Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 2 8 5 2
Số người đang truy cập
6 5 7
 Chuyên đề Giun
Phần 1: Cập nhật hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị bệnh giun phổi chuột thần kinh-neuroangiostrongyliasis


Vernon Ansdell, Kenton J. Kramer, Jourdan K. McMillan, William L. Gosnell,

Gerald S. Murphy, B C Meyer, Elizabeth U. Blalock, Johnnie Yates,

Louis Lteif, Olivia A. Smith and Marian Melish

Tóm tắt

Một tiểu ban Chuyên trách bệnh Giun phổi Chuột của Thống đốc bang Hawaii đã phát triển các hướng dẫn sơ bộ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh giun phổi chuột thần kinh (neuroangiostrongyliasis NAS) vào năm 2018 (Guidelines, 2018). Báo cáo này tóm tắt lại các điểm chính của những hướng dẫn đó và cung cấp các cập nhật về các khía cạnh đã được nghiên cứu kỹ hơn về căn bệnh này.Việc chẩn đoán NAS bao gồm xác nhận ca bệnh bằng phản ứng real-time PCR (Rti-PCR) giúp phát hiện DNA ký sinh trùng trong hệ thần kinh trung ương (central nervous system CNS). Báo cáo này sẽ điểm lại các hướng dẫn điều trị và các khuyến nghị trong việc sử dụng các thuốc corticosterioidvà thuốc giun albendazole. Di chứng lâu dài của NAS cũng sẽ được thảo luận và cái khuyến nghị nghiên cứu trong tương lai cũng sẽ được đề xuất.

Đặt vấn đề

Neuroangiostrongyliasis – giun phổi chuột thần kinh là bệnh nhiễm ký sinh trùng trong hệ thống thần kinh trung ương do ấu trùng của giun phổi chuột, Angiostrongylus cantonensis gây ra. Nhiễm trùng có thể gây ra một loạt các bệnh từ nhẹ, như đau đầu “tự giới hạn” (tự khỏi)đến suy nhược thần kinh nặng, hôn mê và hiếm khi gây tử vong. Việc chẩn đoán thường bị trì hoãn do bệnh này rất hiếm gặp cũng như các biểu hiện lâm sàng đa dạng và thường khác thường hoặc có khả năng gây nhầm lẫn.

Những con chuột thuộc chi Rattuschính là vật chủ cuối (hay còn gọi là “ký chủ xác định”– definitive host)củaloài giunA. cantonensis và nhiều loài động vật chân bụngđóng vai trò là vật chủ trung gian (Cowie, 2013a) của loài giun này. Nhiễm trùng xảy ra sau khi ăn uống động vật chân bụng hoặc các vật chủtạm thời chứa ấu trùng còn sống. Khi vào trongvật chủ cuối, ký sinh trùng cần trải qua một giai đoạn ngắn 4 tuần trong hệ thống thần kinh trung ương trước di chuyển đến động mạch phổi (Jindrák, 1968). Ở vật chủ con người, ký sinh trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây viêm màng não, viêm não hoặc viêm rễ tuỷ (radiculomyelitis).

Một tiểu ban Chuyên trách bệnh Giun phổi Chuột của Thống đốc bang Hawaii đã phát triển các hướng dẫn sơ bộ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh giun phổi chuột thần kinh (neuroangiostrongyliasis NAS) vào năm 2018 (Guidelines, 2018). Báo cáo này tóm tắt lại các điểm chính của những hướng dẫn đó và cung cấp các cập nhật về các khía cạnh đã được nghiên cứu kỹ hơn như chẩn đoán, điều trị và di chứng của bệnh.

Chẩn đoán

Chẩn đoán giả định NAS có thể dựa trên thực hành lâm sàng đánh giá các tiêu chí sau:

• Các biểu hiện và triệu chứng đặc trưng.

• Lịch sử tiếp xúc/phơi nhiễm, bao gồm cư trú tại hoặc đi đến vùng bệnh lưu hành.

• Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (EOM), được chẩn đoán bằng thủ thuật chọc ống sống thắt lưng lấy dịch não tuỷ(lumbar puncture - LP) và phân tích dịch não tủy.

Việc xác định rõ ràng lịch sử tiếp xúc hoặc ăn uốngphảivật chủ trung gian hoặc vật chủ tạm thời là điều không cần thiết để đưa ra chẩn đoán bệnh NAS và bắt đầu điều trị. Việc đưa ra chẩn đoán giả định dựa trên các tiêu chí được liệt kê ở trên nên được coi là đủ cơ sở để bắt đầu điều trị. Chẩn đoán được xác định là đáng tin cậy nhất khi có sự hiện diện của ấu trùng A. cantonensis trong dịch não tủy (hoặc mắt), nhưng điều này thường hiếm khi xảy ra (Kuberski và Wallace, 1979). Do đó, kết quả xét nghiệm RTi-PCR dương tính với ADN A. cantonensis trong dịch não tủy rất có giá trị để xác nhận chẩn đoán bệnh NAS (Qvarnstrom et al., 2016), mặc dù điều này không thực sự cần thiết trước khi bắt đầu điều trị, miễn là: EOM đã được ghi nhận, có lịch sử tiếp xúc tiềm năng, và không có nguyên nhân rõ ràng khác của bệnh.

Lịch sử tiếp xúc

Nên khai thác lịch sử tiếp xúc (bao gồmlịch sử chi tiết thực phẩm, đồ uống đã dùng và những nơi đã đến). Lịch sử này nên bao gồm:

Ăn ốc hoặc sên lãi (giống ốc sên nhưng không có vỏ cứng - slug)còn sống hoặc nấu chưa chín kỹ (các vật chủ trung gian), dù cố ý hoặc vô ý ăn phải.

Ăn rau hoặc trái cây sống, chưa rửa hoặc rửa chưa sạch.

Ăn các vật chủ tạm thời còn sống hoặc chưa chín kỹ.

Uống các loại nước có khả năng nhiễm bẩn (nước ép rau quả hỗn hợp, tươi sống) (Tsai et al., 2004)

Tiếp xúc trực tiếp với ốc hoặc sên lãi

Sinh sống tại vùng bệnh lưu hành địa phương

Gần đây có đi tới vùng bệnh lưu hành

Trẻ em, đặc biệt là những em dưới 5 tuổi hoặc những em có khuyết tật về phát triển, có thể có nguy cơ tiếp xúc cao hơn do có khuynh hướngcầm nắmhoặc nuốt sên lãi hoặc ốc (Wan và Weng, 2004; Cowie, 2013b). Một số trường hợpnhiễm giun xảy ra ở người lớn và trẻ em lớn hơn do nuốt ốc hoặc sên lãivì các trò thách đố, và những bệnh nhân này có thể do dự không muốn tiết lộ việc tiếp xúc (New et al., 1995; Murphy và Johnson, 2013). Mặc dù thực hiện sàng lọc sự tiếp xúc thức ăn cẩn thận, nhưng thường khó xác định rõ được nguyên nhân tiếp xúc nguồn bệnh. Do đó, việc cư trú tại một khu vực bệnh lưu hành nên được coi là một yếu tố nguy cơ đủ để tiếp xúc với A. cantonensis.

Nên kiểm tra lịch sử đi du lịch đến các khu vực bệnh lưu hành. NAS đã được báo cáo từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, các đảo của Bắc và Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ, Sri Lanka, vùng Caribe, Nam Mỹ, các vùng miền Nam của Hoa Kỳ và một số quốc gia ở châu Phi (Ansdell và Wattanagoon, 2018; Barratt et al., 2016; Federspiel et al., 2020). Có bằng chứng cho thấy phạm vi địa lý của ký sinh trùng có thể đang thay đổi do nhiều yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu (Rosenthal, 2009). Do đó, việc đi du lịch đến một khu vực bệnh lưu hành trong khoảng thời gian phù hợp cũng là một yếu tố nguy cơ (York et al., 2015).

Ngày tiếp xúc nên được xác định khi có thể vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc điều trị. Thời gian trung bình từ khi tiếp xúc đến khi bệnh nhân biểu hiện bệnh thường là từ 1 đến 3 tuần, mặc dù thời kỳ ủ bệnh của NAS có thể kéo dài từ vài ngày đến hơn 6 tuần (Yii, 1976; Wang et al., 2008; Graeff-Teixeira et al., 2009).

Triệu chứng đặc trưng

Có một phổ rộng các triệu chứng lâm sàng của NAS. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng và dấu hiệu không đặc hiệu và các biểu hiện lâm sàng có thể tiến triển trong vài ngày đến vài tuần đến khixuất hiện các triệu chứng đặc hiệu hơn (Murphy và Johnson, 2013).

Giai đoạn triệu chứng mơ hồ (prodrome) của dạ dày-ruột non bao gồm: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nôn có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi ăn phải vật chủ trung gian bị nhiễm bệnh. Cũng có thể có triệu chứng khó chịu, sốt nhẹ, ho, ngứa và phát ban (Cross, 1978). Các triệu chứng mơ hồ này thường tự giới hạn và sinh ra do sự xâm nhập của ấu trùng nhiễm trùng qua thành ruột từ đó lọt vào hệ tuần hoàn máu và di chuyển đến các cơ quan khác trên đường đến hệ thần kinh trung ương (Yii, 1976; Kwon et al., 2013). Có thể có một giai đoạn tiếp theo không triệu chứng kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, sau đó xuất hiện đau đầu và các triệu chứng và biểu hiện thần kinh khác (Graeff-Teixeira et al., 2009; Martins et al., 2015).

Các triệu chứng chung chung nhưng không đặc hiệu bao gồm đau đầu, cảm giác sốt, buồn nôn, nôn mửa, sợ ánh sáng, mất ngủ, lo âu, mệt mỏi và uể oải (Cross, 1978). Các triệu chứng nghi ngờ hơn bao gồm cơn đau đầu mới, nặng và dai dẳng (Chau et al., 2003), đau cơ di trú, các triệu chứng cảm giác ở ngoài các khu vực mà các dây thần kinh tủy sống chi phối (non-dermatomal sensory symptoms)(dị cảm và tăng cảm giác, thường được miêu tả là ngứa, đau, tê bì, cảm giác sởn gai ốc hoặc nóng rát), song thị, yếu cơ chi, rối loạn ruột hoặc bàng quang và co giật (Hsu et al., 2009; Wang et al., 2008; Martins et al., 2015). Trẻ em có xu hướng có triệu chứng sốt, cáu kỉnh, tránh xa hoặc không muốn được ôm, buồn ngủ, các triệu chứng tiêu hóa (nôn mửa, ăn kém, đau bụng không đặc hiệu), ngón tay chân run rẩy và và yếu (Hwang and Chen, 1991).

Các biểu hiện khi khám sức khoẻ

Tất cả các bệnh nhân bị nghi ngờ mắc phải NAS nên được khám thần kinh toàn bộ bao gồm khám mắt kiểm tra chức năng cơ ngoài mắt, chứng phù gai thị (papilledema) và sự xuất hiện của ấu trùng. Các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bao gồm sốt, hội chứng màng não, yếu cơ, sự bất thường của giác quan ở ngoài các khu vực mà các dây thần kinh tủy sống chi phối, liệt dây thần kinh sọ não(đặc biệt là liệt thần kinh vận nhãn ngoài (CN VI) gây ra chứng song thị, liệt dây thần kinh mặt (CN VII) gây liệt nửa khuôn mặt hoặc liệt dây thần kinh thính giác (CN VIII) dẫn đến ù tai hoặc mất thính lực), rùng mình, không thể điều phối các vận động nhỏ, chứng mất điều hoà vận động và rối loạn ý thức (Punyagupta et al., 1990; Murphy và Johnson, 2013; Sawanyawisuth et al., 2013).

Thủ thuật chọc ống sống thắt lưng lấy dịch não tuỷ (LP)

Dấu hiệu đặc trưng của NAS là EOM. Do đó, khi nghi ngờ nhiễm NAS, cần thực hiện LP và kiểm tra dịch não tuỷ để chẩn đoán EOM (Kuberski và Wallace, 1979; Wang et al., 2008; Sawanyawisuth et al., 2013). Các kết quả điển hình sau khi tiến hành LP và kiểm tra dịch não tuỷ trong NAS cho thấy áp lực mở (opening pressure) cao và tăng số lượng tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu ái toan. Việc ghi chép áp lực dịch não tuỷ mở vào lúc này là điều rất quan trọng vì áp lực nội sọ (intracranial pressure ICP) cao có thể góp phần làm trầm trọng hơn một số tổn thương thần kinh do NAS gây ra và áp lực ICPtăng cao thì cầntiến hành việc loại bỏ một lượng lớn dịch não tuỷ (ví dụ: 20-40 mL ở người lớn) và điều này thường dẫn đến giảm đau nhanh chóng (nhưng chỉ tạm thời). Giảm đau đầu sau lần LP đầu có thể cho thấy rằng các lần LP sau đó có thể có ích nếu đau đầu nặng quay trở lại hoặc nếu có sự suy giảm/thoái hoá thần kinh (Sawanyawisuth et al., 2013).

EOM đã được định nghĩa là sự hiện diện của 10 hoặc nhiều hơn các tế bào bạch cầu ái toan trên 1 μLcủa dịch não tuỷ và/hoặc bạch cầu ái toan chiếm hơn 10% số lượng tế bào bạch cầu khi có ít nhất tổng số lượng 6 bạch cầu trên 1 μLtrong dịch não tuỷ (Kuberski và Wallace, 1979). Tuy nhiên, các tế bào bạch cầu ái toan có thể ít hoặc thậm chí không có trong giai đoạn sớm của bệnh (Kuberski và Wallace, 1979; Schmutzhard et al., 1988) và sự hiện diện của bất kỳ tế bào bạch cầu ái toan nào trong dịch não tuỷ đều nên được coi là bất thường. Một lần LP lặp lại vài ngày sau khi lần lấy mẫu ban đầu có thể được chỉ định nếu các biểu hiện nghi ngờ lâm sàng của NAS vẫn cao. Gần như tất cả các bệnh nhân sẽ bị chứng tăng tế bàoái toan (eosinophilic pleocytosis) của dịch não tuỷ tại một số thời điểm trong quá trình nhiễm bệnh của họ (Wang et al., 2008). Các bác sĩ điều trị nên xác nhận rằng các kỹ thuật phòng thí nghiệm khi tìm kiếm tế bào bạch cầu ái toan trong dịch não tuỷ phải sử dụng các chất nhuộm thích hợp như Giemsa hoặc Wright. Cần tiến hành các nghiên cứu thường xuyên về dịch não tuỷ để loại trừ các nguyên nhân khác của viêm màng não. Trong các trường hợp có lịch sử tiếp xúc nhiều và có các triệu chứng và dấu hiệu thuyết phục, có thể bắt đầu điều trị cho NAS ngay cả khi các tiêu chí nghiêm ngặt cho chẩn đoán EOM chưa được thoả mãn (tức là nếu có <10 bạch cầu ái toan μL-1 trong dịch não tuỷ).

Xét nghiệm Real-Time polymerase chain reaction (RTi-PCR) giúp xác nhận NAS

Nên sử dụng phương pháp xét nghiệm RTi-PCR phát hiệnDNA A. cantonensis trong dịch não tủy để xác nhận NAS nếu có đủ máy móc trang thiết bị và không tìm thấy sự hiện diện của ấu trùng trong dịch não tuỷ (Qvarnstrom và cộng sự, 2016). Trong một số trường hợp, RTi-PCR có thể âm tính vào giai đoạn đầu của bệnh, nhưng sau đó trở thành dương tính. Nếu những nghi ngờ lâm sàng về NAS cao nhưng kết quả RTi-PCR ban đầu âm tính, thì phải lặp lại LP trong khoảng 5-10 ngày. Quan trọng là không cần phải đợi kết quả RTi-PCR trước khi bắt đầu điều trị.

Xét nghiệm phòng thí nghiệm khác

Nên thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phầncó đếm thành phần bạch cầu (CBC with differential) và tính toán tổng số bạch cầu ái toan để xác định sự hiện diện của tình trạng tăng bạch cầu ái toan đáng ngờ. Tình trạng tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi(500 tế bào μL-1) thường có mặt trong quá trình nhiễm bệnh nhưng cũng có thể không xuất hiện (Sawanyawisuth và cộng sự, 2013). Do đó, tăng bạch cầu ái toan trong máu chỉ có tính nghi ngờ mà không có tính chẩn đoán nhiễm NAS. Không khuyến khích xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện nhiễm trùng cấp tính vì việc phiên giải kết quả rất khó và quá trình chuyển đảo huyết thanh (seroconversion) có thể mất vài tuần (Murphy và Johnson, 2013).

Chẩn đoán hình ảnh

Chưa từng ghi nhận phát hiện chẩn đoán đặc trưng bệnh nào trên phim chụp X-quang của NAS, nhưng việc sử dụng hình ảnh từ máy cộng hưởng từ (MRI) của não có thể cho thấy các đặc điểm sau: tăng quang trong lớp màng não mềm trên các nghiên cứu sau khi tiêm thuốc đối quang từ; tăng cường độ tín hiệu vùng chất trắng dưới vỏ não trên các hình ảnh T2-weighted và FLAIR; và các tổn thương hình u hạch (nodular lesions), đường thẳng hoặc hình gậy hockey trên chất trắng của não trên các hình ảnh T1 sau khi tiêm gadolinium (Lai et al., 2007; Tsai et al., 2011; Yang et al., 2019; McAuliffe et al., 2019). MRI não cũng có thể cho thấy bình thường trong vài tuần đầu của bệnh. Các phương pháp MRI mới hơn, chẳng hạn như MRI 3D, có thể cung cấp các phát hiện cụ thể hơn nhưng điều này yêu cầu nghiên cứu sâu hơn. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến rễ thần kinh và tủy sống (myeloradicular), nên khuyến cáo chụp MRI cột sống (Lai et al., 2007; Diao et al., 2011; McAuliffe et al., 2019).

Chụp cắt lớp vi tính (CT) não bộ chưa từng được coi là biện pháp chẩn đoán NAS hữu ích (Martins et al., 2015). Tuy nhiên, một số báo cáo ca bệnh đã ghi nhận các thương tổn hình u hạch trong ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân, có thể là do ấu trùng hoặc giun trưởng thành di trú đến (Cui et al., 2011). Angiostrongylus cantonensis là ký sinh trùng tác động vào mô thần kinh và chủ yếu gây ra các triệu chứng thần kinh ở con người, nhưng sự xuất hiện ở phổi có thể ít được để ý tới và A. cantonensis trưởng thành đã được báo cáo xuất hiện trong động mạch phổi trong khi khám tử thi (Prociv và Turner, 2018). Do đó, nếu có triệu chứng hô hấp, nên cân nhắc chụp CT ngực.

Chẩn đoán phân biệt

Tại Hawaii, A. cantonensis là nguyên nhân chính gây ra lây nhiễm EOM (Hughes et al., 2003; Hochberg et al., 2007, 2011).Tuy nhiên, chẩn đoán phân biệt bao gồm các bệnh lý nhiễm trùng khác, nhiều trong số đó bị giới hạn địa lý nhưngnên được xem xét khi có lịch sử tiếp xúc phù hợp. Các bệnh này bao gồm bệnh giun đầu gai thể thần kinh, bệnh nấm coccidioidomycosis thể thần kinh (hay sốt thung lũng), nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương, bệnh sán máng thể thần kinh, bệnh do giun tròn baylisascariasis, giun đũa chó thể nội tạng, sán lá phổi thể thần kinh và bệnh giun xoắn trichinosis thể thần kinh. Nguyên nhân không do lây nhiễm của EOM bao gồmđặt lưu dẫn não thất - ổ bụng (ventriculoperitoneal shunts), ung thư hệ bạch huyết, các loại thuốc (chẳng hạn như ibuprofen, ciprofloxacin) và chất cản quang nội tuỷ mạc(intrathecal contrast material )(Lo Re III và Gluckman, 2001).

(Còn nữa) -->Tiếp theo Phần 2

Tài liệu tham khảo

1.Ansdell V and Wattanagoon Y (2018) Angiostrongylus cantonensis in travelers: clinical manifestations, diagnosis, and treatment. Current Opinion in Infectious Diseases 31, 399–408. [PubMed] [Google Scholar]

2.Aviram J and Samuelly-Leichtag G (2017) Efficacy of Cannabis-based medicines for pain management: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Pain Physician 20, E755–E796. [PubMed] [Google Scholar]

3.Barratt J, Chan D, Sandaradura I, Malik R, Spielman D, Lee R, Marriott D, Harkness J, Ellis J and Stark D (2016) Angiostrongylus cantonensis: a review of its distribution, molecular biology and clinical significance as a human pathogen. Parasitology 143, 1087–1118. [PubMed] [Google Scholar]

4.Blair NF, Orr CF, Delaney AP and Herkes GK (2013) Angiostrongylus meningoencephalitis: survival from minimally conscious state to rehabilitation. The Medical Journal of Australia 198, 440–442. [PubMed] [Google Scholar]

5.Bloom AK and Ryan ET (2013) Albendazole In Magill AJ, Hill DR, Solomon T and Ryan ET (eds.), Hunter's Tropical Medicine and Emerging Infectious Disease, 9th Edn London: : W.B. Saunders, pp. 1088–1089. doi: 10.1016/B978-1-4160-4390-4.00223-X. [CrossRef] [Google Scholar]

6.Bowden D (1981) Eosinophilic meningitis in the New Hebrides: two outbreaks and two deaths. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 30, 1141–1143. [PubMed] [Google Scholar]

7.Chau T, Thwaites G, Chuong L, Sinh D and Farrar J (2003) Headache and confusion: the dangers of a raw snail supper. The Lancet 361, 1866. [PubMed] [Google Scholar]

8.Chotmongkol V and Sawanyawisuth K (2002) Clinical manifestations and outcome of patients with severe eosinophilic meningoencephalitis presumably caused by Angiostrongylus cantonensis. The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health 33, 4. [PubMed] [Google Scholar]

9.Chotmongkol V, Sawanyawisuth K and Thavornpitak Y (2000) Corticosteroid treatment of eosinophilic meningitis. Clinical Infectious Diseases 31, 660–662. [PubMed] [Google Scholar]

10.Chotmongkol V, Sawadpanitch K, Sawanyawisuth K, Wilai SL and Limpawattana P (2006) Treatment of eosinophilic meningitis with a combination of prednisolone and mebendazole. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 74, 1122–1124. [PubMed] [Google Scholar]

11.Chotmongkol V, Kittimongkolma S, Niwattayakul K, Intapan PM and Thavornpitak Y (2009) Comparison of prednisolone plus albendazole with prednisolone alone for treatment of patients with eosinophilic meningitis. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 81, 443–445. [PubMed] [Google Scholar]

12.Cowie RH (2013a) Biology, systematics, life cycle, and distribution of Angiostrongylus cantonensis, the cause of Rat lungworm disease. Hawai'i Journal of Medicine & Public Health 72 (6 Suppl 2), 6–9. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

13.Cowie RH (2013b) Pathways for transmission of angiostrongyliasis and the risk of disease associated with them. Hawai'i Journal of Medicine & Public Health 72 (6 Suppl 2), 70–74. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

14.Cross JH (1978) Clinical manifestations and laboratory diagnosis of eosinophilic meningitis syndrome associated with angiostrongyliasis. The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health 9, 161–170. [PubMed] [Google Scholar]

15.Cruccu G and Truini A (2017) A review of neuropathic pain: from guidelines to clinical practice. Pain and Therapy 6, 35–42. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

16.Cui Y, Shen M and Meng S (2011) Lung CT findings of angiostrongyliasis cantonensis caused by Angiostrongylus cantonensis. Clinal Imaging 35, 180–183. [PubMed] [Google Scholar]

17.Diao Z, Wang J, Qi H, Li X, Zheng X and Yin C (2011) Treatment of angiostrongyliasis using a combination of albendazole and dexamethasone: the results of a retrospective and comparative study. Annals of Tropical Medicine & Parasitology 105, 65–69. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

18.Eamsobhana P (2014) Eosinophilic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis--a neglected disease with escalating importance. Tropical Biomedicine 31, 569–578. [PubMed] [Google Scholar]

19.Evans-Gilbert T, Lindo JF, Henry S, Brown P and Christie CDC (2014) Severe eosinophilic meningitis owing to Angiostrongylus cantonensis in young Jamaican children: case report and literature review. Paediatrics and International Child Health 34, 148–152. [PubMed] [Google Scholar]

20.Federspiel F, Skovmand S and Skarphedinsson S (2020) Eosinophilic meningitis due to Angiostrongylus cantonensis in Europe. International Journal of Infectious Diseases 93, 28–39. [PubMed] [Google Scholar]

21.Finnerup NB, Attal N, Haroutounian S, McNicol E, Baron R, Dworkin RH, Gilron I, Haanpaa M, Hansson P, Jensen TS, Kamerman PR, Lund K, Moore A, Raja SN, Rice AS, Rowbotham M, Sena E, Siddall P, Smith BH and Wallace M (2015) Pharmacotherapy for neuropathic pain in adults: systematic review, meta-analysis and updated NeuPSIG recommendations. The Lancet. Neurology 14, 162–173. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

22.Graeff-Teixeira C, da Silva ACA and Yoshimura K (2009) Update o­n eosinophilic meningoencephalitis and Its clinical relevance. Clinical Microbiology Reviews 22, 322–348. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

23.Guidelines (2018) Preliminary Guidelines for the Diagnosis and Treatment of Neuroangiostrongyliasis (Rat Lungworm Disease) in Hawaii. Hawaii State Department of Health; https://health.hawaii.gov/docd/files/2018/08/RLWD_Preliminary_Clinical_Guidelines_FINAL_082918.pdf. [Google Scholar]

24.Hochberg NS, Park SY, Blackburn BG, Sejvar JJ, Gaynor K, Chung H, Leniek K, Herwaldt BL and Effler PV (2007) Distribution of eosinophilic meningitis cases attributable to Angiostrongylus cantonensis, Hawaii. Emerging Infectious Diseases 13, 1675–1680. [PubMed] [Google Scholar]

25.Hochberg NS, Blackburn BG, Park SY, Sejvar JJ, Effler PV and Herwaldt BL (2011) Eosinophilic meningitis attributable to Angiostrongylus cantonensis infection in Hawaii: clinical characteristics and potential exposures. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 85, 685–690. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

26.Hsu J-J, Chuang S-H, Chen C-H and Huang M-H (2009) Sacral myeloradiculitis (elsberg syndrome) secondary to eosinophilic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis. BMJ Case Reports. doi: doi: 10.1136/bcr.10.2008.1075. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

27.Hughes PA, Magnet AD and Fishbain JT (2003) Eosinophilic meningitis: a case series report and review of the literature. Military Medicine 168, 817–821. [PubMed] [Google Scholar]

28.Hwang KP and Chen ER (1988) Larvicidal effect of albendazole against Angiostrongylus cantonensis in mice. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 39, 191–195. [PubMed] [Google Scholar]

29.Hwang KP and Chen ER (1991) Clinical studies o­n angiostrongyliasis cantonensis among children in Taiwan. The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health 22(suppl.), 194–199. [PubMed] [Google Scholar]

30.Jindrák K (1968) Early migration and pathogenicity of Angiostrongylus cantonensis in laboratory rats. Annals of Tropical Medicine and Parasitology 62, 506–517. [PubMed] [Google Scholar]

31.Jitpimolmard S, Sawanyawisuth K, Morakote N, Vejjajiva A, Puntumetakul M, Sanchaisuriya K, Tassaneeyakul W, Tassaneeyakul W and Korwanich N (2007) Albendazole therapy for eosinophilic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis. Parasitology Research 100, 1293–1296. doi: 10.1007/s00436-006-0405-7 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

32.Ju ZY, Wang K, Cui HS, Yao Y, Liu SM, Zhou J, Chen TY and Xia J (2017) Acupuncture for neuropathic pain in adults. The Cochrane Database of Systematic Reviews 2017. doi: 10.1002/14651858.CD012057.pub2. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]

33.Kuberski T and Wallace GD (1979) Clinical manifestations of eosinophilic meningitis due to Angiostrongylus cantonensis. Neurology 29, 1566–1570. [PubMed] [Google Scholar]

34.Kwon E, Ferguson TM, Park SY, Manuzak A, Qvarnstrom Y, Morgan S, Ciminera P and Murphy GS (2013) A severe case of Angiostrongylus eosinophilic meningitis with encephalitis and neurologic sequelae in Hawai'i. Hawai'i Journal of Medicine and Public Health 72, 41–45. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

35.Lai C-H, Yen C-M, Chin C, Chung H-C, Kuo H-C and Lin H-H (2007) Eosinophilic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis after ingestion of raw frogs. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 76, 399–402. [PubMed] [Google Scholar]

36.Lan KP, Wang CJ, Lai SC, Chen KM, Lee SS, Hsu JD and Lee HH (2004) The efficacy of therapy with albendazole in mice with parasitic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis. Parasitology Research 93, 311–317. [PubMed] [Google Scholar]

37.Leone S, De Marco M, Ghirga P, Nicastri E, Esposito M and Narciso P (2007) Eosinophilic meningitis in a returned traveler from Santo Domingo: case report and review. Journal of Travel Medicine 14, 407–410. [PubMed] [Google Scholar]

38.Lo Re III, V and Gluckman SJ (2001) Eosinophilic meningitis due to Angiostrongylus cantonensis in a returned traveler: case report and review of the literature. Clinical Infectious Diseases 33, 1619. [PubMed] [Google Scholar]

39.Martins YC, Tanowitz HB and Kazacos KR (2015) Central nervous system manifestations of Angiostrongylus cantonensis infection. Acta Tropica 141, 46–53. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

40.McAuliffe L, Fortin Ensign S, Larson D, Bavaro M, Yetto J, Cathey M, Mukaigawara M, Narita M, Ohkusu K, Quast T and Volk C (2019) Severe CNS angiostrongyliasis in a young marine: a case report and literature review. The Lancet Infectious Diseases 19, e132–e142. [PubMed] [Google Scholar]

41.Meng H, Johnston B, Englesakis M, Moulin DE and Bhatia A (2017) Selective cannabinoids for chronic neuropathic pain: a systematic review and meta-analysis. Anesthesia and Analgesia 125, 1638–1652. [PubMed] [Google Scholar]

42.Murphy GS and Johnson S (2013) Clinical aspects of Eosinophilic Meningitis and Meningoencephalitis caused by Angiostrongylus cantonensis, the Rat lungworm. Hawai'i Journal of Medicine & Public Health 72, 35–40. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

43.New D, Little MD and Cross J (1995) Angiostrongylus cantonensis infection from eating raw snails. N Engl J Med 332, 1105–1106. [PubMed] [Google Scholar]

44.Oehler E, Ghawche F, Delattre A, Berberian A, Levy M and Valour F (2014) Angiostrongylus cantonensis eosinophilic meningitis: a clinical study of 42 consecutive cases in French Polynesia. Parasitology International 63, 544–549. [PubMed] [Google Scholar]

45.Pien F and Pien B (1999) Angiostrongylus cantonensis Eosinophilic Meningitis. Int J Infect Dis 3, 161–163. [PubMed] [Google Scholar]

46.Prociv P and Turner M (2018) Neuroangiostrongyliasis: the “subarachnoid phase” and Its implications for anthelminthic therapy. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 98, 353–359. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

47.Punyagupta S, Bunnag T and Juttijudata P (1990) Eosinophilic meningitis in Thailand. Clinical and epidemiological characteristics of 162 patients with myeloencephalitis probably caused by Gnathostoma spinigerum. J Neurol Sci 96, 241–256. [PubMed] [Google Scholar]

48.Qvarnstrom Y, Xayavong M, da Silva ACA, Park SY, Whelen AC, Calimlim PS, Sciulli RH, Honda SAA, Higa K, Kitsutani P, Chea N, Heng S, Johnson S, Graeff-Teixeira C, Fox LM and da Silva AJ (2016) Real-Time polymerase chain reaction detection of Angiostrongylus cantonensis DNA in cerebrospinal fluid from patients with Eosinophilic Meningitis. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 94, 176–181. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

49.Rosenthal J (2009) Climate change and the geographic distribution of infectious diseases. Ecohealth 6, 489–495. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

50.Sawanyawisuth K and Sawanyawisuth K (2008) Treatment of angiostrongyliasis. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene 102, 990–996. [PubMed] [Google Scholar]

51.Sawanyawisuth K, Limpawattana P, Busaracome P, Ninpaitoon B, Chotmongkol V, Intapan PM and Tanawirattananit S (2004) A 1-week course of corticosteroids in the treatment of eosinophilic meningitis. The American Journal of Medicine 117, 802–803. [PubMed] [Google Scholar]

52.Sawanyawisuth K, Chindaprasirt J, Senthong V, Limpawattana P, Auvichayapat N, Tassniyom S, Chotmongkol V, Maleewong W and Intapan PM (2013) Clinical manifestations of Eosinophilic Meningitis Due to infection with Angiostrongylus cantonensis in children. The Korean Journal of Parasitology 51, 735–738. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

53.Schmutzhard E, Boongird P and Vejjajiva A (1988) Eosinophilic meningitis and radiculomyelitis in Thailand, caused by CNS invasion of Gnathostoma spinigerum and Angiostrongylus cantonensis. Journal of Neurology, Neurosurgery, and Psychiatry 51, 80–87. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

54.Tsai HC, Lee SS, Huang CK, Yen CM, Chen ER and Liu YC (2004) Outbreak of eosinophilic meningitis associated with drinking raw vegetable juice in southern Taiwan. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 71, 222–226. [PubMed] [Google Scholar]

55.Tsai H-C, Lai P-H, Sy C-L, Lee SS-J, Yen C-M, Wann S-R and Chen Y-S (2011) Encephalitis caused by Angiostrongylus cantonensis after eating raw frogs mixed with wine as a health supplement. Internal Medicine 50, 771–774. [PubMed] [Google Scholar]

56.Wan K-S and Weng W-C (2004) Eosinophilic meningitis in a child raising snails as pets. Acta Tropica 90, 51–53. [PubMed] [Google Scholar]

57.Wang Q-P, Lai D-H, Zhu X-Q, Chen X-G and Lun Z-R (2008) Human angiostrongyliasis. The Lancet Infectious Diseases 8, 621–630. [PubMed] [Google Scholar]

58.Wilkins PP, Qvarnstrom Y, Whelen AC, Saucier C, da Silva AJ and Eamsobhana P (2013) The current status of laboratory diagnosis of Angiostrongylus cantonensis infections in humans using serologic and molecular methods. Hawai'i Journal of Medicine & Public Health 72, 55–57. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

59.Williams DM (2018) Clinical pharmacology of corticosteroids. Respiratory Care 63, 655–670. [PubMed] [Google Scholar]

60.Yang B, Yang L, Chen Y and Lu G (2019) Magnetic resonance imaging findings and clinical manifestations in cerebral angiostrongyliasis from Dali, China. Brain and Behavior 9, e01361. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

61.Yii C-Y (1976) Clinical observations o­n eosinophilic meningitis and meningoencephalitis caused by Angiostrongylus cantonensis on Taiwan. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 25, 233–249. [PubMed] [Google Scholar]

62.York EM, Creecy JP, Lord WD and Caire W (2015) Geographic range expansion for Rat lungworm in North America. Emerging Infectious Diseases 21, 1234–1236. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]

63.Nguồn:Guidelines for the diagnosis and treatment of neuroangiostrongyliasis: updated recommendations - PMC (nih.gov)

Ngày 27/03/2023
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, CN. Nguyễn Thái Hoàng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích