Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 5 4 8
Số người đang truy cập
6 3 3
 Chuyên đề Sán
Ấu trùng sán nhái sparganum phát hiện ký sinh ở mắt (ảnh internet)
Nguy cơ mắc bệnh sán nhái từ món ăn đặc sản ếch, nhái, chim, rắn...

Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Australia, châu Phi, Mỹ La Tinh và một số nước ở châu Âu có nhập khẩu các loại thịt ếch, nhái, rắn. Nếu ăn các loại đặc sản thịt ếch, nhái, chim, rắn nhiễm ấu trùng sán nhái không được nấu chín kỹ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì rất dễ có nguy cơ mắc phải bệnh sán nhái.

Đặc điểm của sán nhái

Sán nhái có tên khoa học là Diphyllobothrium erinacei gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu với tên riêng là sparganum, bệnh do chúng gây nên gọi là sparganosis. Bệnh sán nhái là bệnh của súc vật nhưng có khả năng lây truyền cho người. Vật chủ chính và nguồn bệnh lây nhiễm là những động vật ăn thịt như chó, mèo; các động vật hoang dại. Sán nhái trưởng thành ký sinh ở ruột non của các động vật này. Sparganum là tên gọi chung các ấu trùng có dạng nang hình sâu của các loài Spirometra. Loại Sparganum mansonoides phổ biến ở Mỹ. Sparganum mansoni lan truyền nhiều hơn ở khu vực Đông Nam Á. Loại Sparganum proliferum hiếm gặp hơn. Sán nhái đẻ trứng vào nước, trứng bị những con phù du - giáp xát gọi là các cyclops ăn phải, đó là những vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó các cyclops bị ếch, nhái, chim, rắn ăn. Những vật chủ này trở thành vật chủ phụ thứ hai của sán. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng hình sâu dài khoảng vài centimét, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Trên thực tế, người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai của sán nhái trong các trường hợp như uống nước có cyclops đã nhiễm sán, ấu trùng sán vào ống tiêu hóa, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó hoặc người ăn thịt ếch, nhái, chim, rắn... còn sống, có ấu trùng sán vào ống tiêu hóa, ấu trùng có thể di chuyển đến thành dạ dày, ruột và tạo thành khối u. Ngoài ra, ở một số địa phương, người dân có tập tục dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào da hoặc mắt để chữa bệnh viêm tấy tại chỗ; ấu trùng sán sẽ chui vào da, mắt và gây nên khối u ở đó. Ở Việt Nam, người dân ở một số vùng thôn quê có quan niệm sai lầm cho rằng đau mắt đỏ là do “bốc hỏa”; vì vậy dùng thịt ếch, nhái sống là chất lạnh, mát đắp vào mắt để hạ hỏa”; khi đó ấu trùng sán từ thịt ếch, nhái bò vào mắt gây u ở mắt và có thể bị mù. Một số trường hợp người có thể bị nhiễm sán nhái do rửa mặt bằng nước có cyclops.

Chu kỳ phát triển của sán nhái Diphyllothrium erinacei (ảnh internet)

Bệnh lý, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Triệu chứng bệnh lý phụ thuộc vào nơi có ấu trùng sán dạng hình sâu ký sinh. Nếu ấu trùng sán ký sinh ở mắt gây đau mắt, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, bờ mi, mí mắt. Nếu ấu trùng sán ký sinh ở da sẽ gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm chung quanh ký sinh trùng; đôi khi có cảm giác thấy ấu trùng di chuyển. Trên thực tế đã phát hiện thấy ấu trùng sán nhái có dạng hình sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Tiên lượng bệnh nặng khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào bên trong. Chẩn đoán xác định chắc chắn các trường hợp bị nhiễm sán nhái căn cứ vào việc phẫu thuật lấy được ấu trùng sán. Việc điều trị cũng bằng phẫu thuật, nếu không mổ được thì dùng thuốc novarsenol liều lượng từ 0,3 đến 0,45 g/kg trọng lượng cơ thể trong mỗi ngày; dùng từ 4 đến 5 ngày. Thuốc praziquantel và mebendazole không có tác dụng diệt ký sinh trùng. Phòng bệnh ấu trùng sán nhái bằng cách tập trung tuyên truyền, giáo dục cộng đồng không uống nước lã; ăn thịt ếch, nhái, chim, rắn... chưa được nấu chín kỹ. Không dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt, vào da để chữa bệnh. Ngoài ra, cần sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt.

Ngày 18/04/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích