Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 1 8 6
Số người đang truy cập
2 7 0
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Bệnh sốt mò ở Khánh Hòa

Bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) còn có tên gọi sốt triền sông Nhật Bản, sốt bụi rậm là một bệnh khá nguy hiểm, trung gian truyền bệnh là một số loài mò (Trombiculidae), tác nhân gây bệnh là Rickettsia tsutsugamushi, bệnh thường gặp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam bệnh sốt mò đã được phát hiện ở Sài Gòn từ năm 1915 do Goutron mô tả, bệnh xảy ra ở vùng trung du và miền núi (Lagrangae, 1923), một thời gian dài bệnh tạm lắng, trong thời gian gần đây bệnh lẻ tẻ xuất hiện ở nhiều nơi, t năm 1998 đến năm 2005 tại Bệnh viện 110 đã điều trị 168 ca sốt mò, trong các năm 2001- 2003, Viện Y học lâm sàng các Bệnh nhiệt đới (Bạch Mai, Hà Nội) đã thống kê được 166 ca bệnh sốt mò từ 24 tỉnh thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ đến điều trị, từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009 tại Bệnh viện 87 Nha Trang đã điều trị 39 ca sốt mò. Theo số liệu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khaùnh Hòa, trung tâm y tế huyện Ninh Hòa, bệnh viện 87 Nha Trang từ năm 2008 đến tháng 3/2010 ở Khánh Hòa có 342 ca bệnh sốt mò. Nhằm có những cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp phòng chống bệnh sốt mò cho cộng đồng, Viện Sốt rét-KST-CTQuy Nhơn đã điều tra tại xã Ninh Thượng,huyện Ninh Hòa và xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang. Kết quả như sau:

Ở Ninh Thượng có 4 loài mò: Leptotrombidium (Leptotrombidium) deliense chieám tyû leä cao, Eutrombicula wichmanni , Gahrliepia (Walchia) chinensis (3 loài này có khả năng truyền bệnh sốt mò) và Eutrombicula hirsti . Véc tơ chínhL. (L) deliense ký sinh có mật độ cao trên các loài chuột thu thập được, các loài mò có khả năng truyền bệnh chủ yếu ký sinh trên các loài chuột.

Ở Vĩnh Phương có 3 loài mò: Leptotrombidium (Leptotrombidium) deliense chiếm tỷ lệ cao, Gahrliepia (Walchia) chinensis (2 loài này có khả năng truyền bệnh sốt mò) và Gahrliepia (Walchia) pacifica.

Tình hình bệnh nhân sốt mò ở tỉnh Khánh Hòa.

          Diễn biến bệnh sốt mò ở Khánh Hòa từ năm 2008 đến tháng 3/2010 được trình bày ở biểu đồ 1 (số liệu bệnh nhân từ Bệnh Viện đa khoa tỉnh, trung tâm y tế huyện Ninh Hòa, bệnh viện 87 Nha Trang).

         - Từ năm 2008 đến tháng 3/2010 có 342 bệnh nhân sốt mò, trong đó chủ yếu người lớn (từ 16 tuổi trở lên) bị nhiễm bệnh: 292/342*100/100 = 85,38%, trẻ em chiếm: 50/342*100/100 = 14,62%.

         - Ở Khánh Hòa bệnh sốt mò có ra quanh năm, trong năm có 2 thời điểm có bệnh nhân cao là: vào tháng 6 đến tháng 7 và tháng 11 đến tháng 12.

 

 Biểu đồ 1. Diễn biến bệnh sốt mò ở Khánh Hòa từ 2008 đến3/2010.

Một số yếu tố dịch tễ học bệnh sốt mò.

Tại Ninh Thượng- Ninh Hòa.

- Véc tơ: Có véc tơ chính truyền bệnh sốt mò L. (L) deliense ký sinh có mật độ cao trên các loài chuột thu thập được ở địa phương, mật độ 3,33 con trên chuột nhà và mật độ 2,50 con trên chuột nhắt; có 2 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò là E. wichmanni v à G. (W) chinensis.

- Nhà bệnh nhân có vườn cây um tùm, gần ruộng lúa: 7/11*100/100 = 63,64%.

- Bệnh nhân có đi làm rẫy trong núi rừng: 2/11*100/100 = 18,18%.

- Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên: 7/11*100/100 = 63,64%; trẻ em: 4/11*100/100 = 36,36%.

Có mặt véc tơ chính truyền bệnh sốt mò, có tỷ lệ thấp (18,18%) bệnh nhân thường xuyên đi đến vùng đồi núi làm việc, có tỷ lệ trẻ em (dưới 16 tuổi)khá cao (36,36%) không đến vùng đồi núi mắc bệnh, chứng tỏ tại khu vực dân cư sinh sống, vùng ruộng lúa có mò bị nhiễm mầm bệnh sốt mò.

 

                                     Ảnh 1. Vườn cây, ao trong vườn nhà dân. 

Ở Vĩnh Phương-Nha Trang.

          - Véc tơ: Có véc tơ chính truyền bệnh sốt mò L. (L) deliense ký sinh trên các loài chuột thu thập được ở địa phương, mật độ 1,33 con trên chuột nhà và mật độ 1,20 con trên chuột đồng bé; còn có loài khả năng truyền bệnh sốt mò là G. (W) chinensis.

        - Bệnh nhân có trang trại, hoặc đi làm việc, hoặc ở sát khu vực đèo Rù Rì: 10/16*100/100 = 62,50%.

         - Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên:16/16*100/100 = 100%, trẻ em: 0/16*100/100 = 0%.

Có mặt véc tơ chính truyền bệnh sốt mò, có tỷ lệ khá cao (62,50%) bệnh nhân có trang trại, hoặc đi làm việc, hoặc ở sát khu vực đèo Rù Rì, có tỷ lệ cao (100%) người lớn mắc bệnh, chứng tỏ tại khu vực đèo Rù Rì có mò bị nhiễm mầm bệnh sốt mò.

 

 Ảnh 2. Sinh cảnh khu vực đèo Rù Rì

Tại 2 điểm điều tra đều có khả năng lan truyền bệnh sốt mò tại chỗ, các cấp y tế cơ sở khuyến cáo người dân, khi phun thuốc bảo vệ cho cây trồng hay vật nuôi nên phun thêm vào cây, cỏ xung quanh, phát quang bụi rậm khu vực dân cư sinh sống, đi làm đồng hay ở trang trại thường xuyên mặc quần dài có dây thun buộc ở ống chân, đồ lao động nên thay giặt sau mỗi buổi làm việc không nên sử dụng nhiều ngày, nếu có điều kiện có thể áo quần tẩm hóa chất diệt côn trùng hay dùng thuốc bôi da.

Người dân ở tại 2 điểm này nếu bị sốt đến trạm y tế xã, nhân viên y tế nên nghĩ ngoài các bệnh sốt thường gặp còn có khả năng bệnh sốt mò.

Hàng năm vào trước các thời điểm tháng 6 đến tháng 7 và tháng 11 đến tháng 12 khuyến cáo người dân tăng cường ý thức tự bảo vệ mình để tránh mò đốt.

 

Ngày 20/09/2010
CN. Đỗ Công Tấn  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích