Cập nhật về nghiên cứu lây truyền của ấu trùng giun đũa chó, mèo (Phần 1)
T. canis được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (US.CDC) coi là một trong bệnh ký sinh trùng bị lãng quên (Neglected Parasitic Infections) tại Mỹ và được quan tâm ưu tiên để can thiệp hành động y tế công cộng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tại Mỹ mà còn lan rộng ra khắp thế giới, với ước tính tỷ lệ huyết thanh dương tính 19% trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây. Chu kỳ binh học và phát triển của chúng có liên quan đến vật chú chính là chó đào thải trứng vào trong môi trường, sau đó tạo phôi sau 2-6 tuần. Người có thể nhiễm T. canis hoặc do nuốt phải trứng đã tạo phôi (embryonated eggs) trong môi trường hoặc thông qua nuốt phải ấu trùng giai đoạn 3 trong thịt của các vật chủ “paratenic hosts” chưa nấu chín (Lưu ý: Ấu trùng có thể truyền giữa các động vật là vật chủ “paratenic hosts” (giống như vật chủ trung gian nhưng không cần thiết cho chu kỳ phát triển của giun T. canis), mà không có sự phát triển bởi các động vật nhai lại hoặc động vật ăn thịt đồng loại. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo gây ra bởi giai đoạn ấu trùng của ký sinh trùng Toxocara spp. và ký sinh trùng này thuộc nhóm giun tròn ở chó và mèo. Khi nó gây nhiễm sang người, nó không thể hoàn thành trọn vẹn chu kỳ của chúng trên cơ thể người. Khi ấu trùng di chuyển có thể liên quan với một số cơ chế bệnh học quan trọng và có ý nghĩa do ấu trùng lang thang đến các cơ quan nội tạng ngoài ruột, dẫn đến hoại tử mô và hình thành phản ứng u hạt tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic granulomatous inflammation_EGI). Các hội chứng lâm sàng của thể ấu trùng di chuyển nội tạng (Visceral Larva Migrans_VLM), thể ấu trùng di chuyển thần kinh (Neural Larva Migrans_NLM), thể ấu trùng di chuyển ở mắt (Ocular Larva Migrans_OLM), hay thể ẩn thông thường (covert toxocariasis)là hay thường gặp do ấu trùng giun tròn của chó Toxocara canishay hiếm gặp hơn là hoặc của mèoToxocara cati. Thể ẩn muốn ám chỉ đến một tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng hoặc ít biểu hiện lâm sàng (paucisymptomatic infection) và toàn bộ lâm sàng này hiện vẫn đang là tình trạng/ chẩn đoán đang tranh luận do một số lượng lớn bệnh nhân có huyết thanh dương tính nhưng không có triệu chứng (seropositive asymptomatic patients). Hình 1. Ước tính tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara spp. Một cách nhìn về bệnh nhiệtđới lãng quên qua lăng kính dịch tễ (“Epidemiological prism”)
Hình 2. Ước tính tỷ lệ huyết thanh dương tính Toxocara spp. theo vùng và toàn cầu
Hình 3. Ước tính tỷ lệ hiện mắc theo huyết thanh dương tính và khoảng cỡ mẫu được xét nghiệm
Tuy nhiên, mối liên quan giữa tình trạng kháng thể dương tính với triệu chứng hô hấp như hen suyễn và khò khè và các biểu hiện dị ứng khó nhìn thấy, động kinh và chậm phát triển thần kinh nhận thức đã đựơc ghi nhận từ một số nghiên cứu. Các khía cạnh được tổng hợp cho các nhà lâm sàng, cung cấp nền tảng kiến thức về nhận thức bệnh này, đặc biệt đang có xu hướng tỷ lệ mắc ở Nam Mỹ, kể cả vùng Mississippi ngày càng tăng cao.T. canis và T. cati là những ký sinh trùng với vật chủ chính của nó là chó và mèo và có thể lây sang người. Các thầy thuốc lâm sàng nên đặt ra các chẩn đoán bệnh này khi có yếu tố phơi nhiễm hay đặc điểm lâm sàng xuất hiện. Một vài kinh nghiệm và số liệu từ điều tra ở Mỹ cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc Toxocara spp. trên toàn cầu và ở Mississippi: Tại Mỹ, 5% số trẻ em từ 6 tuổi trở lên có hueets thanh dương tính với Toxocara spp., trong đó tỷ lệ ở Mississippi gần gấp hai lần tỷ lệ chung trung bình của cả nước. Tiếp xúc với đất tại các vùng có chó và mèo đại tiện, thải phân, bao gồm cả trong các sân chơi và hộp cát, khiến cho nguy cơ nhiễm tăng lên. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể nguy cơ do hành vi phơi nhiễm bên ngoài nhà. Hiến hơn, nhiễm trùng có thể xảy ra do ăn phải thịt của các động vật nhiễm nấu chưa chín (thịt thỏ, gà hay bò); Biểu hiện lâm sàng có thể là đau bụng, động kinh, co giật, hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn thị giác. Khi một người nuốt phải từ nguồn ở môi trường bị ô nhiễm như đất hay lông của thú cưng, ấu trùng trong trứng nở ra vào trong đường ruột và sau đó di chuyển đến các cơ quan như gan, não, mắt, tim, cơ xương. Vì con người là vật chủ ngõ cụt (dead-end host), nên ấu trùng sẽ chết trong các mô này, gây phản ứng viêm. Sự hình thành mô hạt hay các bằng chứng có thể được nhìn thấy trên hình ảnh chụp, khám đáy mắt hay sinh thiết mô; Hình 4. Thời gian lây truyền, di chuyển của ấu trùng Toxocara spp. trong các mô và nội tạng
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của thể ẩn hay thể VLM có thể không rõ ràng. Trên thể VLM, trong đó gan, phổi và hiếm hơn là tim và thận ít bị ảnh hưởng hơn. Khi mắc thể ẩn, các bệnh nhân có thể biểu hiện tăng bạch cầu ái toan đơn thuần mà không có triệu chứng, hoặc chỉ có sốt, gan lớn hay các triệu chứng ở phổi tùy thuộc vào giai đoạn di chuyển. Các triệu chứng phổi (đáng chú ý là dấu khò khè và lách tách (rhonchi) hay tiếng này thường trái ngược với tiếng thở khò khè, những âm “lạch cạch” ở cường độ âm thấp, đôi khi chúng giống như tiếng ngáy và loại tiếng thở “rhonchi” thường xảy ra do tắc nghẽn hoặc tích tụ chất nhày trong đường thở. Các triệu chứng viêm cơ tim hay mày đay có thể xuất hiện. Tỷ lệ mắc mới của bệnh chưa biết vì nhiều người nhiễm hay phơi nhiễm với Toxocara spp. và không phát triển triệu chứng rõ ràng. Các đặc điểm lâm sàng ở cơ quan mắt và thần kinh cũng có thể xảy ra và đòi hỏi điều trị bằng liệu pháp thuốc chống ký sinh trùng và có thể cho thêm steroides. Thể ấu trùng di chuyển trên cơ quan thần kinh (NLM), các trẻ em có cơ quan thần kinh bị ấu trùng xâm nhập có thể biểu hiện lâm sàng hoặc là cơn động kinh, co giật hoặc bệnh lý não do hậu quả của ấu trùng di chuyển đi qua nhu mô não. Trong trường hợp ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM), đưa đến bệnh lý võng mạc làm thay đổi thị lực, lác mắt, bong võng mạc, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào có thể nặng là sưng và phá hủy mô mắt, viêm nội nhãn hay đôi khi tạo phản ứng u hạt (sau đó có thể không nhìn thấy hình ảnh qua khám mắt trực tiếp); Chẩn đoán bệnh do ấu trùng giun đũa chó/ mèo không thể thiết lập bằng xét nghiệm phân tìm trứng hay ấu trùng. Vì ấu trùng Toxocara spp. không thể hoàn thành chu kỳ củ chúng trên người đến giai đoạn giun trưởng thành để đẻ trứng vào trong ruột, một xét nghiệm phân trên bệnh nhân cũng sẽ không thể hiện và quyết định nhiễm trùng hay không. Hơn nữa, việc đánh giá về mặt lâm sàng với chẩn đoán huyết thanh cần thiết để chẩn đoán ca bệnh. Động vật (chó/mèo) có thể đào thải giun ra theo phân từ trong ruột của chúng nhưng bản thân trứng giai đoạn nhiễm và đòi hỏi 2-4 tuần mới trưởng thành trong môi trường đất. Huyết thanh chẩn đoán dương tính phối hợp với các triệu chứng lâm sàng là cần thiết để chẩn đoán bệnh do ấu trùng giun đũa chó mèo.Các xét nghiệm sàng lọc từ các kit thương mại sẵn có hiện nay và USCDC đã xác định. Đồng thời, khi chẩn đoán ca bệnh cũng nên có hội chẩn chuyên gia bệnh truyền nhiễm hay với US.CDC để xác định ca bệnh. Chẩn đoán và quản lý thể bệnh OLM nên tiến hành bởi nhà nhãn khoa và chuyên gia để quản lý ca bệnh tốt nhất. Độ nhạy của thể OLM thấp hơn khi dùng các xét nghiệm huyết thanh học (sero-diagnostic assays) vì thế nhà nhãn khoa có kinh nghiệm là rất quan trọng trong xác định chẩn đoán. Lợi ích của liệu pháp thuốc chống giun sán đối với thể OLM chưa được thiết lập đầy đủ, đặc biệt khi có sự nghiêm trọng của phản ứng viêm của vật chủ thì kết quả sẽ khác. Bác sỹ nhãn khoa có thể khuyên dùng steroid thoa hay con đường toàn thân để làm giảm viêm trong mắt. Hình 5. Quản lý bệnh ấu trùng giun đũa chó/ mèo ở người cần tiếp cận Mô hình one Heath
Các thuốc chống giun sán điều trị bệnh do ấu trùng giun đũa chó/ mèo hiện đang sẵn có và an toàn. Điều trị chọn lọc đối với thể ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM)là thuốc albendazole trong 5 ngày dù liệu trình đôi khi có thể dài hơn cho các ca có biến chứng (như tim, thần kinh trung ương). Bản thân huyết thanh chẩn đoán dương tínhđơn thuần có thể không cần thiết điều trị. Một điều trị thay thế khác là thuốc mebendazole, dù albendazole được ưa chuộng đặc biệt trong thể ấu trùng di chuyển ở mắt và thần kinh trung ương vì thiếu cơ sở xuyên thấm thuốc đi qua hàng rào máu não và hấp thu đường tiêu hóa thấp (suboptimal gastrointestinal absorption). Hình 6. Đường đi của ấu trùng Toxocara spp. đi từ động vật sang người và đến các tạng
Nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng phổ biến nhất ở người và động vật. Ký sinh trùng giun tròn thuộc giống Toxocara, là một trong những loại nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người lân rộng nhất và có tầm quan trọng kinh tế nhất mà con người có liên quan và chia sẻ với chó và mèo. Dù hoàn thành dự án bộ gen của T. canis thô bước đầu cũng đã là một bước quan trọng tiến bộ để hiểu biết loài ký sinh trùng và các nghiên cứu tiếp theo về đích tác dụng thuốc mới, điều trị bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo hiện đang lệ thuộc vào một số thuốc giới hạn mà thôi, nên cần thiết phải nghiên cứu về các thuốc giun sán mới, đặc biệt là cácthuốc dùng để điều trị ấu trùng Toxocara spp. trong mô ở người.
(còn nữa) -->Tiếp theo Phần 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Aghaei S, Riahi SM, Rostami A, et al. Toxocara spp. infection and risk of childhood asthma: A systematic review and meta-analysis. Acta Trop. 2018;182:298-304. 2. Bradbury RS, Hobbs CV. Toxocara seroprevalence in the USA and its impact for individuals and society. Adv Parasitol. 2020;109:317-339. 3. Bowman DD. Ascaris &Toxocara as Foodborne and Waterborne pathogens. Res Vet Sci. 2021;135(1):1-7. 4. Centers for Disease Control and Prevention. Parasites-Toxocariasis. Accessed February 8, 2022. https://www.cdc.gov/parasites/toxocariasis/index.html 5. Centers for Disease Control and Prevention. Screening Asymptomatic Returning Travelers. Accessed April 11, 2022. https://wwwnc.cdc.gov/travel/page/yellowbook-home-2020 6. Zibaei M, Sadjjadi SM, Maraghi S. The occurrence of Toxocara species in naturally infected broiler chickens revealed by molecular approaches. J Helminthol. 2017;91(5):633-636. 7. Chen J, Liu Q, Liu GH, et al. Toxocariasis: a silent threat with a progressive public health impact. Infect Dis Poverty. 2018;7(1):1-3. 8. Chen J, Liu Q, Liu GH, et al. Toxocariasis: a silent threat with a progressive public health impact. Infect Dis Poverty. 2018;7(1):59. 9. Dzikowiec M, Goralaska K, Blaszkowska J. Neuroinvasions caused by parasites. Ann Parasitol. 2017;63:243-253. 10. Kuenzli E, Neumayr A, Chaney M, Blum J. Toxocariasis-associated cardiac diseases: A systematic review of the literature. Acta Trop. 2016;154(107):107-120. 11. Inagaki K, Kirmse B, Bradbury RS, et al. Case Report: Ocular Toxocariasis: A Report of Three Cases from the Mississippi Delta. Am J Trop Med Hyg. 2019;100(5):1223-1226. 12. Liu EW, Chastain HM, Shin SH, et al. Seroprevalence of antibodies to Toxocara species in the United States and associated risk factors, 2011-2014. Clin Infect Dis. 2018;66(2):206-212. 13. Rostami A, Riahi SM, Holland CV, et al. Seroprevalence estimates for toxocariasis in people worldwide: a systematic review and meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis. 2019;13(12):e0007809. 14. Ma G et al. Human toxocariasis. Lancet Infect Dis. 2018;18:e14. 15. Meliou M et al. Toxocariasis of the nervous system. Acta Parasitol. 2020;65:291. 16. Luna J, Cicero CE, Rateau G, Quattrocchi G, Marin B, Bruno E, et al. (2018). Updated evidence of the association between toxocariasis and epilepsy: Systematic review and meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis 12(7): e0006665. 17. C.V. Holland et al, (2015). Knowledge gaps in the epidemiology of Toxocara: the enigma remains. https://www.cambridge.org/core/journals/parasitology18. Sara R. Healy, Eric R. Morgan,Joaquin M. Prada, Martha Betson (2020). Brain food: rethinking food-borne toxocariasis. https://www.cambridge.org/core/journals/parasitology 19. World Health Organization. Action Against Worms. Accessed 2022. https://www.who.int/ 20. World Health Organization. Preventive chemotherapy to control soil-transmitted helminth infections in at-risk population groups. Accessed April 1, 2022.
|