Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 1 2 8
Số người đang truy cập
2 9 8
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Một số tổn thương trên thân mình do côn trùng gây ra, cách chẩn đoán và phòng trị

Du lịch sinh thái và điều kiện làm việc-liên quan đến một số thương tổn do côn trùng

Cuộc sống ngày càng hiện đại, cường độ làm việc căng thẳng và việc du lịchcùng gia đình và người thân hiện đang là mốt thư giãn, giảm stress trong cuộc sông của phần lớn người dân hôm nay. Vốn dĩ đã sống trong các điều kiện tiện nghi sạch sẽ và thoáng mát tại các thành phố hoa lệ và hiện đại không kém tình trạng ô nhiễm khói bụi từ xe cộ, nhà máy, xí nghiệp,...hàng ngày. Do đó, việc đi du lịch về các vùng miền quê hoặc khu du lịch sinh thái với những cảnh quan hoang sưo và khu vực rậm rạm, leo núi, chơi các trò chơi ngoạn mục,...cũng là cách để thay đổi không khí cho mọi người. Việc tổ chức các chuyên đi du lịch dã ngoại, vừa thưởng thức không khí trong lành vừa tạo điều kiện để con cái họ làm một cuộc “thực tập sinh với vạn vật xung quanh”. Chính các điều kiện đó đã khiến không biết bao nhiêu người có cơ may đối mặt hay gặp phải một số loài côn trùng, chứ chưa nói đến bị chúng “xâm hại”, đặc biệt kiến cắn (ant bites) hoặc o­ng chích (bee stinga). Lẽ tất nhiên, trong đời sống thường nhật ở các thành phố, họ cũng đã từng phơi nhiễm với một số tác nhân côn trùng, và có thể cũng đã gây nên các thương tổn nhẹ hoặc thậm chí nguy hiểm, đe dọa mạng sống con người.

 
Tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp, Ý, Úc, Canada, ...thường tại các tiểu bang hoặc các quận đều có trung tâm tư vấn về sức khỏe du lịch (Travel Healths) sẽ giúp tư vấn cho những người đang có ý định đi du lịch trong nước hoặc nước ngoại, đặc biệt họ lại thích đến các vùng hoang sơ, khu du lịch sinh thái của các quốc gia châu Phi và châu Á, nội dung tham vấn là các vấn đề phòng ngừa bệnh tật, các vấn đề về tiêm chủng, phòng hoặc xử trí các vết thương do côn trùng đốt,...Song ở Việt Nam, điều này không phải không có nhưng rất hiếm hoặc thậm chí chỉ tư vấn qua loa, đại khái tại một số công ty du lịch lớn, hoặc hoàn toàn không có quan tâm đến chúng. Nếu quả chăng, chúng ta đang đi du lịch hoặc đang sinh hoạt làm việc bình thường, đột nhiên gặp phải một đàn o­ng, kiến độc, rắn rết, ruồi, muỗi, rắn, bò cạp, bọ cánh cứng,.. thì cơ hội tổn thương do các côn trùng như thế sẽ rất lớn. khi đó, chúng ta-có lẽ sẽ rất bỡ ngỡ xử trí sao cho an toàn, hoặc nếu bị thì thái độ cấp cứu ban đầu cũng sẽ chậm trễ nếu chưa trang bị kiến thức về nó thì sẽ rất khó khăn trong xử trí, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng chúng ta một cách đáng tiếc. Nhằm giới thiệu một số nét cơ bản và một số biện pháp phòng tránh cũng như sơ cứu ban đầu khi tiếp xúc với côn trùng hoặc bị côn trùng tấn công có tổn thương, các thông tin sau hy vọng sẽ giúp chúng ta-ít nhất có biện pháp chống lại hoặc tạo ra một chuyến du lịch an toàn.

 
Về khía cạnh dịch tễ học:

Côn trùng hiện diện khắp nơi trên thế giới với đa dạng về chủng loại và các chủng gây độc, Do đó, việc phoiư nhiễm giữa con người với các loài côn trùng là không nhỏ. Các loại côn trùng thường gặp là ruồi, muỗi, o­ng, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp, bọ hung nâu, ...Chúng hiện đóng vai trò trung gian như các vector truyền bệnh nguy hiểm ở các châu lục, nhiều nhất là châu Phi, Nam Mỹ và châu Á với các bệnh truyền nhiễm chết người nhiều nhất như sốt rét, sốt xuát huyết, tularemi, sốt phát ban bụi rậm, sốt thung lũng,...

Đặc điểm dịch tễ học của các bệnh lý do côn trùng còn phụ thụộc vào rất nhiều yếu tố, song phần lớn nó không đặc trưng:

-Về chủng tộc:  rất ít dữ liệu thống kê phân tích sự khác biệt  giữa các chủng tộc đối với mối nguy hiểm do côn trùng. Thực tế, có hiện tượng một số người dễ “hấp dẫn” côn trùng hơn người khác và sự khác biệt này dường như có liên quan đến thân nhiệt, mùi “feromon” mồ hôi, chất bả tiết của cơ thể, cá nhân sử dụng các loại dầu thơm, cơ thể phóng thích khí CO2 với nồng độ nhất định…chứ chưa thấy có sự liên quan đến chủng tộc; phụ nữ mang thai và trẻ em nhỏ là các đối tượng dễ bị muỗi sốt rét đốt hơn là các phụ nữ không mang thai). Tương tự, sự khác biệt về các phản ứng cá nhân khi bị côn trùng xâm hại là do tình trạng miễn dịch của từng người, cũng không nhất thiết do chủng tộc.

-Giới tính:  không có sự khác biệt liên quan đến giới tính đối với bệnh lý do côn trùng đốt, cắn mà phần lớn có liên quan đến điều kiện làm việc hoặc sống gần với ổ bệnh hơn;

-Tuổi:trẻ em có thể dễ nhạy cảm đối với một số loài côn trùng, chẳng hạn trẻ em rất dẽ nhạy cảm với loài nhện đen. Mặt khác, trẻ em thường hay nghịch và thích chơi đùa cùng một số sinh vật “lạ” trong đó có các côn trùng nguy hiểm.

 
-
Về mùa: thông thường mùa hè, mọi người thường có những chuyến dã ngoại đi vào các vùng du lịch sinh thái và hoang sã để tìm không khí trong lành,...nên dễ mắc hơn. Song, cũng cần lưư ý rằng mùa mưa chính là mùa mà các lòai côn trùng nói chung rất phát triển, do vậy tỷ lệ xuất hiện các tổn thuwng côn trùng nhiều hơn;

-Điều kiện sống, sinh hoạt: các loài côn trùng phần đông thích môi trường ẩm, thấp, do đó các nhóm người làm trong môi trường hầm mỏ, ký túc xá sinh viên, công nhân, khu nội trú của công nhân như ở các thành phố lớn đều có cơ hội lớn để mắc các bệnh như thế.

Một số tác nhân gây bệnh thường gặp

Việc nhận dạng chính xác loại côn trùng cắn, đốt rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định sử dụng các chất antidot và loại kháng sinh hoặc các thuốc khác cho phù hợp trong điều trị hay phòng ngừa. Bệnh nhân cần chú ý đến việc có thể bắt mắt có thể bắt giữ côn trùng cẩn thận hay chú ý mô tả đặc tính, hình dạng loại côn trùng đã cắn mình để giúp bác sĩ có hướng chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn.

-Các loại ruồi, muỗi: 2 loại côn trùng này có mặt ở khắp nơi, nhất là các nơi ẩm thấp, sình lầy, vùng sinh thái du lịch hoang sơ hay nhiều cây cối lớn, rậm rạp. Cần lưu ý có nhiều loài ruồi có khả năng đốt người và gây độc chứ không chủ quan như loài ruồi nhà;

-Bọ chét, ve, rận, rệp là thường sống những nơi có nhiều cỏ rậm rạp;

-Sâu, nhất là loài sâu róm, kiến, o­ng có nhiều ở nơi nhiều cây cao;

-Thân cây, gỗ mục, tảng đá có thể là nơi yêu thích của các bọ cạp, nhện, rết;

-Đỉa thì ở dưới nước: ao, hồ;

-Vắt thì ở trên cạn, thường nằm dưới lá ẩm mục;

-Kiến khoang, trong thân có chất pederin gây bỏng, rát da giống như chất cangtaridin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời, (lưu ý đôi khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo);

-Loài ve thân cứng họ Ixodidae:

+Nhóm côn trùng thuộc họ này là tác nhân truyền bệnh Lyme, sốt ve, nhiễm Ehrlichia chaffeensis (bệnh gọi là Ehrlichiosis);

+Nhóm côn trùng Dermacentor là tác nhân truyền bệnh Tularemia và Rocky Mountain Spotted Fever_RMSF);

+Nhóm Amblyoma là tác nhân truyền bệnh Tularemia, RMSF và Ehrlichiosis;

+Nhóm Rhipicephalus là tác nhân truyền bệnh RMSF, Ehrlichiosis, Rickettsia;

-Loài ve thân mềm họ Ornithodoros: là tác nhân truyền bệnh  khi nhiễm Borrelia duttonii  (hay bệnh Borrelia relapsing fever).

Biểu hiện bệnh khi bị phơi nhiễm với các loại côn trùng

-Ruồi và muỗi có thể trung gian truyền các bệnh đường tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm, truyền các bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, hoặc một số ruồi có thể truyền nọc độc, gây ngứa qua vết chích của chúng (biểu hiện là các vết đốt sưng tấy viêm đỏ_xin xem mô tả bên dưới);

-Các loại bọ chét, chấy, rận thường chỉ bám vào thú vật mà ít khi bám vào hút máu người. Nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bạn thường tiếp xúc với các loài vật, hoặc những côn trùng này theo chó mèo vào nhà rồi ở lại trên thảm, quần áo. Những chỗ đi cắm trại có nhiều thảm cỏ rậm rạp cũng là môi trường sinh sống của côn trùng loại này hoặc những loài tương tự nhưng chỉ chuyên sống trong cỏ; Chỗ vết cắn điển hình của côn trùng thường là các sẩn ngứa, sưng phồng lên và có thể nhìn thấy vết chấm nơi đầu vào của vết đốt côn trùng màu hơi đen và nhô cao hơn so với vùng da xung quanh. Vị trí đặc biệt của sang thương cũng có thể tùy thuộc loại côn trùng (ở trên đã đề cập);

 
-
Bệnh nhân có thể bị ngứa, khó chịu rất nhiều. Nơi bị cắn nổi hồng ban sưng phù, một số trường hợp da có thể có phản ứng nổi mụn nước, bóng nước và các nốt dạng hạch lympho. Phản ứng toàn thân do các côn trùng thuộc bộ cánh màng (ong, kiến) đốt có thể đưa đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng;

-Nọc độc của một số loài chân đốt như rết, nhện, bọ cạp... có thể là chứa chất độc thần kinh hoặc một men phân hủy, ly giải gây sưng phồng, kết tập tiểu cầu, huyết khối, chúng có thể mất dần đi hoặc gây loét da, hoại tử; nọc côn trùng còn có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban đỏ ngoài da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn…Có những trường hợp nạn nhân lâm vào tình trạng cấp cứu nếu o­ng, kiến đốt nhiều. Da phồng lên, rát, đau có thể đến mức sốc phản vệ. Chỉ cần nhiều con o­ng, kiến lửa đốt, bệnh nhân đã có thể bị phù, mệt mỏi, nôn, ù tai, đông máu nội mạch rải rác, tiêu cơ vân, hoại tử ống thận cấp…(hình bên trên)

Giải phẩu và sinh lý bệnh học

Chỗ vết cắn điển hình của côn trùng thường là các sẩn ngứa. Vị trí đặc biệt của sang thương cũng có thể tùy loại côn trùng: vết cắn của rệp giường thường ở cổ, thân mình; vết cắn của ve thường ở cẳng chân; vết đốt của muỗi thường ở mặt, tứ chi…Các vết của côn trùng luôn luôn là vấn đề khó chịu cho mọi người. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất là tình trạng ngứa dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban, sưng phù, ...Một số trường hợp, da có thể phản ứng nổi mụn nước, bóng nuớc và các nốt dạng hạch lympho. Phản ứng toàn thân có thể gặp (sốt, sốc trụy mạch) khi chúng ta bị các côn trùng thuộc bộ cánh màng Hymenoptera (ong, kiến) đốt, có thể đưa đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Các vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ gây nên những vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sưng to, do phản ứng miễn dịch cơ thể đối với kháng nguyên từ lông, ngòi của côn trùng hay từ vết cắn đưa vào. Thời gian diễn tiến của phản ứng đối với vết cắn côn trùng tùy thuộc vào phản ứng của hệ miễn dịch. Các sang thương da dạng tổ o­ng phản ứng tức thì tại chỗ bị cắn qua trung gian của globulin miễn dịch E (IgE). Tiếp đó, các nốt sưng, phù, sẩn, ngứa, mụn nước xuất hiện trong vòng 48 giờ. Đây là các biểu hiện của phản ứng quá mẫn muộn, phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào type IV đối với các kháng nguyên do vết cắn, vết đốt gây ra. Trong một số trường hợp khác, các sang thương xuất hiện do độc tố đưa vào từ các vết đốt, như các vết cắn của loài nhện nâu có thể gây tình trạng hoại tử mô lan rộng do tổn thương nội mạc và vùng cơ niêm, dưới tác dụng từ độc tố là chất ly giải Sphingomyelinase, men Hyaluronidase chứa trong nọc độc của côn trùng sẽ giúp độc tố lan rộng và hoại tử mô trên diện rộng.

Thái độ xử trí khi bị phơi nhiễm với côn trùng

-Sát trùng vết đốt, chích và cắn do côn trùng để tránh bị lây các bệnh truyền nhiễm, bạn nên sát trùng vết chích bằng cách rửa xà phòng thật kỹ, sau đó mới thoa cồn hoặc loại thuốc sát trùng khác có bán tại các nhà thuốc tây; 

-Sát trùng vết thương phải được tưới, hay tốt nhất là xịt có áp lực với nước sạch nhiều lần để loại bẩn và loại bớt vi khuẩn và các mô chết. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ta nên rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng, sau đó mới bôi cồn hoặc các thuốc sát trùng khác. Phải xử lý vết thương càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị côn trùng cắn mà chưa xử lý, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao. Lưu ý không bao giờ được khâu kín vết cắn, vết đốt của côn trùng lại ngay mà chỉ làm sạch, băng bó, cố định theo chức năng;

 
-
Làm vết chích không bị sưng hoặc nổi mẩn: nên dùng một viên aspirine nghiền nát, trộn với một vài giọt nước và đắp lên vết chích côn trùng ngay sau khi bị chích, sẽ làm vết chích không bị nổi mận và không bị ngứa. Nếu không có phương tiện nghiền nát viên thuốc, bạn có thể thấm ướt chỗ bị chích, rồi chà viên aspirine lên đó.

-Làm vết chích không bị ngứa: vết chích ruồi muỗi nhiều lúc làm chúng ta bị ngứa trong 1-2 ngày và nếu bạn bị nhạy cảm hoặc dị ứng, vết này có thể kéo dài nhiều ngày đồng thời sinh ra những biến chứng khác, dùng một cục nước đá đặt lên vết chích chừng 5 phút, hoặc dùng muối ăn trộn với chút nước cho sệt sệt rồi thoa lên vết chích. Ngoài những phương pháp trên, bạn có thể xoa dịu vết ngứa bằng thuốc chống dị ứng;

-Loại bỏ côn trùng đang bám vào da thịt: các côn trùng hút máu nhỏ này có hàm răng rất cứng bấu vào da thịt, khi nắm chúng kéo ra, thường chỉ bứt được thân hình của chúng, hàm răng vẫn còn bấu chặt vào da thịt. Hàm răng này dĩ nhiên không còn hút máu bạn được nữa, nhưng nó có thể gây ra sự nhiễm trùng hoặc những biến chứng khác. Vì thế, khi bọ chét hay rận, rệp cắn, nên nắm kéo chúng thật từ từ ra khỏi vết cắn. Làm như thế chúng có thì giờ nhả vết cắn ra;

-Vết cắn của bọ chét rừng nhiều lúc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh Lyme, hoặc chứng sốt Rocky Mountain Spotted Fever. Nếu chung quanh vết cắn của bọ chét, rận, rệp... bạn thấy có hiện lên nhiều chấm, mụn nhỏ có khuynh hướng lan rộng ra, hoặc một vòng tròn chung quanh vết cắn. Nên lập tức sát trùng tối đa và khám bác sĩ ngay sau cuộc cắm trại đó;

-Lửa có tác dụng hữu hiệu nhất trong việc bắt các côn trùng này phải nhả ra. Dùng một cây nhang, một điếu thuốc cháy dở hơ vào chúng, cẩn thận kẻo bị phỏng (nên ít được áp dụng). Sức nóng sẽ buộc chúng nhả ra và rơi xuống đất; hoặc có thể dùng các chất như cồn, xăng, dầu nóng... nhỏ một giọt vào chúng, tự động nhả ra;

-Rửa và sát trùng: sau khi con vật được lấy ra, hãy rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng, rồi thoa cồn hoặc thuốc sát trùng vào chỗ bị cắn;
 

-Chống ngứa: rận hay rệp cắn cũng gây ngứa hoặc nổi mận như muỗi cắn, có thể dùng những phương pháp chống ngứa như sát trùng vết thương, giảm viêm và dùng các thuốc kahngs histamine H1 và H2;

-Làm vết chích không bị ngứa, sưng hoặc nổi mẩn: dùng một cục nước đá đặt lên vết chích chừng 5 phút. Dùng muối ăn trộn với chút nước cho sền sệt rồi thoa lên vết chích;

-Nếu chỉ có vết đỏ: người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng 0.9% hoặc nước vôi loãng chấm ngày 3-4 lần, tránh rửa nước nhiều, tránh kỳ cọlàm trượt da tróc vảy.
Nếu đau rát nhiều: có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các loại thuốc như dung dịch yarish, dalibua, kháng sinh; các loại hồ làm dịu da như hồ nước. Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần.

-Nếu tổn thương nhiễm trùng hóa mủ: bệnh nhân có thể bôi bằng các dung dịch thuốc màu như eosine, milian, xanh metylen,… và sau đó nên đi khám bệnh ở các cơ sở y tế gần nhất hay gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Không nên sử dụng các phương pháp chữa dân gian như nhai gạo nếp, đậu xanh đắp lên vết thương, có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

-Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương do côn trùng cắn, chúng ta  phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Hầu hết kiến cắn đều vô hại, nhưng kiến lửa có thể gây tổn thương như o­ng chích ở một số người và có thể gây tình trạng dị ứng nghiêm trọng (sưng môi, miệng, phù niêm mạc, khó thở, ngứa và nổi mẩn đỏ toàn thân, da tái nhợt), khi đó cần cấp cứu. o­ng chích nên uống thuốc khang histamine hoặc ibuprofen ngay, có thể làm giảm đau và sưng tấy. Nhện chích có thể như một số côn trùng khác đốt, song có thể vài ngày sau đó tạo vết loét hoại tử nhanh chóng.

Một số biện pháp phòng tránh côn trùng thường áp dụng

Nhằm để môi trường sống và làm việc không còn sợ ảnh hưởng của các laòi côn trùng và đặc biệt các cuộc du lịch hay dã ngọai đến các vùng sơn cước, ẩm thấp an toàn và vui trọn hưởng thời gian tuyệt vời, nhất là các mùa hè-thời điểm thích hợp cho việc vui chơi, dã ngoại cùng nhiều hoạt động ngoài trời khác. Song cùng với đó là những khó chịu về những “dị ứng” do vô tình phơi nhiễm với các loại côn trùng. Chúng ta nên tham khảo một số biện pháp phòng tránh sau đây:

-Các loại bọ chét, rận rệp thường hoạt động mạnh vào mùa hè, nhất là khoảng tháng 6-7. Khi bạn đi vào những khu rậm, cây cối nhiều, nên cẩn thận về chúng;

-Một phương pháp rất thực tế để thử xem trong một vùng cỏ rậm rạp có bọ chét hay không? Dùng một miếng vải trắng cột vào đầu một sợi dây và kéo miếng vải này qua vùng cỏ bạn nghĩ là có bọ chét. Khi vùng cỏ hay bụi rậm này có sự hiện diện của chúng, chúng sẽ bám vào mảnh vải trắng này;

-Khi phải sinh hoạt trong một vùng có nhiều bọ chét, dĩ nhiên nên mặc y phục càng kín càng tốt để tránh bị chúng tấn công. Những côn trùng này có hàm răng ngắn nên không thể cắn xuyên qua quần áo như muỗi được. Ngoài ra các mẹo vặt chống côn trùng nói ở phần ruồi muỗi cũng có thể được sử dụng hiệu quả đối với bọ chét và các côn trùng khác;

 
-
Pha thuốc tẩy chlorine vào nước tắm, nồng độ loãng, thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Trước khi đi cắm trại. Các hồ bơi thường cũng được sát trùng bằng chlorine, bạn có thể ngâm trong hồ bơi 15 phút trước khi khởi hành chuyến cắm trại ngoài trời của bạn. Mùi thuốc tẩy này giữ được côn trùng không dám tấn công bạn trong nhiều giờ;

-Môi trường sống của chúng ta phải sạch sẽ, thông thoáng. Ở những nơi nhiều cây cỏ, bụi rậm, ta có thể thực hiện một số biện pháp như dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nơi ở, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng, phun xịt thuốc diệt côn trùng những nơi um tùm rậm rạp cạnh khu dân cư;

-Ngoài ra, các côn trùng thường nhạy cảm và thích đến những nơi có ánh sáng đèn huỳnh quang. Do đó, ta có thể dùng đèn huỳnh quang để ngoài cửa dụ nó vào và tiêu diệt. Khi côn trùng bò lên da, nên dùng tay hất xuống đất và dùng chân mang dép hoặc vật gì đó đập cho chết, tránh để dịch tiết của nó dính vào da.

 
-
Khi ngủ kể cả ban ngày cần mắc màn, cho trẻ nằm trong nôi, cũi có phông màn che chống ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Những người thường làm việc vào buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa. Chú ý phát hiện những côn trùng ở trong nước tắm, khăn mặt, quần áo trước khi dùng;

-Có thể dùng các thuốc bôi chống muỗi thoa lên khắp người để chống muỗi và các côn trùng khác. Cẩn thận tránh không để thuốc dính vào mắt;

-Uống sinh tố B1 và chất kẽm: sinh tố B1 (Thiamine hydrochloride) khi uống vào, làn da chúng ta sẽ sinh ra mùi thuốc làm các côn trùng không dám đến gần. Thuốc có thể mua tại các quầy thuốc dưới sự hướng dẫn uống của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc uống chất kẽm với liều lượng 60mg mỗi ngày, sau một tháng, bạn sẽ có khả năng chống không cho côn trùng đến gần. Nếu tiếp tục uống chất này, bạn không bao giờ còn sợ ruồi muỗi nữa 

Hoặc, 4 biện pháp phòng ngừa hiệu quả khi đi du lịch dã ngoại đã được khuyến cáo:

1.Chuẩn bị "mặt nạ" cho cơ thể

Hãy nghĩ đến các loại kem bôi, nước hoa... có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với các loại côn trùng. Các hoạt chất này khi được sử dụng sẽ tạo ra một môi trường vô hình cách ly cơ thể khỏi sự nhận biết của giác quan côn trùng, thậm chí một số chất có thể gây ra những mùi hương phản cảm với côn trùng, khi đó chúng ta sẽ trở nên vô hình đối với chúng. Song, khi sử dụng chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến những phản ứng của cơ thể đối với các loại kem thoa, nước hoa hoặc một số dung dịch đó. Nếu cơ thể dị ứng với các chất trong thành phần của chúng thì tốt nhất là không nên sử dụng, tránh cho cơ thể những phiền toái khi tiếp xúc với các hoạt chất đó.

Chúng ta cũng cần quan tâm đến thời gian tác dụng hay “thời gian còn hiệu dụng” của chúng khi sử dụng, tránh tình trạng cơ thể bị mất tấm màn bảo vệ trong khi chúng ta vẫn thả mình vào các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, không nên để các loại kem bôi, nước hoa dính vào mắt, mũi, miệng và các vết thương hở trên cơ thể, bởi chúng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Nói chung, các loại mặt nạ cho cơ thể đều có tác dụng tốt đối với các loài côn trùng nhỏ, nhưng dường như chúng không thật sự có tác dụng đối với các loài o­ng!

2. Trang phục bảo vệ

Không nên sử dụng trang phục quá chật bởi một số loài côn trùng như muỗi sẽ dễ dàng tiếp xúc với làn da. Màu của trang phục cũng không kém phần quan trọng: rất nhiều loài côn trùng sẽ nhận biết và tấn công chúng ta nếu có sự tương phản lớn giữa màu da và màu trang phục đang mặc. Do vậy, nếu chúng ta có làn da trắng thì nên sử dụng trang phục màu sáng. Ngược lại, nếu làn dahơi sậm thì tốt nhất nên sử dụng những trang phục màu tối. Tuy nhiên, nên quan tâm tới môi trường nơi chúng ta đến, vì một sự nổi bật trong trang phục sẽ càng kích thích côn trùng nhiều hơn. Cuối cùng, đôi tất cũng cần được bạn quan tâm. Một số loài côn trùng rất nhạy cảm với mùi từ đôi chân của bạn. Do vậy, bạn nên sử dụng loại tất có thể thấm hút nhanh mồ hôi, khô thoáng để tránh gây mùi kích thích côn trùng.

 
3. Phương tiện chiếu sáng

Trong những buổi dã ngoại hay bữa tiệc ngoài trời, nên chuẩn bị thêm nến, đèn cũng như những vật dụng chiếu sáng cần thiết. Khi màn đêm buông xuống, hình ảnh lung linh của ngọn nến sẽ càng làm không gian thêm lãng mạn. Hơn nữa, với một số loại nến như loại nến được chiết xuất từ dầu sả, không chỉ có tác dụng của một ngọn nến đơn thuần mà nó còn giúp tạo ra mùi hương ngăn cản côn trùng xâm nhập không gian của bạn. Khi sử dụng, bạn không nên đặt các ngọn nến tập trung vào một chỗ mà nên đặt chúng cách nhau khoảng 5m và theo vòng tròn. Như vậy sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

4. Nên chuẩn bị một chiếc quạt

Với một chiếc quạt, bạn không chỉ có thể xua tan cái nóng bức của mùa hè mà còn có thể bảo vệ bạn tránh tiếp xúc với các loại côn trùng có hại. Với kích thước nhỏ bé, chắc chắn côn trùng sẽ không thể nào có đủ sức để tiếp cận với làn da của bạn.

Giáo sư nhi khoa và bệnh da liễu Robin Carder cho biết khi bị côn trùng xâm hại thì ngứa là dấu hiệu bình thường, nhất là bọ chét., song các dấu kháng đáng sợ hơn, có thể bội nhiễm với vi khuẩn, hoại tử lan rộng và tử vong nhanh. Điều quan trọng là liệu xem có khả năng nhiễm trùng thứ phát đi kèm để có hướng xử trí kịp thời. Một số trường hợp côn trùng có nọc độc dễ gây bệnh và sốc phản vệ, trụy tim mạch và chuyển cấp cứu không kịp, nên nạn nhân rất dễ tử vong, do đó các biện pháp sơ cứu ở trên sẽ có ích trước khi có điều trị đặc hiệu. Cần lưu ý rằng không phải nọc đọc côn trùng nào cũng có antidot, nên đừng chần chừ đợi mong một antidot đặc hiệulà bệnh đã quá muộn.

Ngày 23/06/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp tài liệu)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích