Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 8 2 4 3 5
Số người đang truy cập
6 5 5
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Rận mu (Pthius pubis)
Mối phiền hà vì bị rận ở mu

Trong một đợt đi công tác tại miền núi dài ngày, điều kiện sinh hoạt, ăn ở quá khó khăn, nguồn nước tắm rửa, vệ sinh hàng ngày bị hạn chế vì quá xa chỗ ở ... Với tình cảm thương yêu nam nữ phát sinh không kiềm chế được, tôi đã có quan hệ tình dục với một người con gái bản địa tại địa phương. Sau khi trở về lại nhà, tôi phát hiện triệu chứng bị ngứa ngáy khó chịu ở vùng xương mu và có cảm giác nhột nhạt như có con gì bò. Tôi bị mặc cảm về chuyện thầm kín của mình nhưng vì quá lo lắng về bệnh tật, tôi đi khám và được bác sĩ chuyên khoa da liễu xác định bị bệnh rận mu. Vậy rận mu là bệnh như thế nào ?

N.B.T (Quảng Nam)

 

Đặc điểm của rận mu

Rận mu là loại côn trùng nhỏ hút máu sống trên người và động vật có vú. Rận mu (Pthius pubis) còn được gọi là rận bẹn hay rận cua, vòng đời gồm 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Việc phát triển từ trứng đến con trưởng thành mất khoảng hai tuần. Trứng màu trắng được dính chặt vào lông. Thiếu trùng giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn nhiều. Rận mu trưởng thành và sống nhờ hút máu, việc đốt máu có thể thực hiện vài lần trong một ngày, nó phát triển ở môi trường ấm gắn liền với da người và chết trong khoảng vài ngày nếu nó không tiếp xúc được với cơ thể người. Rận mu thường được phát tán do sự tiếp xúc giữa con người với con người, chủ yếu tìm thấy ở lông của vùng mu nên gọi là rận mu nhưng nó cũng có thể phát tán sang các vùng lông gần đó như lông của vùng bẹn nên gọi là rận bẹn và hiếm khi tìm thấy nó ở trên đầu tóc. Rận mu có màu xám trắng và còn được gọi là rận cua vì có hình dạng giống con cua. Thông thường, rận mu thích sống ở lông của vùng mu và đẻ trứng vào gốc của lông mu. Nếu bị nhiễm rận mu nặng và nhiều, nó có thể phát tán rộng đến các vùng lông khác của cơ thể như lông ngực, lông đùi, lông nách, lông mi, lông mày và cả râu nữa. Rận mu chủ yếu phát tán qua việc hoạt động tình dục hoặc các sinh hoạt tiếp xúc gần gũi, thân mật giữa con người với con người, phổ biến nhất là giới trẻ, có quan hệ tình dục mạnh mẽ và không an toàn.

Mối phiền hà do rận mu và biện pháp xử lý

Rận mu có khả năng đốt máu nhiều lần trong một ngày, trong những trường hợp bị nhiễm nặng có thể gây ra cảm giác khó chịu, bực bội, ngứa ngáy dữ dội ở vùng da bị thương tổn. Chất độc ở tuyến nước bọt của rận xâm nhập vào da qua vết đốt có thể gây nên trạng thái bị mệt mỏi và có cảm giác bị bệnh.

Biện pháp xử lý đơn giản nhất là cạo sạch lông ở vùng mu và vùng bẹn, tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nhiều lần trong ngày với xà phòng để làm sạch trứng, thiếu trùng và rận mu trưởng thành. Nếu không muốn cạo sạch lông mu thì có thể sử dụng hóa chất diệt côn trùng để diệt rận mu như diệt chấy ở trên đầu tóc. Hóa chất diệt được sử dụng thường ở dưới dạng dầu nước, nhủ tương hoặc bột chứa pyrethroid tổng hợp, không làm rát da và ít gây nên các phản ứng phụ. Sản phẩm sử dụng dưới dạng dầu nước và nhủ tương có tác dụng hiệu quả nhiều hơn dạng bột. Loại xà phòng hóa chất chứa 1% permethrin, thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp cũng có thể sử dụng trong tắm rửa để diệt được rận mu. Một điều quan trọng nhất cần biết là rận mu được lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn và sự tiếp xúc thân mật giữa con người với con người để có sự cảnh giác, phòng tránh.

Ngày 18/12/2008
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích