WHO chính thức ban hành Hướng dẫn phòng chống và loại trừ bệnh sán máng ở người
Ngày 14 tháng 02 vừa qua, WHO đã tổ chức hội nghị trực tuyến ban hành chính thức Hướng dẫn phòng chống và loại trừ bệnh sán máng ở người, sau đây là nội dung tóm tắt của Hướng dẫn này, quý vị có thể tìm đọc bản tiếng Anh đầy đủ của Hướng dẫn ở liên kết này. Tóm tắt Bệnh sán máng ở người là một bệnh ký sinh trùng mãn tính gây ra bởi các loài sán lá máu (sán lá) thuộc chi Schistosoma. Căn bệnh này hiện đang là một vấn đề y tế công cộng tại các vùng cận nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Ca-ri-bê và Nam Mỹ. Trên thế giới có khoảng 779 triệu người có nguy cơ mắc phải sán máng. Trong năm 2019, đã có khoảng 236,6 triệu người cần đến các đợt điều trị bằng liệu pháp hoá dự phòng. Bệnh sán máng là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease NTD) - một nhóm các căn bệnh và tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng chủ yếu đến các nhóm dân số thu nhập thấp trên toàn thế giới. Hưởng ứng các nghị quyết đã được Đại hội đồng Y tế Thế giới thông qua và đểphù hợp với Chương trình làm việc chung lần thứ 13 của Tổ chức 2019–2023, WHO hỗ trợ các Quốc gia Thành viên mở rộng khả năng tiếp cận với các can thiệp phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các bệnh NTD như một đóng góp cho việc đạt được tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân đến năm 2030. Năm 2020, WHO đã ban hành một lộ trình mới hướng dẫn hành động đối với các bệnh NTD trong giai đoạn 2021-2030. Lộ trình đặt mục tiêu loại trừ sán máng như một vấn đề y tế công cộng vào năm 2030 và cắt đứt lan truyền bệnh sán máng ở người tại một số quốc gia được chọn vào năm 2030. Đạt được các mục tiêu này sẽ góp phần tiến tới Mục tiêu Phát triển Bền vững 3: “Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi lứa tuổi”. Chiến lược của WHO nhằm phòng chống và loại trừ bệnh sán máng này bao gồm hoátrịdự phòng cho các nhóm cónguy cơ, tiếp cậnnguồn nước uống sạch và môi trườngvệ sinh được cải thiện, giáo dục vệ sinh cá nhân, quản lý môi trường và kiểm soát ốc trung gian truyền bệnh. Hướng dẫn của WHO này đã được phát triển phù hợp với sổ tay phát triển hướng dẫn của WHO(2014). WHO đã thành lập một nhóm chỉđạohướng dẫn để đưa ra các vấn đề chính cần được giải quyết trong hướng dẫn này theo định dạng dân số, can thiệp, so sánh và kết quả (population, intervention, comparator and outcome_PICO) và chú trọng ưu tiên các kết quả đạt được. Các câu hỏi PICO đã được một nhóm phát triển hướng dẫn (guideline development group_GDG) xem xétvà sau đó được sử dụng để truy hồi, đánh giá và tổng hợp các bằng chứng một cách có hệ thống, hình thành các khuyến nghị và lập kế hoạch phổ biến và thực hiện hướng dẫn. Tất cả các khuyến nghị chính sách đã được xây dựngthông qua sự đồng thuận dựa trên các đánh giá của nhóm GDG, rút ra từ các bằng chứng và dựa trênchuyên môn và kinh nghiệm của các thành viên hội đồng; trong một lần khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên đã thông qua quy trình bỏ phiếu. Nhóm đánh giá bên ngoài đã nhận xét về bản thảo cuối cùng của hướng dẫn nhưng không thể thay đổi các khuyến nghị do GDG đưa ra. Bảng:Tình trạng điều trị toàn dân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ lưu hành bệnh sán máng năm 2020 Chưa bắt đầu MDA | Bắt đầu MDA nhưng không theo quy mô hoặc không thường xuyên | MDA mở rộng cho tất cả các IU lưu hành bệnh | Cần đánh giá để xác minh chấm dứt lan truyền | Cần lập bản đồ để xác định tình hình hiện tại | CH Guinea Nam Phi | Botswana Bra-xin CH Trung Phi Chad Congo Gabon Guinea-Bissau Namibia Nigeria Sao Tome và Principe Somalia Nam Sudan Venezuela (CH Bolivaria) Zambia | Benin Burkina Faso Burundi Cambodia Cameroon Côte d’Ivoire CHDC Côngô Eritrea Eswatini Ethiopia Ai Cập Gambia Ghana Guinea Inđônêsia Kenya Liberia CHDCND Lào Madagascar Malawi Mali Mauritania Mozambique Niger Philippines Rwanda Senegal Sierra Leone Sudan Togo CH Tanzania Uganda Yemen Zimbabwe. | Antigua và Barbuda CH Dominican Trung Quốc Guadeloupe Irắc CH Hồi giáo Iran Nhật Bản Jordan Mauritius Martinique Montserrat Morocco Oman Puerto Rico Saudi Arabia Ả rập Syria Saint Lucia Suriname Tunisia. | Algeria Djibouti Ấn Độ Lebanon Libya Malaysia Myanma Thái Lan Thổ Nhĩ Kỳ. | 2 | 15 | 34 | 19 | 9 | 51 quốc gia cần hóa trị dự phòng | | |
IU(implementation unit): Đơn vị thực hiện; MDA (mass drug administration): Điều trị toàn dân. Mục đích và các mục tiêu của hướng dẫn Mục đích của hướng dẫn này nhằm cung cấp các khuyến nghị dựa trên bằng chứng cho các quốc gia nhằm nỗ lực đạt được sự kiểm soát tỷ lệ mắc và loại trừ bệnh sán máng như một vấn đề y tế công cộng, và tiến tới cắt đứt sự lan truyền. Các khuyến nghị trong tài liệu này sẽ giúp các quốc gia thực hiện các chương trình quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sán máng và hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm xác minh tình trạngchấm dứt lan truyền. Các mục tiêu cụ thể là nhằm cung cấp hướng dẫn về: §các ngưỡng tỷ lệ mắc, các nhóm tuổi đích và tần số sử dụnghóa trị dự phòng đối với bệnh sán máng; §xây dựng điều kiện vệ sinh WASHbao gồm nước sạch (Water), nhà vệ sinh (Sanitation) vàphương tiện giữ vệ sinh cá nhân như xà phòng (Hygiene) và các hoạt động kiểm soát ốc trung gian để hỗ trợ cho việc phòng chống và loại trừ sán máng; §sử dụng các test chẩn đoán ở người tại các khu vực lan truyền thấp và đểhướng tới và đánh giá việc chấm dứt lan truyền sán máng. §các công cụ để đánh giá nhiễm Schistosoma spp. trên các vật chủ ốc; và §diagnostic tests for the assessment of schistosomiasis infection in animal reservoirs of infection các test chẩn đoán để đánh giá nhiễm sán máng trên các vật chủ động vật Hướng dẫn hiện tại này cập nhật và thay thế các khuyến nghị liên quan đến bệnh sán máng trước đó trong các tài liệu của sau của WHO: §Schistosomiasis: progress report 2001–2011 and strategic plan 2012–2020. Geneva: World Health Organization; 2013 (Bệnh sán máng: báo cáo tiến độ 2001-2011 và kế hoạch chiến lược 2012-2020). §Preventive chemotherapy in human helminthiasis: coordinated use of anthelminthic drugs in control interventions: a manual for health professionals and programme managers. Geneva: World Health Organization; 2006 (Hóadự phòng cho bệnh giun sán ở người: phối hợp sử dụng các thuốc tẩy giun vào các biện pháp phòng chống: hướng dẫn cho các chuyên gia y tế và các nhà quản lý). §Prevention and control of schistosomiasis and soil-transmitted helminthiasis: report of a WHO Expert Committee. Geneva: World Health Organization; 2002 (WHO Technical Report Series, No. 912) (Phòng ngừa và kiểm soát bệnh sán máng và bệnh giun sán truyền qua đất: báo cáo từ một Ủy ban Chuyên gia WHO). §The control of schistosomiasis: second report of the WHO expert committee. Geneva: World Health Organization, 1993 (WHO Technical Report Series, No. 830) (Phòng chống bệnh sán máng: báo cáo thứ hai của ủy ban chuyên gia WHO). §Elimination of schistosomiasis from low-transmission areas: report of a WHO informal consultation, Brazil. Geneva: World Health Organization; 2008 (Loại trừ bệnh sán máng khỏi các khu vực lan truyền tháp: báo cáo từ một cuộc hội đàm không chính thức của WHO). §Helminth control in school-age children: a guide for managers of control programmes, second edition. Geneva: World Health Organization; 2011 (Phòng chống giun sán ở trẻ em trong độ tuổi đi học: hướng dẫn dành cho các nhà quản lý chương trình phòng chống). Cơ sở lý luận phát triển hướng dẫn Hướng dẫn này cần được ban hành vì các lý do sau: 1. Các hướng dẫn tiến hành trước đó về bệnh sán máng chỉ chủ yếu dựa vào quan điểm chuyên gia. 2. Trước đây chưa có hướng dẫn chính thức nào về việc đánh giáchấm dứt lan truyền bệnh sán máng. 3.Nghị quyết WHA65.21 về loại trừ bệnh sán máng, do Hội đồng Y tế Thế giới thứ 65 vào năm 2012 thông qua đã kêu gọi WHO chuẩn bị hướng dẫn cho các Quốc gia Thành viên nhằm xác định thời điểm bắt đầu các chương trình loại trừ nếu phù hợp và cung cấp các công cụ để ghi chép tiến độ. 4. Bệnh sán máng vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia. Liệu pháp học dự phòng đã được chứng minh là mang lại lợi ích cho các cộng đồng bịảnh hưởng nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được. Bằng việc cung cấp một hướng dẫn đã sửa đổi, mục đích lànhằm trao quyền và hỗ trợ cho các bộ y tế và các cộng đồng địa phương mở rộng việc sử dụng hoá dự phòng nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng rộng lớn hơn trong nỗ lực phòng chống và loại trừ căn bệnh này. 5. Từ góc độ bệnh nhân và y tế công cộng, tỷlệ mắc bệnh sán máng là không thể chấp nhận được. Các phương pháp tiếp cận được khuyến nghị trong hướng dẫn sửa đổi này được thiết kế để loại trừ tỷ lệ mắc bệnh sán máng, nhưng sẽ đòi hỏi các nỗ lực duy trì liên tục. 6. Các khảo sát đánh giá tác động gần đây đã cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh sán máng được xác định bằng các kỹ thuật ký sinh trùng học đã giảm xuống mức độ thấp ở một số quốc gia. Do đó, đòi hỏi phải có hướng dẫn mới cho các quốc gia cần chuyển từ kiểm soát bệnh tật sang loại trừ như một vấn đề y tế cộng đồng. 7. Các công cụ chẩn đoán nhạy đã được phát triển sử dụng cho người, động vật và vật chủ trung gian ốc. Cũng cần phải có hướng dẫn cho việc sử dụng các công cụ này, đặc biệt là các ngưỡng sử dụng chúng tại các khu vực lan truyền thấp. Đối tượng sử dụng hướng dẫn Các đối tượng sử dụng hướng dẫn này là các nhà hoạch định chính sách, các chương trình quốc gia phòng chống bệnh NTD và các đội đặc nhiệm NTD tại các bộ y tế, các nhóm đánh giá chương trình khu vực và các đối tác thực hiện. Hướng dẫn này cũng đóng vai trò là một tài liệu tham khảo cho tất cả các tổ chức có liên quan, bao gồm WHO, các nhà sản xuất dược phẩm dùng cho hoá dự phòng, các tổ chức tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan giáo dục và nghiên cứu. Các nhóm sau sẽ chịu trách nhiệm thực hiệnvà có liên quan đến hướng dẫn này: + cư dân các cộng đồng nơi bệnh sán máng lưu hành; + khách tham quan và du lịch tới các vùng lưu hànhbệnh sán máng; + các nhà phân phối các loại thuốc trong quá trình hóa dự phòng; + các đầu mối cấp huyện hoặc cấphành chính khác về hoádự phòng của bộ y tế; + các nhà quản lý chương trình NTD quốc gia và các điều phối viên NTD tại các quốc gia có bệnh lưu hành; + các cơ quan cảnh giác dược quốc gia tại các quốc gia cóbệnh lưu hành; + các nhà chức trách y tế quốc gia; + các bộ giáo dục và môi trường; + nhà sản xuất các thuốc hoá dự phòng; và + các tổ chức tài trợ hỗ trợ các chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sán máng. Những hạn chế Hướng dẫn này được dựa trên những bằng chứng tốt nhất mà nhóm phát triển hướng dẫn GDG có được trong năm 2021. Đối với nhiều câu hỏi mà hướng dẫn này đặt ra để giải đáp thì cơ sở bằng chứng này vẫn còn hạn chế. Bằng chứng có thể sẽ thay đổitrong bất kỳ sự kiện nào. Hướng dẫn này do đó sẽ được cập nhật khi có những bằng chứng mới xuất hiện. Tóm tắt các khuyến nghị Khuyến nghị 1 Ở các cộng đồng có tỉ lệ lưu hành Schistosomaspp. ≥10%, WHO khuyến cáo hóa trị dự phòng hàng năm với một liều praziquantel duy nhất ở mức độ bao phủ điều trị ≥75% cho tất cả các nhóm tuổi từ 2 tuổi trở lên, bao gồm cả người lớn, phụ nữ mang thai trên ba tháng và phụ nữ cho con búđể kiểm soát tỉ lệ nhiễm sán máng và tiến tới loại trừ căn bệnh này như một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Khuyến nghị mạnh mẽ Tính chắc chắn của bằng chứng: vừa phải Khuyến nghị 2 Ở các cộng đồng có tỉ lệlưu hành Schistosomaspp. <10%, WHO đề xuất một trong hai cách tiếp cận dựa trên các mục tiêu và nguồn lực chương trình: (i) ở những nơi đã có chương trình hóa trị dự phòng thường quy, tiếp tục can thiệp với cùng tần suất hoặc giảm tần suất hướng tới cắt đứt truyền; hoặc (ii) những nơi chưa có chương trình hóa trị dự phòng thường quy, sử dụng phương pháp tiếp cận lâm sàng là xét nghiệm-và-điều trị, thay vì hóa trị liệu dự phòng nhằm vào một nhóm dân số. Khuyến nghị có điều kiện Độ chắc chắn của bằng chứng: rất thấp Khuyến nghị 3 Ở các cộng đồng có tỉ lệ lưu hành Schistosomaspp. ≥10% chứng tỏ không đáp ứng thích hợp với hóa trị dự phòng hàng năm, mặc dù tỷ lệ bao phủ điều trị đầy đủ (≥75%), WHO vẫn đề nghị xem xét điều trị một năm hai lần (biannual) thay vì hóa trị dự phòng hàng năm. Khuyến nghị có điều kiện Độ chắc chắn của bằng chứng: rất thấp Khuyến nghị 4 WHO khuyến cáo các cơ sở y tế nên điều trị bằng praziquantel để kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh do sán máng ở tất cả các cá nhân bị nhiễm bất kể tuổi tác, bao gồm cả phụ nữ mang thai trừ ba tháng đầu thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi. Quyết định điều trị đường uống cho trẻ em dưới 2 tuổi cần dựa trên xét nghiệm và đánh giá lâm sàng. Khuyến nghị mạnh mẽ Tính chắc chắn của bằng chứng: vừa phải Khuyến nghị 5 WHO khuyến nghị các biện pháp can thiệp WASH, can thiệp môi trường (kỹ thuật ngành nước và kiểm soát ốc sên trọng tâm bằng thuốc diệt nhuyễn thể) và can thiệp thay đổi hành vi là các biện pháp cần thiết để giúp giảm lây truyền Schistosoma spp. trong các khu vực lưu hành bệnh. Khuyến nghị mạnh mẽ Độ chắc chắn của bằng chứng: thấp Khuyến nghị 6 Ở các cộng đồng sắp chấm dứt sự lây truyền (được xác định là không có trường hợp mắc bệnh nào ở người được báo cáo trong 5 năm liên tiếp), WHO đề xuất một khung xác minh bao gồm: 1. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễmsán máng ở người có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Điều này có thể yêu cầu sử dụng quy trình chẩn đoán hai bước bắt đầu với xét nghiệm cóđộ nhạy cao và được xác nhận bằng xét nghiệm thứ hai cóđộ đặc hiệu cao. 2. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm sán máng ở ốc có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Điều này có thể yêu cầu sử dụng quy trình chẩn đoán hai bước bắt đầu với xét nghiệm cóđộ nhạy cao và được xác nhận bằng xét nghiệm thứ hai cóđộ đặc hiệu cao. 3. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễmsán máng ở ký chủ động vật có vú không phải con ngườicó độ nhạy và độ đặc hiệu cao khi có thể. Điều này có thể yêu cầu sử dụng quy trình chẩn đoán hai bước bắt đầu với xét nghiệm cóđộ nhạy cao và được xác nhận bằng xét nghiệm thứ hai cóđộ đặc hiệu cao. Khuyến nghị có điều kiện Độ chắc chắn của bằng chứng: thấp
|