Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 7 8 1
Số người đang truy cập
2 0 7
 Chuyên đề Giun
Cập nhật về nghiên cứu lây truyền của ấu trùng giun đũa chó, mèo (Phần 2-Hết)

Tiếp theo Phần 1


Nghiên cứu gần đây là một nghiên cứu tổng hợp định tính ựa trên các bằng chứng có sẵn về tỷ lệ huyết thanh dượng tính với ấu trùng giun đũa chó mèo tại Latin America và vùng Caribbe (Juan R. Ulloque-Badaracco và cs., 2023) liên quan đến 6 bộ dữ liệu điện tử được tiến hành cho nghiên cứu phối hợp các điều khoản MeSH với điều khoản tự do. Việc lựa chọn và rút các thông tin từ các bài báo được tiến hành tiếp cận độc lập và đối chiếu đôi. Công cụ Newcastle-Ottawa được dùng để đánh giá nguy cơ sai số trong các bài báo.

Phân tích tổng hợp sử dụng tiếp cận phương thức hiệu quả-ngẫu nhiên (random-effects approach) với phân tích các nhóm phụ và phân tích độ nhạy đối với các nguy cơ sai số. Từ 101 bài báo với tổng số 31123 người tham gia nghiên cứu từ năm 1990-2022, với Brazil chiếm số nghiên cứu nhiều nhất (n = 37). Tỷ lệ huyết thanh dương tính chung của bệnh do ấu trùng Toxocara spp. là 31,0% (95%CI: 27,0-35,0%, I2 = 99%). Tỷ lệ đặc điểm các thể lâm sàng trên các bệnh nhân dương tính gồm có thể ấu trùng di chuyển ở mắt (30,0%), thể không có triệu chứng (26,0%) và sự có nuôi chó ở nhà là (68,0%). Ngoài ra, tỷ lệ huyết thanh dương tính thấp hơn trong các nghiên cứu bao gồm chỉ ở người lớn hơn trẻ em. Ngược lại, chưa có sự khác biệt về tỷ lệ huyết thanh dương tính giữa các nghiên cứu tiến hành trên cộng đồng và tại bệnh viện.

Cải tiến, phát triển và nghiên cứu thuốc mới như một giải pháp thích hợp chống lại các bệnh lý giun sán. Gần đây, các nhà khoa học khám phá các ứng viên thuốc mới để thử nghiệm. Các hợp chất chính đã được báo cáo thời gian gần đây, các thuốc này liên quan đến các đồng phân albendazole, dẫn suất quinone hoạt tính và sản phẩm tự nhiên cùng các đồng phân của chúng. Các phân tử nano và công thức của chúng cũng đượcliệt kê. Về đặc tính chống lại giun sán trên thử nghiệm in vitro và/ hoặc in vivo của các hoạt chất thay thế như vậy sẽ là cơ hội cho điều trị bệnh do ấu trùng giun đũa chó mèo ở người. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ làm rõ các đích phân tử (molecular targets)hợp lệ và các hóa chất giới hạn về lĩnh vực nghiên cứu thuốc điều trị Toxocara spp.

Một số tác giả tại các vùng lưu hành bệnh có lời khuyên sàng lọc cả giun lươn do Strongyloides spp. bằng cách sử dụng kit chẩn đoán huyết thanh phát hiện kháng thể vì một số bệnh nhân đi du lịch về từ các vùng bệnh đồng lưu hành hai tác nhân thì việc dùng steroids là cân nhắc cẩn thận. Vì nguy cơ hội chứng tăng nhiễm giun Strongyloides spp., nên nhiễm trùng loại này nên sàng lọc và cấn nhắc trước khi thực hiện liệu pháp corticosteroid.


Hình 7

Theo ấn phẩm gần đây nhất về nghiên cứu các ứng viên thuốc mới trong điều trị bệnh do áu trùng giun đũa chó, mèo với một số thách thức (Toward anthelmintic drug candidates for toxocariasis: Challenges and recent developments (Ana C.Mengarda và cs., 2023) thấy:

•Hóa liệu pháp với các thuốc benzimidazoles có hiệu lực hạn chế chống lại ấu trùng Toxocara spp. trong mô;

•Các điểm mới của lộ trình của Tổ chức Y tế thế giới là cần tập trung nghiên cứu và cải tiến về thuốc điều trị giun sán;

•Các nổ lực tìm ra các hợp chất có hoạt tính hoặc công thức thuốc hiệu quả là rất quan trọng trong điều trị bệnh do ấu trùng Toxocara spp;

•Sử dụng thuốc có nano dẫn (drug nanocarriers) có vai trò chiến lược thú vị để cải thiện khâu điều trị thuốc;

•Các đích phân tử hợp lệ là trung tâm hay cốt lõi trong nghiên cứu về thuốc.

Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với đất hay lông chó, mèo và kể cả các chân có móng vuốt của chúng là việc cần thiết để giảm cơ hội lây nhiễm. Sự tái nhiễm có thể xảy ra sau khi phơi nhiễm lặp lại. Các hộp cát và các khu vực chơi có chó và mèo thả rông nên thu thập và loại bỏ mẫu phân một cách hợp lý nhất và vệ sinh nhất.

Đồng thời, thường xuyên sổ giun cho chó, mèo cũng là khâu quan trọng. Thực phẩm nên nấu chín vì nhiễm trùng từ thịt chưa nấu chín (dù hiếm) nhưng vẫn có thể xảy ra.


Hình 7.Các yếu tố dịch tễ
quan trọng trong khâu lan truyền ấu trùngToxocara spp.,
4 ổ chứa về ký sinh trùng và các chìa khóa để kiểm soát, phòng chống chúng.

Hầu hết người nhiễm không phát triển thành bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, đặc biệt là khi phơi nhiễm lặp lại hay nhiễm trùng với số lượng trứng và ấu trùng cao, ấu trùng có thể di chuyển khắp cơ thể, gây ra tình trạng ấu trùng di chuyển ở mắt, thần kinh và nội tạng dẫn đến bệnh lý nghiêm trọng và đôi khi tử vong.


Hình 8. Ấu trùng T. canis trong tim của cho con 12 tuần tuổi (T) và T. canis trưởng thành
ký sinh trong ruột non của chó con 4 tuần tuổi

Loài Toxocara spp. nhiễm trên một phổ rộng vật nuôi và động vật hoang dại là những vật chủ chính và vật chủ chờ thời, thông qua nhiều con đường lây truyền khác nhau, sinh ra tình trạng ấu trùng định vị trong mô sống trong một thời gian dài và các trứng đề kháng tốt với ngoại cảnh mà cso thể sống sót ở môi trường bên ngoài. Do đó, Toxocara bệnh ở người là một hình thái các tác nhân sinh bệnh lý tưởng phù hợp để phát triển một mô hình o­ne-Health.

Tuy nhiên, dù hiện nay kiến thức về tầm quan trọng về y tế công cộng của bệnh, nhưng các khoảng trống về sự hiểu biết các khái cạnh sinh học và dịch tễ liên quan vẫn còn chưa thấu đáo. Các khoảng trống này đã che dấu khả năng lồng ghép các nổ lực nghiên cứu về lĩnh vực thú y, y học và môi trường. Nếu điều này làm rõ thì tiếp cận o­ne-Helth sẽ cải thiện sự hiểu biết về phòng chống một bệnh lý lây ruyền từ động vật lây sang người phức tạp như thế.

Bệnh do ấu trùng giun đũa chó méo ở người là một bệnh nhiệt đới lãng quên (Neglected Tropical Disease), bệnh phân bố trên toàn cầu và có tác động ý nghĩa lên sức khỏe y tế công cộng toàn cầu. Nhiễm trùng có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ở người, gồm cả dị ứng, rối loạn chắc năng mắt và thần kinh, nhất là động kinh. Trứng giun Toxocara lắng đọng trong đất khi cho, mèo, chồn thải phân ra ngoài, trứng nhiễm vào trên các đồng cỏ và sau đó là các động vật. Tuy nhiên, lây truyền giun tròn Toxocara sang người thông qua ăn uống đã ghi nhận một số lưu ý trên y văn. Phải chăng đến lúc chúng ta cần quan tâm bệnh này như một nhiễm trùng qua đường thực phẩm (food-borne Toxocariasis), nhấn mạnh các khoảng trống về hiểu biết cần bổ sung và lưu ý thêm các chiến lược dự phòng tiềm tàng.

Bảng 1. Các phương thức giảm nguy cơ nhiễm trùng Toxocara spp.

Yếu tố nguy cơ

Biện pháp làm giảm nhiễm/ phơi nhiễm

Các thú cưng (mèo và chó, đặc biệt các con chú cưng tuổi còn nhỏ) và môi trường xung quanh chúng.

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng tuần hoặc hàng ngày (nếu có thể) nơi các thú cưng đang sống
  • Nhờ các nhà chăm sóc thú y điều trị chó và mèo về nhiễm giun sán;
  • Rửa tay sạch sau khi bồng bế, dọn chất thải của thú cưng hay cát, đất nơi mà thú cưng có thể đại tiện.

Các hộp cát và khu vực chơi của thú cưng

  • Không nên cho phép các trẻ em chơi ở các khu vực mà các các thú cưng và động vật khác thải phân.
  • Các hộp cát nên đậy lại khi không dùng đến để đảm bảo các động vật không chui vào và không làm ô nhiễm bởi chúng;
  • Rửa sạch tay sau khi chơi bên ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với các hộp cát.

Chế biến chuẩn bị/ cầm thức ăn

  • Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi vệ sinh và saukhi tương tác với các thú cưng chó, mèo;
  • Dạy cho trẻ em không ăn các chất bẩn và đất;
  • Thịt và nội tạng gà hay thỏ nên luôn phải nấu chín hoàn toàn và ở nhiệt độ thích hợp để phòng bệnh;
  • Không sử dụng phân chó hay mèo để ủ nhiệt sinh học hay làm phân bón trong các vườn rau ‡

 


* Nguồn: Toxocariasis. 
https://www.cdc.gov/parasites/toxocariasis/
† Phân cần đào và bỏ xuống lấp hay bỏ vào túi và mang bỏ vào thùng rác.
‡ xem thêm 
https://www.foodsafety.gov/food-safety-charts/safe-minimum-internal-temperatures


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aghaei S, Riahi SM, Rostami A, et al. Toxocara spp. infection and risk of childhood asthma: A systematic review and meta-analysis. Acta Trop. 2018;182:298-304. 

2. Bradbury RS, Hobbs CV. Toxocara seroprevalence in the USA and its impact for individuals and society. Adv Parasitol. 2020;109:317-339. 

3. Bowman DD. Ascaris &Toxocara as Foodborne and Waterborne pathogens. Res Vet Sci. 2021;135(1):1-7. 

4. Centers for Disease Control and Prevention. Parasites-Toxocariasis. Accessed February 8, 2022. https://www.cdc.gov/parasites/toxocariasis/index.html

5. Centers for Disease Control and Prevention. Screening Asymptomatic Returning Travelers. Accessed April 11, 2022. https://wwwnc.cdc.gov/travel/page/yellowbook-home-2020

6. Zibaei M, Sadjjadi SM, Maraghi S. The occurrence of Toxocara species in naturally infected broiler chickens revealed by molecular approaches. J Helminthol. 2017;91(5):633-636. 

7. Chen J, Liu Q, Liu GH, et al. Toxocariasis: a silent threat with a progressive public health impact. Infect Dis Poverty. 2018;7(1):1-3. 

8. Chen J, Liu Q, Liu GH, et al. Toxocariasis: a silent threat with a progressive public health impact. Infect Dis Poverty. 2018;7(1):59. 

9. Dzikowiec M, Goralaska K, Blaszkowska J. Neuroinvasions caused by parasites. Ann Parasitol. 2017;63:243-253.

10. Kuenzli E, Neumayr A, Chaney M, Blum J. Toxocariasis-associated cardiac diseases: A systematic review of the literature. Acta Trop. 2016;154(107):107-120. 

11. Inagaki K, Kirmse B, Bradbury RS, et al. Case Report: Ocular Toxocariasis: A Report of Three Cases from the Mississippi Delta. Am J Trop Med Hyg. 2019;100(5):1223-1226. 

12. Liu EW, Chastain HM, Shin SH, et al. Seroprevalence of antibodies to Toxocara species in the United States and associated risk factors, 2011-2014. Clin Infect Dis. 2018;66(2):206-212. 

13. Rostami A, Riahi SM, Holland CV, et al. Seroprevalence estimates for toxocariasis in people worldwide: a systematic review and meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis. 2019;13(12):e0007809. 

14. Ma  G  et al. Human toxocariasis. Lancet Infect Dis. 2018;18:e14.

15. Meliou  M  et al. Toxocariasis of the nervous system. Acta Parasitol. 2020;65:291.
16. Luna J, Cicero CE, Rateau G, Quattrocchi G, Marin B, Bruno E, et al. (2018). Updated evidence of the association between toxocariasis and epilepsy: Systematic review and meta-analysis. PLoS Negl Trop Dis 12(7): e0006665.

17. C.V. Holland et al, (2015). Knowledge gaps in the epidemiology of Toxocara: the enigma remains. https://www.cambridge.org/core/journals/parasitology

18. Sara R. Healy, Eric R. Morgan,Joaquin M. Prada, Martha Betson (2020). Brain food: rethinking food-borne toxocariasis. https://www.cambridge.org/core/journals/parasitology

19. World Health Organization. Action Against Worms. Accessed 2022. https://www.who.int/

20. World Health Organization. Preventive chemotherapy to control soil-transmitted helminth infections in at-risk population groups. Accessed April 1, 2022. 

Ngày 06/03/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích