Một số vấn đề điều trị và quản lý ca bệnh ký sinh trùng sán nhái ở người (Phần 1)
GIỚI THIỆUBệnh ký sinh trùng sán nhái (Sparganosis) là nhiễm sán loại Diphyllobothrium hay ấu trùng Plerocercoid larvae của giống Spirometra gồm các loài như S. mansoni, S. ranarum, S. mansonoides và S. erinacei. Lần đầu tiên được mô tả ở Trung Quốc bởi tác giả Patrick Manson vào năm 1882 và ca bệnh đầu tiên ở người được báo cáo bởi tác giả Charles Wardell Stiles từ Florida, Mỹ vào năm 1908. Bệnh lây truyền do ăn uống nguồn thực phẩm và nước ô nhiễm mầm bệnh, “tiêu hóa” các vật chủ trung gian như ếch hay rắn hoặc phơi nhiễm giữa vật chủ trung gian thứ hai với niêm mạc nhầy hoặc vết thương hở. Con người là vật chủ tình cờ trong chu kỳ sinh trưởng và sinh học, trong khi đó chó, mèo và các động vật có vú là các vật chủ xác định. Dù tên theo phiên giải tiếng Việt là sán nhái nhàm ám chỉ đến nhiễm trùng ở người thông qua khâu nhiễm trùng sán này từ việc dùng các phương thuốc dân gian đắp thịt hay da ếch nhái điều trị bệnh vết thương ở người rồi nhiễm phải, thế nhưng sán Sparganum spp. này lại có phổ vật chủ trung gian khá rộng, nên cần lưu ý để quản lý và đưa ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp hơn. Theo phân loại khoa học, bệnh do sán nhái thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, theo mã ICD-10 là B70.1, mã ICD-9-CM là 123.5, mã DiseaseDB là 32210 và mã MeSH là D013031. Diesing lần đầu tiên đặt tên giống Sparganum của sán dây vào năm 1854. Patrick Manson lần đầu báo cáo bệnh sán nhái và loài Sparganum mansoni lần đầu thấy ở Trung Quốc vào năm 1882, trong khi thực hiện mổ tử thi một người đàn ông tại Amoy, Trung Quốc. Ca sán nhái ở người đầu tiên chẩn đoán ở Mỹ do tác giả Stiles vào năm 1908 và ca này nhiễm loài Spirometra proliferum. Mueller lần đầu mô tả sán nhái Spirometra mansonoides ở Mỹ vào năm 1935. Đây là một loại sán dây thuộc giống Spirometra, gồm các loài S. mansoni, S. ranarum, S. mansonoides và S. erinacei cũng như loài lạc chỗ S. proliferum. Bệnh ký sinh trùng sán nhái có tác giả cho rằng là sán loại Diphyllobothrium hay ấu trùng plerocercoid của giống Spirometra mà trong đó thường gồm có các loài như Spirometra mansoni, S. ranarum, S. mansonoides và S. erinacei. Nhiễm trùng lần đầu tiên được mô tả ở Trung Quốc bởi Patrick Manson vào năm 1882 và ca bệnh đầu tiên ở người được báo cáo bởi tác giả Charles Wardell Stiles từ bang Florida, Mỹ vào năm 1908. Bệnh hiếm gặp hơn so với các loài ký inh trùng khác gây bệnh ở người và phẩu thuật được coi là lựa chọn điều trị tốt nhất để bóc tách bỏ sán ra, song không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận đến vị trí đó có thể lấy sán, nên có thể áp dụng thêm nội khoa, tuy nhiên hiệu quả của các thuốc praziquantel và albendazole vẫn còn hạn hữu khi áp dụng điều trị nội khoa. Ếch nhái là loài động vật thuộc lớp lưỡng cư với khoảng 3900 loài, sống chủ yếu ở khu vực rừng mưa nhiệt đới. Bên cạnh những loài thường gặp, còn phát hiện ra một số loài ếch đặc biệt. Vì ếch phải sống trong những điều kiện đặc thù khác nhau, nên có những loài ếch đã tiến hóa để thành những loài ếch đặc biệt, chẳng hạn ở vùng rừng Đông Nam Á có loài ếch bay có thể bay từ cây này sang cây khác, ếch Darwin ấp trứng trong miệng, khi hình thành ếch con ếch bố sẽ nhả chúng ra; hoặc ếch bốn mắt Chile có hai tuyến độc ở sau lưng nhìn giống như hai con mắt. Khám phá giá trị các loài ếch vẫn còn là một điều lý thú cho các nhà khoa học, gần đây Trung Quốc đã tìm ra một loài ếch bám đá mới ở vùng núi phía Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiếp giáp với biên giới phía Bắc của Việt Nam. Loài ếch bám đá mới thuộc giống Amolops, tên khoa học loài ếch này Amolops caelumnoctis sp. nov do hai tác giả Rao & Wilkinson đăng trên tạp chí nổi tiếng Copeia, Mỹ vào năm 2007. Loài ếch này thuộc bộ không đuôi, lớp ếch nhái. Đây là loài lưỡng cư duy nhất có lưng màu tím thẫm, có nhiều đốm nhỏ màu vàng đan xen trải đều trên khắp cơ thể trông giống những vì sao lấp lánh trong bầu trời đêm. Loài ếch bám đá mới này còn có một đặc điểm phân biệt khác nữa khi đem so sánh với các loài Amolops khác thì chúng có lớp da nhẵn, chứ không có các nốt sần và không có bất kỳ nếp nhăn nào bên hông. Ngoài ra, loài ếch bám đá mới không có các thanh cơ chằng ngang ở chân. Qua nghiên cứu các mẫu chuẩn và mẫu so sánh thu được, các nhà khoa học thấy loài mới được khám phá có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loài đã biết trước đây như là chúng có thân dẹt, dài, độ rộng của đầu nhỏ hơn chiều dài cơ thể nhưng lại lớn hơn độ rộng của thân; đầu bẹt, chi trước mở rộng hơn một chút thon nhỏ và kéo dài, cẳng chân dài, nhỏ. Loài lưỡng cư mới này sinh sống ven các suối, thác ở vùng núi rừng nhiều tầng, cây lớn vào có độ cao so với mực nước biển lớn. Các món ngon từ thịt ếch rất nhiều vì thịt ếch ngon và giàu dinh dưỡng như các món ếch xào cải chua, canh nấu có ếch, ếch trộn rau nhút, ếch kho tộ, ếch xào sả ớt, hành tây, ếch chiên bơ, ráng bơ, ếch nướng mọi, ếch um. Thịt ếch là món ăn được ưa thích, trong thịt ếch có chứa nhiều chất khoáng tốt như kali, sắt, kẽm, đồng. Giá trị thịt ếch có như vậy vì loài ếch chủ yếu sinh sống ngoài đồng ruộng, dễ bị lây nhiễm các ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường độc hại, các chất độc này có thể vẫn còn tồn tại trong thịt ếch và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do vậy, sử dụng thì phải hết sức chú trọng khi chế biến, nấu chín vì bản thân ếch nhái có thể là nơi chứa mầm bệnh lây sang người. Các nhà khoa học ngày nay phát hiện nhiều loại giun, sán khác sống ký sinh trong ếch, nhái, lươn, chuột, chó, mèo và có thể gây bệnh cho người, chẳng hạn bệnh ấu trùng sán nhái. Điều tra ếch, nhái có ấu trùng sán là 75%, ấu trùng trong ếch thường Sparganum erinacei. Loài này thường sống ký sinh ở ruột chó, mèo. Sau đó, trứng sán theo phân chó, mèo xuống nước, nở ra ấu trùng lông, chui vào ký sinh ở các loài giáp xác. Sau đó, ếch, nhái ăn giáp xác đã nhiễm ấu trùng, khi đó sẽ bị nhiễm ấu trùng. Nếu chó, mèo ăn phải ếch, nhái sống có ấu trùng sẽ phát triển và thành bệnh sán nhái. Điều đặc biệt là loài sán này rất ưa sống trong môi trường giác mạc mắt người, trong khi đó, một số nơi lại có tập quán chữa các bệnh mắt bằng cách đắp da, thịt ếch, nhái sống lên mắt để điều trị, từ đó tạo điều kiện cho một số bệnh ký sinh trùng truyền bệnh. HÌNH THÁI HỌCVề cấu trúc đại thể sán nhái rất giống con sán dải D. latum nhưng kích thước nhỏ hơn về chiều dài và rộng, khoảng 110 cm x 0,8 cm khi tìm thấy các sán nhái này trên chó (Lee và cs., 1990). Mỗi đoạn của sán rộng hơn chiều dài và được tìm thấy chấm màu đen trong tử cung dọc theo các đốt sán của strobia trên tiêu bản đại thể. Ấu trùng sán nhái Sparganum spp. có hình dáng giống như dải băng hẹp màu trắng ngà, mờ đục. Chiều dài từ 3-50 cm, rộng chỉ vài mm. Phần cuối phía trước to và có một đường rãnh. Về hình thể, không xác định được đầu, không có các tổ chức nội tạng. Dưới kính hiển vi có thể thấy những hạt vôi hóa, ống bài tiết, thớ cơ và dây thần kinh trong chất đệm nhu mô xốp. Thành cơ thể bao gồm lớp vỏ được bao phủ bằng lớp nhung mao, hai lớp cơ và một hàng tế bào vỏ hướng xuyên tâm. Bề mặt trên của vỏ xuất hiện đốt giả như cơ ngang. Ấu trùng sán nhái có màu trắng, có vết nhăn và hình dải băng, dài từ một vài mmđến vài cm. Phần sau trước có thể lộn vào ống và chịu đựng các đường rãnh của giác hút có mặt trên đầu của sán trưởng thành. Sự vắng mặt các đầu sán Spirometra spp. là điểm quan trọng chìa khóa để phân biệt giữa sán dây lợn Taenia solium và sán nhái Spirometra spp. Cơ thể sán cũng có đặc tính bởi một mạng lưới dịch lỏng bao quanh các bào quan lục lạp của cơ trơn. Nhìn chung, ấu trùng kết nang vô tính ở sán nhái S. mansoni được mô tả lớn hơn sán nhái phương Tây. Trứng sán S. mansonoides có đặc điểm hình thái của trứng sán nhái Spirometra spp. Trứng sán S. mansonoides tương tự như trứng sán dải D. latum, với một số điểm khác biệt đặc biệt. Trứng sán nhái S. mansonoides có kích thước 57-66 µm x 33-37 µm, nhỏ hơn trứng sán D. latum. Trứng sán S. mansonoides có hình ellip và có chóp hay nắp hình nón nổi lên. GIẢI TRÌNH TỰ BỘ GEN SÁN NHÁI Bộ gen sán nhái Spirometra spp. được các nhà khoa học phân tích và giải mã. Phân tích DNA các sán lấy ra qua quá trình phẩu thuật gắp ra cung cấp thông tin về bộ gen để xác định và phát hiện điểm đặc trưng của mỗi loài ký sinh trùng. Bộ gen phân tích bước đầu có1.26 Gb của sán S. erinaceieuropaei được xem là lớn nhất trong bất kỳ nhóm sán dây nào. Phân tích gen cấu trúc vi ống β-tubulin, các nhà phân tích đã tiên đoán ấu trùng sán nhái S. erinaceieuropaei không nhạy cảm với các thuốc chống sán albendazole. Nhiều loại thuốc điều trị sán dây điều trị S. erinaceieuropaei, cho phép sử dụng chéo với các thuốc mới. So sánh với các trình tự các loài sán dây khác mở rộng lớp protease và thành phần ức chế Kuntiz-type protease. Các họ gen mở rộng của sán này cũng bao gồm tiến trình và có tính đa dạng về protein, chuyển vận nội bào, điều hòa sao chép và khử độc Hình 1. Phân tích di truyền bộ gen của sán nhái S. erinaceieuropaei và S. decipiens
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN NHÁI Phân bố bệnh Bệnh lưu hành và có mặt tiềm tàng ở ít nhất 48 nước và các ca bệnh đã được mô tả tại châu Á, châu Phi, Úc, Nam Mỹ và Mỹ. Phần lớn số ca ở Đông Nam Á và Đông Phi chiếm cao nhât. Các thể bệnh sán nhái ở mắt đặc biệt lưu hành ở Trung Quốc và Việt Nam. Nhiễm sán nhái có tỷ lệ cao nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản, hầu như có liên quan đến thói quen và chế biến thức ăn. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ dương tính với huyết thanh là 8% ở một số vùng, nam giới chiếm đa số và gấp 10 lần nữ. Nghiên cứu ở Hàn Quốc, tỷ lệ nhiễm mới sán nhái cho biết 89% ca mắc sán nhái thể não đang sống ở vùng nông thôn, 75% số ca có tiền sử ăn ếch sống hoặc rắn sống. Riêng nhiễm sán nhái thể mắt không gặp thường xuyên ở các vùng châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam. Các ca sán nhái thể não được báo cáo tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Hàn Quốc, Hy Lạp, Hồng Kông, Úc, Ấn Độ, một số nước thuộc châu Phi và Mỹ La tinh. Các nước châu Âu được nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn từ các nước khác có bệnh lưu hành cũng có ca bệnh ghi nhận. Vào năm 2003, chỉ có 7 ca sán nhái báo cáo ở châu Âu. Loại sán này thường tìm thấy trên chó, mèo và một số động vật ăn thịt hoang dại. Bệnh trước đây hiếm khi tìm thấy ở phần lớn các nước trên thế giới, điều đó có nghĩa là bệnh khá hiếm. Hầu như các ca nhiễm ở người xuất hiện ở châu Á và Nam Mỹ. Chỉ vài ca được xác định ở châu Âu, châu Phi, châu Úc. Hình 2. Tỷ lệ nhiễm Spirometra sp. trên (a) Rắn, (b) Ếch, nhái (c) Chó và (d) Mèo ở các vùng địa lý khác nhau trên thế giới |Nguồn: Milad Badri, 2022
Phân bố loài sán nhái cũng đa dạng như loài S. mansoni (chiếm phần lớn ở Đông Nam châu Á), loài S. mansonoides (hay gặp ở phía Đông Nam của nước Mỹ), loài S. houghtoni và S. erinacei (hay gặp ở Trung Quốc, Nhật Bản), loài S. proliferum (hay gặp ở Nhật Bản, Mỹ, Venezuela và Paraguay). Phần lớn các ca bệnh sán nhái có độ tuổi lao động từ 20-50 tuổi. Sán nhái Diphyllobothrium erinacei thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu, gọi là Sparganum, khi gây bệnh thì tên bệnh gọi là Sparganose hoặc Sparganosis. Bệnh sán nhái có vật chủ chính là các loài súc vật như động vật ăn thịt (chó, mèo hoặc động vật hoang dại). Sán nhái trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của các vật chủ đó. Sparganum là tên gọi chung cho các ấu trùng có dạng nang hình sâu của các loài Spirometra spp. Hình 3. Phân bố các loài sán Spirometra spp. và bệnh do sán Sparganum spp ở châu Âu. Các nhóm vật chủ liên quan cũng có liên hệ với các loài trên https://academic.oup.com/cid/article/72/5/882/5875650 by ESIEE Paris user on 02 March 2021
Phương thức lây truyền Nhiễm trùng lây truyền do ăn uống nguồn nước ô nhiễm mầm bệnh, tiêu thụ các vật chủ trung gian như ếch hay rắn hoặc phơi nhiễm giữa vật chủ trung gian thứ hai với niêm mạc nhầy hoặc vết thương hở. Con người là vật chủ tình cờ trong chu kỳ sinh trưởng và sinh học, trong khi đó chó, mèo và các động vật có vú là các vật chủ xác định. Động vật thuộc bộ chân kiếm hay nhuyễn thể sống trong nước ngọt là các vật chủ trung gian đầu tiên và các loài động vật lưỡng cư và giáp xác là các vật chủ trung gian thứ hai. Một khi con người nhiễm, ấu trùng kết nang vô tính (plerocercoid larvae) di chuyển trong vị trí dưới da, ở đó chúng thường phát triển thành các nốt đau. Sự di chuyển của ấu trùng vào trong não dẫn đến bệnh sán nhái ở não (cerebral sparganosis), nếu di chuyển đến mắt dẫn đến bệnh sán nhái ở mắt (ocular sparganosis). Bệnh sán nhái lưu hành nhiều nhất ở Đông Á, mặc dù số ca đã được mô tả tại các quốc gia trên khắp thế giới, khoảng 300 ca được mô tả trên y văn đến cuối năm 2003 và hiện nay nhiều nước đã tổng hợp trong 15 năm qua con số cũng lên đến gần 1000 ca đến năm 2018. Trong thực hành lâm sàng, chẩn đoán thường không đặt ra mãi đến khi ấu trùng sán nhái được phẩu tích lấy ra xác định. Vật chủ, ổ chứa và trung gian truyền bệnhVật chủ chính của sán nhái gồm chó, mèo, chim và động vật ăn thịt hoang dại, trong khi người chỉ là vật chủ tình cờ. Vật chủ trung gian thức 1 là các động vật thuộc bộ chân kiếm và nhuyễn thể sống trong nước ngọt, trong khi đó vật chủ trung gian thứ 2 gồm chim, bò sát và động vật lưỡng cư. Vật chủ trung gian cũng là ổ chứa của sán Spirometra spp., không có vector choSpirometra. Nguy cơ nhiễm ấu trùng qua thức ăn Từ chu kỳ sinh học của bệnh lý ấu trùng sán nhái, có thể đưa ra một số con đường nguy cơ nhiễm ấu trùng khi tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt ếch, nhái. -Ếch với đa dạng món ăn đã hấp dẫn nhiều thượng đế sành ăn lẫn dân nhậu bình dân. Trong những thức ăn như thế do nấu hoặc xử lý chưa chín dẫn đến người nhiễm ấu trùng rồi thành bệnh; vả lại, sán nhái D. erinace gây nên bệnh cho người ở giai đoạn còn ấu trùng, cho nên khi ăn thịt ếch, nhái chưa được nấu chín, nguy cơ bị mắc bệnh ấu trùng sán nhái là khó tránh khỏi; -Một số phương cách dân gian trong chữa bệnh là khi bị bệnh sán ở mắt thì lại lấy thịt hay da của ếch nhái đắp lên mắt với kỳ vọng là sán sẽ chui ra ngoài ăn vào miếng thịt ếch, nhái; -Theo các chuyên gia dinh dưỡng là ẩn trong thịt ếch có chứa các ký sinh trùng ở dạng sợi màu trắng, song vì các ký sinh trùng này rất khó bị phát hiện do lẫn với màu thịt của ếch nên khi ăn thường theo đường tiêu hoá vào ruột, sau khi vào ruột, chúng nhanh chóng di chuyển tới các cơ quan trong cơ thể và đóng thành những nang sán. Nhiều ca ký sinh trùng đóng kén ở mắt do khi chế biến thịt ếch, các ký sinh trùng bắn vào mắt hoặc ký sinh trùng di chuyển lạc chỗ từ ruột lên mắt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị giảm thị lực, viêm, hủy hoại nhu mô và cuối cùng có thể mù mắt; -Không những ăn thịt hoặc các sản phẩm từ thịt ếch bị nhiễm ấu trùng sán nhái mà chúng ta có thể bị nhiễm một loại giun tròn khác là giun đầu gai G. spinigerum, sau khi vào dạ dày sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể; -Tỷ lệ nhiễm cao ở Hàn Quốc có thể giải thích do ăn thịt chó. Tại các quốc gia thuộc bán cầu phía Tây, nguyên nhân hay gặp nhất là do nhiễm bởi nguồn nước uống. (còn nữa) --> Phần 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Meghana V. Chougule, Aniruddha Mohite, Vijay P. Joshi, Amit Agrawal (2023). Cerebral sparganosis: Rare parasitic infection of the brain. Egyptian Journal of Neurosurgery volume 38, Article number: 72 (2023) 2.Hu, D.D., Cui, J., Xiao, D., Wang, L., Liu, L.N., Liu, R.D., Zhang, J.Z. & Wang, Z.Q. (2014) Identification of early diagnostic antigens from Spirometra erinaceieuropaei sparganum soluble proteins using immunoproteomics. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health45, 576-583. 3.Wael M Lotfy (2020). Neglected rare human parasitic infections: Part I: Sparganosis.Article in Parasitologists United Journal · April 2020 4.Eric Yang, Jonathan Lee, Vishal Patel (2022). Diagnosis and management of cerebral sparganosis: An uncommon parasitic infection of the brain. Radiol Case Rep. 2022 Jun; 17(6): 1874–1880. 5.Jialing Hu, Kaili Liao, Xiaojin Feng, Danling Jiang, Hailin Liu, Qingcui Zheng, Hai Qiu, Fuzhou Hua, Guohai Xu & Chunhua Xu (2021). Surgical treatment of a patient with live intracranial sparganosis for 17 year. BMC Infectious Diseases volume 22, Article number: 353 (2022) 6.Taisei Kikuchi, Haruhiko Maruyama (2020). Human proliferative sparganosis update. Parasitology International, Volume 75, April 2020, 102036. 7.Jeong-Geun Kim, Chun-Seob Ahn, Woon-Mok Sohn, Yukifumi Nawa, Yoon Kong (2018). Human Sparganosis in Korea. Journal of Korean Medical Science 2018; Infectious Diseases, Microbiology & Parasitology, 33(44): e273. 8.Zhang P, Zou Y, Yu F-X, Wang Z, Lv H, Liu X-H, et al. (2019) Follow-up study of high-dose praziquantel therapy for cerebral sparganosis. PLoS Negl Trop Dis 13(1): e0007018. 9.M Teresa Galán-Puchades (2019). Diagnosis and treatment of human sparganosis. The LNCET, Infectious Diseases, Correspondence| Volume 19, Issue 5, p465, May 2019 10.Veronika Muigg, Marie-Therese Ruf, Stefan Schwarzkopf, Simon Huang, Natalja Denisjuk, Anna Stürmann, Michael Ritzler, Rahel Wampfler, Sven Poppert, Andreas Neumayr (2019). Case report: Human subcutaneous sparganosis in a Thai migrant. Am J Trop Med Hyg. 2019 Nov; 101(5): 1170-1173. 11.Jian-Feng Fan, Sheng Huang, Jing Li, Ren-Jun Peng, He Huang, Xi-Ping Ding, Li-Ping Jiang, Jian Xi (2021). A human case of lumbosacral canal sparganosis in China. Parasites Hosts Dis. 2021;59(6):635-638. Published online December 22, 2021 12.Hong D., Xie H., Wan H., An N., Xu C., Zhang J (2018). Efficacy comparison between long-term high-dose praziquantel and surgical therapy for cerebral sparganosis: A multicenter retrospective cohort study. PLoS Negl. Trop. Dis. 2018;12(10). 13.Greninger A.L., Glaser C.A. In: Swaiman's Pediatric Neurology. 6th ed. Swaiman K.F., Ashwal S., Ferriero D.M, Schor N.F, Finkel R.S, Gropman A.L, Pearl P.L, Shevell M.I, editors. Elsevier; 2017. 116 - Fungal, Rickettsial, and parasitic diseases of the nervous system; pp. 907-917. 14.Liu Q., Li M.-W., Wang Z.-D., Zhao G.-H., Zhu X.-Q. Human sparganosis, a neglected food borne zoonosis. Lancet Infect. Dis. 2015;15(10):1226-1235. 15.Ke-Bin Cheng, Bei-Lan Gao, Jin-Ming Liu, Jin-Fu Xu (2014). Pulmonary sparganosis mansoni: A case report from a non-endemic region. Journal of Thoracic Diseases.http://dx.doi.org/ 16.Deng L., Xiong P., Qian S. Diagnosis and stereotactic aspiration treatment of cerebral sparganosis: summary of 11 cases: Clinical article. J. Neurosurg. 2011;114(5):1421-1425. 17.Viroj Wiwanitkit (2005). A review of human sparganosis in Thailand. International Journal of Infectious Diseases (2005) 9, 312-316 18.Kołodziej-Sobocińska M., Miniuk M. Sparganosis: Neglected zoonosis and its reservoir in wildlife. Med. Weter. 2018;74(4):219-222. 19.Hughes A.J., Biggs B.A. Parasitic worms of the central nervous system: An Australian perspective. Intern. Med. J. 2002;32(11):541–553. 20.Moon W.K., Chang K.H., Cho S.Y., Han M.H., Cha S.H., Chi J.G., et al. Cerebral sparganosis: MR imaging versus CT features. Radiology. 1993;188(3):751-757. 21.Song T., Wang W.-S., Zhou B.-R., Mai W.-W., Li Z.-Z., Guo H.-C., et al. CT and MR characteristics of cerebral sparganosis. AJNR Am. J. Neuroradiol. 2007;28(9):1700-1705. 22.Eberhard M.L., Thiele E.A., Yembo G.E., Yibi M.S., Cama V.A., Ruiz-Tiben E. Thirty-seven human cases of sparganosis from Ethiopia and South Sudan caused by Spirometra Spp. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2015;93(2):350–355. 23.Cheng K.-B., Gao B.-L., Liu J.-M., Xu J.-F. Pulmonary sparganosis mansoni: a case report from a non-endemic region. J. Thorac. Dis. 2014;6(6):E120-E124. 24.Wiwanitkit V. A review of human sparganosis in Thailand. Int. J. Infect. Dis. IJID Off. Publ. Int. Soc. Infect. Dis. 2005;9(6):312–316. 25.Khurana S., Appannanavar S., Bhatti H.S., Verma S. Sparganosis of liver: a rare entity and review of literature. BMJ Case Rep. 2012;2012 26.Hong S.J., Kim Y.M., Seo M., Kim K.S. Breast and scrotal sparganosis: sonographic findings and pathologic correlation. J. Ultrasound Med. Off. J. Am. Inst. Ultrasound Med. 2010;29(11):1627-1633. 27.Park W.H., Shin T.Y., Yoon S.M., Park S.-H., Kang Y.J., Kim D.K., et al. A case report of testicular sparganosis misdiagnosed as testicular tumor. J. Korean Med. Sci. 2014;29(7):1018–1020. 28.Kim J.-G., Ahn C.-S., Sohn W.-M., Nawa Y., Kong Y. Human sparganosis in Korea. J. Korean Med. Sci. 2018;33(44):e273. 29.Fabiani S., Bruschi F. Neurocysticercosis in Europe: still a public health concern not only for imported cases. Acta Trop. 2013;128(1):18–26. 30.Del Brutto O.H., Garcia H.H. Neurocysticercosis. Handb. Clin. Neurol. 2013;114:313–325. 31.Bouteille B. Epidemiology of cysticercosis and neurocysticercosis. Med. Sante Trop. 2014;24(4):367-374. 32.Garcia H.H., Nash T.E., Del Brutto O.H. Clinical symptoms, diagnosis, and treatment of neurocysticercosis. Lancet Neurol. 2014;13(12):1202-1215. 33.Chang K.H., Cho S.Y., Chi J.G., Kim W.S., Han M.C., Kim C.W., et al. Cerebral sparganosis: CT characteristics. Radiology. 1987;165(2):505-510. 34.Chang K.H., Chi J.G., Cho S.Y., Han M.H., Han D.H., Han M.C. Cerebral sparganosis: analysis of 34 cases with emphasis on CT features. Neuroradiology. 1992;34(1):1 35.Liao H., Li D., Zhou B., Liu J., Li Y., Liu H., et al. Imaging characteristics of cerebral sparganosis with live worms. J. Neuroradiol. J. Neuroradiol. 2016;43(6):378-383. 36.Meng Y., Kuang Z., Liao L., Ma Y., Wang X. Case report: morphologic and genetic identification of cerebral sparganosis. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2019;101(5):1174-1176. 37.Zhang P., Zou Y., Yu F.-X., Wang Z., Lv H., Liu X.-H., et al. Follow-up study of high-dose praziquantel therapy for cerebral sparganosis. PLoS Negl. Trop. Dis. 2019;13(1) 38.Li H.-X., Luan S.-H., Guo W., Hua L.-Y., Zhu H.-D., Deng J.-J., et al. Sparganosis of the brain: a case report and brief review. Neuroimmunol. Neuroinflammation. 2017;4(1):238–242. 39.Zhu Y., Ye L., Ding X., Wu J., Chen Y. Cerebral sparganosis presenting with atypical postcontrast magnetic resonance imaging findings: a case report and literature review. BMC Infect. Dis. 2019;19:748. 40.Torres J.R., Noya O.O., Noya B.A., Mouliniere R., Martinez E. Treatment of proliferative sparganosis with mebendazole and praziquantel. Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg. 1981;75(6):846–847. doi: 10.1016/0035-9203(81)90428-4. 41.Boonyasiri A., Cheunsuchon P., Suputtamongkol Y., Yamasaki H (2014). Nine human sparganosis cases in Thailand with molecular identification of causative parasite species. Am. J. Trop. Med. Hyg., 91: 389-393, 2014. 42.Quan Liu, Ming-Wei Li, Ze-Dong Wang, Guang-Hui Zhao, Xing-Quan Zhu. Human sparganosis, a neglected food borne zoonosis. The Lancet Infectious Diseases.2015; 15(10): 1226. 43.R. S. Petrigh, N. P. Scioscia, G. M. Denegri, M. H. Fugassa. Research Note. Cox-1 gene sequence of Spirometra in Pampas foxes from Argentina. Helminthologia.2015; 44.Wanchai Maleewong, Pewpan M. Intapan, Adhiratha Boonyasiri (2014). Nine human Sparganosis cases in Thailand with molecular identification of causative parasite species. The American Journal of Tropical Medicine and Hygi.2014; 91(2): 389. 45.Quan Liu, Ming-Wei Li, Ze-Dong Wang, Xing-Quan Zhu (2015). Human sparganosis: A neglected food borne zoonosis. The Lancet Infectious Diseases.2015; 15(10): 1226. 46.Co-existence of Paragonimus harinasutai and Paragonimus bangkokensis metacercariae in fresh water crab hosts in central Viet Nam with special emphasis on their close phylogenetic relationship Parasitology International 2012 | journal-article. 47.Rapid and simple identification of human pathogenic heterophyid intestinal fluke metacercariae by PCR-RFLP Parasitology International 2011 | journal-article DOI: 10.1016/j.parint.2011.09.004, EID: 2-s2.0-82155166402. 48.Neurognathostomiasis, a neglected parasitosis of the central nervous system Emerging Infectious Diseases 2011 | journal-article DOI: 10.3201/eid1707.101433, EID: 2-s2.0-79959904332. 49.Molecular identification of a causative parasite species using formalin-fixed paraffin embedded (FFPE) tissues of a complicated human pulmonary sparganosis case without decisive clinical diagnosis Parasitology International 2011 | journal-article 50.Impact of hookworm deworming on anemia and nutritional status among children in Thailand Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health 2011 | journal-article, EID: 2-s2.0-80054958645. 51.Human sparganosis in Thailand: An overview Acta Tropica 2011 | journal-article DOI: 10.1016/j.actatropica.2011.03.011, EID: 2-s2.0-79955612835 52.Human paragonimiasis in Viet Nam: Epidemiological survey and identification of the responsible species by DNA sequencing of eggs in patients' sputum Parasitology International 2011 | journal-article. 53.Confirmation of the paraphyletic relationship between families Opisthorchiidae and Heterophyidae using small and large subunit ribosomal DNA sequences Parasitology International, 2011. 54.Serodiagnostic reliability of single-step enriched low-molecular weight proteins of Taenia solium metacestode of American and Asian isolates Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene 2010. 55.Intrahepatic growth and maturation of Gnathostoma turgidum in the natural definitive opossum host, Didelphis virginiana Parasitology International 2010 | journal-article. 56.Infection status of the estuarine turtles Kinosternon integrum and Trachemys scripta with Gnathostoma binucleatum in Sinaloa, Mexico Revista Mexicana de Biodiversidad 2010 | journal-article, EID: 2-s2.0-79751486432, Source: Scopus - Elsevier Preferred source 57.Helminthic invasion of the central nervous system: Many roads lead to Rome Parasitology International, 2010 | journal-article. 58.Haplorchis taichui as a possible etiologic agent of irritable bowel syndrome-like symptoms Korean Journal of Parasitology, 2010 | journal-article. 59.Double strand problems: Reverse DNA sequences deposited in the DNA database Korean Journal of Parasitology 2010 | journal-article 60.A novel sigma-like glutathione transferase of Taenia solium metacestode International Journal for Parasitology 2010 | journal-article 61.Short report: Case of gnathostomiasis in Beijing, China American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 2009 | journal-article EID: 2-s2.0-59649094206 Source: Scopus – Elsevier 62.Morphological differences and molecular similarities between Paragonimus bangkokensis and P. harinasutai Parasitology Research 2009 | journal-article Large-group infection of boar-hunting dogs with Paragonimus westermani in Miyazaki Prefecture, Japan, with special reference to a case of sudden death due to bilateral pneumothorax Journal of Veterinary Medical Science 2009 | journal-article 63.Is gnathostoma turgidum an annual parasite of opossums? drastic seasonal changes of infection in didelphis virginiana in Mexico Journal of Parasitology 2009 |Journal article 64.Galβ1-6Gal, antigenic epitope which accounts for serological cross-reaction in diagnosis of Echinococcus multilocularis infection Parasite Immunology 2009 | journal-article 65.Fulminant eosinophilic myocarditis associated with visceral larva migrans caused by Toxocara canis infection Circulation Journal 2009 | journal-article 66.Lu G G Department of Pathogen Biology,Hainan Medical 2014. Discovery of an endemic area of gnathostoma turgidum infection among opossums, didelphis virginiana, in Mexico Journal of Parasitology 2009 | journal-article EID: 2-s2.0-73949145662 Retrospective epidemiological analysis of sparganosis in mainland China from 1959-2012. 67.Lee Eun Kyoung EK Department of Surgery, Konkuk University Medical Center, Seoul, 2014. Axillary sparganosis which was misunderstood lymph node metastasis during neoadjuvant chemotheraphy in. 68.Bennett Hayley M 2014. The genome of the sparganosis tapeworm Spirometra erinaceieuropaei isolated from the biopsy. 69.Oh Youngmin Y Department of Internal Medicine, College of Medicine, Chungbuk National University, Cheongju 361-711, 2014. Eosinophilic Pleuritis due to Sparganum: A Case Report. 70.Zhao Yi-Ming YM Department of Pediatric Surgery, The 2nd Affiliated Hospital & Yuying. Scrotal sparganosis mimicking scrotal teratoma in an infant: a case report and ... 71.Wiwanitkit Viroj V Tropical Medicine Unit, Hainan Medical University , Haikou , China - - 2014. Ocular Sparganosis. 72.Hill Ag 2014. A Currumbin Wildlife Sanctuary, 28 Tomewin St, Currumbin, Queensland, 4223, Australia. Acanthocephalan infection and sparganosis in a green tree snake (Dendrelaphis punctulata). 73.Cui Jing J Department of Parasitology, Medical College, Zhengzhou University, 40 Daxue Road, Zhengzhou, 450052, People's Republic of China, 2014. Molecular characterization of a Spirometra mansoni antigenic polypeptide gene encoding a 28.7 kDa ... 74.Ouyang Jinsheng J Department of Respiratory Medicine, the First Affiliated Hospital of Wenzhou Medical University, Wenzhou 325000 2014 Pleural sparganosis: Report of a case and review of the literature. 75.Kim Jeung Il JI Department of Orthopedic Surgery, Medical Research Institute, Pusan National University Hospital, Busan 602-739, 2014. Intramuscular sparganosis in the gastrocnemius muscle: a case report. 76.Hu Dan Dan, 2014. Identification of early diagnostic antigens from Spirometra erinaceieuropaei sparganum soluble proteins using . 77.Tsuda Hiroyuki H Division of Haematology/Oncology, Kumamoto City Hospital, Kumamoto, 2014. Sparganosis in follicular lymphoma patient. 78.Choi Seung Joon SJ Department of Radiology, Gachon University Gil Hospital, Incheon, 2014. Sparganosis of the breast and lower extremities: Sonographic appearance. 79.Wiwanitkit Viroj V University Editorial Office, Hainan Medical University, Haikou, 2014. Multiple sparganosis. 80.Woldemeskel Moges M University of Georgia, Tifton Veterinary Diagnostic and Investigational Laboratory, Tifton, 2014. Subcutaneous sparganosis, a zoonotic cestodiasis, in two cats. 81.Kołodziej-Sobocińska Marta M Mammal Research Institute, Polish Academy of Sciences, Waszkiewicza 1, 17-230 Białowieża, Poland. Electronic address: 2014. The first report of sparganosis (Spirometra sp.) in Eurasian badger (Meles meles). 82.Graham Rondell P D 2013. Sparganosis presenting as a mammographic abnormality. 83.Ho Tsai-Hsuan, 2013. Ocular sparganosis mimicking an orbital idiopathic inflammatory syndrome. 84.Kim Woo Young , 2013. Response to breast sparganosis. 85.Roh Sang-Young SY Division of Medical oncology, Seoul St. Mary's Hospital, Seoul , South 2013. Sparganosis in a patient with diffuse large B cell lymphoma. 86.Schauer F 2013. Travel-acquired subcutaneous Sparganum proliferum infection diagnosed by molecular methods. 87.Hong Daojun 2013. Cerebral sparganosis in mainland Chinese patients. 88.Lee H M 2013. Sparganosis of upper extremity in subcutaneous and intramuscular layers. 89.Hu Dan Dan (2013). Dept. of Parasitology, Medical College, Zhengzhou University, 2013. Immunoproteomic Analysis of the excretory-secretory proteins from Spirometra mansoni sparganum. 90.Mo Zhi-Shuo 2013. Clinical analysis of 25 sparganosis cases. 91.Chu Shuguang 2013. Magnetic resonance imaging features of pathologically proven cerebral sparganosis. 92.Jong-Yil Chai, Jae-Ran Yu, Soon-Hyung Lee, Suk-II Kim, Seung-Yull Cho (1998). Ineffectiveness of praziquantel treatment for human sparganosis (A case report). The Seoul Journal of Medicine, Vol. 29, No.4: 397-399, Dec.1988. 93.Xiang H, Wang J, Tan D, Xiong Y, Huang P, Shen Y, Xu Y, Gong Z, Hu F, Xu C, Wu J, Liu W, Liu J, Wan H, Hong D and Xie H (2023). The serum IgG antibody level as a biomarker for clinical outcome in patients with cerebral sparganosis after treatment. Front. Immunol. 14:1158635. doi: 10.3389/fimmu.2023.1158635. 94.Mark L. Eberhard, Elizabeth A. Thiele, Gole E. Yembo, Makoy S. Yibi, Vitaliano A. Cama, Ernesto Ruiz-Tiben (2015). Case report: Thirty-seven human cases of sparganosis from Ethiopia and South Sudan caused by Spirometra spp. Am. J. Trop. Med. Hyg., 93(2), 2015, pp. 350-355 doi:10.4269/ajtmh.15-0236 95.Daojun Hong, Huiqun Xie, Hui Wan, Ning An, Chunhua Xu, Jun Zhang (2018). Efficacy comparison between long-term high-dose praziquantel and surgical therapy for cerebral sparganosis: A multicenter retrospective cohort study. PLoS Negl Trop Dis 12(10): e0006918. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0006918 96.Choi MH, Kim HT, Kwak TY, Eom SH, Kim YS, Kwak DH, Kim JH (2012). Praziquantel treatment of an eosinophilic pleuritis patient suspected to be due to Sparganum infection. Infect Chemother. 2012 Dec;44(6):522-525.
|