Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 19/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 8 9 6 1 1
Số người đang truy cập
6 5 5
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Leptospira
(Nguồn: sunflowercosmos.org)
Leptospira-Tác nhân gây bệnh nguy hiểm thường gặp trong các vùng nhiệt đới

Leptospira gây bệnh xoắn khuẩn, gọi là Leptospirosis. Đây là một bệnh lây nhiễm truyền từ động vật sang người. Bệnh bắt đầu bằng những cơn sốt, có thể làm suy yếu thận, xuất huyết phổi, tác động đến gan (gây vàng da) và nhiều triệu chứng khác. Căn bệnh này tác động đến hàng chục triệu người mỗi năm và đặc biệt cao tại các khu vực nhiệt đới. Do tính đa dạng của các triệu chứng, bệnh Leptospira khó chẩn đoán nên tỉ lệ tử vong tại một số vùng có thể lên đến 20%-25%. Năm 1886, Weil (người Đức) đã phát hiện ra bệnh Leptospirosis ở người lần đầu tiên; nhưng đến năm 1915, các nhà khoa học Nhật Bản và Pháp mới cùng tìm thấy xoắn khuẩn L. interrogans.

           Về phân loại thì Leptospira thuộc giới Monera, ngành Spirochaetes, họ Leptospiraceae, giống Leptospira (Noguchi., 1917). Các loài gồm có:L. alexanderi, L. biflexa, L. broomii, L. borgpetersenii, L. fainei, L. inadai, L. interrogans, L. kirschneri, L. licerasiae, L. meyeri, L. weilii, L. noguchii, L. santarosai, L. wolbachii, L. kmetyi, L. wolffii, L. genomospecies 1, L. genomospecies 3, L. genomospecies 4, L. genomospecies 5. Trong số đó, người ta phân ra thành các loài gây bệnh, không gây bệnh và loài trung gian

 

Các loài gây bệnh

Leptospira interrogans

Leptospira kirschneri

Leptospira noguchii

Leptospira alexanderi

Leptospira weilii

Leptospira genomospecies 1

Leptospira borgpetersenii

Leptospira santarosai

Leptospira kmetyi

Các loài trung gian

Leptospira inadai

Leptospira fainei

Leptospira broomii

Leptospira licerasiae

Leptospira wolffii

Các loài không gây bệnh

Leptospira biflexa

Leptospira meyeri

Leptospira wolbachii

Leptospira genomospecies 3

Leptospira genomospecies 4

Leptospira genomospecies 5

Đặc điểm sinh vật học

 
             Hình thể:
rất mảnh, đường kính 0,1- 0,2mm, dài 5- 25mm. Quan sát dưới kính vi khuẩn nền đen thấy vi khuẩn di động mạnh. Thường nhuộm theo phương pháp nhuộm thấm bạc Fontana-Tribondeau mới phát hiện được vi khuẩn, khi đó vi khuẩn nhìn thấy mảnh như sợi tóc, hai đầu cong như móc câu. Dưới kính hiển vi điện tử phóng đại khoảng x 10.000 lần mới thấy các vòng xoắn nhỏ, sát nhau

Tính chất nuôi cấy: đây là xoắn khuẩn duy nhất nuôi cấy được trong điều kiện hiếu khí. Thường nuôi trong môi trường lỏng có thêm huyết thanh động vật (thỏ) tươi (sản xuất theo Terskich hoặc Korthoff); pH 7,2- 7,5; nhiệt độ 28-300C và giàu oxy. Leptospira mọc chậm, sau 6- 10 ngày mới phát triển tốt (đặc điểm nuôi cấy là làm vẩn nhẹ môi trường như khói thuốc lá).

Sức đề kháng: nói chung các Leptospira có sức đề kháng yếu, song cao hơn các xoắn khuẩn khác; chết nhanh trong môi trường acid. Leptospira có thể sống tự do ở trong đất, trong nước ngọt và trong môi trường mặn (sống được hàng tháng) nhưng có ánh sáng mặt trời thì nhanh chết.

Cấu tạo kháng nguyên: dựa vào cấu trúc kháng nguyên mà phân loại thì Leptospira được chia ra làm 20 nhóm; mỗi nhóm có nhiều type huyết thanh. Các type huyết thanh có nhiều yếu tố kháng nguyên trùng chéo. Ở Việt Nam thường gặp 12 type huyết thanh sau:

L. australis                                     L. canicola

L. autumnalis                                 L. grippothyphosa

L. bataviae                                    L. hebdomalis

L. ictero- haemorrhagiae                 L. ponoma

L. mitis                                         L. saxkoebing

L. poi                                            L. sejroe

Khả năng gây bệnh:

Gây bệnh ở người: dây chuyền dịch tễ gồm có nguồn lây là các súc vật mang Leptospira và nước tiểu của chúng. Ổ chứa thường xuyên là các loài gậm nhấm (như chuột), chúng luôn đào thải Leptospira. Ổ chứa không thường xuyên là gia súc, trâu bò, ngựa,…
 

Đường lây:

Vật mang mầm bệnh thường thấy là các loại vật nuôi kiểng (chó, mèo), loài gặm nhấm (chuột) và các loại gia súc (trâu, bò, heo, ngựa, ...). Leptospira có thể tồn tại trong nước tiểu các con vật mang bệnh này trong thời gian dài nhiều năm. Người bệnh bị lây nhiễm do tiếp xúc với các bệnh phẩm như nước tiểu, khi vuốt ve, vệ sinh cho chúng, khi tiếp xúc với chuồng trại hoặc các thức ăn của chúng đã bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể thông qua các vết xây xát trên da nhưng không làm trầm trọng thêm các tổn thương đó nên ít được bệnh nhân để ý đến. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Phần lớn, xảy ra do tính chất nghề nghiệp phải tiếp xúc thường xuyên như làm đồng áng, nạo vét cầu cống, vệ sinh chuồng súc vật, ...Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dân thành phố cũng mắc bệnh do du lịch sinh thái về các vùng nông thôn, tắm sông, suối, ao hồ, cắm trại. Ở nước ta, bệnh hay gặp ở những người làm việc trong rừng như bộ đội, công nhân địa chất, lâm nghiệp, công nhân chăn nuôi và nông dân.
 

Leptospira vào cơ thể gây bệnh và diễn biến qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I: sốt cao đột ngột sau thời gian ủ bệnh 1-2 tuần, khi đó trong máu có nhiều vi khuẩn, sốt thường kéo dài từ 3 đến 8 ngày;

- Giai đoạn II: sốt trở lại do các cơ quan, nhất là gan và thận bị tổn thương (biểu hiện trên lâm sàng là vàng da, xuất hiện albumin niệu); có thể có hội chứng màng não do thần kinh trung ương bị tổn thương; các mao mạch dãn (có thể xuất huyết) và đau cơ. Xoắn khuẩn nằm lại thận và được đào thải theo nước tiểu ra ngoài.

 
            Gây bệnh thực nghiệm:

Súc vật rất nhạy cảm với Leptospira là chuột lang, nhất là đối với L. ictero-haemorrhagiae. Nếu trong bệnh phẩm có lẫn tạp khuẩn mà đem tiêm vào phúc mạc chuột lang còn non thì sau 10 phút Leptospira đã xâm nhập vào máu trong khi các tạp khuẩn khác chưa vào được máu. Vì vậy Schuffer đã gọi chuột lang là “cái cọc sống” đối với Leptospira.

Mức độ nguy hiểm của nhiễm Leptospira:

Tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, song nhiễm Leptospira gây ra các tổn thương ở nhiều cơ quan, trong đó đáng chú ý đến triệu chứng hoại tử cơ, hoại tử ống thận cấp có thể gây suy thận cấp, tổn thương các mô, gan, viêm và xuất huyết khu trú ở tim, phổi; gây tổn thương (không nguy hiểm lắm) ở não và màng não. Đặc biệt trên cơ địa phụ nữ mang thai thì khi nhiễm Leptospira có thể gây ra sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai.

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm Leptospira

Các biểu hiện của nhiễm Leptospira không đặc hiệu, có nghĩa là có thể gây phát hiện và chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác trong vùng nhiệt đới. Do vậy, tiền căn có tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh là yếu tố dịch tễ then chốt nghĩ đến bệnh do nhiễm Leptospira. Các biểu hiện bệnh tùy thuộc vào vị trí thương tổn như:

- Các dấu hiệu của nhiễm trùng: sốt cao, kèm với rét run;

Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, đặc biệt là đau hai chân làm cho bệnh nhân không thể đi lại;

- Ho, đau ngực, tức ngực, tiêu chảy, nổi ban nhiều vùng;

- Vàng da xuất hiện sau 5-7 ngày sau khi bệnh khởi phát;

- Nặng tức vùng bụng bên phải do gan lớn;

- Tiểu ít hoặc không có nước tiểu;

- Dấu thần kinh: cứng gáy, cứng cổ nếu vi khuẩn gây viêm màng não;

- Xuất hiện các điểm chảy máu như chảy máu mũi, chân răng, ban hoặc chấm xuất huyết, ...

Chẩn đoán về mặt vi sinh

Tuỳ theo từng thời kỳ hoặc giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà có cách lấy bệnh phẩm và chẩn đoán thích hợp:

- Giai đoạn I: lấy máu bệnh nhân lúc còn sốt cao, đem nuôi cấy và / hoặc tiêm truyền vào chuột lang, sau đó xác định và định danh vi khuẩn;

- Giai đoạn II: Có thể lấy nước tiểu bệnh nhân, ly tâm, tiêm vào phúc mạc chuột lang non rồi lấy máu tim chuột nuôi cấy tìm vi khuẩn;

- Lấy máu làm phản ứng huyết thanh tìm kháng thể bằng phản ứng ngưng kết “tan” Martin- Pettit. Kháng nguyên là Leptospira sống và huyết thanh được pha loãng thành nhiều nồng độ khác nhau. Lỗ hoặc giếng có tỷ lệ kháng nguyên-kháng thể thích hợp nhất sẽ có hiện tượng “ngưng kết sao”, nghĩa là phản ứng (+). Vì Leptospira có nhiều kháng nguyên trùng chéo nên hiệu giá kháng thể lần đầu phải cao hơn 1/800 mới nghi ngờ và làm phản ứng 2 lần để xác định động lực kháng thể (sự gia tăng hiệu giá kháng thể lần thứ 2 so với lần 1, ít nhất là gấp hai lần). Trong thực tế, chẩn đoán bằng phản ứng huyết thanh hay được áp dụng hơn.

Điều trị và phòng bệnh

- Điều trị:

o Sử dụng kháng sinh đặc trị để điều trị Leptospira. Kháng sinh cần được điều trị sớm, đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn và đúng liều lượng;

o Khi mắc bệnh, nên nghỉ ngơi, bồi dưỡng nhiều, cũng như ăn uống nhiều thức ăn chứa vitamin để nâng sức đề kháng của cơ thể. Sử dụng thêm một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, uống nhiều nước.

- Phòng bệnh:

 
   o
Phòng bệnh không đặc hiệu bằng cách cắt đứt dây chuyền dịch tễ như diệt chuột, phòng bệnh cho gia súc nhưng chủ yếu là phòng hộ lao động cho những đối tượng thường phải tiếp xúc với nguồn lây, các đối tượng nguy cơ như các công nhân làm việc tại các trại gia súc, công nhân vệ sinh cầu cống, làm việc trong hầm mỏ, ... Nói chung, để có được hiệu quả thì cần triển khai nhiều khâu với sự phối hợp đa ngành chức năng mới được;

o Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccin chết, song chỉ cho các đối tượng phải tiếp xúc với nguồn lây. Vấn đề phòng bệnh dựa trên nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động bằng các biện pháp đơn giản như mang giày cổ cao khi lội ruộng, bùn sình. Mang thêm găng tay khi phải dùng đến tay để thao tác. Diệt chuột, vệ sinh sạch sẽ chất thải của các loại thú nuôi. Không được sử dụng nước hoặc tắm gội tại các vùng nghi ô nhiễm Leptospira.

Ngày 19/12/2008
CN. Nguyễn Thị Liên Hạnh
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn triển khai Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu với phương châm “Nỗ lực hết mình vì người bệnh”


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích