Hầu hết các bệnh do vector truyền đều bị tác động bởi sự thay đổi của khí hậu toàn cầu
Theo bản tin trên tạp chí TDRnews Vào tháng 5. 2010 có đăng với tiêu đề “Sự thay đổi thời tiết khí hậu tác động lên bệnh vector truyền” (Climate change impacts on vector-borne diseases) đề cập sự phá hoại môi sinh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề và làm ảnh hưởng lên các bệnh do vector truyền (Vector-borne disease_VBD) đáng kể tại các quốc gia đang phát triển. Sự phát triển dân số, đo thị hóa và tình trạng dân di biến động là các nhân tố chính trong sự xuất hiện và tải nổi của bệnh, trong đó sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp phần vào các thử thách như thế.Một cuộc họp các chuyên gia của TDR xác định lại các bằng chứng khoa học để xác định vấn đề bỏ ngõ trong nghiên cứu và các vấn đề ưu tiên cần thiết lúc này. Sự thay đổi môi sinh và thời tiết, khí hậu tác động lên tất cả 8 bệnh do vector truyền theo ghi nhận của TDR là sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh Chagas, bệnh Trypanosomiasis ở châu Phi, bệnh Leishmaniasis phủ tạng, bệnh giun chỉ onchocerciasis, bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh sán máng. Tuy nhiên, các tác đọng này thay đổi tùy theo, nghiên cứu về sốt rét, sốt xuất huyết đã được thảo luận tại cuộc họp cho thấy các thay đổi môi sinh và thời tiết nhanh ảnh hưởng quan trọng lên sự lan truyền bệnh, các vector và mô hình bệnh. Trong bệnh giun chỉ bạch huyết, giun chỉ dòng sông châu Phi (Onchocerciasis) và bệnh Leishmania có liên quan đến lan truyền bệnh do vector truyền nhưng tác động lên gánh nặng có phần giảm. Sự thay đổi về môi sinh và thời tiết đáng chú ý trên vector, lan truyền và gánh nặng bệnh tật đối với các căn bệnh sán máng, bệnh Chagas và bệnh Trypanosomia châu Phi. Cuộc hội đàm tổ chức ngày 3 - 4 tháng 12. 2009 với sự phối hợp với Đơn vị Y tế cộng cộng và Môi trường và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO’s departments of Public Health and the Environment and Neglected Tropical Diseases). Hội thảo này theo sau một cuộc họp có khuyến cáo của Hôi đồng tư vấn chuyên gia về mặt khoa học và kỹ thuật (Scientific and Technical Advisory Committee) mà trong đó TDR cần có các bằng chứng khoa học và vấn đề nghiên cứu ưu tiên. Cuộc hội đàm đã thảo luận về các vấn đề bệnh tật riêng lẻ cũng như đưa ra các khaongr trống chưa nghiên cứu. Các vấn đề còn bỏ ngõ bao gồm các thay đổi về sinh thái và xã hội và các tác động lên các vật chủ chứa cũng như các vector, mặt chi phí - hiệu quả và đánh giá các biện pháp can thiệp dự phòng và điều trị tận gốc cũng như vấn đề hệ thống cảnh báo sớm, và sự biến mất của các bệnh truyền nhiễm từ thay đổi về mặt sinh thái-xã hội mà không óc can thiệp phòng chống nào. Các ưu tiên nghiên cứu bao gồm thống kê dựa trên dữ liệu thời tiết, khí hậu, bản đồ và mô hình nguy cơ bệnh tật cũng như đánh giá các nguy cơ về mặt định tính và định lượng về tác động gián tiếp lên các VBDs từ sự thay đổi sử dụng đất và hạn hán. Một báo cáo của TDR coh thấy thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn nữa về mặt đánh giá nguy cơ và tác động để cải thiện và nâng cao hiểu biết các mối nguy cơ lên sức khỏe có liên quan đến thay đổi thời tiết khí hậu và để thông báo các chiến lược trong tương lai. Tiến sĩ Jonathan Cox của khoa Y tế môi trường và công cộng của Đại học London School of Hygiene & Tropical Medicine cho biết ở một mức độ cơ bản nào đó, nhiều bằng chứng liên quan đến quan sát và thử nghiệm đòi hỏi mô tả mối liên quan đầy đủ giữa thời tiết, môi trường và sức khỏe đối với phạm vi bệnh tật. Cũng có phạm vi cho những tiến trình quan trọng, có ý nghĩa trong sự phát triển và ứng dụng của sự thỏa thuận, các phương pháp phân tích chuẩn hóa. Các ước tính đánh giá phỏng đặc biệt liên quan đến cải thiện bệnh tật về tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và gánh nặng bệnh tật đòi hỏi tiên đoán thời tiết trong thời gian đến cũng như các tác động môi trường lên sức khỏe. Các ước tính này sẽ cung cấp một bằng chứng để đưa ra quyết định có can thiệp theo kế hoạch. Biến đổi khí hậu và tính dễ nhạy cảm của con người với các bệnh vector truyềnNhóm tác giả Robert W. Sutherst, bộ phận côn trùng CSIRO, Queensland, Australia cho biết thay đổi khí hậu toàn cầu bao gồm thay đổi thời tiết và khả năng thay đổi thời tiết, sử dụng đất, hệ thống tưới tiêu và nguồn nước tích trữ, phát triển dân số và quá trình đô thị hóa, du lịch và giao thượng thương mại, ô nhiễm hóa chất. Các tác động lên bệnh vector truyền, gồm có sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm các loài arboviruses khác, sán máng, Trypanosomiasis, Onchocerciasis, Leishmaniasis đã được tổng hợp. Trong khi biến đổi khí hậu toàn cầu là diễn biến và tiến trình tự nhiên với nhiều nguy cơ tương lai không biết trước đến con người và hệ sinh thái tự nhiên, các thay đổi tại chỗ khác xảy ra ngày càng nhiều và nhanh ở một quy mô toàn cầu và có tác động quan trọng lên trên các bệnh VBDs. Lịch sử là vô giá như một tiêu điểm chỉ ra các nguy cơ tương lai, nhưng phép ngoại suy trực tiếp có thể vì thời tiết đang thay đổi. Các nhà nghiên cứu do vậy mà đã xây dựng một mô hình máy tính và các viễn cảnh về thay đỏi khí hậu toàn cầuliên quan đến các yếu tố nguy cơ. Sự thích ứng với các thay đổi đang bị đe dọa bởi sự mất đi của các thuốc và hóa chất diệt côn trùngvề mặt hiệu lực do sự lựa chọn tự nhiên của các chủng kháng của ký sinh tùng lẫn vector. Sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương (vulnerability) của cộng đồng với sự thay đổi về mặt tác động lệ thuộc vào khả năng thích nghi, trong đó đòi hỏi cả về mặt công nghệ và hệ thống y tế đáp ứng phù hợp đồng thời. Sự sẵn có của các nguồn lực ngược lại lệ thuộc vào tính ổn định của xã hội, kinh tế và ưu tiên nguồn lực cho y tế công cộng. Biến đổi khí hậu và bệnh VBDs: cần một đánh giá đặc biệt riêng vùng và toàn cầuMột sự gia tăng về tỷ lệ bệnh VBDs được phỏng đoán là do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi ước lượng về thời tiết và khí hậu sẽ ảnh hưởng hoặc tác động sâu sắc đến sinh thái của quần thể vector. Để ước tính mức độ lan rộng các sự kiện xảy ra, các ảnh hưởng của thay đổi thời tiết lên sự phân bố và dịch tễ học của bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết được kích thích, sử dụng tổng cộng 17 chuỗi sự kiện (trong đó có 5 sự kiện trình bày trong báo cáo này). Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu này cho một bức tranh rõ ràng về nguy ocw sốt rét và sốt xuất huyết trong vòng 80 năm tới. Sự lan truyền tiềm tàng (Transmission potential_TP) được sử dụng để ước tính ảnh hưởng của thời tiết lên cường độ nguy cơ mắc sốt rét và lan truyền sốt xuất huyết đối với 3 giai đoạn thời gian (2020s, 2050s, 2080s). Tất cả viễn cảnh hoặc chuỗi thông tin về thời tiết góp phần như một yếu tố làm tăng lên tình hình lan truyền sốt rét và sốt xuất huyết. Các nghiên cứu thực địa ở phía tây Kenya chi ra có thay đổi tiềm tàng nhờ các yếu tố tiên đoán. Nhiệt độ gia tăng dãn đến thời gian phát triển của muỗi giảm và nhiều thế hệ muỗi sinh ra mỗi năm. Nên chăn điều này còn lệ thuộc nhiều đến yếu tố lượng mưa như ở sốt rét cùng đồng bằng Kano sẽ gia tăng, nên người dân ở đây dường như óc kinh nghiệm với các vụ dịch sốt rét khi óc sự biến đổi như thế. Các sự kiện như thế mà chúng ta có thể thấy được, dường như đã cảnh báo yếu tố tác động lên sốt rét ở hấu hết trẻ em châu Phi. Tài liệu tham khảo1.Nijhof S ; Koenraadt S ; Takker W ; Githeko A ; Martens P ; Vries P de ; Schneider P ; Kovats S (2009). Climate Change and Vector-Borne Diseases. A global and site-specific assessment.2.Yoganathan D, Rom WN. Medical aspects of global warming. Am J Ind Med. 2001;40:199-210. 3.National Research Council. Under the Weather: Climate, Ecosystems, and Infectious Disease. Washington, DC: National Academy Press; 2000. 4.Engleman RC, Joy RJT. Two Hundred Years of Military Medicine. Fort Detrick, Md: US Army Medical Dept; 1975. 5.Peters CJ, Linthicum KF. Rift Valley Fever. In: Beran GW, ed. Handbook of Zoonoses, Section B: Viral Zoononses. 2nd ed. Boca Raton, Fla: CRC Press Inc; 1994: 125-138. 6.Woods CW, Karpati AM, Grein T, et al. An outbreak of Rift Valley fever in northeastern Kenya, 1997-1998. Emerg Infect Dis. 2002;8:138-144. 7.Linthicum KJ, Anyamba A, Tucker CJ, Kelley PW, Myers MF, Peters CJ. Climate and satellite indicators to forecast Rift Valley fever epidemics in Kenya. Science. 1999;285:397-400. 8.Beck LR, Rodriguez MH, Dister SW, et al. Remote sensing as a landscape epidemiologic tool to identify villages at high risk for malaria transmission. Am J Trop Med Hyg. 1994;51:271-280. 9.Beck LR, Rodriguez MH, Dister SW, et al. Assessment of a remote sensing-based model for predicting malaria transmission risk in villages of Chiapas, Mesico. Am J Trop Med Hyg. 1997;56:99-106. 10.Randolph SE. Ticks and tick-borne disease systems in space and from space. Adv Parasitol. 2000;47:217-243. 11.Dister W, Fish D, Bros SM, Frank DH, Wood BL. Landscape characterization of peridomestic risk for Lyme disease using satellite imagery. Am J Trop Med Hyg. 1997;57:687-692. 12.Remais, J., Akullian, A., Ding, L., Seto, E. (2010). Analytical methods for quantifying environmental connectivity for the control and surveillance of infectious disease spread. J R Soc Interface 7: 1181-1193 13.Hu, W., Clements, A., Williams, G., Tong, S. (2010). Dengue fever and El Nino/Southern Oscillation in Queensland, Australia: a time series predictive model. Occup. Environ. Med. 67: 307-311 14.Tabachnick, W. J. (2010). Challenges in predicting climate and environmental effects on vector-borne disease episystems in a changing world. J. Exp. Biol. 213: 946-954 15.Paaijmans, K. P., Read, A. F., Thomas, M. B. (2009). From the Cover: Understanding the link between malaria risk and climate. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 106: 13844-13849 16.Van der Meide, W. F., Jensema, A. J., Akrum, R. A. E., Sabajo, L. O. A., Lai A Fat, R. F. M., Lambregts, L., Schallig, H. D. F. H., van der Paardt, M., Faber, W. R. (2008). Epidemiology of Cutaneous Leishmaniasis in Suriname: A Study Performed in 2006. Am J Trop Med Hyg 79: 192-197 17.Greer, A. PhD, Ng, V. BS, Fisman, D. MD MPH (2008). Climate change and infectious diseases in North America: the road ahead. CMAJ 178: 715-722. 18.Zhou, X.-N., Yang, G.-J., Yang, K., Wang, X.-H., Hong, Q.-B., Sun, L.-P., Malone, J. B., Kristensen, T. K., Bergquist, N. R., Utzinger, J. (2008). Potential Impact of Climate Change on Schistosomiasis Transmission in China. Am J Trop Med Hyg 78: 188-194. 19.Shea, K. M., and the Committee on Environmental Health, (2007). Global Climate Change and Children's Health. Pediatrics 120: e1359-e1367. 20.Kutz, S.J, Hoberg, E.P, Polley, L, Jenkins, E.J (2005). Global warming is changing the dynamics of Arctic host-parasite systems. Proc R Soc B 272: 2571-2576.
|