|
Trombicula- trung gian truyền bệnh sốt Mò |
Bệnh sốt do ấu trùng mò (scrub typhus - tsutsugamushi ): trung gian truyền bệnh, cơ chế sinh bệnh, chẩn đoán và điều trị.
Sốt do ấu trùng mò (thường được gọi tắt là bệnh sốt mò) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do rickettsia orientalis (hay là r. tsutsugamushi) gây nên; trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò trombicula (hiện nay gọi là leptotrombidium). bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có loét ở da, nổi hạch toàn thân và nổi ban. điều trị bằng chloramphenicol và tetracyclin có kết quả tốt. Bệnh sốt mò có các tên gọi khác là: bệnh tsutsugamushi, bệnh sốt triền sông nhật bản, bệnh sốt phát ban rừng rú, sốt phát ban nhiệt đới..., nước ta gọi là bệnh sốt mò. Bệnh gặp nhiều ở các nước vùng đông á (trung quốc, triều tiên, nhật bản), các nước vùng đông nam á, ấn độ, vùng phía bắc châu úc và các đảo ở tây thái bình dương. Sốt mò là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm được lây truyền từ thú vật sang người qua trung gian là một loại côn trùng là con ve hay mò. Bệnh có thể thấy ở những vùng rừng núi, cây cối rậm rạp, có nhiều cỏ dại, đất mùn ẩm ướt; đặc biệt là những nơi thường có nhiều người lui tới như hai bên bờ suối, dọc bờ biển, hang hốc, núi đá. Những nơi có nhiều thú thuộc loài gặm nhấm và có nhiều ve, mò cũng là những nơi con người dễ bị lây bệnh. Những người làm rừng, đi khai hoang, săn bắn,... là những đối tượng dễ bị mắc bệnh. Sau khi bị ve, mò đốt khoảng 1-2 tuần, người bệnh thường đột ngột xuất hiện sốt, lúc đầu sốt nhẹ sau vài ngày có thể sốt cao lên đến 39-400, kéo dài từ 3-4 tuần. Cùng với sốt, người bệnh thường thấy hạch ở nách, ở bẹn sưng to và đau nhưng không nóng, đỏ; giai đoạn muộn hơn hạch xuất hiện ở toàn thân. Sau khi sốt 4-7 ngày, các nốt dát, sẩn (gọi là ban) xuất hiện bắt đầu từ ngực bụng rồi lan ra khắp mình, nhưng ít khi có ở mặt, lòng bàn tay, gan bàn chân. Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mặt đỏ, mắt sung huyết, môi khô... là những dấu hiệu thường gặp. Vết loét do ve, mò đốt có tính chất như một vết bỏng thuốc lá là một dấu hiệu đặc trưng để xác định bệnh. Ở giai đoạn muộn người bệnh có khi bị mê sảng, hạ huyết áp, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa. Mầm bệnh Là r. orientalis (tên khác là r. tsutsugamushi). được phân lập lần đầu tiên ở nhật bản năm 1891. nó có hệ hô hấp độc lập, có hệ thống men nhưng không hoàn chỉnh nên phải sống ký sinh trong tế bào vật chủ. nhuộm giêmsa bắt màu tím xanh, có hình cầu, hình que ngắn và hình sợi. sắp xếp riêng rẽ từng con, từng đôi hoặc thành đám ở trong bào tương của tế bào chủ. Có sức đề kháng yếu. dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường và nhiệt độ cao. Cấu trúc kháng nguyên: có 2 loại: Kháng nguyên đặc hiệu: đặc hiệu cho từng typ riêng biệt, có nhiều typ kháng nguyên khác nhau đại diện cho một địa phương hoặc một khu vực nào đó. giữa các typ không có miễn dịch chéo, điều này đã gây khó khăn trong chẩn đoán và phòng bệnh bằng vacxin. Kháng nguyên không đặc hiệu: r. orientalis có một loại kháng nguyên polysaccarit giống như kháng nguyên oxk của trực khuẩn đường ruột proteus mirabilis. phản ứng huyết thanh sử dụng kháng nguyên oxk của p. mirabilis để phát hiện kháng thể ở bệnh nhân bị sốt mò gọi là phản ứng weil-felix. phản ứng này tuy không đặc hiệu nhưng thông dụng, dễ sản xuất. Nguồn bệnh và trung gian truyền bệnh Nguồn bệnh: là các động vật hoang dã: như loài gậm nhấm (chủ yếu là chuột), thỏ, lợn, các loài chim, hoặc gia súc (chó, lợn, gà)... | Ấu trùng Mò |
Trung gian truyền bệnh: là ấu trùng mò leptotrombidium (hay trombicula) akamushi và l. deliense. ấu trùng mò bị nhiễm r. orientalis khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh; sau đó ấu trùng mò phát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng. trứng nở thành ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng hút máu (mò có thể truyền mầm bệnh qua trứng đến đời thứ 3). những con ấu trùng đời sau này sẽ làm lây nhiễm cho các con vật khác và người khi đốt và hút máu. như vậy mò vừa là vật chủ, vừa là trung gian truyền bệnh. quá trình nhiễm trùng được duy trì trong tự nhiên giữa mò và các loài gậm nhấm v.v.. và do mò truyền mầm bệnh qua các đời sau của mò. việc mò đốt và hút máu người, truyền r.orientalis sang người chỉ là một sự ngẫu nhiên. Điều kiện lây truyền: mò leptotrombidium thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm...phía trên là các vòm cây cao; hoặc trong các hang đá có các loài gậm nhấm sống. do đó người thường mắc bệnh sốt mò khi đi qua hoặc làm việc ở những nơi này như: bộ đội hành quân chiến đấu, người đi săn, phát rẫy làm nương v.v.. hoặc khi đi qua các vùng ven suối, ven sông hoặc vào các hang đá. Chu kỳ sống Chiều dài của chu kỳ của mite phụ thuộc vào loài và môi trường, nhưng thường kéo dài 2-12 tháng (nhưng có thể dài hơn). Số chu kỳ trong một năm phụ thuộc vào khu vực. Ví dụ, trong một khu vực ôn đới, có thể chỉ là 3 năm, nhưng ở các vùng nhiệt đới, chu kỳ có thể được liên tục suốt cả năm dài. Dành cho người lớn thu hoạch ve qua mùa đông ở những nơi được bảo vệ như hơi dưới đất. Con cái trở thành hoạt động vào mùa xuân, và một khi nhiệt độ bề mặt thường xuyên trên 60 ° F (16 ° C), cô đẻ trứng, lên đến 15 quả trứng mỗi ngày trong thảm thực vật khi nhiệt độ đất là 60 ° F (16 ° C). Vì vậy, từ tháng tư đến đầu mùa thu cho đến khi sương giá đầu tiên, con người dễ bị cắn chigger. Ấu trùng tụ tập trong các nhóm trên clods nhỏ của trái đất, trong thảm thực vật bê bết và thậm chí trên các bụi cây thấp và các nhà máy, nơi họ có thể truy cập đến một máy chủ tương lai. Các trứng không hoạt động trong khoảng sáu ngày, sau đó không ăn ấu trùng trước khi xuất hiện, chỉ có ba cặp chân. Sau khoảng sáu ngày, trước khi ấu trùng phát triển thành giai đoạn ấu trùng của nó. | Chu kỳ sống và phát triển của scrub typhus |
Sức thụ cảm và miễn dịch Người có sức thụ bệnh cao với sốt mò. bệnh có gây miễn dịch. người địa phương thường ít mắc và mắc các thể nhẹ, người ở nơi xa tới dễ mắc thể nặng. có thể bị tái nhiễm do mắc phải r. orientalis có cấu trúc kháng nguyên khác, ở những vùng khác. Tính chất dịch Sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa và nóng. do vậy ở miền bắc việt nam thường từ tháng 5 đến tháng 10. còn ở miền nam việt nam sốt mò xảy ra quanh năm nhưng vẫn cao nhất vào mùa mưa. | Bản đồ phân bố dịch tễ bệnh sốt Mò trên thế giới |
Dịch thường phát lẻ tẻ, rải rác thành từng ổ nhỏ, trong từng khu vực. Cơ chế sinh bệnh Từ vết loét r. orientalis đột nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi tiến tới gây viêm hạch toàn thân, gây sưng, đau hạch. đồng thời chúng đột nhập vào máu gây viêm nội mạc huyết quản toàn thân gây tổn thương viêm nhiễm ở các phủ tạng. | Những vết đốt ở đùi của bệnh nhân sốt Mò |
Bệnh cảnh lâm sàng nặng - nhẹ tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện như: nơi cư trú, độc tính của từng chủng (sốt mò ở nhật bản, trung quốc có tỷ lệ tử vong cao nhưng ở malaysia chỉ là bệnh nhẹ. ở ấn độ, indonesia thường có vết loét điển hình. trong khi ở malaysia hiếm thấy vết loét). đồng thời phụ thuộc sức đề kháng của bệnh nhân kết hợp với cơ chế nhiễm độc dị ứng của cơ thể đối với r. orientalis. Kháng sinh không diệt được r. orientalis, chỉ hạn chế sự phát triển của nó. do đó, dù đã được điều trị đặc hiệu r. orientalis vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm trong các hạch và gây tái phát bệnh. Giải phẫu bệnh lý Tổn thương cơ bản của bệnh là viêm nội mạc các huyết quản với sự thâm nhiễm các tế bào đơn nhân quanh mạch. do viêm nhiễm ở nội mạc huyết quản sẽ gây xung huyết, xuất huyết thậm chí hoại tử nhu mô các phủ tạng: - Tim mạch: viêm cơ tim, viêm tắc động tĩnh mạch. - Hô hấp: viêm phổi kẽ, viêm phế quản - phổi. - Thận: viêm cầu thận, viêm kẽ thận. - Viêm não, màng não cấp. - Gan. lách to do viêm cấp. - Viêm hạch toàn thân, nhất là hạch tại chỗ gần nốt loét sưng to; có thể viêm quanh hạch, hoại tử hạch. - Vết loét ở da: tại nơi ấu trùng mò đốt có hoại tử biểu bì và cả mô dưới da tạo vết loét. - Các ban ở da: thường gặp ban sần có thể có ban dát và ban xuất huyết. Lâm sàng bệnh - Thể thông thường điển hình: Nung bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày, sớm là 6 ngày, dài là 21 ngày. Khởi phát Tại nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vòng một ngày tính từ khi mò đốt. song bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, dát hay ngứa. bệnh nhân chỉ đi điều trị khi bị sốt cao và bệnh đã vào giai đoạn toàn phát. nốt phổng này sau đó sẽ thành vết loét. Toàn phát Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc:thường nặng nề và là những triệu chứng sớm của bệnh với các biểu hiện: - Sốt nhẹ 1đến 2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39 - 40°c trong ngày đầu giống như sốt rét. - Sốt cao liên tục dai dẳng xung quanh 40°c hình cao nguyên hoặc kiểu nối cơn kéo dài từ 15 đến 20 ngày, nếu không được điều trị. nhiệt độ và mạch thường phân ly giống thương hàn. - Trong 1-2 ngày đầu có thể có các cơn sốt rét run hoặc cơn gai rét, sau thường là sốt nóng đơn thuần. - Tình trạng nhiễm độc thần kinh thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, đau khắp đầu, đầu nhức như búa bổ, dai dẳng nhiều ngày, có thể nhức cả 2 hố mắt. - Mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh leptospirosis - có những trường hợp cũng li bì thờ thẫn, u ám như trong bệnh thương hàn. Hội chứng vết loét - hạch - ban Loét: tỷ lệ bệnh nhân có vết loét ở mỗi nước có khác nhau. ở việt nam gặp khá phổ biến khoảng 80%, đây là dấu hiệu giúp cho chẩn đoán bệnh dễ dàng. - Vị trí: vết loét gặp ở nhiều nơi khắp cơ thể, thông thường ở chỗ da non và ẩm. hay gặp là ở bộ phận sinh dục; nách, bẹn rồi đến hậu môn, háng, thắt lưng sau mới tới chân tay, lưng, ngực, bụng, cổ, đôi khi vết loét ở vị trí khá bất ngờ như vành tai, rốn, mi mắt. do vậy phải khám kỹ mọi bộ phận của bệnh nhân. - Số lượng: thường gặp là một vết loét, hãn hữu mới có 2 vết loét. - Tính chất: thường hình tròn hoặc bầu dục, đường kính nhỏ là 1mm, tới lớn là 2 cm. nếu có vẩy thì vẩy đen, cứng phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng. nếu vẩy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch không tiết dịch, không có mủ. bệnh nhân không hề biết có vết loét vì hoàn toàn không đau, không ngứa, không tức, rát. - Quá trình tiến triển của vết loét: qua thực nghiệm thấy tại nơi mò đốt chỉ 24 giờ sau tạo thành nốt phổng có đường kính 1-2 mm. trên một nền tấy đỏ lớn hơn ở da; 4 giờ sau ấu trùng mò rời ra và nốt phổng lớn hơn; 4 ngày sau nốt phổng có dịch đục; 5 ngày sau, nốt phổng vỡ tạo nên một vết loét. vẩy nốt loét trước có màu nâu sau đen và cứng dần. ngày thứ 15 vảy bong để lại vết loét đáy trũng sâu, có gờ cứng, màu đỏ tươi, không có mủ, không tiết dịch. vào tuần thứ 3 thì vết loét liền, da trở lại bình thường. Hạch to: có 2 loại hạch to: - Viêm hạch khu vực nguyên phát: ở gần nơi có vết loét do ấu trùng mò đốt hạch sưng to bằng hạt táo, quả xoan hoặc có thể to hơn. hạch khu vực thường to hơn hạch ở nơi khác. lúc đầu chỉ tức sau đau hơn, có thể viêm quanh hạch. hạch khu vực thường xuất hiện cùng với sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. chính việc phát hiện ra hạch khu vực giúp định hướng cho việc tìm vết loét. - Viêm hạch toàn thân thứ phát: thường xuất hiện sau hạch khu vực, nhưng thường sưng ít, di động và đau nhẹ hơn hạch khu vực. thường thấy ở nách, bẹn, cổ, khuỷu tay. ở việt nam, thường 100% bệnh nhân sốt mò đều có hạch sưng to. Ban: là triệu chứng hay gặp nhưng cũng tuỳ theo tác giả và tuỳ địa phương, riêng ở việt nam, gặp khoảng 70%. - Xuất hiện ở cuối tuần một và đầu tuần 2 của bệnh. - Thường là ban dát sẩn, kích thước từ hạt kê đến 1 cm đường kính. mọc khắp toàn thân (lưng, ngực, bụng, tứ chi) trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoảng 10% có ban xuất huyết. - Ban tồn tại từ vài giờ tới một tuần. Hội chứng về tim, mạch: rất hay gặp các tổn thương tim mạch trong bệnh sốt mò như: - Dãn mạch làm da thường hồng hào, xung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ (đây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét và thương hàn). đôi khi có những trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hoá, ho ra máu... - Hay có biểu hiện của viêm cơ tim: giờ tim mờ, ngoại tâm thu, huyết áp giảm. Các triệu chứng về hô hấp: có thể gặp viêm phổi không điển hình hoặc viêm phế quản. Triệu chứng ở các cơ quan khác - Về tiêu hoá: thường phân táo trong các ngày sốt, đôi khi có thể ỉa lỏng vài ngày, đau vùng thượng vị giống như viêm dạ dày nhưng các triệu chứng này thường hết khi khỏi bệnh. gan và lách có thể to nhưng thường chỉ lấp ló bờ sườn, ít đau. - Tiết niệu: có thể có protein trong nước tiểu, đôi khi có cả trụ hình nhưng chỉ thoáng qua. Hồi phục và tái phát - Hồi phục: nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh. nhưng nếu không được điều trị kháng sinh và không có biến chứng, thông thường sốt kéo dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt đã gặp sốt tới 27 ngày) thì hết sốt. bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần. - Tái phát: tỷ lệ tái phát bệnh cao, dù đã được điều trị bằng chlorocid với liều thấp hoặc liều cao. tái phát thường xuất hiện sau khi cắt sốt 5-14 ngày. có tái phát là do chlorocid chỉ hãm khuẩn, không diệt được rickettsia và rickettsia vẫn tồn tại trong các hạch. Biến chứng và tử vong - Biến chứng: nếu không được điều trị bệnh có thể gặp các biến chứng nặng và thường là nguyên nhân gây tử vong như: + Tim mạch: viêm cơ tim, truỵ tim mạch, sốc nhiễm khuẩn... + Hô hấp: viêm phổi, viêm phổi - phế quản nặng do bội nhiễm hoặc do chính rickettsia. + Viêm não, màng não. - Tử vong: tỷ lệ tử vong thay đổi tuỳ theo từng vùng, tuỳ thuộc vào độc tính của chủng rickettsia ở từng nơi. + Ở Việt nam: khoảng 1% + Ở Indonesia và đài loan: 5% - 20% + ở Malaysia: 15% - 20 % + ở Nhật bản; 20% - 60%. Các thể bệnh khác: Thể tiềm tàng: không có biểu hiện lâm sàng, nhưng xét nghiệm phản ứng kết hợp bổ thể với rickettsia (+). thể này gặp nhiều, gấp 10 lần so với thể bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ. Thể cụt: các triệu chứng nhẹ, không điển hình dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh sốt nhiễm khuẩn khác. Thể nặng: có các biến chứng về tim mạch, hô hấp, thần kinh, xuất huyết v.v.. dễ tử vong. Chẩn đoán Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào các yếu tố sau đây: * Triệu chứng lâm sàng (đặc biệt là hội chứng sốt và loét - hạch - ban). * Dịch tễ: có sống hoặc đi qua vùng dịch. * Xét nghiệm: + Xét nghiệm máu thường qui: ít hỗ trợ cho chẩn đoán vì: - Bạch cầu: cao hoặc thấp thất thường từ 4.000 đến 12.000 có xu hướng thấp trong tuần đầu và cao vào những ngày cuối của đợt sốt. nếu bạch cầu quá cao phải nghĩ tới bội nhiễm. - Công thức bạch cầu: bạch cầu ưa axit mất trong giai đoạn đầu của sốt, tái hiện lại khi hết sốt. - Tốc độ lắng máu: tăng khi đang sốt, cao nhất khi hồi phục sau đó dần trở lại bình thường. + Các phản ứng huyết thanh: - Phản ứng weil-felix: do rickettsia orientalis có kháng nguyên giống kháng nguyên oxk của proteus mirabilis, nên người ta sử dụng kháng nguyên oxk của proteus để làm kháng nguyên trong phản ứng weil-felix để chẩn đoán bệnh sốt mò. kháng thể xuất hiện vào cuối tuần 1 và cao nhất vào tuần 3, 4 của bệnh sau đó giảm dần và hết vào tuần 5, tuần 6. hiệu giá ngưng kết được coi là dương tính khi bằng và trên 1/160. nếu làm 2 lần (lần 1: lấy máu trước ngày thứ 10 của bệnh; lần 2: lấy vào tuần 3 hoặc 4 của bệnh), khi hiệu giá ngưng kết lần 2 tăng ³ 4 lần 1 thì được gọi là dương tính. nhưng phản ứng weil-felix là xét nghiệm không đặc hiệu, nên có nhiều trường hợp có biểu hiện lâm sàng đầy đủ mà phản ứng weil-felix vẫn (-) hoặc hiệu giá ngưng kết không cao. ngược lại có một số bệnh như thương hàn, bệnh do xoắn khuẩn leptospira (leptospirosis) v.v.. cũng có khi có weil-felix (+). tuy weil-felix không đặc hiệu song vì dễ thực hiện nên hay được sử dụng trong thực tế. - Phản ứng kết hợp bổ thể: rất đặc hiệu tồn tại nhiều năm, song không thông dụng trong lâm sàng vì phức tạp, chưa có đủ kháng nguyên chuẩn của các chủng nên khi (-) vẫn chưa loại trừ được bệnh sốt mò. tuỳ phương pháp, hiệu giá ngưng kết dương tính từ 1/32 đến 1/128. - Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp: - Ngoài các phản ứng trên có thể làm các phản ứng huyết thanh như: ngưng kết hồng cầu thụ động, vi ngưng kết v.v.. + Phân lập mầm bệnh: Chẩn đoán phân biệt Phân biệt một số bệnh giống và khác bệnh sốt do ấu trùng mò: ở Việt nam bệnh sốt mò cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: Bệnh do xoắn khuẩn leptospira (leptospirosis): Giống sốt mò: sốt đột ngột, mặt đỏ, đau cơ, có thể có ban, hạch. mùa dịch là mùa mưa, có yếu tố dịch tễ ở vùng rừng núi... Khác sốt mò: sốt thường không kéo dài quá 10 ngày, không bao giờ có vết loét, thường có tổn thương gan - thận rõ rệt, phản ứng huyết thanh đặc hiệu là martin -pettit. Thương hàn: Giống sốt mò: sốt kéo dài 2-3 tuần, mạch và nhiệt độ phân ly, cũng li bì, có rối loạn tiêu hoá, có thể có viêm cơ tim, viêm phế quản, viêm phổi. Khác sốt mò: Khởi phát thường từ từ hơn, ban trong thương hàn ít, thưa chỉ vài nốt ở vùng thắt lưng, bụng (ban của sốt mò nhiều, ở toàn thân) thường có bụng chướng, óc ách hố chậu phải, padalka (+), không bao giờ có loét, đau cơ, mắt đỏ, phản ứng huyết thanh widal (+). Sốt xuất huyết Dengue: Giống sốt mò: Khởi phát sốt cao, đột ngột, có khi có mạch và nhiệt độ phân ly, đau đầu, đau cơ khớp, da dãn mạch xung huyết, mắt đỏ cũng có hạch và ban. Khác sốt mò: Sốt thường chỉ kéo dài trung bình 6-7 ngày, đôi khi có sốt 2 đợt. ban-xuất huyết thường mọc vào lúc sốt đang giảm hoặc đã hết sốt (trong sốt mò ban mọc khi đang sốt cao), không bao giờ có vết loét. Xét nghiệm đặc hiệu: phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu với virut dengue(+). Sốt rét tiên phát: Giống sốt mò: Đều sốt cao kéo dài nhiều ngày, đều mắc bệnh khi vào vùng rừng núi. Khác sốt mò: Tuy sốt rét tiên phát có kéo dài nhiều ngày song vẫn có xu hướng chuyển vào sốt cơn có chu kỳ và xuất hiện những cơn sốt có thứ tự: rét - nóng rồi vã mồ hôi và hết sốt. xét nghiệm đặc hiệu: tìm ký sinh trùng sốt rét ở máu. - Sốt phát ban chuột: - Sốt ban chấy rận: Sốt mò thể mới (bệnh schichitonetsu): Còn được gọi là bệnh schichitonetsu, được phát hiện ở nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2; do rickettsia sennetsu gây nên. trung gian truyền bệnh là mò trombicula scutellaris và mò trombicula pallida. Giống sốt mò: cũng sốt cao, nổi hạch, có ban, phản ứng weil-felix cũng (+) với oxk. Khác sốt mò: mùa dịch là vào đông xuân (sốt mò là mùa hè) có thể không có vết loét, ít gặp loét ở bộ phận sinh dục.ban thường dạng sởi, hạch sưng, đau gặp nhiều hơn sốt mò. Điều trị Điều trị đặc hiệu - Sulfamid có tác dụng với rickettsia nhưng chỉ dùng cho thể nhẹ và ngày nay ít dùng vì trong sốt mò có viêm nội mạc mao quản dễ gây phù nề, tắc mạch; nếu điều trị sulfamid dễ gây tổn thương cầu thận, ống thận. - Kháng sinh thông dụng và có hiệu quả nhất với sốt mò là chlorocid và tetraxyclin. nhưng 2 thuốc này chỉ có tác dụng hãm khuẩn chứ không diệt được khuẩn. do vậy rickettsia vẫn sống và tồn tại trong hạch bạch huyết, ở hệ võng nội mô (dù đã được điều trị đủ) trong nhiều ngày, nhiều tháng và dễ tái phát bệnh. - Liều lượng và cách dùng: qua nghiên cứu của nhiều tác giả nhận thấy: + Dùng liều nhỏ 0,5g-1g/ngày không cắt được cơn sốt, vẫn sốt kéo dài. + Dùng liều trung bình 1g/ngày đã cắt được sốt nhưng phải 4-5 ngày sau khi dùng thuốc. + Dùng liều cao 2 g khởi đầu có xu hướng cắt cơn sốt nhanh hơn. Qua thực tế chống dịch sốt mò ở việt nam để cắt được sốt nhanh và chống tái phát, liều điều trị và cách dùng như sau: ngày đầu: 2 g/ngày (cho người 50 kg). các ngày sau: 1g/ngày. Dùng tới khi cắt sốt 2-3 ngày; tổng liều là 6 đến 7 g (liều chlorocid và tetraxyclin đều giống nhau). theo cách này tỷ lệ tái phát thường ít và nhẹ. dùng liều cao không làm giảm khả năng sinh kháng thể, nên không ảnh hưởng tới phân tích kết quả của các phản ứng huyết thanh. đồng thời dùng liều tấn công khởi đầu cũng không gây tai biến gì cho người bệnh. - Hầu như chưa thấy hiện tượng kháng kháng sinh trong sốt mò. - Phối hợp chlorocid và tetraxyclin với liệu pháp corticoid: một số trường hợp sau khi dùng kháng sinh vài ngày nhiệt độ vẫn không thuyên giảm có thể dùng phối hợp với cortancyl (nếu không có chống chỉ định) với liều trung bình ngắn ngày. cortancyl viên 5 mg 4viên/ngày dùng trong 2-3 ngày thì sẽ hạ nhiệt độ nhanh hơn. Điều trị triệu chứng - Bổ sung nước - điện giải: ở bệnh nhân sốt mò, thường sốt cao kéo dài, ăn uống kém nên dễ có hiện tượng mất nước điện giải. do vậy cần cho bệnh nhân uống và truyền dịch. - Trợ tim mạch: trong sốt mò hay có viêm cơ tim, viêm nội mạc mao quản do vậy cần dùng các thuốc trợ tim mạch như: ouabain, spactein, coramin v.v.. - An thần, hạ sốt (khi sốt cao). - Vitamin C, B1... - Điều trị bội nhiễm nếu có. Dự phòng - Hiện chưa có vaccin phòng bệnh nên những người ở vùng dễ bị lây bệnh cần phải mặc quần áo thắt chặt ống tay, ống quần, mang giày cao cổ, tất dày. Bảo vệ cá nhân khỏi mò đốt bằng: mặc quần áo chẽn gấu, chân quấn xà cạp, chân tay đi bít tất, đi giầy, gài ống quần và ống tay áo trong bít tất khi đi vào vùng rừng núi có cây cối rậm rạp. không phơi quần áo, đặt ba lô hay nằm trên cỏ... - Diệt ấu trùng mò bằng DDT, 666, malathion... tổ chức diệt chuột. - Không dùng kháng sinh dự phòng vì ít hiệu quả và tốn kém. - Khi nghi ngờ bị bệnh sốt do ve, mò truyền, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Sau khi đi rừng về phải lau sạch người và chú ý những nơi có nhiều mồ hôi như nách, bẹn. Có thể sử dụng các thuốc xua côn trùng để bôi vào những chỗ da hở. Nhân dân ở trong vùng có bệnh lưu hành cần làm nhà cao trên mặt đất, thường xuyên dọn sạch cỏ dại, phát quang quanh nhà, tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm. Tài liệu tham khảo 1. LevineHD. Pathologic study of thirty-one cases of scrub typhus fever with especial reference to the cardiovascular system. Am Heart J1946; 31: 314–328. 2. SilpapojakulK. Scrub typhus in the Western Pacific region. Ann Acad Med Singapore1997; 26: 794–800. 3. BrownGW, Shirai A, Rogers C, Groves MG. Diagnostic criteria for scrub typhus: probability values for immunofluorescent antibody and proteus OXK agglutinin titers. Am J Trop Med Hyg1983; 32: 1101–1107. 4. ChangWH. Current status of tsutsugamushi disease in Korea. J Korean Med Sci1995; 10: 227–238.
|