Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 0 5 0 5
Số người đang truy cập
4 0 9
 Chuyên đề Dịch tễ học
Ký sinh trùng sốt rét lây truyền từ động vật sang người: Thực trạng và những khó khăn cho chương trình loại trừ sốt rét (Phần 5-Hết)

Tiếp theo Phần 4


Một số khó khăn cho Chương trình Loại trừ sốt rét

Với tốc độ thay đổi môi trường toàn cầu ngày càng tăng, bệnh sốt rét lây truyền từ động vật sang người có thể sẽ tiếp tục là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trong tương lai. Những tác động sinh thái này đối với động lực lan truyền có thể tăng lên do giảm khả năng miễn dịch đối với các loài KSTSR khác sau các chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) thành công hoặc sự di cư các quần thể dễ mắc bệnh vào các khu vực bệnh lưu hành có thay đổi do cách sử dụng đất.

Các vector truyền bệnh sốt rét khỉ hầu hết được tìm thấy trong rừng và vùng bìa rừng, nơi đó chúng dễ dàng đốt khỉ đuôi dài và khỉ đuôi lợn (vật chủ tự nhiên của các loài KSTSR khỉ) và con người. Sự chia cắt rừng do khai thác gỗ, nông nghiệp và các hoạt động khác của con người có liên quan đến việc gia tăng phơi nhiễm với vector truyền KSTSR truyền từ động vật sang người. Cùng với đó, các biện pháp kiểm soát bệnh sốt rét hiện tại không thể loại bỏ sự lây truyền từ các ổ chứa động vật hoang dã, khiến nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được chứng nhận loại trừ sốt rét (LTSR). Do đó, cần có những chiến lược can thiệp mới, chính sách mới để thúc đẩy nhanh LTSR cho những loài ký sinh trùng vốn không phải ở người này, cũng như xác định lại mục tiêu LTSRthời gian để cấp chứng nhận.

Có thể thấy, khi chuyển đổi sang chiến lược LTSR thì các can thiệp cũng đã thay đổi để phù hợp với các đặc điểm dịch tễ sốt rét ở giai đoạn này. Khi LTSR, nghĩa là không có trường hợp sốt rét nội địa và điều này không có nghĩa nguy cơ sốt rét tại địa phương không còn, mà thực chất nguy cơ sốt rét vẫn còn hiện hữu khi các trường hợp bệnh ngoại lai nhập khẩu từ các nơi khác trở về. Vì vậy, các can thiệp phải ưu tiên tại khu vực có nguy cơ sốt rét cao và hoàn thiện hệ thống giám sát tốt nhất để có thể phát hiện, đáp ứng và ngăn chặn các rủi ro mới nổi kịp thời. Mặc dù các biện pháp cụ thể khác nhau tùy theo bối cảnh dịch tễ học, nhưng điều này sẽ chuyển các nguồn lực từ các biện pháp phòng chống nhằm giảm lây truyền nội địa trong cộng đồng sang giảm thiểu khả năng truyền bệnh và quản lý sốt rét ngoại lai.

Theo tiêu chuẩn của TCYTTG, để đạt chứng nhận LTSR thì các quốc gia phải chứng minh được không còn lan truyền sốt rét nội địa, tức là không có trường hợp bệnh sốt rét nội địa ở người trong ít nhất 3 năm liên tục, cũng như có một chương trình thích hợp để đề phòng sốt rét quay trở lại trên toàn quốc. Trước đây,TCYTTG chỉ yêu cầu chứng nhận LTSR cho các loài KSTSR ở người, tức là bao gồm 4 loại ký sinh trùng P.falciparum, P.vivax, P.malariae, P.ovale. Tuy nhiên, vào năm 2022, Nhóm tư vấn chính sách sốt rét của TCYTTG (Malaria Policy Advisory Group-MPAG) thừa nhận rằng sự gia tăng các trường hợp KSTSR truyền từ động vật sang người, đặc biệt là P.knowlesi, đây là một vấn đề phức tạp và gây ra những thách thức đặc biệt khi các quốc gia gần đạt LTSR. Do đó, các hướng dẫn chứng nhận LTSR đã sửa đổi, cũng như yêu cầu đánh giá rủi ro từ các loài KSTSR Plasmodiumspp. khác. MPAG đồng ý rằng khái niệm nguy cơ không đáng kể (negligible risk) do Hội đồng chứng nhận loại trừ bệnh sốt rét (Malaria Elimination Certification Panel-MECP) đề xuất có thể là cách thực tế nhất để giải quyết tình hình hiện tại.

Việc đánh giá rủi ro cần bao gồm các cuộc điều tra dịch tễ và các điều tra khác cần được tiến hành dựa trên từng trường hợp. Tuy nhiên “nguy cơ không đáng kể” chưa được xác định chính thức, các cuộc thảo luận ban đầu cho thấy con số này có thể lên tới 10 ca sốt rét lây truyền từ động vật trở xuống mỗi năm. Sự thay đổi này có ý nghĩa trực tiếp nhất đối với việc chứng nhận LTSR ở Malaysia. Mặc dù, Malaysia đã không báo cáo bất kỳ trường hợp nội địa nào về bốn loại KSTSR ở người từ năm 2018, nhưng nước này báo cáo hàng nghìn trường hợp mắc P. knowlesi truyền từ động vật sang người hàng năm.

Trong khi Malaysia hiện báo cáo số ca mắc bệnh sốt rét từ động vật sang người cao nhất trên toàn cầu và đang ở giai đoạn quan trọng để chứng nhận loại trừ, nên bệnh sốt rét từ động vật lây sang người là một vấn đề toàn cầu. Các trường hợp nhiễm P. knowlesi và các ký sinh trùng sốt rét ở khỉ lây từ động vật sang người khác đã được báo cáo trên khắp Đông Nam Á ở nhiều quốc gia đặt mục tiêu LTSR vào năm 2030. Ví dụ, Thái Lan đặt mục tiêu LTSR vào năm 2024 nhưng đã xuất hiện báo cáo hơn 200 ca nhiễm P. knowlesi trong nửa đầu năm 2023. Ở Nam Mỹ, các trường hợp mắc bệnh sốt rét do P. simiumP. brasilianum ở người đã được báo cáo ở các vùng trước đây không có bệnh sốt rét. Ngược lại với P. knowlesi, những ký sinh trùng sốt rét ở khỉ này có thể gây ra sự lây truyền kéo dài không lây truyền từ động vật sang người trong quần thể người. Ở Tây Phi, bằng chứng hạn hữu cho thấy ký sinh trùng ở người có thể lây lan trở lại quần thể động vật hoang dã và sau đó lây sang quần thể người. Sự phức tạp của động lực lan truyền bệnh sốt rét từ động vật sang người, trong đó động vật hoang dã có thể hoạt động như một ổ chứa KSTSR lây nhiễm sang người hoặc là nguồn ký sinh trùng mới nổi, đặt ra những rào cản đáng kể đối với chiến lược LTSR, cũng như khó chứng nhận được loại trừ sốt rét.

Sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm P. knowlesi ở người tại Malaysia đặt ra câu hỏi liệu P. knowlesi có đang tiến hóa tối ưu để trở thành một loại ký sinh trùng sốt rét lây truyền không lây truyền từ động vật sang người hay không? Tuy nhiên, mặc dù việc lây truyền P. knowlesi ở người-muỗi-người là có thể xảy ra. Một nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp suy luận dựa trên mô hình để phân tích hơn 25.000 trường hợp P. knowlesi ở Malaysia được báo cáo từ năm 2012-2020 và không tìm thấy bằng chứng nào về sự lây truyền P. knowlesi kéo dài. Ngoài ra, những khác biệt rõ rệt trong mô hình lây truyền của P. knowlesi so với các mô hình lây truyền của ký sinh trùng sốt rét khác như P. falciparumP. vivax. Các biện pháp PCSRtiêu chuẩn, chẳng hạn như màn tẩm hóa chất diệt côn trùng, phát hiện và điều trị nhanh chóng các ca bệnh ở người, đã kiểm soát thành công bệnh sốt rét ở người nhưng không có tác động đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh sốt rét lây truyền từ động vật sang người, có thể là do những khác biệt về lây truyền và sự hiện diện của các ổ chứa động vật hoang dã.

Như vậy, con đường phía trước để LTSR ở nơi có ổ chứa bệnh lây truyền từ động vật sang người là gì? Mặc dù chưa có bằng chứng về sự lây truyền P. knowlesi từ người sang người, tương tự như các ca ngoại lai, cần phải đảm bảo rằng hệ thống y tế có khả năng xác định và điều trị các trường hợp này để ngăn ngừa bệnh tật hoặc tử vong nghiêm trọng và giảm nguy cơ lây truyền tiếp theo, ngay cả khi nguy cơ lây truyền tiếp theo sang người khác là ở mức tối thiểu hoặc không tồn tại. Đối với bệnh sốt rét lây từ động vật sang người, hướng dẫn phòng chống có thể được thực hiện mạnh hơn bằng cách xác định các khu vực có nguy cơ lây lan cao, cảnh báo người dân và khách du lịch và đảm bảo các nguồn lực, kể cả các biện pháp phòng chống vector được nhắm mục tiêu đến các khu vực và quần thể này. Ngoài ra, mặc dù không phải là yêu cầu hiện tại nhưng các hệ thống giám sát nên thu thập dữ liệu dịch tễ và di truyền cần thiết để theo dõi những thay đổi tiềm ẩn trong mô hình lây truyền. Trong khi các rào cản về hậu cần và tài chính vẫn còn tồn tại, việc thực hiện giám sát bộ gen đối với các Plasmodium spp. cho thấy cách phân tích di truyền có thể được kết hợp vào hoạt động giám sát thường quy để theo dõi quần thể mầm bệnh, tương tư trong trường hợp ký sinh trùng sốt rét truyền từ động vật sang người như hiện nay. Tương tự, có thể sử dụng các công cụ mô hình toán học sử dụng dữ liệu được thu thập thường xuyên, chẳng hạn như ngày khởi phát triệu chứng và địa chỉ, để ước tính số lượng lan truyền có thể xẩy ra và đánh giá khả năng lây truyền từ người sang người.

Có một nhu cầu cấp thiết là phải quản lý nguy cơ mắc bệnh và phòng ngừa bệnh sốt rét lây truyền từ động vật sang người khiến nhiều quốc gia không thể đạt được chứng nhận LTSR và làm chệch hướng các nỗ lực LTSR trên toàn cầu. Tiêu chí Dahlem, thiết lập các ưu tiên cho các bệnh có thể được tiêu diệt hoặc loại trừ, thừa nhận rằng các bệnh lây truyền từ động vật sang người không thể được loại trừ nếu không có các biện pháp can thiệp hoặc tiêu diệt ổ chứa động vật có hiệu quả cao. Tương tự, TCYTTG công nhận ba cấp độ phòng chống và loại trừ bệnh: Tiêu diệt, Loại trừ lây truyền và Loại trừ là một vấn đề y tế công cộng. Các tiêu chí để chứng nhận LTSR có thể sẽ được đáp ứng tốt hơn bằng cách công nhận các yêu cầu giám sát và kiểm soát khác nhau để quản lý nguy cơ sốt rét ở người và sốt rét lây từ động vật sang người, đồng thời phát triển các lộ trình chứng nhận riêng biệt để công nhận thành tựu các quốc gia. Trong khi việc loại trừ sự lây truyền có thể thực hiện được đối với bốn loại KSTSR chính ở người thì việc LTSR lây truyền từ động vật sang người dường như chỉ khả thi trong bối cảnh như là vấn đề y tế công cộng. Tương tự, như việc đánh giá sự xâm nhập của sốt rét ngoại lai, điều này đòi hỏi các hệ thống giám sát phải thu thập dữ liệu cần thiết để phân biệt giữa sự lây truyền trong quần thể người địa phương và sự lây truyền từ các nguồn khác, chẳng hạn như động vật hoang dã.

Với các biện pháp can thiệp hạn chế như hiện nay, cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu để phát triển các biện pháp phòng chống mới nhằm quản lý sự lây nhiễm ở các ổ chứa động vật hoang dã, giảm nguy cơ mắc bệnh ở người. Do mức độ thay đổi môi trường toàn cầu chưa từng có, làm tăng cơ hội trao đổi mầm bệnh giữa các loài, nên cần có chính sách để quản lý rủi ro bệnh lây truyền từ động vật sang người, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực phòng chống và loại trừ dịch bệnh rộng rãi hơn.

(Hết)


Tài liệu tham khảo

1.M. Bajic (2022), "The first complete genome of the simian malaria parasite Plasmodium brasilianum", Sci Rep. 12(1), 19802.

2.G. F. Bennett, M. Warren, W. H. Cheong (1966), "Biology of the simian malarias of southeast Asia. II. The susceptibility of some Malaysian mosquitoes to infection with five strains of Plasmodium cynomolgi", J Parasitol. 52(4), 625-31.

3.G. F. Bennett, M. Warren, W. H. Cheong (1966), "Biology of the simian malarias of Southeast Asia. 3. Sporogony of the Cambodian strain of Plasmodium cynomolgi", J Parasitol. 52(4), 632-8.

4.G. F. Bennett, M. Warren, W. H. Cheong (1966), "Biology of the simian malarias of Southeast Asia. IV. Sporogony of four strains of Plasmodium cynomolgi", J Parasitol. 52(4), 639-46.

5.P. Brasil (2017), "Outbreak of human malaria caused by Plasmodium simium in the Atlantic Forest in Rio de Janeiro: a molecular epidemiological investigation", Lancet Glob Health. 5(10), e1038-e1046.

6.G. A. Butcher (1992), "Immunity to the simian malarias in their natural hosts--some problems awaiting investigation", Southeast Asian J Trop Med Public Health. 23(2), 177-83.

7.D. H. Chen, R. S. Nussenzweig, W. E. Collins (1976), "Specificity of the circum-sporozoite precipitation antigen(s) of human and simian malarias", J Parasitol. 62(4), 636-7.

8.G. R. Coatney (1968), "Simian malarias in man: facts, implications, and predictions", Am J Trop Med Hyg. 17(2), 147-55.

9.G. R. Coatney (1971), "The simian malarias: zoonoses, anthroponoses, or both?", Am J Trop Med Hyg. 20(6), 795-803.

10.W. E. Collins, P. G. Contacos, E. G. Guinn (1967), "Studies o­n the transmission of simian malarias. II. Transmission of the H strain of Plasmodium knowlesi by Anopheles balabacensis balabacensis", J Parasitol. 53(4), 841-4.

11.W. E. Collins, P. G. Contacos, E. G. Guinn, J. R. Held (1966), "Studies o­n the transmission of simian malarias, I. Transmission of two strains of Plasmodium inui by Anopheles maculatus and A. stephensi", J Parasitol. 52(4), 664-8.

12.P. G. Contacos, G. R. Coatney (1963), "Experimental Adaptation of Simian Malarias to Abnormal Hosts", J Parasitol. 49, 912-8.

13.P. G. Contacos (1970), "Primate malarias: man and monkeys", J Wildl Dis. 6(4), 323-8.

14.K. M. Fornace (2016), "Association between Landscape Factors and Spatial Patterns of Plasmodium knowlesi Infections in Sabah, Malaysia", Emerg Infect Dis. 22(2), 201-8.

15.K. M. Fornace (2019), "Environmental risk factors and exposure to the zoonotic malaria parasite Plasmodium knowlesi across northern Sabah, Malaysia: a population-based cross-sectional survey", Lancet Planet Health. 3(4), e179-e186.

16.K. M. Fornace, A. V. Diaz, J. Lines, C. J. Drakeley (2021), "Achieving global malaria eradication in changing landscapes", Malar J. 20(1), 69.

17.K. M. Fornace (2023), "Zoonotic malaria requires new policy approaches to malaria elimination", Nat Commun. 14(1), 5750.

18.K. M. Fornace (2016), "Asymptomatic and Submicroscopic Carriage of Plasmodium knowlesi Malaria in Household and Community Members of Clinical Cases in Sabah, Malaysia", J Infect Dis. 213(5), 784-7.

19.K. M. Fornace (2023), "No evidence of sustained nonzoonotic Plasmodium knowlesi transmission in Malaysia from modelling malaria case data", Nat Commun. 14(1), 2945.

20.K. M. Fornace (2023), "Simian malaria: a narrative review o­n emergence, epidemiology and threat to global malaria elimination", Lancet Infect Dis. 23(12), e520-e532.

21.H. P. Fuehrer, S. Campino, C. J. Sutherland (2022), "The primate malaria parasites Plasmodium malariae, Plasmodium brasilianum and Plasmodium ovale spp.: genomic insights into distribution, dispersal and host transitions", Malar J. 21(1), 138.

22.J. W. Hang (2021), "Zoonotic Malaria: Non-Laverania Plasmodium Biology and Invasion Mechanisms", Pathogens. 10(7).

23.G. N. Hartmeyer (2019), "Plasmodium cynomolgi as Cause of Malaria in Tourist to Southeast Asia, 2018", Emerg Infect Dis. 25(10), 1936-1939.

24.J. R. Held, P. G. Contacos, J. R. Jumper, C. S. Smith (1967), "Direct hepatic inoculation of sporozoites for the study of the exo-erythrocytic stages of simian malarias", J Parasitol. 53(3), 656-7.

25.M. Imwong (2019), "Asymptomatic Natural Human Infections With the Simian Malaria Parasites Plasmodium cynomolgi and Plasmodium knowlesi", J Infect Dis. 219(5), 695-702.

26.R. Knowles, B. M. D. Gupta (1932), "A Study of Monkey-Malaria, and Its Experimental Transmission to Man", Ind Med Gaz. 67(6), 301-320.

27.A. Lalremruata (2015), "Natural infection of Plasmodium brasilianum in humans: Man and monkey share quartan malaria parasites in the Venezuelan Amazon", EBioMedicine. 2(9), 1186-92.

28.W. C. Lee (2022), "Plasmodium knowlesi: the game changer for malaria eradication", Malar J. 21(1), 140.

29.W. C. Lee (2023), "Correction: Plasmodium knowlesi: the game changer for malaria eradication", Malar J. 22(1), 316.

30.M. E. P. Lempang (2022), "Primate malaria: An emerging challenge of zoonotic malaria in Indonesia", One Health. 14, 100389.

31.B. O. Manin (2016), "Investigating the Contribution of Peri-domestic Transmission to Risk of Zoonotic Malaria Infection in Humans", PLoS Negl Trop Dis. 10(10), e0005064.

32.C. L. Moyes (2016), "Predicting the geographical distributions of the macaque hosts and mosquito vectors of Plasmodium knowlesi malaria in forested and non-forested areas", Parasit Vectors. 9, 242.

33.D. G. Naik (2020), "Plasmodium knowlesi-mediated zoonotic malaria: A challenge for elimination", Trop Parasitol. 10(1), 3-6.

34.T. N. Raja (2020), "Naturally Acquired Human Plasmodium cynomolgi and P. knowlesi Infections, Malaysian Borneo", Emerg Infect Dis. 26(8), 1801-1809.

35.M. E. O. Rangel (2023), "Zoonotic Malaria Risk in Serra Do Mar, Atlantic Forest, Brazil", Microorganisms. 11(10).

36.A. M. Ribeiro de Castro Duarte (2021), "Complexity of malaria transmission dynamics in the Brazilian Atlantic Forest", Curr Res Parasitol Vector Borne Dis. 1, 100032.

37.P. Ruiz Cuenca (2022), "Is there evidence of sustained human-mosquito-human transmission of the zoonotic malaria Plasmodium knowlesi? A systematic literature review", Malar J. 21(1), 89.

38.F. M. Shearer (2016), "Estimating Geographical Variation in the Risk of Zoonotic Plasmodium knowlesi Infection in Countries Eliminating Malaria", PLoS Negl Trop Dis. 10(8), e0004915.

39.A. Siner (2017), "Correction to: Absence of Plasmodium inui and Plasmodium cynomolgi, but detection of Plasmodium knowlesi and Plasmodium vivax infections in asymptomatic humans in the Betong division of Sarawak, Malaysian Borneo", Malar J. 16(1), 445.

40.J. Singh, C. P. Nair, P. C. Basu (1950), "Activity of bromo analogue of paludrine (bromoguanide) against avian and simian malarias", Indian J Malariol. 4(4), 455-65.

41.T. H. Ta (2014), "First case of a naturally acquired human infection with Plasmodium cynomolgi", Malar J. 13, 68.

42.B. van de Straat (2022), "Zoonotic malaria transmission and land use change in Southeast Asia: what is known about the vectors", Malar J. 21(1), 109.

43.P. Van den Eede (2009), "Human Plasmodium knowlesi infections in young children in central Vietnam", Malar J. 8, 249.

44.M. Voinson, C. L. Nunn, A. Goldberg (2022), "Primate malarias as a model for cross-species parasite transmission", Elife. 11.

45.A. Voller, R. N. Rossan (1969), "Immunological studies with simian malarias. I. Antigenic variants of Plasmodium cynomolgi bastianellii", Trans R Soc Trop Med Hyg. 63(1), 46-56.

46.A. Voller, R. N. Rossan (1969), "Immunological studies with simian malarias. II. Heterologous immunity in the "cynomolgi" group", Trans R Soc Trop Med Hyg. 63(1), 57-63.

47.I. Vythilingam (2021), "The vectors of Plasmodium knowlesi and other simian malarias Southeast Asia: challenges in malaria elimination", Adv Parasitol. 113, 131-189.

48.M. Warren (1970), "Simian and anthropoid malarias--their role in human disease", Lab Anim Care. 20(2), 368-76.

49.M. Warren, J. C. Skinner, E. Guinn (1966), "Biology of the simian malarias of Southeast Asia. I. Host cell preferences of young trophozoites of four species of Plasmodium", J Parasitol. 52(1), 14-6.

50.N. J. Yap (2021), "Natural Human Infections with Plasmodium cynomolgi, P. inui, and 4 other Simian Malaria Parasites, Malaysia", Emerg Infect Dis. 27(8), 2187-2191.

Ngày 06/06/2024
BS. Nguyễn Công Trung Dũng
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích