca mắc sốt rét tại các quốc gia GMS (2018–2019)

Duy trì cam kết

Để đẩy lùi bệnh sốt rét ra khỏi các quốc gia GMS, cam kết được duy trì từ các quốc gia, đối tác và Tổ chức Y tế thế giới là rất cần thiết. Kể từ khi thông qua Chiến lược loại trừ sốt rét ở các quốc gia GMScủa Tổ chức Y tế thế giới (2015-2030), các nước GMS đã nỗ lực hướng đến các mục tiêu chung là loại trừ sốt rét P. falciparum vào năm 2025 và loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030. Năm 2018, Bộ trưởng Bộ Y tế các quốc gia GMS cam kết đẩy nhanh việc loại trừ bệnh sốt rét bằng cách ký vào "Lời kêu gọi Hành động Loại trừ Sốt rét của Bộ trưởng ở các nước GMS trước năm 2030".

Các đối tác trong khu vực và quốc tế ủng hộ các mục tiêu đầy tham vọng thông qua hỗ trợ tài chính và kỹ thuật liên tục. WHO hỗ trợ phối hợp đối tác, liên lạc với các tổ chức bên ngoài và các sáng kiến xuyên biên giới ​​thông qua chương trình Loại trừ Sốt rét Mê Kông (Mekong Malaria Elimination - MME). Nhóm MME này cùng với các nhân viên của Tổ chức Y tế thế giới có trụ sở tại sáu văn phòng quốc gia GMS, các văn phòng khu vực ở Manila và New Delhi, và trụ sở chính ở Geneva, hỗ trợ triển khai nhanh chóng chiến lược loại trừ bệnh sốt rét ở GMS.

Công việc của WHO ở các quốc gia GMS là hỗ trợ thông qua các khoản đóng góp từ Quỹ Bill & Melinda Gates, Quỹ Toàn cầu chống lại bệnh AIDS, Lao và Sốt rét, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.

Vì các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông đang nỗ lực tiêu diệt sốt rét P. falciparum, nên cần phải có sự tự chủ quốc gia mạnh mẽ. Duy trì đà phát triển đã được xây dựng cho đến nay là điều quan trọng để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét.

Nền tảng chia sẻ dữ liệu khu vực

Tiến trình loại trừ sốt rét có thể được dự tính thông qua Nền tảng Chia sẻ Dữ liệu Khu vực của WHO (Regional Data-Sharing Platform_RDSP). Được tài trợ bởi Dự án Sáng kiến ​​Kháng Artemisinin khu vực (RAI) của Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét, nền tảng dựa trên web lưu trữ dữ liệu giám sát hàng tháng từ tất cả các quốc gia GMS. Thông qua nền tảng này, các phân tích chi tiết có thể được đưa ra, cho phép một loạt các ứng dụng như giám sát ổ bệnh và xác định điểm nóng. Dữ liệu từ nền tảng này cũng được sử dụng để tạo Bản tóm tắt Dịch tễ học MME của WHO hàng quý và bản tin hàng năm.

Chia sẻ dữ liệu là tính năng cốt lõi của nền tảng. Kể từ năm 2018, RDSP đã được sử dụng để chia sẻ dữ liệu qua biên giới Thái Lan-Campuchia cũng như biên giới Trung Quốc-Myanmar. Tại các cuộc họp giữa hai quốc gia, các cơ quan đầu mối về sốt rét làm việc cùng nhau để phân tích các xu hướng dọc theo các khu vực biên giới. Quyền truy cập vào nền tảng này được cung cấp cho các cơ quan đầu mối chương trình phòng chống sốt rét quốc gia (national malaria control programme _ NMCP) cũng như các đối tác ở Campuchia. WHO MME giúp đào tạo các cơ quan đầu mối quốc gia và địa phương về các công cụ RDSP mới nhất.

Tổ chức Y tế thế giới làm việc với các chương trình quốc gia để tiếp tục nâng cao nền tảng chia sẻ dữ liệu. Vào tháng 10, MME đã tổ chức cuộc họp giám sát các quốc gia GMS thường niên lần thứ hai, với các cuộc thảo luận tập trung vào cách sử dụng nền tảng này để tạo điều kiện cho hành động đạt mục tiêu. Các quyết định ở cấp địa phương được thông báo bằng dữ liệu chi tiết và kịp thời hơn.

Những lợi ích của RDSP thậm chí còn mở rộng ra ngoài các quốc gia GMS. Ví dụ, các bài học kinh nghiệm từ RDSP đã hỗ trợ cho các sáng kiến ​​khu vực khác như cơ sở dữ liệu khu vực Đông Nam Á của WHO và diễn đàn toàn cầu hàng năm ở các quốc gia loại trừ bệnh sốt rét.

Bảng 1. Các kế hoạch và chiến lược loại trừ sốt rét quốc gia

Quốc gia

Các kế hoạch và chiến lược loại trừ sốt rét quốc gia

Mục tiêu

Campuchia

Khung hành động loại trừ sốt rét (2016-2020)

Loại trừ sốt rét Pf đến 2020

Loại trừ sốt rét đến 2025

Trung Quốc

(Vân Nam)

Kế hoạch hành động loại trừ sốt rét quốc gia (2010-2020)

Loại trừ sốt rét đến 2020

Lào PDR

Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Loại trừ sốt rét (2016-2020)

Loại trừ sốt rét Pfđến 2025

Loại trừ sốt rét đến 2030

Myanmar

Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Tăng cường Phòng chống Sốt rét và Đẩy nhanh Tiến bộ hướng đến Loại trừ Sốt rét (2016-2020)

Kế hoạch Quốc gia về Loại trừ Sốt rét tại Myanmar (2016-2030)

Loại trừ sốt rét Pfđến 2025

Loại trừ sốt rét đến 2030

Thái Lan

Chiến lược Loại trừ Sốt rét Quốc gia (2017-2026)

Loại trừ sốt rét đến 2024

Việt Nam

Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Loại trừ Sốt rét giai đoạn 2020 và Định hướng đến năm 2030

Loại trừ sốt rét Pfđến 2025

Loại trừ sốt rét đến 2030

Còn nữa trong Phần 2- Tình hình sốt rét tại các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông

Ngày 24/09/2020
TS.Đỗ Văn Nguyên
Lượt dịch
(Nguồn: WHO, Countries of the Greater Mekong zero in on falciparum malaria)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích