Bệnh sốt mò ở tỉnh Khánh Hòa-những thông tin cần biết
Bệnh sốt mò (Tsutsugamushi) còn có tên gọi sốt triền sông Nhật Bản, sốt bụi rậm là một bệnh khá nguy hiểm, trung gian truyền bệnh là một số loài mò (Trombiculidae), tác nhân gây bệnh làRickettsia orientalis(tên cũ là Rickettsia tsutsugamushi) do tác giả Hayashi tìm thấy lần đầu tiên ở Nhật Bản, bệnh thường gặp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có nhiều vụ dịch lớn xảy ra trong quân đội tại Burma và Ceylon trong chiến tranh thế giới thứ II, vào năm 1944 quân đội Mỹ chết nhiều vì căn bệnh này. Ở Việt Nam bệnh sốt mò đã được phát hiện ở Sài Gòn từ năm 1915 do Goutron mô tả, bệnh xảy ra ở vùng trung du và miền núi, đã có hàng nghìn người mắc và hàng trăm người chết tại các tỉnh: Sơn La, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Long … Một thời gian dài bệnh tạm lắng, trong thời gian gần đây bệnh lẻ tẻ xuất hiện ở nhiều nơi và có xu hướng ngày càng tăng cao, từ năm 1998 đến năm 2005 tại Bệnh viện 110 đã điều trị 168 ca sốt mò, trong các năm 2001- 2003 Viện Y học lâm sàng các Bệnh nhiệt đới (Bạch Mai, Hà Nội) có 166 ca bệnh sốt mò, Khánh Hòa cũng là tỉnh hiện có tình hình bệnh sốt mò tăng cao. Từ năm 2008 đến tháng 11/2010 ở Khánh Hòa có 471 bệnh nhân sốt mò đến điều trị tại: Bệnh Viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm y tế Ninh Hòa, Bệnh viện 87 Nha Trang; năm 2008 có 127 bệnh nhân, năm 2009 có 179 bệnh nhân, năm 2010 tính đến hết tháng 11 có 165 bệnh nhân. Tình hình bệnh nhân sốt mò ở tỉnh Khánh Hòa Diễn biến bệnh sốt mò ở Khánh Hòa từ 2008 đến11/2010.
Ở Khánh Hòa bệnh sốt mò diễn ra quanh năm, trong năm từ tháng 1 đến tháng 5 bệnh diễn ra íthơn khá nhiều so với từ tháng 6 đến tháng 12; tỷ lệ nhiễm bệnh ở người lớn (từ 16 tuổi trở lên): 84,29%; tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ em (dưới 16 tuổi): 15,71%; tỷ lệ nhiễm bệnh ở nam giới: 63,91%; tỷ lệ nhiễm bệnh ở nữ giới: 36,09%. Đặc điểm vết đốt của mò trên bệnh nhân ở Ninh Thượng-Ninh Hòa và Vĩnh Phương-Nha Trang; tỷ lệ bệnh nhân sốt mò phát hiện có vết đốt của mò: 82,93%; vết đốt tìm thấy ở bẹn, đùi, nách, khuỷu tay, thắt lưng, mông; trong đó ở bẹn có tỷ lệ cao nhất 31,71%. Phân bố bệnh sốt mò ở các huyện, thị thuộc tỉnh khánh Hòa từ 2008 đến11/2010 trong 471 bệnh nhân có 2 bệnh nhân đến từ M’ Đrắc (Đắc Lắc) nên còn 469; bệnh số mò có ở 8 huyện, thị trong tỉnh chưa thấy ở huyện đảo Trường Sa; trong đó tập trung chủ yếu ở Ninh Hòa chiếm 55.01% và thành phố Nha Trang (27.93%); Các huyện thị còn lại có tỷ lệ bệnh thấp: Diên Khánh (7.46%), Cam Lâm (3.62%), Vạn Ninh (2.99%) … Ở Cam Ranh và Khánh Sơn đều có 3 bệnh nhân chiếm 0.64% có thể mắc ở nơi khác mang về, tại Cam Ranh và Khánh Sơn không thể có ổ sốt mò tại chỗ. TT | Thành phố/ thị xã/ huyện | Số lượng bệnh nhân | Tỷ lệ (%) | 01 | Tp. Nha Trang | 131 | 27.93 | 02 | Tp. Cam Ranh | 3 | 0.64 | 03 | Ninh Hòa | 258 | 55.01 | 04 | Cam Lâm | 17 | 3.62 | 05 | Vạn Ninh | 14 | 2.99 | 06 | Diên Khánh | 35 | 7.46 | 07 | Khánh Vĩnh | 8 | 1.71 | 08 | Khánh Sơn | 3 | 0.64 | Tổng cộng | 469 | 100 |
Một số liên quan dịch tễ học Ở Ninh Thượng-Ninh Hòa: có véc tơ chính truyền bệnh sốt mò ở Việt Nam là L. (L) deliense ký sinh có mật độ cao trên các loài chuột thu thập được ở địa phương, ngoài ra còn có 3 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò chiếm một tỷ lệ cao hơn các loài khác là: A.(L) indica, E. wichmanni và G. (W) chinensis. Nhà bệnh nhân có vườn cây um tùm, gần ruộng lúa: 63,64%; bệnh nhân đi làm rẫy trong núi rừng: 22,73%; người lớn (từ 16 tuổi trở lên): 59,09%; trẻ em (dưới 16 tuổi): 40,91%; người lớn nam giới: 53,85%; người lớn nữ giới: 46,5%. Tại khu vực dân cư sinh sống cố định vùng làng xóm, ruộng lúa có khả năng lan truyền bệnh sốt mò tại chỗ. | Sinh cảnh vườn cây ở Ninh Thượng-Ninh Hòa. | Ở Vĩnh Phương-Nha Trang có véc tơ chính truyền bệnh sốt mò ở Việt Nam L. (L) deliense ký sinh có mật độ cao trên các loài chuột thu thập được ở địa phương, còn có 2 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò chiếm một tỷ lệ cũng khá cao so với các loài khác là A. (L) indica và G. (W) chinensis.Bệnh nhân có trang trại, đi làm việc, ở sát khu vực đèo Rù Rì: 73,68%; người lớn (từ 16 tuổi trở lên): 100%; người lớn nam giới: 63.16%; người lớn nữ giới: 36.84%; tại khu vực đèo Rù Rì có khả năng lan truyền bệnh sốt mò tại chỗ.
Các cơ sở y tế khi có bệnh nhân sốt liên tục, ngoài việc nghĩ các bệnh sốt thông thường cần nghĩ đến bệnh sốt mò, nên tìm vết đốt của mò để lại trên người bệnh nhân. Vị trí vết loét thường ở chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn; có thể thấy ở đùi, bụng, cổ, ngực, lưng (phần lớn chỉ 1 nốt, một số trường hợp 2 nốt). Sau thời gian không lâu bị mò đốt, tại vết đốt sưng lên giống vết muỗi đốt, sau hơi phỏng, rồi vỡ thành vết loét nhỏ đường kính từ 0.5 – 1cm, khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu, vết loét không ngứa, không đau rát, nên bệnh nhân không để ý đến. | Sinh cảnh khu vực đèo Rù Rì (Vĩnh Phương-Nha Trang). |
Người dân khi đến vùng rừng núi Ninh Hòa (một số vùng ruộng lúa), Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh sốt mò, nên có biện pháp phòng chống cá nhân như: nếu thường xuyên làm việc, đi lại khu vực rừng núi nên mặc quần áo có dây chun buộc chặt ở ống quần, tốt nhất là mặc quần áo tẩm hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm Pyrethroid, khi đi về nên thay đồ ngay không nên mặc đi lại nhiều lần.
|