Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 08/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 0 2 5 5 1
Số người đang truy cập
2 2 3
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
CN. Đỗ Công Tấn đang kiểm tra bọ gậy tại nhà dân
Giám sát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở cộng đồng

Một trong những nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên trong năm 2010 là chiến dịch diệt bọ gậy/luăng quăng chưa hiệu quả, đặc biệt là công tác kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết ở các tuyến còn nhiều hạn chế.Muốn phòng chống sốt xuất huyết có hiệu quả, trước hết cần phải nâng cao chất lượng giám sát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở cộng đồng.

Công tác phòng chống xuất Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động theo mùa, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng, các hoạt động giám sát bao gồm xác định ổ bọ gậy nguồn ở địa phương, thông qua truyền thông giáo dục sức khỏe có thể làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ nhờ sự tham gia của cộng đồng. Xác định các vùng nguy cơ cao, những nơi có mật độ véc tơ cao (dùng bản đồ ghi rõ phân bố của véc tơ và các ca bệnh sốt xuất huyết, các khu vực này phải được ưu tiên triển khia công tác phòng chống cà khi có dịch cũng như chưa có dịch. Xác định sự biến động theo mùa để cảnh giác và chú trọng phòng chống véc tơ, đặc biệt trong thời kỳ véc tơ phát triển mạnh. Dự báo dịch sốt xuất huyết dựa vào các chỉ số véc tơ và các thông tin dịch tễ, trên cơ sở đó triển khai các hoạt động phòng chống đúng thời điểm để phòng dịch lớn. Xác định được sự thay đổi rõ rệt về mật độ, phân bố, độ nhạy cảm của véc tơ với hóa chất và khả năng truyền bệnh để xây dựng chiến lược phòng chống véc tơ.

Giám sát muỗi trưởng thành

Theo Qui trình giám sát véc tơ sốt xuất huyết của Bộ Y tế (2006).

Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp thu thập muỗi Ae. aegypti trú đậu trong nhà, dùng để đánh giá quần thể muỗi. Người điều tra chia thành nhóm, mỗi nhóm 2 người soi bắt muỗi cái trú đậu trên quần áo, chăm màn, các đồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Số nhà điều tra cho một đơn vị huyện là 50, điều tra 1lần/tháng (phân bổ trong các phường, xã trọng điểm). Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Ae. aegypti, Ae. albopictus (tính theo từng lòai):

a- Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Ae. aegypti là số muỗi cái Ae. aegypti trung bình trong một gia đình điều tra.

 
b- Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) Ae. aegypti là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Ae. aegypti trưởng thành.

 
(Đối với muỗi Ae. albopictus thu thập ở ngoài nhà (mồi người gần bụi cây, hàng rào), cách tính cũng như Ae. aegypti).

Giám sát bọ gậy

Theo Qui trình giám sát véc tơ sốt xuất huyết của Bộ Y tế (2006).

Giám sát bọ gậy bằng cách thu thập bọ gậy Ae. aegypti, Ae. albopictus ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà, công việc này được tiến hành cùng với thu thập muỗi. Những chỉ số theo dõi bọ gậy Ae. aegypti, Ae. albopictus (tính theo từng lòai).

a- Chỉ số nhà (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy.

 
b- Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

 
c- Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy trong 100 nhà điều tra. Trong thực tế chỉ điều tra 50 nhà, vì vậy BI được tính như sau:

 
d- Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho một hộ gia đình điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.

 
(Đối với bọ gậy Ae. albopictus cách tính cũng như Ae. aegypti).

Các khu vực trọng điểm giám sát

Do có sự phân bố rộng của véc tơ cũng như chi phí tốn kém cho phun hóa chất diệt muỗi, để phòng và giảm các vụ dịch sốt xuất huyết cần phải xác định khu vực nguy cơ cao và trọng điểm. Các khu vực trọng điểm giám sát và phòng chống véc tơ là các khu vực tập trung ca mắchoặc mật độ véc tơ cao, đặc biệt chú trọng các nơi tập trung động người như: trường học, bệnh viện, nhà máy. Các khu vực ưu tiên có thể được phân ra làm các mức như sau:

Ưu tiên mức độ I khu vực có dịch sốt xuất huyết đã được ghi nhận; ưu tiên mức độ II tại khu vực đô thị có chỉ số nhà có bọ gậy, breteau caoHI:≥ 5%, BI: ≥ 20; ưu tiên mức độ III tại khu vực đô thị có chỉ số bọ gậy tương đối cao,HI:< 5%, BI: <20; ưu tiên mức độ IV tại khu vực nông thôn, nơi không có ca mắc sốt xuất huyết và chỉ số véc tơ thấp.

Những hiểu biết cần thiết trong giám sát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Nơi trú đậu của muỗi trưởng thành

Muỗi Aedes aegypti sống trong nhà gần người, thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, có độ cao từ 2 mét trở xuống, muỗi thường trú đậu trên quần áo, chăn màn, ri đô, , bàn ghế học tập trẻ em, bàn máy vi tính và một số vật dụng khác trong nhà chúng thích nhất nơi có màu đen.

 

Nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Nơi sinh sản trong nhà chủ yếu của muỗi là:

-Chum, vại dùng để chứa nước.

-Bát kê chân tủ đựng thức ăn trong bếp.

-Bể chứa nước trong nhà tắm.

-Bể chứa nước không có nắp đậy.

-Lọ hoa.

-Chậu cây cảnh.

-Chai, lọ.

-Khay nước của tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ.

-Phuy chứa nước.

-Dụng cụ chứa nước bằng nhựa.

-Giếng nước không sâu.

Bất kỳ một dụng cụ chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày ở trong nhà, đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Nơi sinh sản chủ yếu của muỗi ở ngoài nhà là:

-Hốc cây.

-Gốc tre, nứa.

-Kẽ lá (dừa, chuối, bẹ khoai).

-Chum, vại chứa nước.

-Chai, lọ, thùng nhựa hỏng, vỏ đồ hộp thải.

-Lốp xe hỏng.

-Phuy nước, bể.

-Máng nước.

-Vỏ dừa, các vỏ khô khác.

-Giếng nước không sâu.

Tất cả các dụng cụ chứa nước nhân tạo đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Thu thập muỗi trưởng thành và bọ gậy.

Để bắt muỗi trưởng thành dùng đèn pin soi trên những nơi muỗi thường trú đậu, khi phát hiện chúng sửdụng ống tuýp chuyên dùng để bắt rồi lấy bông nút lại. Có thể dùng vợt vải màn để bắt muỗi trưởng thành, cách bắt này dễ dàng hơn: Khi thu thập muỗi bật đèn sáng cả nhà, dùng vợt đập nhẹ trên quần áo, chăn màn, bàn ghế chỗ ngồi học tập và làm việc, bàn ghế phòng khách để sát tường, một số vật dụng khác chủ yếu màu xẫm có ánh sáng yếu ... khi muỗi bay lên, dùng vợt chụp lấy sau đó dùng ống tuýp bắt muỗi trong vợt.

Để thu thập muỗi Ae. albopictus dùng vợt đập nhẹ trên các vật dụng, bụi cây ở ngoài quanh nhà khi muỗi bay lên dung vợt bắt như ở trong nhà; để bắt bọ gậy dùng vợt vải màn, vợt trong các bể nước, chum, vại rồi cho vào thau nhỏ dùng ống hút để tính số lượng, nếu bọ gậy trong lọ hoa, chai, lọ đổ ra thau nhỏ dùng ống hút để tính số lượng.

 

Ngày 23/02/2011
CN. Đỗ Công Tấn  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích