|
Ảnh: James Roh/Cotopaxi Foundation |
TGA Úc phê duyệt sử dụng thuốc Kozenis (tafenoquine) liều đơn điều trị sốt rét cho trẻ em nhiễm Plasmodium vivax
Loại thuốc mới ngăn ngừa sốt rét tái phát ở trẻ em đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng đến nỗ lực loại trừ sốt rét. Tổ chức Medicines for Malaria Venture (MMV) ngày hôm nay đã công bố rằng Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu Úc(Australian Therapeutic Goods Administration TGA) đã phê duyệt việc sử dụng loại thuốc Kozenis (tafenoquine) liều đơn trên trẻ em từ 2 tuổi trở lên dùng phối hợp với chloroquine để điều trị tiệt căn (ngăn ngừa tái phát) sốt rét do Plasmodium vivax (P. vivax) Loại thuốc được phê duyệt này có dạng một viên nén phân tán 50 mg, có thể được phân tán trong nước, loại thuốc này đã được phát triển bởi GSK và MMV nhằm tối ưu việc sử dụng cho trẻ em, nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi căn bệnh này. T. David Reddy, Tổng giám đốc MMV, cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự được cộng tác với GSK phát triển loại thuốc thân thiện với trẻ em này và rất vui mừng khi hôm nay loại thuốc này đã được phê duyệt. Sốt rét do P. vivax đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì nếu xảy ra tái phát ở nhóm đối tượng này có thể dẫn đến thiếu máu tích luỹ nghiêm trọng và, trong một số trường hợp, gây tử vong. Hôm nay, chúng ta đã có được một công cụ có thể đặt dấu chấm hết cho tình trạng bệnh tái phát không ngừng ở cả người lớn và trẻ em – chúng ta cũng bước thêm một bước đến gần hơn việc đánh bại căn bệnh này”. TS. Thomas Breuer, Giám đốc phụ trách ban Y tế Toàn cầu, GSK cho biết: “Chúng tôi hết sức vui mừng nhận được sự phê duyệt thuốc Kozenis dùng cho nhóm trẻ em này. Thành tựu này như là sự công nhận những cống hiến và nỗ lực từ các nhà khoa học GSK và đối tác MMV của chúng tôi, những người đã làm việc không ngừng nghỉ để có thể mang loại thuốc ngăn ngừa sốt rét do P. vivax tái phát đã hoành hành trong hơn 60 năm qua cho cộng đồng chịu tác động nặng nhất, đó là nhóm đối tượng trẻ em”. Trước khi đệ trình lênphê duyệt, loại thuốc này cũngđã được nghiên cứu trong một nghiên cứu lâm sàng Giai đoạn 2b (TEACH) nhằm đánh giá các liều tafenoquine dựa trên cân nặng cho trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 15, nặng tối thiểu 10kg.1 Kozenis là một loại thuốc đơn liều dùng cho phòng ngừa tái phát P. vivax và đã được phê duyệt dùng cho người từ 16 tuổi trở lên bởi TGA vào năm 2018. Thuốc này nên được sử dụng kèm một liệu trình chloroquine để điều trị các ca nhiễm sốt rét giai đoạn tích cực trong máu, từ đó có thể điều trị tiệt căn. Tiêu chuẩn chăm sóc phòng ngừa tái phát P. vivax hiện tại đòi hỏi liệu trình 7 hoặc 14 ngày điều trị với một loại thuốc có tên primaquine và hiện nay vẫn chưa có sản phẩmdành riêng cho trẻ emđảm bảo chất lượng được bán trên thị trường. Sốt rét do P. vivax ước tính gây ra từ 4,1 đấn 5,1 triệu ca nhiễm lâm sàng mỗi năm, và đặc biệt ảnh hưởng tới trẻ em từ 2 đến 6 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 4 lần so với người lớn.2,3 Các đặc điểm lâm sàng của sốt rét do P. vivax bao gồm sốt, ớn lạnh, nôn mửa, suy nhược, đau đầu và đau cơ, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến sốt rét ác tính và tử vong.4 Nhiễm sốt rét do P. vivax có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng học hỏi của trẻ em, đã có bằng chứng cho thấy những trẻ em bị nhiễm P. vivax tái phát nhiều lần có khả năng cao bị suy giảm thể chất và khả năng nhận thức. 5,6,7 Loại thuốc tafenoquine này cũng sẽ được xem xét đệ trình chờ cấp phép tại các quốc gia lưu hành sốt rét để sử dụng cho trẻ em.
Tài liệu tham khảo1. Vélez ID, Hien TT, Green JA, et al. Tafenoquine exposure assessment, safety, and relapse prevention efficacy in children with Plasmodium vivax malaria: an open-label, single-arm, non-comparative, multicentre, pharmacokinetic bridging, phase 2 trial. Lancet Child Adolesc Health 2021; published online Dec 3. https://doi.org/10.1016/S2352-4642(21)00328-X 2. World Health Organization. World Malaria Report 2021 (2021) 3. Howes, R.E et al. Am J Trop Med Hyg 2016; 95(6 Suppl): 15-34 4. Price RN et al. Vivax malaria: neglected and not benign. Am J Trop Med Hyg 2007; 77:79–87. 5. Fernando D et al. Cognitive performance at school entry of children living in malaria-endemic areas of Sri Lanka. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 97(2):161-5 (2003). 6. Vorasan N et al. Long-term impact of childhood malaria infection on school performance among school children in a malaria endemic area along the Thai-Myanmar border. Malaria Journal. 14:401 (2015). 7. Brasil LMBF et al. Cognitive performance of children living in endemic areas for Plasmodium vivax. Malaria Journal. 2017; 16: 370.
|