Quản lý điều dưỡng bệnh giun kim (Enterobiasis) do Enterobius vermicularis (Phần 1)
Giới thiệu Nhiễm trùng giun kim còn gọi là “Enterobiasis”hay “Oxyuriasis” gây ra các triệu chứng ngứa xung quanh rìa hậu môn, dẫn đến bệnh nhân khó ngủ và không yên (restlessness). Các triệu chứng gây ra do con giun kim cái đẻ trứng, may thay các triệu chứng này thường biểu hiện nhẹ và một số trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng. Trên trẻ em, nhất là độ tuổi mầm non và hưa đi học tiểu học, khi nhiễm giun kim nếu không được phát hiện sớm bởi gia đình, cô bảo mẫu hoặc trường mầm non sẽ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như ngứa, gãi và nhiễm trùng thứ phát, rối loạn giấc ngủ. Tại Việt Nam, nghiên cứu điều tra trên quần thể trẻ em dưới 5 tuổi tại nhiều trường mầm non của một số tỉnh Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim tại một số trường mầm non vẫn còn cao từ 12-21%, số liệu này chỉ ra đây vẫn còn là một gánh nặng y tế công cộng mà chúng ta cần có sự quan tâm.Nhiễm trùng giun kim (Enterobiasis) do do loài E. vermicularisvới một số thuật ngữ tiếng Anh khác nhau được gọi tùy theo tác giả là pinworm, seatworm hay threadworm, đây là một bệnh lý nhiễm ký sinh trùng lành tính gây ra bởi loài giun tròn Enterobius vermicularis. Liệu có mối liên quan nào về giả thuyết vệ sinh (hygiene hypothesis), tính đa dạng về hệ sinh thái vi sinh (microbiome diversity) và hệ sinh thái gồm hàng trăm ngàn tỷ vi sinh vật có cả vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh… đang sinh sống và bao phủ mọi ngóc ngách cơ thể. Tuy nhiên, các vi sinh vật này vừa có loại gây hại và cũng có loại có lợi, bệnh lý viêm ruột, béo phì và tiểu đường. Một số nghiên cứu chỉ ra có lợi song không đủ bằng chứng thuyết phục về lợi điểm hơn là chúng ta cần phải điều trị chúng. Tại sao chúng ta lại quan tâm đến giun kim mà không đề cập nhiều các loại ký sinh trùng khác? Có lẽ giun kim là loại giun phổ biến nhất nhr hưởng lên 60% nhóm trẻ em tuổi trước đi học tiểu học và cả trẻ trong độ tuổi đi học và người lớn đôi khi không tránh khỏi. Hơn nữa vì nó khá phổ biến và có tính lây nhiễm cao (highly contagious).Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp là con đường chính và thậm chí có thể lây qua được không khí và hít vào. Khi một đứa trẻ bị nhiễm giun kim trên tay của chúng (thường nằm dưới móng tay), chúng có thể lan rộng thông qua vật dụng, đồ chơi, thực phẩm, tay nắm cửa,…Các trứng giun có thể sống sót trên bề mặt đến 2 tuần.Vì thế, một đứa trẻ khác có thể sờ vào bề mặt đang nhiễm trứng để lan sang nó. | | Hình 1a. Cấu trúc giun kim trưởng thành và trứng | Hình 1b. Giun kim trong hệ tiêu hóa |
Đây cũng là loại nhiễm ký sinh trùng giun tròn phổ biến nhất và tỷ lệ cao nhất tại Mỹ với con số ước tính trên 40 triệu người nhiễm. Giun kim có hình sợi chỉ dài, mau trắng, có thể xâm nhập vào vùng hồi manh tràng và ruột thừa. Giun cái có kích thước trung bình 10 mm x 0,7 mm, ngược lại giun đực kích thước nhỏ hơn. Nhiễm và lan rộng giun kim từ người sang người có thể xảy ra do nhiễm trứng của chúng. Nhiễm giun kim không phân biệt giới tính, nhóm tuổi, cấp độ kinh tế xã hội và chủng tộc, dân tộc, nhiễm trùng có xu hướng làm thành chùm ca bệnh xảy ra trong một gia đình. Nhiễm trùng không tương xứng đến điều kiện hay biện pháp vệ sinh gia đình kém nào - Đây là một điểm quan trọng khi thảo luận về khía cạnh điều trị. | Hình 2a. Giun kim trưởng thành Nguồn: https://pestctrl.biz/parazity | Hình 2b. Trứng nhìn thấy sau khi chuẩn bị test áp cho phép trứng giun kim dính vào |
Chăm sóc điều dưỡng là một khía cạnh y khoa đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên cần có sự phối hợp giữa điều dưỡng y khoa và gia đình, đặc biệt là các bà mẹ. Hình 3. Chu kỳ phát triển của giun kim Enterobius vermicularis
Sinh lý bệnh học Chu kỳ của giun kim hoàn chỉnh là 6-8 tuần, sau đó chúng có thể tái nhiễm thường xảy ra nếu không điều trị. Giun kim là loại giun tròn ký sinh bắt buộc và con người là vật chủ tự nhiên duy nhất. Nhiễm trùng theo đường phân miệng (fecal-oral contamination) thông qua tiếp xúc giữa tay bẩn hay tay nhiễm đưa vào miệng hay qua các vật dụng như đồ chơi, quần áo là các hình thức nhiễm phổ biến nhất. Sau khi nuốt phải, trứng thường đẻ ra trong tá tràng trong vòng 6 giờ. Giun trưởng thành ít nhất trong vòng 2 tuần và có đời sống (lifespan) khoảng 2 tháng. Giun kim trưởng thành hay ở đoạn cuối của vùng hồi tràng, manh tràng và ruột thừa (ileum, cecum, vermiform appendix) và đoạn xa của đại tràng lên (proximal ascending colon); Giun sống tự do trong thành ruột, giun cái di chuyển đến trực tràng sau khi giao phối và nếu không bị tống xuất ra theo phân trong quá trình đại tiện thì chúng sẽ di chuyển lên và ra ngoài nếp gấp hậu môn (thường vào ban đêm), ở đó trung bình chúng đẻ ra khoảng 11.000 trứng. Hình 4. Bệnh nhân nữ, 32 tuổi biểu hiện triệu chứng ngứa hậu môn và xuất huyết, chảy máu, qua nội soi đại tràng các bác sỹ nhìn thấy nhiễm trùng giun kim E. Vermicularis. Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMicm1811156
Trứng giun kim có thể trở nên dạng lây nhiễm trong vòng 6-8 giờ sau đó và dưới điều kiện tối ưu chúng có thể nhiễm vào và tồn tại trong môi trường đến 3 tuần. Phân bố toàn cầu và Tỷ lệ nhiễm Tỷ lệ nhiễm mới giun kim cao nhất là trẻ em trong độ tuổi đi học và trong số đó nhóm trẻ mầm non và mẫu giáo chiếm cao nhất. Tỷ lệ nhiễm chung ở quần thể lên đến 5-15%, song tỷ lệ này giảm đi trong những năm gần đây. Tỷ lệ hiện mắc có thể cao hơn ở những cá nhân đang sống cùng nhau và con người là vật chủ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã biết. Tỷ lệ nhiễm tăng lên ở những quần thể sống đông đúc, mật độ dân số cao và có thói quen cá nhất như là mút tay (thumb sucking). Nhiễm giun kim E. vermiculariscó mặt trên toàn cầu và tỷ lệ nhiễm khác nhau tùy theo vùng. Một nghiên cứu nhằm xác định mở rộng vùng nhiễm giun kim, giun lươn và các giun khác ở mức độ quy mô nào trên trẻ em nhỏ, trẻ em tuổi mầm non và mẫu giáo ở các vùng biển nông thôn của Tanzania cho thấy nhiễm giun kim E. vermicularis tìm thấy là 4,2% ở trẻ em nhỏ; 16,7% ở nhóm tuổi mẫu giáo mầm non và 26,3% trẻ em độ tuổi đi học. Nhiễm giun kim phân bố trên khắp thế giới, kể cả các nước đang phát triển và phát triển và đây là tác nhân ký sinh trùng có thể nhiễm cao nhất với tỷ lệ mắc đạt đếncon số 30-50 % (Burkhart & Burkhart, 2005; Wendt và cs., 2019). Trẻ em trên 2 tuổi, đặc biệt ở các khu nuôi dưỡng trẻ và tiểu học là các nhóm quần thể nhiễm cao nhất (Remm, 2006; Wendt và cs., 2019). Người lớn nhiễm giun kim thường từ nguồn nhiễm của trẻ em trong nhà và/ hoặc phơi nhiễm nghề nghiệp như bảo mẫu ở các nhà trẻ hay người nội trợ ở nhà chăm trẻ tại các hộ gia đình. Tỷ lệ nhiễm ơ người lớn thấp hơn so với trẻ em và vì thế hiếm khi được nghiên cứu (Burkhart & Burkhart, 2005). Mặc dù bệnh có thể lan rộng khắp nơi tại lục địa châu Âu, song bệnh do giun kim hiếm khi được nghiên cứu về mặt dịch tễ học sâu sắc. Do đặc điểm nhiễm trùng lâm sàng của bện nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng, nên đôi khi chúng bị lãng quên chứ khôn nghĩ đây là vấn đề y tế thật sự. Các dữ liệu gần đây nhất về tỷ lệ nhiễm tại châu Âu thay đổi tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu và quần thể điều tra. Tỷ lệ hiện mắc được báo cáo là 37% có biểu hiện dị ứng và 23% không biểu hiện dị ứng trên trẻ em tại Thụy Điển (Herrström và cs., 2001); 32,4% tại trẻ em và người lớn Ba Lan (Heciak, 2006), 24,4% ở các nhà trẻ ở Estonia (Remm, 2006), 22% ở các trẻ em nằm viện ởĐan Mạch (Lacroix & Sørensen, 2000); 18,2% trẻ em ở Na Uy (Boas và cs., 2012);17,4% trên quần thể vùng Berlin, Đức (Friesen và cs., 2019); 7,73% ở trẻ em miền TrungHy Lạp (Patsantara và cs., 2016) và 3,59% ở trẻ em trong độ tuổi đi học và mẫu giáo tại phía Đông Slovakia (Dudlová và cs., 2018). Đường lây truyền Nhiễm trùng qua tay với trứng giun kim đóng vai trò quan trọng nhất trong nhiễm trùng và tự nhiễm giun kim.Đây là yếu tố đầu tiên trong chu kỳ sinh bệnh ở quần thể (Herrström và cs., 2001; Wendt và cs., 2019). Lây truyền giữa người với người đối với bệnh giun kim dựa trên nguyên tắc lây nhiễm của ký sinh trùng đường ruột là không phổ biến tại các vùng phát triển. Nhiễm trùng có thể nhìn thấy trên các trẻ em của nhiều tầng lớp khác nhau, bất luận mức độ khác nhau về kinh tế xã hội, văn hóa hay chủng tộc (Boas và cs., 2012; Wendt và cs., 2019). Hình 5. Đường lây truyền giun kim và lưu ý chu trình tự nhiễm |Nguồn: Parasitology review
Đặc điểm lâm sàng Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm giun kim trên trẻ em gồm có: ·Ngứa hậu môn: Ngứa quanh hậu môn nhiều là một triệu chứng ban đầu hay được ghi nhận. Điều này đặc biệt xảy ra vào ban đêm khi con giun cái rời hậu môn để đẻ trứng; ·Ban đỏ: Bệnh nhân thường có xuất hiện chứng thường gãi da (giống như chứng dermatillomania, skin picking disorder, excoriation disorder) nhưng nhẹ hơn và thường xảy ra ban đêm) dễ gây trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng da và nhiễm trùng thứ pháthay ban đỏ vùng quanh hậu môn, âm hộ hay cả hai, nhưng nhiễm trùng có thể xảy ra mà không có triệu chứng gì (người mang ký sinh trùng giun kim không triệu chứng); ·Đau bụng: Đôi khi các bệnh nhân đau bụng nghiêm trọng và có thể biểu hiện tương tự viêm ruột thừa cấp; ·Triệu chứng khác: Nhiễm giun kim có thể gây kích thích ban đêm, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, ra mồ hôi trộm, rồi loạn dinh dưỡng, viêm âm hộ âm đạo, nghiến răng, khó tập trung chú ý, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và đau bụng; ·Nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát có thể xảy ra khi các bệnh nhi gãi vùng ngứa va tạo ra các vết xước. Trên người, hầu hết nhiễm giun kim là trẻ em dưới 18 tuổi, người đang chăm sóc các trẻ em đang bị nhiễm giun kim và những người đang sống cùng với người nhiễm và các nhóm như thế có thể tỷ lệ nhiễm lên đến 50%. ·Nhìn thấy giun bằng mắt thường (visual worm sighting): Nhìn thấy giun kim là xácđịnh nguồn nhiễm đáng tin cậy (ví dụ cha, mẹ, bảo mẫu gia đình) và thường được chấp nhận như một bằng chứng nhiễm và có cơ sở điều trị.
Hình 6. Triệu chứng lâm sàng trên trẻ khi nhiễm giun kim Enterobius vermicularis. Nguồn: eMediHealth, 2022
Đánh giá và xét nghiệm chẩn đoán Phương pháp thường áp dụng để chẩn đoán là test áp dùng tấm cellophane (the cellophane tape test_CTT)để lấy trứng giun kim từ vùng quanh hậu môn ra. Để xác định nhiễm giun kim hay không, thường người ta dùng test này vào lúc sáng sớm, trước khi các trẻ em thức dậy càng sớm càng tốt; sau khi áp xong, lấy miếng băng dính ra soi dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy trứng giun. Hình 7. Mô phỏng lam có bệnh phẩm giun kim theo test dán và giun cái trửơng thành
Test dán hay còn gọi là “Sticky tape test”, đây là cách tốt nhất để chẩn đoán nhiễm giun kim, thường làm 3-5 buổi sáng. Có thể dùng lam kính hoặc que gỗ để làm cán dán miếng dán dính lên qua, sau đó đưa mặt dính vào da quanh hậu môn để trưng giun kim dính vào và sau đó đem soi dưới kính hiển vi. Kỹ thuật xét nghiệm này có độ nhạy 90% để chẩn đoán nếu làm trong ít nhất 3 ngày liên tiếp và độ nhạy lên đến 99% nếu làm 5 ngày liên tiếp. (Tiếp theo Phần 2): Quản lý điều dưỡng bệnh giun kim (Enterobiasis) do Enterobius vermicularis (Phần 2-Hết)
|