Cập nhật đặc điểm phân bố và bệnh học của 5 loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở người
Bệnh sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét do muỗi Anopheles truyền, qua vết đốt của muỗi ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể sinh sản trong gan trước khi xâm nhập vào hồng cầu gây ra các triệu chứng sốt rét. Ký sinh trùng có các cơ vận động phân tử cho phép chúng xâm nhập vào các tế bào và điều này được cho là tất cả những gì cần thiết cho việc xâm nhập. Trên thế giới, các nhà khoa học xác định có 5 chủng loại ký sinh trùng sốt rét cơ bản ký sinh ở người để gây bệnh là Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae và Plasmodium ovale nhưng chủ yếu là hai chủng loại Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax và Plasmodium knowlesi. Bảng 1. So sánh đặc điểm 5 loài KSTSR Plasmodium spp. gây bệnh sốt rét ở người Đặc điểm phân biệt | P. falciparum | P. vivax | P. ovale | P. malariae | P. knowlesi | Phân bố toàn cầu | 80-90% số ca ở châu Phi; 40-50% số ca ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, 4-30% ở Na Á và Nam Mỹ và phần còn lại của vùng nhiệt đới | 70-90% số ca ở châu Á và Nam Mỹ, 50-60% số ca ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương,1-10% ở châu Phi | 8% số ca ở một số nơi châu Phi, số ca rải rác ở châu Á | 2-3% ở châu Phi, rải rác ở châu Á và Nam Mỹ | Báo cáo ở Đông Nam Á; một số vùng chiếm 70% số ca có loài này như Malaysia | Tại Ấn Độ | 30-90% số ca ở Orissa, các bang phía Đông Bắc, Chattisgarh, Jharkhand, Madhyapradesh, Bihar và Andamans; <10% số ca ở vùng khác | Gần 50% gánh nặng sốt rét; nổi trội các loài ở này so với ở các vùng khác mà P. falciparumnổi trôi hơn | Một số ca rải rác ở bang Kolkata, Orissa, Delhi, Gujarat và Assam | 3-16% báo cáo ở một số vùng bộ lạc, đặc biêt ở Orissa; tỷ lệ nhiễm có thể cao hơn số liệu báo cáo | Không báo cáo đầy đủ | Chu kỳ tiền hồng cầu (Pre-erythrocytic cycle) (ngày) | 5-6 | 8 | 9 | 13 | 8-9 | Giai đoạn prepatent (ngày) | 9-10 | 11-13 | 10-14 | 15-16 | 9-12 | Giai đoạn ủ bệnh (ngày) | 12 (9-14) | 13 (12-17) hoặc đến 6-12 tháng | 17(16-18) hay dài hơn | 28(18-40) hay dài hơn | 12 (9-12) | Chu kỳ ngoại hồng cầu (Exo-erythrocytic cycle) (thể ngủ) | Không | Có | Có | Có ở một số chủng? | Không | Thể hoa thị/phân liệt mô | 40.000 | > 10.000 | 15.000 | 2000 | ? | Tính ưa thích loại hồng cầu (Erythrocyte preference) | Hồng cầu non, nhưng có thể nhiễm tất cả loại HC | HC lưới | HC lưới | Hồng cầu già | ? | Chu kỳ hồng cầu (giờ) | 48 | 48 | 49-50 | 72 | 24 | Chu kỳ sốt | Cách nhật, sốt bán cách nhật (sub tertian) | Sốt cách nhật | Sốt cách nhật | Sốt cách ba ngày | Sốt hàng ngày | Cơn sốt kịch phát (Febrile paroxysm-giờ) | 16-36 hay dài hơn | 8-12 | 8-12 | 8-10 | 8-10 hay dài hơn | Mật độ KSTSR trung bình/µl | 20.000-500.000 | 20.000 | 9000 | 6000 | 2500-5000 | Mật độ KSTSR tối đa/µl | 2.000.000 | 50.000 | 30.000 | 20.000 | 200.000 | Độ nặng cơn sốt tiên phát | Nặng trên người không có miễn dịch | Nhẹ đến nặng | Nhẹ | Nhẹ | Vừa đến nặng | Sốt rét nặng/SRAT | 6% | 3% | Rất hiếm | Rất hiếm | 6-10% | Tủ vong ca (Case fatality) | 2% | 0,8% | Rất hiếm hoặc không | Rất hiếm hoặc không | 1-2% | Tái phát xa/ Tái phát gần (Relapses/recrudescence) | + | ++ | ++ | +++ | - | Thời gian tái xuất hiện(recurrence) | Ngắn | Dài | Dài | Rất dài | - | Thời gian nhiễm nếu không điều trị theo năm (Duration of untreated infection) | 1-2 | 1.5-4 | 1.5-4 | 3-50 | 2 tuần |
Bảng 2. Đặc điểm các giai đoạn của từng loài ký sinh trùng sốt rét
Đặc điểm | P. falciparum | P. knowlesi | P. malariae | P. ovale | P. vivax | G/đ tiền HC | 5-7 | 8-9 | 14-16 | 9 | 6-8 | G/đ tiềm tàng1 | 9-10 | 9-12 | 15-16 | 10-14 | 11-13 | G/đ HC | 48 | 24 | 72 | 50 | 48 | Hạt pigment | Maurer | - | - | Schuffner | Schuffner | Số lượng merozoite | 40.000 | 30.000 | 2.000 | 15.000 | 10.000 | Sốt rét nặng/SRAT | +++ | ++ | - | - | + | Cơn bộc phát | ≥ 16-36 | 8-12 | 8-10 | 8-12 | 8-12 | Biến chứng đặc biệt | Đa cơ quan | Đơn/đa tạng | Thận/ máu | Máu | Đơn tạng |
Bảng 3. So sánh đặc điểm lâm sàng của hai loài gây bệnh sốt rét phổ biến trên thế giớiP. falciparum vàP. vivax Triệu chứng lâm sàng | P. falciparum | P. vivax | Mùa đỉnh điểm | Đỉnh sau gió mùa mùa thu (tháng 10-11) | Đỉnh mùa hè (tháng 4-5) | Sốt | Sốt hàng ngày, sôt cách nhật, sốt nhẹ hoặc không sốt; có thể khởi đầu sốt liên tục; mô tả khó và thời gian có thể kéo dài, thậm chí đến 24-36 giờ | Sốt cách nhật, ngắt quãng, thay đỗi và thời gian ngắn khoảng 8 giờ | Rét run và ớn lạnh | Ít phổ biến | Phổ biến | Đau bụng | Phổ biến hơn và nặng hơn | Có thể xảy ra, nhưng hiếm | Tiêu chảy | Phổ biến hơn và nặng hơn | Có thể xảy ra, nhưng hiếm | Xanh tái (nhợt) | Phổ biến hơn | Có thể xảy ra, nhưng không thường gặp | Vàng da | Phổ biến hơn và nặng hơn, có thể trong một số ca tăng bilirubine kết hợp | Ít gặp hơn, chỉ có bilirubine gián tiếp | Bệnh lý gan do sốt rét và bệnh lý não gan | Đã ghi nhận | Chưa ghi nhận | Gan lớn | Thường | Ít phổ biến | Lách lớn | Phổ biến | Phổ biến, vỡ lách đã ghi nhận cao hơn các loài khác | Ho | Ít phổ biến | Phổ biến hơn(>60% số báo cáo) | Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) | Rất phổ biến | Có thể xảy ra | Thay đổi hành vi, tâm thần kinh | Rất phổ biến | Ít xảy ra | Thay đổi nhận thức, rối loạn ý thức, hôn mê và co giật | Phổ biến hơn | Có thể xảy ra, nhưng hiếm |
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Carter R, Mendis KN. Evolutionary and historical aspects of the burden of malaria. Clin Microb Rev 2002;15(4):564-594. 2.Singh B, Sung LK, Radhakrishnan A, et al. A large focus of naturally acquired Plasmodium knowlesi infections in human beings. Lancet 2004;363(9414):1017-1024. 3.Kumar A, Valecha N, Jain T, Dash AP. Burden of malaria in India: Retrospective and prospective view. Am Trop Med Hyg 2007;77(6 Suppl):69-78. 4.Matteelli A, Castelli F, Caligaris S. Life cycle of malaria parasites. In: Carosi G, Castelli F, eds. Handbook of Malaria Infection in the Tropics. Associazione Italiana ‘Amici di R Follereau’ Organizzazione per la Cooperazione Sanitaria Internazionale. Bologna, 1997, pp. 17–23. 5.Mühlberger N, Jelinek T, Gascon J, et al. Epidemiology and clinical features of vivax malaria imported to Europe: Sentinel surveillance data from TropNetEurop. Malaria J 2004;3:5. 6.Jelinek T, Schulte C, Behrens R, et al. Imported Falciparum Malaria in Europe: Sentinel surveillance data from the European network on surveillance of imported infectious diseases. Clin Infect Dis 2002;34:572-576. 7.Echeverri M, Tobón A, Álvarez G, et al. Clinical and laboratory findings of Plasmodium vivax malaria in Colombia, 2001 Rev Inst Med Trop S Paulo February, 2003;45(1):29-34. 8.Gupta S, Gunter JT, Novak RJ, Regens JL. Patterns of Plasmodium vivax and Plasmodium falciparum malaria underscore importance of data collection from private health care facilities in India. Malaria J 2009;8:227. 9.Singh N, Mishra SS, Singh MP, Sharma VP. Seasonality of Plasmodium vivax and P. falciparum in tribal villages in central India (1987-1995). Ann Trop Med Parasitol 2000;94(2):101-112. 10.Ndyomugyenyi R, Magnussen P, Clarke S. Diagnosis and treatment of malaria in peripheral health facilities in Uganda: Findings from an area of low transmission in south-western Uganda. Malaria J 2007;6:39. 11.Harris VK, Richard VS, Mathai E, et al. A study on clinical profile of falciparum malaria in a tertiary care hospital in south India. Indian J Malariol 2001;38(1-2):19-24. 12.Nandi B, Nandi B. A clinical study of falciparum malaria- 302 cases. Med J Armed Forces India 1998;54(1):9-12. 13.Singh N, Kataria O, Singh MP. The changing dynamics of Plasmodium vivax and P. falciparum in Central India: Trends over a 27-year period (1975–2002). Vector-Borne and Zoonotic Dis Fall 2004;4(3):239-248. 14.Oh M-D Oh, Shin H, Shin D,Min-Ho Choi, Jong-Yil Chai, Kangwon Choe et al. Clinical features of vivax Malaria. Am J Trop Med Hyg 2001;65(2):143-146.
|