Phần 1. Thêm bằng chứng về thuốc Tafenoquine (Krintafel®, Arakoda®, Kozenis®) góp phần thúc đẫy loại trừ sốt rét Plasmodium vivax và Plasmodium ovale
Sốt rét do Plasmodium vivax (P. vivax) là một bệnh quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Mỹ Latin, Đông Nam Á và châu Đại dương. P. vivax có đặc tính sản sinh ra thể ngủ trong tế bào gan có thể gây nên các đợt tái hoạt thể ngủ trên lâm sàng gọi là tái phát. Primaquine là một thuốc thuộc nhóm 8-aminoquinoline đã và đang đóng vai trò liệu trình chuẩn nhiều thập niên qua trong điều trị thể ngủ trong tế bào gan do sốt rét P. vivax. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một liệu trình dài ngày (7-14 ngày) nên có thể dẫn đến kém tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân và gây ra tái phát xa. Tafenoquine (TQ) một loại thuốc mới hiện đang có sẵn và có hiệu quả cao liều duy nhất thuộc nhóm 8-aminoquinoline, nhàm giải quyết thách thức này để loại trừ sốt rét (LTSR) cũng như điều trị tiệt căn. Chỉ định thuốc sẽ an toàn khi chúng ta cùng lúc chẩn đoán tình trạng enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) để ngăn ngừa tình trạng tán huyết cấp do thiếu G6PD do dùng thuốc nhóm 8-aminoquinoline trên các bệnh nhân sẵn có thiếu G6PD (G6PDd). Hiện tại có một áp lực về nhu cầu tìm ra các hợp chất thuốc có phổ tác dụng rộng chống lại ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) ở các giai đoạn khác nhau để đạt tiêu chí loại trừ sốt rét (LTSR). Tuy nhiên, mục đích này không thể hoàn thành nếu như không tiếp cận đích vào thể ngủ để rồi sau đó gây ra các đợt tái phát kể từ lần nhiễm đầu tiên. Trong nghiên cứu đa trung tâm thử nghiệm thuốc TQ để điều trị tiệt căn sốt rét do P. vivax cho thấy TQ tỏ ra hơn hẳn so với các ứng viên thuốc khác và hiện nay TQ đã được chấp thuận bởi Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (U.S. Food and Drug Administration) vào năm 2018. Thuốc TQ thuộc nhóm 8-aminoquinoline, ức chế đa giai đoạn khác nhau của KSTSR Plasmodium spp. Ngoài ra, thuốc TQ có thời gian bán hủy kéo dài nên cho phép điều trị TQ liều duy nhất, sẽ cải tiến tỷ lệ tuân thủ điều trị từ phía bệnh nhân. Mặc dù sự chấp thuận của nó và thời gian nghiên cứu dài để cho phép sử dụng thuốc 8-aminoquinolines, song về cơ chế tác dụng và tác dụng ngoại ý đằng sau đó vẫn còn là dấu hỏi và nhiều khía cạnh vẫn chưa biết. Hình 1. Thuốc Tafenoquine với nhiều biệt dược khác nhau
P. vivax dù ít được nghiên cứu hơn trong lĩnh vực KSTSR, song loài KSTSR này cũng gây nhiễm cho hơn 20 triệu người mỗi năm. Hầu hết ca bệnh tập trung ở vùng châu Á-Thái Bình Dương-nơi mà hơn 2,2 tỷ người có nguy cơ sốt rét. Một số thách thức đang phải đối mặt tại các vùng lưu hành sốt rét do P. vivax là sự tiếp cận và tuân thủ điều trị thuốc điều trị hiệu quả giai đoạn thể ngủ trong gan còn giới hạn, sự xuất hiện/ lan rộng kháng thuốc và quan niệm sai lầm rằng P. vivax không gây tử vong. Với hướng dẫn Quốc gia, PQ kê đơn chỉ định dùng 14 ngày liên tiếp, tuy nhiên điều quan tâm là bệnh nhân không tuân thủ dùng đủ liệu trình có thể làm giảm tình trạng tái phát từ thể ngủ.Do vậy, một ứng cử viên mới TQ dùng liều duy nhất 1 ngày là cần thiết, một trong số các thuốc đó đã được chấp thuận bởi US.FDA giúp làm sạch thể ngủ trong gan, điều trị tiệt căn P. vivax có tế gọi là TQ. Hình 2. Vai trò của tùng thuốc sốt rét trên các giai đoạn phát triển KSTSR khác nhau. Nguồn: ACS pharmacutical review, 2018
Trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đưa ra nhiều cơ chế chống lại KSTSR mà chưa thấu đáo từ lâu và chỉ ra điểm nổi bật về vai trò của nó như là một chất ức chế tế bào (“cellular stressor”). Đồng thời, thảo luận về tiền năng phối hợp các thuốc và phát triển thế hệ mới 8-aminoquinolines để cải thiện hơn điều trị của thuốc TQ để điều trị và dự phòng. Hình 3. Tafenoquine với cơ chế tác động trên ký sinh trùng và trên hồng cầu vật chủ
Đến nay, đã có thể nói rằng đủ dữ liệu cập nhật về TQ qua nhiều thử nghiệm khác nhau, biệt dược thuốc khác nhau và từng bước đưa ra chấp thuận sử dụng trên người lớn và trẻ em mắc sốt rét do P. vivax và P. ovale cùng với các vai trò tiềm năng trong ngăn ngừa tái phát do P. vivax, P. ovale trong lộ trình loại trừ sốt rét. Hình 4. Tafenoquine thuộc nhóm 8-aminoquinolein có tiềm năng diệt thể ngủ
Tafenoquine: Một dẫn suất thuốc 8-aminoquinolein diệt thể ngủ P. vivax trong gan Thuốc tafenoquine (TQ) có công thức hóa học là N-[2,6-Dimethoxy-4-methyl-5-[3-(trifluoromethyl)phenoxy]quinolin-8-yl]pentane-1,4-diamine, SB-252263, WR 238605 và công thức thực nghiệm C24H28F3N3O3 · C4H6O4. Thuốc có hàm lượng khác nhau, tùy thuộc vào loại biệt dược khác nhau như 100mg (Arakoda) và 150mg (Krintafel). Thuốc có tác dụng cả dự phòng tái phát (prevention of relapse) sau khi điều trị sốt rét cấp do P. vivax. Chỉ Krintafel chỉ định cho điều trị tiệt căn thông qua diệt thể ngủ trong gan của P. vivax trên các bệnh nhân tuổi từ ≥16 trở lệ sau khi dùng thuốc chloroquine (CQ) điều trị thể vô tính cả P. vivax, liều 300 mg đường uống như một liệu trình duy nhất, dùng đồng thời với liều ngày đầu tiên hay ngày thứ 2 của liệu trình CQ. Trong khi đó loại Arakoda dùng để dự phòng cho các bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, tuân thủ liệu trình Arakoda đầy đủ bao gồm cả liều tải và liều kết thúc, trong đó liều tải cho mỗi 3 ngày trước khi đi vào vùng sốt rét lưu hành (SRLH) với 200 mg đường uống mỗi ngày trong 3 ngày; liều duy trì là trong suốt quá trình ở vùng SRLH liều 200 mg đường uống một tuần một lần và bắt đầu 7 ngày sau liều tải cuối cùng; liều dự phòng cuối cùng là vào tuần mà sau khi ra khỏi vùng SRLH 200 mg đường uống duy nhất, uống 7 ngày sau liều duy trì cuối cùng. Thông tin từ Viện các bệnh truyền nhiễm và sốt rét Úc (Australian Defence Force Malaria and Infectious Disease Institute-ADFMIDI), trước đây là Viện Sốt rét Lục quân Úc, thuộc Bộ Quốc phòng Úc cho biết qua các nghiên cứu đa trung tâm về thuốc Tafenoquine (TQ) trong thời gian 20 năm tại nhiều châu lục khác nhau trên thế giới đã chứng minh hiệu lực và độ an toàn cao trong diệt thể ngủ và dự phòng sốt rét ở tất cả loài Plasmodium spp., năm 2018 thuốc TQ đã được Cơ quan Quản lý Thực dược phẩm Mỹ (US. FDA) chấp thuận và thời gian đến loại thuốc TQ tiếp tục được các cơ quan chức năng cũng như các Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét cân nhắc thay thế primaquin phosphate (PQ) liệu trình 14 ngày bằng TQ với điều trị ngắn ngày (1 ngày 1 liều để đạt được sự tuân thủ và chấp thuận của bệnh nhân sốt rét do P. vivax khi điều trị tận gốc, nhất là khi bệnh nhân đã xuất viện về nhà và tiếp tục liệu trình. Đây cũng là Viện nghiên cứu duy nhất trên thế giới tiến hành thử nghiệm pha III về thuốc TQ như một thuốc dự phòng cho cả P. falciparum và P. vivax. Các kết quả nghiên cứu đã mang lại thành công thiết thực và có ý nghĩa trong việc chọn lựa thuốc sốt rét tại nhiều quốc gia có bệnh lưu hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kể cả Việt Nam nhằm thay đổi chính sách thuốc sốt rét theo từng giai đoạn, giảm gánh nặng sốt rét và đạt được sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân vì có sự giám sát chặt chẽ trong nghiên cứu. Hình 5. Hoạt tính phổ rộng của TQ trên các giai đoạn khác nhau của chu kỳ KSTSR Plasmodium spp. Plasmodium truyền thông qua muỗi Anopheles sp. và thực hiện chu kỳ trong gan (A) và chu kỳ trong máu (B) ở người và rồi giai đoạn giao bào trong máu (C) xảy ra trên muỗi khác, cuối cùng phát triển thành thể nhiễm vào tế bào gan để hoàn thành chu kỳ. Các mũi tên màu vàng chỉ ra thể ngủ của P. vivax (Pv) phát triển trong tế bào gan nhưng không xảy ra đối với loài P. falciparum (Pf). TQ-tafenoquine; PQ-primaquine.
TQ là một loại dẫn suất của 8-aminoquinolin sản xuất bởi công ty GlaxoSmithKline sau khi đánh giá có tác dụng như một liệu pháp điều trị tiềm năng cho sốt rét gần 25 năm trước cũng như ngăn ngừa sốt rét vì thuốc TQ diệt thể ngủ và chống tái phát xa cho P. vivax. Chỉ định điều trị cho thuốc TQ là diệt thể ngủ cả P. vivax và P. ovale vì hai loài KSTSR này có thể gây tái phát xa sau khi đã hoàn tất liệu trình thuốc diệt thể vô tính. Tafenoquine là thuốc ứng viên mới cho điều trị P. vivax kháng cả primaquin Hiện tại chloroquine (CQ) và primaquin phosphate (PQ) là hai thuốc dùng điều trị thể vô tính và tận gốc, ngăn ngừa tái hoạt thể ngủ của của P. vivax, tác động trên các thể ngoại hồng cầu, phá hủy các thể ngủ, nên có khả năng ngăn ngừa P. vivax tái phát xa. Liệu pháp PQ hiện tại có thể làm tăng hoạt tính của CQ chống lại sự kháng thuốc do của P. vivax ở giai đoạn trong hồng cầu. Dù nhiều báo cáo tại các các vùng địa lý khác nhau cho thấy P. vivax kháng PQ tại Indonesia, song bằng chứng tin cậy thì chưa thuyết phục vì do nhiều yếu tố can thiệp như điều trị không có giám sát, dung nạp thuốc và khả năng tái nhiễm có thể chưa gián biệt. Tái phát có thể xảy ra sớm hoặc muộn (16 ngày đến 3 năm) kể từ lần nhiễm đầu tiên, ngay cả khi đã điều trị đủ liều. Do đó, thử nghiệm lâm sàng nếu cho rằng kháng PQ thì xác định là lam máu vẫn dương tính với P. vivax sau khi đã điều trị liều chuẩn và có PQ đủ liệu trình 14 ngày theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới trong suốt quá trình theo dõi. Điều này sẽ khó khả thi vì sự tuân thủ của bệnh nhân nhận điều trị khi họ đã không còn sốt nữa, nên sẽ tiếp tụclà nguồn lây trong cộng đồng khi còn tồn tại.
TQ có thể kích thích KSTSR ra khỏi nơi ẩn núp tại gan, loại bỏ hoàn toàn thể ngủ và dừng tái phát. Do đó, TQ là loại thuốc mang lại niềm hy vọng mới trong việc loại trừ sốt rét do P. vivax khi kết hợp với một số biện pháp phòng chống khác và thể giới hiện công nhận việc TQ ra đời đánh giá là “một thành tựu phi thường” trong y học và trontg lịch sử điều trị sốt rét hơn 60 năm qua. Trong thời gian đến, việc phối hợp giữa Tập đoàn Nghiên cứu và phát triển (R&D) dược phẩm GlaxoSmithKline(GSK) và Tổ chức phát triển thuốc sốt rét Medicines for Malaria Venture (MMV) sẽ sớm đưa TQ với biệt dược Krintafel đưa vào danh mục thuốc sốt rét thiết yếu các quốc gia điều trị tiệt căn sốt rét do P. vivax, sớm loại trừ sốt rét trên toàn cầu. Hình 6. Krintafel- Biệt dược của Tafenoquine do GSK và MMV phối hợp nghiên cứu Tài liệu tham khảo1.Alejandro Llanos-Cuentas, Paulo Manrrique, Angel Rosas-Aguirre, Sonia Herrera, Michelle S. Hsiang (2022). Tafenoquine for the treatment of Plasmodium vivax malaria. Expert opinion on pharmacotherapy, 2022, Vol.23, No.7:759-768. 2.Chu CS, White N J et al., (2016). Management of relapsing Plasmodium vivax malaria. Expert review of anti-infective therapy, 14(10):885-900. 3.Chu CS, Freedman D.O et al., (2019). Tafenoquine and G6PD: A primer for clinicians. Journal of travel medicine, 26(4), taz023. 4.Ding Y, Liu H, Tekwani BL, Nanayakkara NP et al., (2016). Methemoglobinemia hemotoxicity of some antimalarial 8-aminoquinoline analogues and their hydroxylated derivatives: Density functional theory computation of Ionization potentials. Chem Res Toxicol; 29(7):1132-41. 5.Ebstie YA, Abay SM, Tadesse WT, Ejigu DA (2016). Tafenoquine and its potential in the treatment and relapse prevention of Plasmodium vivax malaria: The evidence to date. Drug Des Devel Ther;10:2387-99. 6.Fukuda MM, Krudsood S, Mohamed K et al., (2017). A randomized, double-blind, active-control trial to evaluate the efficacy and safety of a three day course of tafenoquine monotherapy for the treatment of Plasmodium vivax malaria. PLoS one;12(11):e0187376. 7.Hang Cao, Rosi Bissingera Anja T, Umbacha Abdulla Al, Mamun Bhuyana, Meinrad Gawaz, Florian Langa (2017). Effects of antimalarial tafenoquine on blood platelet activity and survival. Cell Physiol Biochem 2017;41:369-380. 8.James A Watson, Robert J Commons, Joel Tarning,Julie A Simpson, Alejandro Llanos Cuentas,Marcus VG Lacerda, Justin A Green, Gavin CKW Koh, Cindy S Chu, François H Nosten, Richard N Price, Nicholas PJ Day, Nicholas J White (2022). The clinical pharmacology of tafenoquine in the radical cure of Plasmodium vivax malaria: An individual patient data meta-analysis, Microbiology and Infectious Disease-eLife 2022;11:e83433. 9.Jatin Sharma, C.S. Gautam, Harmanjit Singh, Jagjit Singh (2021). Tafenoquine for Plasmodium vivax malaria: Concerns regarding efficacy and safety. Indian J Med Res (154):797-805 10.Jiyeon Suh, Jung Ho Kim, Jong-Dae Kim, Changsoo Kim, Jun Yong Choi, Jeehyun Lee, Joon-Sup Yeom (2022). Cost-benefit analysis of tafenoquine for radical cure of Plasmodium vivax malaria in Korea. J Korean Med Sci. 2022 Jul;37(27):e212. 11.Kaewpruk N, Tan-ariya P, Ward SA et al., (2016). Pfmdr1 polymorphisms influence on in vitro sensitivity of Thai Plasmodium falciparum isolates to primaquine, sitamaquine and tafenoquine. Southeast Asian J Trop Med Public Health;47(3):366-76. 12.Kuan-Yi Lu, Emily R. Derbyshire (2020). Tafenoquine: A Step toward Malaria Elimination. Biochemistry. 2020 Mar 3; 59(8): 911-920. 13.Kitchener S, Nasveld P, Edstein MD (2007). Tafenoquine for the treatment of recurrent Plasmodium vivax malaria. Am J Trop Med Hyg;76(3):494-6. 14.Li Q, O'Neil M, Xie L, Caridha D, Zeng Q et al., (2014). Assessment of the prophylactic activity and pharmacokinetic profile of oral tafenoquine compared to primaquine for inhibition of liver stage malaria infections. Malar J;13:141. 15.Lianos-Cuentas A, Lacerda MV, Rueangweerayut R et al., (2014). Tafenoquine plus chloroquine for the treatment and relapse prevention of Plasmodium vivax malaria (DETECTIVE): A multicentre, double-blind, randomised, phase 2b dose-selection study. Lancet; 383(9922):1049-58. 16.Maneerattanasak S, Gosi P, Krudsood S et al., (2017). Molecular and immunological analyses of confirmed Plasmodium vivax relapse episodes. Malar J;16(1):228. 17.MMV (2022). Single dose Kozenis (tafenoquine) approved for children with Plasmodium vivax malaria by Australian Therapeutic Goods Administration, Jun 2022. 18.Miles B Markus (2022). Safety and efficacy of tafenoquine for Plasmodium vivax malaria prophylaxis and radical cure: Overview and perspectives. Therapeutics and Clinical Risk Management 2021(17):989-999. 19.Narimane Nekkab, Raquel Lana, Marcus Lacerda, Thomas Obadia, André Siqueira, Wuelton Monteiro, Daniel Villela, Ivo Mueller, Michael White (2021). Estimated impact of tafenoquine for Plasmodium vivax control and elimination in Brazil: A modelling study. PLoS Med 18(4): e1003535. 20.Rajapakse S, Rodrigo C, Fernando SD (2015). Tafenoquine for preventing relapse in people with Plasmodium vivax malaria. Cochrane Database Syst Rev;(4):CD010458. 21.Sharma, Jatin; Gautam, C.S.; Singh, Harmanjit; Singh, Jagjit (2021). Tafenoquine for Plasmodium vivax malaria: Concerns regarding efficacy & safety. Indian Journal of Medical Research 154(6):p 797-805, December 2021. 22.Shanks GD, Oloo AJ, Aleman GM, et al., (2001). A New primaquine analogue, Tafenoquine for prophylaxis against Plasmodium falciparum malaria. Clin Infect Dis. 33 (12): 1968-74. 23.Stephan Duparc, Stephan Chalon, Scott Miller, Naomi Richardson, Stephen Toovey (2020). Neurological and psychiatric safety of tafenoquine in Plasmodium vivax relapse prevention: A review. Malaria Journal volume 19, Article number: 111 (2020) 24.Thriemer K, Ley B, Bobogare A, Dysoley L et al., (2017). Challenges for achieving safe and effective radical cure of Plasmodium vivax: A round table discussion of the APMEN Vivax Working Group. Malar J. 2017 Apr 5;16(1):141. 25.Watson J, Taylor WRJ, Bancone G, Chu CS, White NJ (2018). Implications of current therapeutic restrictions for primaquine and tafenoquine in the radical cure of vivax malaria. PLoS Negl Trop Dis;12(4):e0006440. 26.Will Stone, Almahamoudou Mahamar, Merel J Smit, Koualy Sanogo, Youssouf Sinaba, Sidi M Niambele (2022). Single low-dose tafenoquine combined with dihydroartemisinin-piperaquine to reduce Plasmodium falciparum transmission in Ouelessebougou, Mali: A phase 2, single-blind, randomised clinical trial. Lancet Microbe 2022;3: e336-47. 27.https://www.cochrane.org/CD010458/INFECTN. Tafenoquine for preventing relapse in people with vivax malaria --> Tiếp theo phần 2
|