Phần 1: Xét nghiệm chẩn đoán nhanh một số bệnh truyền nhiễm (còn nữa)
Theo “Sách Vàng CDC 2024”, các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (Rapid diagnostic test_RDT) đề cập đến một nhóm các xét nghiệm được phân loại theo đặc điểm hiệu suất thay vì chất phân tích cụ thể hoặc nền tảng xét nghiệm. Các xét nghiệm như vậy có thời gian thực hiện tương đối ngắn, cung cấp kết quả để hỗ trợ quyết định lâm sàng và cho phép quản lý một số bệnh truyền nhiễm tại nơi bệnh nhân được chăm sóc (point-of-care_POC). RDT có sẵn dưới nhiều định dạng và nền tảng xét nghiệm và cho các mục tiêu phát hiện, chẩn đoán khác nhau. RDT được thiết kế để phát hiện các kháng nguyên đặc hiệu với mầm bệnh hoặc trình tự axit nucleic cũng như phản ứng kháng thể của vật chủ đối với một số mầm bệnh nhất định theo các bảng đính kèm dưới đây. Để chọn một RDT thích hợp và hợp lệ, cần xem xét các ưu và nhược điểm của các chất phân tích khác nhau, thời điểm bệnh nhân đến khám, và các đặc điểm cụ thể của bệnh hoặc hội chứng đang được kiểm tra (ví dụ, nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính). Các RDT được mô tả ở đây bao gồm bất kỳ xét nghiệm dựa trên hội chứng hoặc đặc hiệu với mầm bệnh nào có thể được tích hợp vào quy trình xét nghiệm tại chỗ(POC)đối với một bệnh nhiễm trùng hoặc hội chứng lâm sàng nhất định. Bảng 1. Chất phân tích & định dạng xét nghiệm phổ biến của xét nghiệm RDT: Ưu điểm & nhược điểmThành phần phân tích của RDT | Thuận lợi | Nhược điểm | Định dạng | Ví dụ một số RDTs trong chẩn đoán, phát hiện | Kháng thể | Kháng thể IgM+ trong giai đoạn cấp tính muộn/ Khởi đầu giai đoạn hồi phục Kháng thểIgG+ trong các nhiễm trùng mãn tính hoặc sau lần tiếp xúc trước đó; Nhanh chóng và ít tốn kém | Kháng thể từ lần phơi nhiễm trước đó và phản ứng chéo làm giảm tính đặc hiệu của các RDT; Không nhạy trong bệnh lý cấp tính. | Theo nguyên lý dòng chảy bên (LF) Ngưng kết muộn | Sốt xuất huyết Viêm gan B Viêm gan C HIV Giang mai | Kháng nguyên | - Phát hiện trực tiếp các kháng nguyên mầm bệnh; - Được phát hiện trong nhiễm trùng cấp tính/đang hoạt động; - Nhanh chóng và ít tốn kém | - Ít nhạy cảm hơn so với xét nghiệm axit nucleic; - Không cung cấp thông tin về loài, chủng tác nhân | - Dòng chảy bên;
- Sự ngưng kết muộn Pha rắn “que thử” | Sốt xuất huyết Ebola HIV Cúm Sốt rét | Axit nucleic (RNA hoặc DNA) | - Nhạy và đặc hiệu trong giai đoạn cấp tính; - Có thể cung cấp thông tin định lượng | - Đắt tiền; - Yêu cầu thiết bị chuyên dụng; - Thời gian thực hiện lâu hơn. | - PCR/RT-PCR /RT-LAMP RPA/RT-RPA | Chlamydia Các bộ xét nghiệm phát hiện cùng lúc nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa - Neisseria - SARS-CoV-2 |
Các từ viết tắt: LAMP:Khuếch đại qua trung gian vòng lặp; PCR:Phản ứng chuỗi trùng hợp; RPA:Khuếch đại trùng hợp tái tổ hợp; RT:Phiên mã ngược; SARS-CoV-2:Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virus Corona 2. Các xét nghiệm đáp ứng hay hội đủ tiêu chí định nghĩa của một xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT có thể được thực hiện dưới chứng nhận miễn kiểm tra chất lượng (gọi là xét nghiệm “được miễn trừ”), chứng nhận này cho thấy chúng dễ thực hiện và có rủi ro thấp trong việc cho ra kết quả sai và chứng nhận miễn trừ này là đặc thù của Mỹ. Tuy nhiên, một số yêu cầu của nó cũng hữu ích khi xem xét sử dụng RDT trong các bối cảnh quốc tế. Ví dụ, mặc dù yêu cầu về nhân sự cho các xét nghiệm này là tối thiểu, nhưng những người thực hiện xét nghiệm phải được đào tạo và ghi nhận sự thành thạo trong việc sử dụng RDT. Các xét nghiệm được miễn trừ chỉ có thể được thực hiện trên các mẫu chưa biến đổi (máu toàn phần, nước bọt, nước tiểu) theo các khuyến nghị mới nhất của nhà sản xuất. Nếu có sự sai lệch so với loại mẫu bệnh phẩm hoặc quy trình của nhà sản xuất, xét nghiệm sẽ trở nên phức tạp hơn và yêu cầu phải được thực hiện trong một phòng thí nghiệm chuyên dụng. Cuối cùng, các thuốc thử của RDT có thể có các yêu cầu bảo quản cụ thể và thời gian sử dụng giới hạn. Những yếu tố này ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm và đòi hỏi phải có sự giám sát và đánh giá chất lượng để đảm bảo thực hiện đúng cách và cho kết quả chính xác. Một số xét nghiệm có các đặc điểm hiệu suất của xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT có thể không dễ dàng tương thích để thực hiện trực tiếp tại các điểm chăm sóc bệnh nhân (POC). Chẳng hạn, nhiều chẩn đoán phân tử tự động từ mẫu bệnh phẩm đến kết quả, được miễn kiểm tra chất lượng (xét nghiệm khuếch đại axit nucleic) đang trở nên ngày càng phổ biến. Tại một viện nghiên cứu, các xét nghiệm này có thể chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm (PTN) trung tâm vào những thời điểm cụ thể, do đó không thể áp dụng rộng rãi hoặc linh hoạt tại các điểm POC. Các xét nghiệm này thường đòi hỏi thiết bị để bàn chuyên dụng (bench-top equipment) mà chỉ có trong PTN trung tâm. Do đó, việc bổ sung các thiết bị này tại các địa điểm lâm sàng khác có thể không khả thi. Xét nghiệm chẩn đoán nhanh các hội chứng lâm sàngCác xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT) bao gồm các bộ xét nghiệm phân tử đa tác nhân hay đa mục tiêu (multiplex molecular panels), có sẵn phục vụ cho nhiều hội chứng lâm sàng phổ biến ở khách du lịch, các nguyên nhân gây ra các hội chứng này có thể tương tự hoặc trùng lặp với các hội chứng mà người không đi du lịch cũng có thể mắc phải. Do đó, các phòng khám có thể tăng cường chẩn đoán bằng xét nghiệm RDT cho các mầm bệnh phổ biến bằng cách thực hiện thêm xét nghiệm chuyên biệt hoặc xét nghiệm bổ sung, đặc biệt khi phát hiện ra các tác nhân hiếm hoặc khi kết quả dương tính cần được xác nhận. Nhìn chung, các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT) để phát hiện kháng nguyên và kháng thể kém nhạy hơn so với các xét nghiệm tiêu chuẩn trong PTN. Các xét nghiệm HIV nhanh sử dụng mẫu máu và mẫu phết má đều có sẵn rộng rãi và hiệu quả trong việc phát hiện HIV ở những người đã nhiễm virus trong thời gian dài. Tuy nhiên, ngay cả các xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể thế hệ sau vẫn kém nhạy hơn so với xét nghiệm phân tử để phát hiện nhiễm HIV cấp tính và ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, xét nghiệm phân tử hoặc xét nghiệm lại là việc cần thiết thực hiện khi nghi ngờ. Độ nhạy của các xét nghiệm kháng nguyên nhanh đối với cúm và một số mầm bệnh đường tiêu hóa nhất định (ví dụ nhưNorovirus, Rotavirus) là khá kém. Các kết quả xét nghiệm âm tính từ các xét nghiệm kháng nguyên nhanh không nên được dùng để đưa quyết định liệu pháp điều trị và các kết quả dương tính cần được xác nhận bằng xét nghiệm phân tử. Các bộ xét nghiệm phân tử đa mục tiêu ngày càng được sử dụng phổ biến hơn để phát hiện các bệnh nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương (Central Nervous System_CNS), đường tiêu hóa và đường hô hấp. Đồng thời, các bộ xét nghiệm mới cũng đang được đánh giá để chẩn đoán những du khách bị sốt khi trở về. Các bộ xét nghiệm này thường rất nhạy và có thể phát hiện nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau từ một mẫu bệnh phẩm duy nhất. Tuy nhiên, những xét nghiệm này rất tốn kém và kết quả phải được diễn giải trong bối cảnh lâm sàng. Một số mầm bệnh có thể cần thêm xét nghiệm khi có nghi ngờ trên lâm sàng cao. Đáng chú ý, các xét nghiệm “đa mục tiêu, đa tác nhân” hiện tại không kiểm tra các nguyên nhân vi khuẩn phổ biến gây viêm phổi. Hình 1. Công nghệ ký thuật chẩn đoán tại chỗ cho các bệnh nhiễm trùng là cần thiết để chẩn đoán và quản lý ca bệnh không lây lan và hạn chế xảy ra dịch bệnh
Ngoài ra, việc phát hiện các mầm bệnh mới nổi hoặc mới không khả thi với các bộ xét nghiệm lớn được thiết kế sẵn. Khi diễn giải kết quả từ các bộ xét nghiệm phân tử đa mục tiêu, cần xem xét đến các giai đoạn thải trừ kéo dài của một số mầm bệnh, khả năng có nhiều kết quả dương tính hoặc đồng nhiễm, phát hiện mang mầm bệnh không triệu chứng và độ chính xác thay đổi đối với các tác nhân khác nhau trong danh mụcđang sẵn có (Ví dụ: Cryptococcus trong mảng các bệnh nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương, Adenovirus trong các mảng hô hấp). Bảng 2. Các xét nghiệm miễn dịch sắc ký dòng bên &các bộ xét nghiệm nhỏ để phát hiện các mầm bệnh ở khách du lịch quốc tế trở về: các đặc điểm được chọn lựaHỘI CHỨNG | MẦM BỆNH | LOẠI MẪU | THÔNG TIN THÊM | Bệnh sốt hệ thống | Virus sốt xuất huyết | Huyết thanh | Chưa được FDA chứng nhận; Hiệu suất không ổn định; Kháng thể có thể phản ứng chéo giữa các virus trong nhóm Flavivirus | | Virus Ebola | Máu toàn phần | Được cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp FDA; Có trong Danh sách dùng khẩn cấp WHO | | Plasmodium spp. | Máu toàn phần | Đặc tính hiệu quả tốt nhất đối với nhiễm loài KSTSRPlasmodium falciparum | Nhiễm trùng tiêu hóa | Vibrio dịch tả | Mẫu phân | Chưa được FDA chứng nhận; Có thể chính xác đối với các chủng dương tính với O1 và/hoặc O139 | | Norovirus, rotavirus | Mẫu phân | Có sẵn ở Mỹ; Dạng thiết kế riêng biệt hoặc kết hợp | Nhiễm trùng đường hô hấp | Virus cúm | Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) hoặc họng | Độ nhạy xét nghiệm nhanh từ 50-70%; Kết quả âm tính không nên làm căn cứ để quyết định điều trị. | | SARS-CoV-2 | Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) | Tính khả dụng xét nghiệm RDT và xét nghiệm “tại nhà” ngày càng tăng; Hiệu quả với các biến thể đang được kiểm tra | Bệnh lây truyền qua đường tình dục | Chlamydia Trachomatis và Lậu cầu | Nước tiểu; Que phết tế bào âm đạo. | Các xét nghiệm phân tử vẫn là chuẩn vàng; Hiện đãcó xét nghiệm phân tử tự động từ mẫu bệnh phẩm đến kết quả | | HIV | Máu toàn phần, nước bọt | Có sẵn bộ dụng cụ kháng thể và kháng thể/kháng nguyên; Xét nghiệm phân tử được ưu tiên cho nhiễm HIV cấp tính | | Treponema pallidum | Máu toàn phần | Phát hiện kháng thể; Có thể không thích hợp đối với nhiễm cấp tính |
Chữ viết tắt: FDA: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ; IDSA: Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Mỹ; RDT: xét nghiệm chẩn đoán nhanh; SARS-CoV-2:Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virus Corona 2; WHO: Tổ chức Y tế Thế giới Bệnh sốt cấp tính không rõ nguyên nhân là một biểu hiện lâm sàng phổ biến và có thể đe dọa tính mạng ở những người du lịch trở về từ vùng nào đó có bệnh lưu hành, gây ra thách thức trong chẩn đoán và đòi hỏi đánh giá, chẩn đoánsớm và quản lý kịp thời. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT) có thể không có sẵn hoặc không đủ để chẩn đoán nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý có sốt. Ví dụ, RDT thương mại dành cho bệnh sốt rét đã được cấp phép sử dụng trong các bệnh viện và phòng xét nghiệm nhưng chưa được phép sử dụng cho các phòng khám riêng lẻ; Phương pháp lấy lam máu nhuộm giêm sa, soi kính hiển vi vẫn là công cụ chẩn đoán chính trong các trường hợp sốt rét để xác định loài và tính toán mật độ ký sinh trùng. Hơn nữa, bệnh nhân bị sốt rét có thể đồng thời nhiễm các mầm bệnh khác, làm phức tạp quá trình chẩn đoán và quản lý một ca bệnh. Tại Mỹ, hiện không có các xét nghiệm RDT để chẩn đoán các nguyên nhân phổ biến khác gây bệnh sốt cấp tính không rõ nguyên nhân ở khách du lịch (Sốt xuất huyết, Leptospirosis). Hình 2. Đa tác nhân gây nhiễm trùng hồ hấp và sự tác động của một số yếu tố lên xét nghiệm
Bảng 3. Bộ xét nghiệmphân tử đa mục tiêu phát hiện mầm bệnh ở du khách quốc tế trở về từ vùng lưu hành bệnh: Các đặc điểm được chọn lựa HỘI CHỨNG | MẦM BỆNH | LOẠI MẪU | THÔNG TIN THÊM | Bệnh sốt cấp tính | Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ các vùng lưu hành khác nhau | Máu toàn phần | Chỉ sử dụng cho nghiên cứu; hiệu suất lâm sàng cho nhiều mục tiêu vẫn chưa được xác định. | Mầm bệnh đường tiêu hóa | Bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng thông thường | Mẫu phân | Nhạy; Một số kết quả dương tính có thể không liên quan nhiễm trùng đang hoạt động. | Viêm màng não & viêm não | Bao gồm vi khuẩn, vi rút và nấm thông thường | Dịch não tủy | Không thay thế cho nuôi cấy vi khuẩn trong dịch não tủy; Kết quả âm tính không loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng của viêm màng não hoặc viêm não. | Mầm bệnh hô hấp | Bao gồm vi khuẩn không điển hình, virus thông thường và SARS-CoV-2 | Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) | Các mầm bệnh có thể có thời gian thải trừ kéo dài; Kết quả dương tính có thể không loại trừ khả năng nhiễm trùng từ các mầm bệnh khác. |
CSF: dịch não tủy; SARS-CoV-2:, hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virus Corona 2 Bệnh do vi-rút corona 2019 (SARS-CoV2)Nhu cầu chẩn đoán cao đối với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng do virus corona 2 (SARS-CoV-2)là virus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp đại dịch năm 2019 (COVID-19) cùng với việc nhấn mạnh hạn chế tiếp xúc với người nhiễm virus đã thúc đẩy Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (US.FDA) cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp cho một số RDT và bộ xét nghiệm đa mục tiêu bao gồm SARS-CoV-2. Các xét nghiệm nhanh RDT bao gồm chẩn đoán kháng nguyên nhanh và chẩn đoán phân tử đầu tiên dùng tại nhà. Những chẩn đoán này có thể được thực hiện với các mẫu tự thu thập hoặc do người chăm sóc thu thập bệnh phẩm. Một số bộ xét nghiệm tại nhà yêu cầu người dùng tải xuống một ứng dụng điện thoại thông minh cung cấp việc giải thích kết quả cho người dùng và báo cáo dữ liệu ẩn danh để giám sát y tế công cộng. Các bộ chẩn đoán này hoạt động tốt nhất ở những người có triệu chứng; Kết quả ở những người không có triệu chứng cần được diễn giải một cách thận trọng.
(còn nữa) --> Tiếp theo Phần 2
|