Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 1 8 5
Số người đang truy cập
2 6 9
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế về các loài côn trùng hút máu người

31 người thiệt mạng vì bọ cắn ở Trung Quốc

Nhật báo Trung Quốc đưa tin tính cho đến cuối tuần này, số người thiệt mạng do bị một loài bọ lạ giống ve cắn đã vượt hơn 31 người. Nhưng con số này còn có thể cao hơn thế nhiều khi các quan chức y tế thừa nhận họ không biết số người chính xác đã bị loài côn trùng này cắn.

Đến nay đã có 12 tỉnh thành bao gồm tỉnh Hà Nam và Sơn Đông xác nhận có bệnh nhân thể hiện dấu hiệu bệnh nhiễm trùng bạch cầu (human granulocytic anaplasmosis - HGA) do bị bọ lạ cắn. Trong một cuộc họp báo hôm 11-9, Bộ Y tế Trung Quốc khẳng định đã được thông báo về tình hình và đang nỗ lực triển khai cung cấp thông tin phòng chống cho người dân. "Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa có thông tin cụ thể về toàn cảnh dịch bệnh ở khắp đất nước". Năm 2006, lần đầu tiên phát hiện ra trường hợp nhiễm bệnh HGA tại tỉnh An Huy, nhưng mãi sau đó hai năm Bộ Y tế Trung Quốc mới phát hành sách hướng dẫn kiểm soát và phòng tránh bệnh, trong đó yêu cầu chính quyền sở tại phải sớm thông báo những trường hợp tình nghi sau khi phát hiện trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, nhiều vùng đã xem nhẹ lệnh trên vì HGA không nằm trong danh sách 40 bệnh dịch phải được báo cáo theo luật định.

Chỉ sau khi tờ Tin tức Bắc Kinh đăng bài viết về việc bệnh dịch tràn lan ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, các quan chức y tế địa phương mới cho biết tổng cộng đã có 557 trường hợp nhiễm bệnh và 18 người thiệt mạng kể từ năm 2007. Còn cơ quan y tế tỉnh Sơn Đông thì hôm 11-9 cho biết tỉnh kể từ tháng 5-2008, tỉnh này có 182 người nhiễm HGA và 13 người đã tử vọng. Đến nay, chỉ mới có Hà Nam và Sơn Đông là hai tỉnh có thông báo chi tiết về bệnh HGA. Trong trao đổi với Nhật báo Trung Quốc, phát ngôn viên của WHO tại Bắc Kinh Vivian Tan cho biết bà đã yêu cầu Bộ Y tế cung cấp cho WHO chi tiết thông tin về bệnh dịch này và WHO sẵn sàng hỗ trợ kĩ thuật nếu cần thiết.

Tuy vậy, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh dịch Li Dexin cho hay các chuyên gia y tế vẫn chưa quyết định được mầm bệnh sau khi bị con bọ này cắn phải. Hầu hết bệnh nhân sau khi bị loài côn trùng này cắn đều bị sốt cao và lượng hồng cầu trong máu giảm hẳn. Phần lớn người mắc bệnh nằm trong độ tuổi 40-70. Hiện tại thì trung tâm này đã tạm gọi tên bệnh dịch là "triệu chứng sốt- giảm tiểu cầu".

Chưa phát hiện bọ gây chết người

PGS.TS Nguyễn Văn Châu (khoa côn trùng Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng T.Ư) khẳng định như trên với chúng tôi ngày 13-9. Tuy nhiên, PGS.TS. Châu cho hay ở Việt Nam đã xác định có những loại bọ (ve) tương tự loại ve ở Trung Quốc nhưng không gây chết người. Theo PGS Châu, hình ảnh bọ gây chết người ở Trung Quốc được các phương tiện truyền thông công bố vài ngày nay là một loài ve cứng, thuộc họ Ixodiae, bộ ve bét Acarina, lớp hình nhện Arachnida, ngành chân đốt Arthropoda.
 

Song, theo PGS.TS. Châu, qua mô tả hình loại ve làm 31 người tử vong ở Trung Quốc cho thấy tại Việt Nam, cũng có một số loại ve tương tự. Mặc dù vậy, tác hại của chúng chủ yếu là gây những vết ngứa, vết loét lâu lành, thậm chí vài năm sau khi ve đốt vẫn còn ngứa ngáy, khó chịu, chứ chưa thấy loại ve nguy hiểm đến mức đốt và làm chết người. PGS Châu cho biết ở nước ta vai trò gây bệnh của ve cứng cho gia súc, gia cầm đã được một số tác giả nghiên cứu, nhưng những bệnh do ve truyền cho con người ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ.

PGS.TS. Châu cảnh báo virut, vi khuẩn chủ yếu ở trong máu ve và khi đốt người, các virut, vi khuẩn có thể gây bệnh này sẽ truyền sang người. Vì thế, người dân cần tránh đi vào các khu vực lùm cây rậm rạp, ẩm ướt, giữ vệ sinh nhà cửa, tìm bắt nếu có sinh vật lạ lưu trú trong nhà, tránh bị ve hoặc các sinh vật lạ đốt, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, PGS.TS. Châu cho rằng để xác định tên khoa học chính xác cần phải có mẫu vật. Nếu biết loài ve này có ở Việt Nam hay không cần phải có tên khoa học của loài ve đó để đối chiếu với danh sách loài ve đã được phát hiện ở nước ta. “Họ ve cứng (Ixodiae) trên thế giới đã phát hiện khoảng 750 loài; ở Việt Nam, chúng tôi đã điều tra và thống kê được gần 80 loài thuộc chín giống. Ve là động vật không xương sống có lối sống ký sinh hút máu. Trong đó ve không chỉ hút máu vật chủ, mà nguy hiểm gấp bội là lưu hành vĩnh viễn các mầm bệnh trong thiên nhiên. Ve là những vật chủ trung gian của nhiều ký sinh trùng đường máu, thậm chí gieo rắc, lây truyền các mầm bệnh sốt do ve, bệnh viêm não, bệnh tularemi, bệnh lê dạng trùng, bệnh biên trùng, bệnh xoắn trùng, bệnh Rickettsiosis, bệnh liệt do ve...” - PGS.TS Châu nói.

Có ký sinh trùng đường máu trong bọ xít

Theo TS Trương Xuân Lam (phòng côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật), hiện Viện Khoa học Việt Nam đã giao nhóm nghiên cứu bọ xít hút máu người thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng Quy Nhơn nghiên cứu về khả năng truyền bệnh của bọ xít hút máu người. Loài bọ xít này đã gây xôn xao dư luận do xuất hiện tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, TP.HCM... thời gian qua. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy ký sinh trùng đường máu trong loại bọ xít hút máu người và làm lây nhiễm sang 40 con chuột thí nghiệm, xem khả năng lây truyền bệnh từ bọ xít sang chuột, sau đó là khả năng lây bệnh sang con người như thế nào.

TS Trương Xuân Lam cũng thông tin thêm nhóm nghiên cứu vừa tìm thấy một “ổ” có tới 270 con bọ xít hút máu người trong một nhà dân ở Cổ Nhuế, Hà Nội. “Đây là ổ bọ xít lớn nhất từ trước đến nay mà chúng tôi tìm thấy và cũng không hiểu sao bằng đấy bọ xít ở cùng một nhà, sinh sôi nảy nở khủng khiếp đến như vậy” - TS Lam cho biết. Những ngày qua, nhóm nghiên cứu đã tách ổ bọ xít thành nhiều nhóm như bọ xít trưởng thành, bọ xít non và phân tích căn nguyên phát triển thành ổ của chúng, thời gian sinh trưởng, khả năng tồn tại trong môi trường. “Có thể vài ngày nữa chúng tôi mới trả lời được điều này” - ông Lam cho biết. Hiện bọ xít hút máu người đã xuất hiện ở hầu hết địa phương trong cả nước, với đủ loại địa hình như miền núi, đồng bằng, trong nhà dân, công sở... Tuy chưa phát hiện mối liên quan giữa bọ xít hút máu và một số tình huống người bị bọ xít đốt gặp phải như buồn ngủ bất thường vào ban ngày, ngứa ngáy, đau đầu, nhưng TS Lam vẫn khuyến cáo người dân nên tìm bắt bọ xít bằng cách rọi đèn pin, đặc biệt là tìm trong các ngách tối trong nhà, gầm giường... khi bắt được, thả chúng vào chậu nước.

Người dân cảnh giác sau khi phát hiện ổ bọ xít hút máu khổng lồ

Chỉ trong khoảnh bếp 2 mét vuông mà bắt được cả một chậu bọ xít hút máu người đen sì, cả đêm hôm đấy, cụ Cả Nhàn, 85 tuổi, ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội không tài nào ngủ được vì sợ. 2 ngày sau khi các chuyên gia của Viện sinh thái đến bắt được hơn 200 con bọ xít hút máu tại căn bếp nhà mình, cụ Cả Nhàn, ở xóm 8A, thôn Đống 1, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội vẫn không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong khoảng bếp 2m2 vừa là nơi cất giữ củi vừa là chỗ đun, các chuyên gia phải bắt đến 2 giờ mới hết đám bọ xít nguy hiểm, được cả một chậu to.
 

"Cứ nghe mọi người bảo đó là bọ xít hút máu người, lại thấy ở bếp nhà mình nhiều quá làm cả đêm sợ không ngủ được. Đến gần sáng thì chợp mắt được khoảng một tiếng. Không biết nó trụ ngụ ở đấy lâu chưa mà mình chả hay biết", cụ Cả Nhàn kể lại.

Để phòng có con bọ xít nào còn sót lại, ngay sáng hôm sau, mấy người con của cụ đã phá cả cái bếp, đốt hết chỗ củi thừa còn lại và xây cho cụ một cái bếp mới. Trước kia, một lần cụ Nhàn cũng vô tình bắt được 2 con ở trên giường nhưng không biết là con gì nên không thấy sợ, đập chết rồi vứt đi. Chiều thứ 6 tuần trước, cụ rũ mấy thanh củi thì thấy rơi ra khoảng 20 con bọ, đập chết thì thấy máu đen xì. Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Điều, 72 tuổi, hàng xóm của cụ Cả Nhàn, chiều đó vô tình đi qua thấy cụ cứ cầm dao đập đập trên đất, thấy lạ ông tạt vào xem thì thấy rất nhiều con bọ đen bò lổm ngổm. Ông cũng bắt mấy chục con bỏ vào chai nhựa đưa cho một người trong xóm. Khoảng 7 giờ tối thì có mấy cán bộ ở Viện Sinh thái đến bảo lấy mẫu.

"Gần đây tôi cũng bị con này đốt rồi, giờ vẫn còn 2 vết ở bắp chân. Lần đấy chỗ bị đốt sưng to bằng ngón cái, cứng, nóng, người thấy đau nhức nên đi khám thì được cho thuốc tiêu độc và thuốc bôi, được 3 ngày thì hết sưng", ông Điều nói. Một tuần sau khi bị đốt, ông có đem chăn mà ra giặt, lật chiếu quét dọn nhà cửa, gấp lại quần áo thì thấy một con vật bò ra, đi hỏi thì được biết đó là con bọ xít hút máu người.

 

 Những mẫu bọ xít hút máu người thu được tại nhà cụ Cả Nhàn. Ảnh: M.H.

           Trước đây, quanh khu vực này các chuyên gia của phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam từng thu được một số mẫu bọ xít hút máu nhưng chỉ một vài con. Đây là lần đầu thu được cả một ổ đến hơn 200 con, có cả trứng, con trưởng thành, con có tuổi.

Tại khu nhà của ông Nguyễn Văn Quỳnh, cách nhà cụ Cả Nhàn khoảng 5 mét cũng bắt được 3-4 con bọ xít hút máu người. Khoảng cuối tháng 6, ông Quỳnh mới được biết thông tin về loại bọ xít hút máu người. Trước đó thì có người cháu trọ ôn thi ở đấy cũng bị 3 vết đốt, sau đó tại phòng trọ này cũng tìm được được 3 con. Từ đó, ông Quỳnh luôn đề cao tinh thần cảnh giá, đồ đạc nào trong nhà không dùng thì dọn dẹp hết, cửa lúc nào cũng phải đóng. Trước đây tháng mới lau nhà một lần thì nay gần như ngày nào ông cũng lau chùi nhà cửa sạch sẽ, cẩn thận. Tối đến đóng kín cửa đề phòng con bọ xít bay vào nhà, ban ngày thì mở cửa kính, bật quạt mạnh, đứng gác xem có phát hiện con gì không. Dù thế, cách đây một tuần ông cũng phát hiện một con bọ xít bò ở giữa nhà.

"Lúc nào cũng phải để ý xem trong nhà mình có con bọ xít nào không. Đêm ngủ thi thoảng tôi cũng dậy bật đèn xem có con gì bò không, có đêm bật đèn sáng trưng để ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, lật chiếu đệm tìm mọi ngóc ngách trong nhà xem có không...", anh Duẩn, trọ tại một phòng trong nhà ông Quỳnh cho biết.

 

Ông Nguyễn Hữu Điều, hàng xóm cụ Cả Nhàn chỉ những vết tích còn lại của căn bếp.
Ảnh: N.P.
 

           Theo Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, ổ bọ xít thu được tại nhà cụ Cả Nhàn rất lớn, trú ẩn trong đống củi ở bếp. Các cá thể đều khỏe mạnh, có đến 60-70% các cá thể có máu vì thế khả năng chúng đã phát tán là rất lớn.

"Tuy nhiên người dân không cần quá hoang mang vì thực tế tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do loài côn trùng này đốt. Tuy nhiên, vẫn cần để ý để phòng bị đốt. Buổi tối nếu phát hiện có loại bọ xít hút máu người này thì nên tắt hết điện, dùng đèn pin soi vào kẽ tường, kẽ tủ để bắt là cách tốt nhất", tiến sĩ Lam nói. Bên cạnh việc tìm con trưởng thành, mọi người cũng cần lưu ý tìm và loại bỏ trứng của chúng. Trứng thường được đẻ và bám vào thành ngoài của giường tủ, to, thành chùm, màu trắng ngà nên dễ nhận biết.

Tìm thấy ổ bọ xít hút máu người hơn 200 con ở Hà Nội

Lần đầu tiên, các chuyên gia của Viện Sinh thái phát hiện được một ổ có đến hơn 200 con bọ xít hút máu trong diện tích 1-2 m2 tại một nhà dân ở Từ Liêm, Hà Nội. Trước đây, ở mỗi nhà họ chỉ thu được 7-8 con.

Tối ngày 10/9, tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam cùng các đồng nghiệp đã đến lẫy mẫu và tiêu diệt ổ bọ xít hút máu người này.

"Đây là ổ dịch lớn nhất mà chúng tôi thu được kể từ khi bắt đầu điều tra thu thập mẫu tại Hà Nội từ tháng 2 đến nay. Trước đó, chúng tôi đã nhiều lần đến khu vực này để thu mẫu nhưng chưa tìm được ổ nào", tiến sĩ Lam cho biết.

Khi đến nơi, các cán bộ của phòng Côn trùng học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện được hàng trăm cá thể chỉ trong khuôn viên nhà và sân. Đây là một ổ lớn, đang phát triển có cả con trưởng thành, trứng..., 60-70% các cá thể đều có máu. "Có thể những người sống ở đây từng bị đốt nhưng họ không biết và cũng không để ý. Một phần vì mới đây nhiều người dân mới nghe nói đến con bọ xít hút máu người này", tiến sĩ Lam nói. Cũng theo ông, khả năng phát tán của ổ này rất lớn vì các cá thể đều rất khỏe mạnh. Các cán bộ phòng ông đang tiến hành bóc tách, phân loại các cá thể để nghiên cứu.

Trước đó, thông tin về loại bọ xít hút máu người này từng gây xôn xao dự luận. Nhiều người bị đốt đã rất lo lắng sợ bị truyền một bệnh về máu được gọi là bệnh Chaga’s. Đây là một bệnh nguy hiểm vì người bệnh có thể tử vong vì tắc nghẽn mạch máu, rung tim.... Tuy nhiên, theo các chuyên gia người dân dù bị đốt cũng không hề bị truyền bệnh vì tại nước ta không có nguồn lây.

Ngày 17/09/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp từ các nguồn thông tin)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích