Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 5 5 9
Số người đang truy cập
2 5 3
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Bệnh da do phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với côn trùng Paederus spp.

Thế giới côn trùng đa dạng với nhiều chủng loài và màu sắc khác nhau. Côn trùng hiện hữu khắp mọi nơi trên thế giới từ thành thị đến miền quê, từ ao hồ, sông suối đến rừng núi,...đâu đâu cũng gặp côn trùng. Mùa hè nóng nực và mùa đông ẩm ướt thường là điều kiện thuận lợi cho con người tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với côn trùng, có thể không có triệu chứng, có thể xâm hại với các hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí đe dọa tử vong (như o­ng, kiến, bò cạp, bọ hung, nhện độc), song phần lớn các côn trùng tiếp xúc với da biểu hiện các triệu chứng của một hội chứng dị ứng hoặc mẫn cảm.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin tổng hợp đến bệnh da do tiếp xúc với loại côn trùng có tên khoa học là Paederus spp. Paederus spp. là một loại côn trùng thuộc họ cánh cứng, họ này có khoảng 1.400 đến 20.000 giống, trên thực tế chúng ta thường hay gặp loại P. literalis, P. fuscipes , P.caligatusPaederus.

Về tập tính và thức ăn của chúng thì các laòi bọ này thường tìm thấy trên các ruộng lúa (từ năm 1919), môi trường trường hoc, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, có cỏ mọc xung quanh. Nó có khả năng ăn cả thịt và ăn các côn trùng nhỏ hơn. Do vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong phòng chống sinh học của các côn trùng nơi ruộng lúa (‘paddy pests’). Trong suốt mùa mưa bão, lũ lụt các loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn.
 

Hình thái học của Paederus spp.

Paederus spp. có nhiều loại khác nhau, gồm có Paederus (Anomalopaederus), Paederus (Eopaederus), Paederus (Gnathopaederus), Paederus (Harpopaederus),Paederus (Heteropaederus), Paederus (Neopaederus), Paederus (Nepalopaederus), Paederus (Oedopaederus), Paederus (Oreinopaederus), Paederus (Paederognathus), Paederus (Paederus), Paederus (Poederomorphus), Paederus (Pseudopaederus).Trong đó, có nhiều loài đã xác định năm tìm ra, một số vẫn còn chưa rõ: Paederus Fabricius (1775), Paederus riparius (Linnaeus, 1758), Paederus littoralis (Gravenhorst, 1802), Paederus fuscipes (Curtis, 1826), Paederus brevipennis (Lacordaire, 1835)

Loài côn trùng này thuộc lớp Insecta, bộ Coleoptera, họ Staphylinidae, loài có khá nhiều như Paederus fuscipes Curtis, ước tính hiện nay có khoảng 47.000 loài Paederus khác nhau, tên thường gọi là bọ Rove Beetle,

Về mặt hình thái học của loại côn trùng này rất đặc biệt: thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm, nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, ...Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh;cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng. Trong ban ngày, bọ sẽ được nhìn thấy bò lê, hoặc bò nhanh ở quanh và dấu cánh tương tự như kiến. Khi bất thường, nó tăng kíhc thước phần bụng lên có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp và bản thân chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước.

Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang. Trong thân kiến có chất Pederine, có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin  của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời.

Biểu hiện tổn thương cơ bản lâm sàng   
              Về hoàn cảnh và tiền sử bệnh có thể: sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ.Kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà,những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát côn trùng và chất Pedirine có trong côn trùng rơi vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. Người bệnh không chú ý, xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quết lên da và tạo thành vết thương). Như trường hợp năm 2006, hàng trăm sinh viên ở ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo trung ương 3 (cơ sở 2, Quận9, thành phố Hồ Chí Minh) phải đi khám bệnh vì bị viêm da dị ứng, kết quả xác định loài gây tổn thương da hàng loạt như thế là do Paederus. Hoặc các ca bệnh ở Long An năm 2004 cũng tương tự như thế với Paederus littoralis;

 
Tổn thương cơ bản:
sau khi tiếp xúc với côn trùng, bệnh nhân thấy ngứa, rát, nóng bỏng tại chỗ, sau 6-12 giờ xuất hiện các đám, vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, có bờ viền rõ rệt, có vệt có biến sắc màu tím hồng, sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ (giai đoạn này rất dễ nhầm với các tổn thương như zona, thủy đậu hoặc các mụn virus khác).

Theo số liệu thống kê qua nhiều nghiên cứu và các hình ảnh đặc trưng ghi lại cho thấy :

·100% biểu hiện bằng vết đỏ, nền cộm và nóng rát tại chỗ;

·80% có tổn thương ở đầu ,cổ , mặt và nửa trên thân mình;

·60% có xuất hiện tổn thương vào buổi sáng;

·3.82% có sưng và nề hai mi mắt,

·Một số trường hợp có hình ảnh đối xứng khớp với nhau.

Diễn biến bệnh và tổn thương: ban đầu bệnh nhân thấy hơi đau, hơi ngứa, rát tại chỗ căng da biểu hiện đỏ ở một vùng da to nhỏ khác nhau. Sau 6-12 giờ xuất hiện thành một đám hơi nề, đỏ cộm , thànhvệt,trên nền đỏ nổi thành mụn nước to nhỏ không đều, đường kính từ 1- 5mm. Khoảng từ 1-3 ngày sau, thành phỏng nước, mụn mủ, lúc này cảm giác đau tăng lên có thể kèm theo cảm giác ngây ngây sốt, mệt mỏi khó chịu, nổi hạch, đau ở vùng cổ nách, bẹn tương ứng với tổn thương.

 
Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt,  5-7 ngày sau mới hết, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau, đi lại khó khăn, các phỏng nước, phỏng mủ tiến triển sau 4-5 ngày thì đóng vảy tiết, khô dần, khi rụng vảy để lại vết sẫm màu da;

Có trường hợp bệnh nhân có nổi một vết đỏ lấm tấm mụn nước nhỏ, hơi ngứa, tổn thương lặn sau 3-5 ngày không thành phỏng nước, phỏng mủ. Trong mùa mưa một bệnh nhân có thể bị đi bị lại 2-4 lần, trong tập thể có thể có 10-12% người bị, bệnh có thể kéo dài 5-20 ngày;

Chúng ta nên nhớ dịch bạch huyết trong cơ thể bọ (ngoại trừ cánh) có chứa nhiều chất độc gọi là pederin’ (C24 H43 O9 N), chất này đuwjc đặt tên và được phát hiện vào năm 1953. nó độc gấp 12 lần so với nọc độc của rắn độc ở vùng nhiệt đới. Giữ bọ trong điều kiện khô thì vẫn duy trì chất độc trong vòng 8 năm. Va chạm hoặc tiếp xúc với bọ trong khi đi du lịch hoặc đang ngủ, nếu chà sát lên cơ thể hoặc làm dính chất dịch này ra da, có thể gây viêm kết mạc, viêm da nghiêm trọng, hay gọi là viêm da bằng các tên chuyên khoa dermatitis linearis, paederus (rove beetle /staphylinidae) dermatitis, whiplash dermatitis

Xét nghiệm cận lâm sàng

Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng thường quy, không có thay đổi gì đặc biệt, trừ một số trường hợp bị phỏng mủ rộng, sưng hạch to, đau, tổng số bạch cầu chung có thể tăng cao với đa nhân trung tính chiếm ưu thế.

Chẩn đoán xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt

Viêm da do Paederus là một loại viêm da do tiếp xúc, gây bứt rức khó chịu, đặc trưng thương tổn là dạng tổn thương mụn mủ, mụn nước trên nền da ửng đỏ (erythemato-bullous lesions), xuất hiện đột ngột sau khi phơi nhiễmtại vùng da đó. Bệnh gây ra bởi loại côn trùng thuộc giống Paederus. Loại bọ cánh cứng này không đốt, không chích, nhưng có thể làm chà sát hoặc rung vảy bột pederine lên da nạn nhân nhờ một chất dịch trong khoang cơ thể của chúng có tên gọi là paederin-một tác nhân thường gay giộp da tiềm tàng. Do cơ chế bệnh sinh, hình thái học của tác nhân và vị trí tổn thương viêm da từ ca này đến ca khác na ná như nhau. Tổn thương thường tương tự nhau, dạng các giọt nhỏ, hoặc các giọt dung dịch nóng (hot liquid). Liên quan không hay gặp giữa một viêm da cấp với khó chịu của bệnh nhân, có giá trị nghĩ đến bỏng da kiểu do hóa chất hoặc nhiệt, sẽ hỗ trợ cho chẩn đoán, dựa trên các dữ liệu về mùa và tiền sử tiếp xúc.

 
Bệnh Zona hay thủy đậu là các bệnh da do virus thường xuất hiện vào mùa xuân, tổn thương cơ bản là bọng nước đứng thành chùm, thường đứng một bên, xu hướng dọc dây thần kinh, sau 4-5 ngày bọng nước xẹp khô, đóng vảy tiết vàng sẫm, bọng nước khi lành để lại vết sẹo lõm bạc màu, không bao giờ mất. Kèm theo có hạch lân cận xuất hiện rất sớm, đau rát tại chỗ, tuổi mắc bệnh thường hơn 50 tuổi, xét nghiệm bạch cầu giảm.

Điều trị

Về nguyên tắc nên theo điều trị từng giai đoạn tổn thương (cấp, bán cấp hoặc mạn tính) giống như trong các chỉ định chung điều trị bệnh lý da liễu hoặc theo tính chất tổn thương ửng đỏ, tiết dịch, mụn nước, mụn mủ,...

-Nếu chỉ có dát đỏ, vết đỏ: bệnh nhân chỉ cần điều trị tại nhà, dùng nước muối loãng 9‰ hoặc nước vôi nhì, chấm ngày 3-4 lần nhằm trung hoà độc tố của côn trùng, tránh rửa nước nhiều, tránh kì cọ làm da tróc vẩy.

-Nếu trường hợp đau rát nhiều: bệnh nhân có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các thuốc chuyên khoa như: dung dịch yarish, Dalibua, kháng sinh; các loại hồ làm dịu da như hồ nước, hồ Tetrapred.

-Nếu tổn thương nhiễm trùng hoá mủ: dùng các dung dịch thuốc màu như dung dịch Milian, xanh methylene, thuốc tím pha loãng, sau 4-5 ngày tổn thương hết viêm, bong vẩy tiết cho các loại kem, mỡ kháng sinh hoặc corticoides. Trường hợp sốt có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân có thể dùng kháng sinh kết hợp với kháng histamin tổng hợp và corticoides nhẹ để uống.

Trong một nghiên cứu tại Thỗ Nhĩ Kỳ, số ca điều trị theo mùa cũng khá lớn, các tác giả cho biết viêm da do tác nhân Paederus (Paederus dermatitis), là một loại viêm da do tiếp xúc có kích thích gây dị ứng và có liên quan đến một loại bọ cánh cứng Staphylinid beetle, lưu hành ở hầu khắp trên thế giới. Trong một nghiên cứu trên 50 trường hợp viêm da do Paederus tại bệnh viện Liên Hiệp Quốc (United Nations Hospital) ở Koidu Sierra Leone (tây Phi), qua thời gian 6 tháng kể từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004, các đối tượng nghiên cứu đều được xác định triệu chứng lâm sàng viêm da và có đáp ứng với thuốc steroids thoa ngoài, không cần kháng sinh. Các bệnh nhân này có tiền sử tiếp xúc với côn trùng. Trong số các bệnh nhân này:

+14 ca nặng được điều trị bằng prednisolone đường uống và tiêm triamcinolone acetonide.

+Số còn lại 36 ca được chia làm 2 nhóm A và B bằng nhau.

+Các bệnh nhân trong nhóm A được điều trị bằng diflucortolone valerate 0.001% thoa ngoài và cetirizine hydrochloride đường uống;

+Các bệnh nhân trong nhóm B được cho dùng kháng sinh ciprofloxacin đường uống. Trong số 50 bệnh nhân được nghiên cứu, 43 ca (86 %) là nam và 7(14 %) là nữ. Cổ là vùng da bị tổn thương nhiều nhất trong số các bệnh nhân.

+Thời gian chữa lành từ 14-28 ngày và tổn thương ở tất cả bệnh nhân chữa khỏi và để lại vết thay đổi sắc tố da (residual dyschromia). Thời gian chữa khỏi ngắn hơn ở nhóm B so với nhóm A.

+Kết quả trên cho thấy khi bị viêm da do loài côn trùng này đáp ứng tốt với phối hợp thuốc steroids thoa ngoài và kháng sinh đường uống để trị nhiễm khuẩn đồng thời.
 

Biện pháp phòng bệnh

Cần chú ý điều kiện làm việc và sinh hoạt thường nhật: buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửasổ hoặc có lưới để tránh côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa hàng năm; chú ý phát hiện những côn trùng ở trong nước tắm, khăn mặt, quần áo trước khi dùng và làm vệ sinh môi trường; Các khu nhà ở chật hẹp của các ký túc xá hoặc khu cho công nhân ở gần các khu công nghiệp, nằm ở môi trường rộng, cạnh hoặc xung quanh lại có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong nên việc phòng chống trong môi trường như thế không phải đơn giản;

Thực hiện biện pháp vệ sinh môi trường, xung quanh nơi ở, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng, do tính ưa ánh sáng đèn nên có thể áp dụng đèn huỳnh quang để ngoài cửa dụ nó vào và tiêu diệt, hốt doạn đem đi đốt;

Khi Paederus rơi hoặc bò lên da thân mình, nên dùng tay hất xuống đất và dùng chân mang dép hoặc vật gì đó đập cho chết, tránh để dịch tiết của nó dính vào da;

Phòng chống côn trùng bằng biện pháp hóa chất hay sinh học: hiệu quả của 4 loai thuốc diệt côn trùng tấn công lên các loài côn trùng này, đặc biệt Paederus fuscipes. Hiệu quả của omethoate, chlorpyrifos + deltamethrin, bisultap và imidacloprid + buprofezin lên trên nhằm ức chế côn trùng, P. fuscipes trong môi trường phòng thí nghiệm, kết quả ghi nhận tỷ lệ tử vong cao nhất của côn trùng này là 24-48 giờ sau khi xử lý bằng thuốc chlorpyrifos + deltamethrin. Hoạt độ giết chết hay chỉ ức chế đối với P. fuscipes giảm đi khi sử dụng các hóa chất như thế;

 

Tài liệu tham khảo

1.El Nino causes dramatic outbreak of Paederus dermatitis in East Africa. http://library.wur.nl/WebQuery/wurpubs/lang/375642

2.C. Gelmette   and R. Grimalt Paederus dermatitis: An easy diagnosable but misdiagnosed eruption. http://www.springerlink.com/content/qg286001k0066710/

3.Paederus Dermatitis: A Report of 46 Cases in Ayd n, Turkey.http://content.karger.com/ProdukteDB/produkte.asp?Doi=18290

4.Paederus dermatitis. http://www.highbeam.com/doc/1P3-1229960641.html

5.Paederus littoralis. http://commons.wikimedia.org/wiki/Paederus_littoralis

6.http://docfiles.blogspot.com/2006/02/paederus-dermatitis.html

7.http://tolweb.org/Paederus/61753

8.http://www.funet.com/pub/sci/bio/life/insecta/coleoptera/staphylinoidea/staphylinidae/paederinae/paederus/index.html

9.An outbreak of Paederus dermatitis in a suburban hospital in South India: A report of 123 cases and review of literature. Journal of the American Academy of Dermatology, Volume 57, Issue 2, Pages 297-300 http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0190962206040448

10.Two new species of Paederus (Col., Staphylinidae) from Papua New Guinea http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=5303242

11.http://www.mpsp.gov.my/includes/Article1.asp?ID=116&Context=2002&Lan=1

12.http://www.cababstractsplus.org/abstracts/Abstract.aspx?AcNo=20063132204

 

Ngày 30/06/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích