Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 18/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 8 6 0 6 8 8
Số người đang truy cập
4 7 1
 Chuyên đề Dịch tễ học
Ký sinh trùng sốt rét lây truyền từ động vật sang người: Thực trạng và những khó khăn cho chương trình loại trừ sốt rét (Phần 3-Tiếp theo)

Tiếp theo Phần 2


Về đặc điểm vector truyền sốt rét P.knowlesi cũng đã được nhiều nghiên cứu đánh giá.Bảng 3 này bao gồm các bằng chứng được công bố về các chỉ số sinh học các loài được biết hoặc nghi ngờ truyền bệnh sốt rét từ động vật sang người, dựa trên các chỉ số của TCYTTG về phòng chống vector.Bằng chứng về những phát hiện trực tiếp được biểu thị bằng dấu hoa thị: * Bằng chứng yếu (thông tin từ một ấn phẩm duy nhất, hoặc chỉ được đề cập dưới dạng chú thích phụ trong các ấn phẩm khác); **Bằng chứng trung bình (thông tin từ ít hơn 5 ấn phẩm, trong đó chỉ một thiểu số được đề cập dưới dạng chú thích phụ); ***Bằng chứng chắc chắn (thông tin từ 5 ấn phẩm trở lên, không có ấn phẩm nào đề cập đến bằng chứng như một chú thích phụ). Bằng chứng gián tiếp được tính bởi các chỉ số: Tỷ lệ đốt người (Human Biting Rate-HBR, chỉ số hút máu người (Human Blood Index-HBI), chỉ số lan truyền côn trùng (Entomological Inoculation Rate-EIR).

Bảng 3. Các vector truyền Plasmodium Knowlesi: Bằng chứng dựa trên chỉ số của TCYTTG

Vector

Chỉ số của Tổ chức Y tế thế giới

Tần suất xuất hiện

Mật độ

Thời gian đốt máu

Vị trí đốt máu

HBR

Vị trí trú đậu

Kháng hoá chất

Môi trường sống của bọ gậy

HBI

Tỷ lệ thoa trùng

EIR

An. latens

***

**

**

**

**

°

*

*

**

*

An. leucosphyrus

**

°

An. balabacensis

***

***

***

***

**

°

**

*

An. introlatus

**

**

*

**

*

An. dirus

***

***

**

**

**

**

**

**

°

An. cracens

**

**

**

**

*

*

°

**

*

An. donaldi

**

**

*

*

*

*

An. sundaicus

*

*

°

An. letifer

*

*

°

*

Nguồn: van de Straat, B., Sebayang, B., Grigg, M.J.et al.Zoonotic malaria transmission and land use change in Southeast Asia: what is known about the vectors.Malar J21, 109 (2022).

Tình trạng vector được xác định liên quan đến việc lan truyền P. knowlesi sang người được chia thành 3 loại chủ yếu: Vector được xác định, Vector có liên quan và Vector nghi ngờ. Các vector được xác nhận là các loài muỗi có thoa trùng P. knowlesi được tìm thấy trong tuyến nước bọt của muỗi, các vector liên quan là các loài muỗi có DNA của P. knowlesi được xác định bằng PCR và các vector nghi ngờ đề cập đến các vector đã được xác nhận truyền bệnh sốt rét khác lây truyền ở khỉ, xảy ra ở các khu vực lan truyền P. knowlesi.

Mặc dù An. hackeri được phát hiện là vector truyền bệnh tiềm năng của các loài KSTSR ở khỉ,gồm cả P. knowlesi ở bán đảo Malaysia, nhưng sau đó người ta phát hiện ra nó chủ yếu (không hoàn toàn) là loài thích đốt máu động vật và không thu hút con người. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng An. kochi có thể đóng vai trò là vật trung gian truyền bệnh sốt rét khỉ ở Singapore. Tuy nhiên, An. kochi thích hút máu động vật mạnh hơn và rất ít khi đốt máu người . Do đó, cả An. hackeriAn. kochi không được coi là vector truyền bệnh quan trọng của P. knowlesi và các loài sốt rét khác ở khỉ sang người.

Mặc dù một số chỉ số (sự xuất hiện, sự phong phú, vị trí đốt) được nghiên cứu tương đối kỹ đối với hầu hết các loài, nhưng có rất ít hoặc không có bằng chứng nào cho nhiều chỉ số quan trọng để đánh giá vai trò vector trong truyền bệnh sốt rét P.knowlesi (vị trí nghỉ ngơi, môi trường sống của bọ gậy, tỷ lệ thoa trùng và chỉ số lan truyền côn trùng (EIR)). Ngay cả đối với An. balabacensisAn. latens, những vectortruyền bệnh được nghiên cứu tốt nhất và được biết là vector có khả năng lây truyền loài P. knowlesi cao nhất, nhưng vẫn còn thiếu bằng chứng mạnh mẽ đối với hơn một nửa số chỉ số giám sát côn trùng. Do đó, việc đánh giá các hành vi mục tiêu phòng chống vector như vị trí đốt và thời gian đốt cao điểm, cũng như đánh giá nguy cơ lây truyền bệnh sốt rét từ động vật sang người, vẫn còn nhiều thách thức và phải là trọng tâm của nghiên cứu trong tương lai.

Ở châu Á, loài muỗi chính truyền P. knowlesi và các KSTSR truyền từ động vật sang người khác, cũng như các loài sốt rét khác lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thuộc nhóm An. leucosphyrus. Những loài này được tìm thấy trên phạm vi địa lý rộng, trải dài từ Đông Bắc Ấn Độ và Myanmar về phía đông đến Indonesia và Philippines. Nhóm Leucosphyrus chứa 21 loài trong ba phân nhóm (Leucosphyrus, Hackeri và Riparis). Phân nhóm Leucosphyrus được quan tâm nhiều nhất từ góc độ y tế công cộng vì nhiều loài được cho là vector truyền bệnh P. knowlesi. Phân nhóm Leucosphyrus gồm 13 loài, trong đó có 12 loài thuộc hai phức hợp loài: An. leucosphyrus An. dirus. Phức hợp An. dirus là phức hợp đa dạng sinh học nhất với 8 loài đã biết, tất cả đều phân bố ở Đông Nam Á, với An. cracens cũng được tìm thấy ở Sumatra cũng như ở bán đảo Thái Lan và Malaysia. Bốn loài thành viên được biết đến ở phức hợp An. leucosphyrus được tìm thấy ở miền nam Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.


Hình 5. Phân bố các vector truyền bệnh sốt rét P.knowlesi tại khu vực Đông Nam Á

Nguồn: van de Straat, B., Sebayang, B., Grigg, M.J.et al
.Zoonotic malaria transmission and land use change in Southeast Asia: what is known about the vectors.Malar J21, 109 (2022).

Điều thú vị là sự phân bố của muỗi thuộc mhóm Leucosphyrus gần giống với sự phân bố của khỉ đuôi dài M. fascicularis. Hơn nữa, sự phân bố của phức hợp An. leucosphyrus chồng lên phức hợp của loài khỉ đuôi lợn miền Nam M. nemestrina. Ngoài ra, sự phân bố của phức hợp An. dirus rất phù hợp với sự phân bố của khỉ đuôi lợn miền Bắc M. leonina. Phân bố của phức hợp An. dirus gắn với lục địa Đông Nam Á, ngoại trừ An. cracens, cũng được tìm thấy ở Bắc Sumatra, trong khi phức hợp An. leucosphyrus có sự phân bố địa lý nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á.

Một nghiên cứu cũng đã đưa ra các dự đoán, phức hợp An. leucosphyrus được dự đoán sẽ xuất hiện ở những khu vực có độ che phủ rừng bị xáo trộn nhưng không nguyên vẹn (>60% cây che phủ) trong khi phức hợpAn. dirus được dự đoán sẽ xuất hiện ở những khu vực có 10-100% cây che phủ cũng như thảm thực vật và đất trồng trọt. Trong số các loài khỉ, M. nemestrina chủ yếu được dự đoán sẽ xuất hiện ở các khu vực có rừng, trong khi khỉ M. fascicularis được dự đoán sẽ xuất hiện ở các vùngthảm thực vật, đất trồng trọt, vùng đất ngập nước và khu đô thị bên cạnh các khu vực có rừng.


Hình 6. Phạm vi và sự phân bố dự đoán của các loài, phức hợp loài và nhóm muỗi.

Ghi chú: Bốn bản đồ bên (T) trái chỉ phạm vi phân bố hiện tại từng loài muỗi, phức hợp-nhóm muỗi;
Bốn bản đồ bên
(P) hiển thị xác suất dự đoán sự xuất hiện tương đối của muỗi tương ứng.



Hình 7. Phạm vi và sự phân bố dự đoán các loài khỉ đuôi dài tại Đông Nam Á

Ghi chú: Ba bản đồ bên (T) hiển thị phạm vi phân bố hiện tại các loài khỉ đuôi dài;
Ba bản đồ bên (P) hiển thị xác suất dự đoán sự xuất hiện tương đối của loài khỉ tương ứng.

Gần đây, các nghiên cứu ở Sarawak và Sabah, phía Đông Malaysia đã xác định hai loài không thuộc nhóm LeucosphyrusAn. letiferAn. donaldi - là các vector truyền bệnh sốt rét do loài P. knowlesi ở những khu vực này. Những con muỗi đốt người được thu thập ở cả Sarawak và Sabah và loài P. knowlesi được phát hiện bằng PCR lần lượt ở tuyến nước bọt và toàn bộ con muỗi. Tuy nhiên, sự hiện diện của thoi trùng hoặc nang trứng không được xác định ở tuyến nước bọt hoặc ruột giữa của muỗi bằng kính hiển vi và tuyến nước bọt chỉ được kiểm tra riêng bằng PCR. Do đó, trạng thái vector của An. donaldiAn. letifer đang chờ xác định chính thức.

Ngoài ra, DNA của P. knowlesi đã được tìm thấy trong một nhóm nhỏ An. sundaicus ở quận Nicobar, Ấn Độ. Tuy nhiên, không tìm thấy thoi trùng nào và nghiên cứu này quá nhỏ để xác nhận tình trạng vector của An. sundaicus đối với P. knowlesi. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu loài An. sundaicus có thể là vật trung gian truyền P. knowlesi sang người hay không. Tuy nhiên, việc phát hiện ký sinh trùng là một ngoại lệ đáng chú ý đối với mô hình được chấp nhận rộng rãi rằng bệnh sốt rét lây truyền từ động vật sang người P. knowlesiP. cynomolgi chỉ được truyền bởi muỗi thuộc nhóm Leucosphyrus. Nó làm tăng khả năng các loài Anopheles sp. khác có thể có khả năng truyền các loài Plasmodium spp. ở khỉ sang người. Do đó, các quan chức y tế công cộng và các nhà nghiên cứu về các loài Plasmodium spp. lây từ động vật sang người cần xem xét các nghiên cứu toàn diện hơn về các loài muỗi Anophelessp.


Hình 8. Tổng quan loài muỗi
đóng vai trò là vector và nghi ngờ truyền P.knowlesi sang người

Nguồn: van de Straat, B., Sebayang, B., Grigg, M.J.et al.
Zoonotic malaria transmission and land use change in Southeast Asia: what is known about the vectors.Malar J21
, 109 (2022).
https://doi.org/10.1186/s12936-022-04129-2



(Còn nữa)-->Tiếp thep Phần 4

Ngày 04/06/2024
BS. Nguyễn Công Trung Dũng
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích