|
ảnh sưu tầm |
Bệnh sốt vàng do véc tơ truyền
Sốt vàng là một bệnh xuất huyết cấp tính do virus và được truyền bởi muỗi nhiễm bệnh. Thuật ngữ “vàng” là tên đề cập đến vàng da mà nó ảnh hưởng đến bệnh nhân. Có đến 50% người bị nhiễm bệnh trầm trọng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tử vong. Ước tính có khoảng 200.000 ca sốt vàng và gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Số lượng ca sốt vàng đã gia tăng trong hai thập kỷ qua do giảm miễn dịch trog quần thể, nạn phá rừng, đô thị hóa, sự di chuyển của quần thể người và biến đổi khí hậu. Không có điều trị đặc hiệu bệnh sốt vàng. Điều trị triệu chứng nhằm mục đích làm giảm triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân. Chủng ngừa là biện pháp quan trọng nhất chống lại bệnh sốt vàng. Vaccin an toàn, giá cả phải chăng, và hiệu lực cao,và một liều duy nhất của vaccin sốt vàng là đủ để tạo ra miễn dịch hằng định và bảo vệ suốt đời chống lại sốt vàng, và một liều vaccinsốt vàng bổ sung là không cần thiết. Vaccin cung cấp một miễn dịch hiệu lực trong vòng 30 ngày cho 99% người được chủng ngừa. Dấu hiệu và triệu chứng Ngay khi nhiễm bệnh virus ủ bệnh trong cơ thể từ 3 đến 6 ngày theo sau một sự nhiễm trùng mà nó có thể xảy ra trong một hay hai giai đoạn. Giai đoạn đầu- cấp tính thường gây ra sốt, đau cơ với đau lưng rõ rệt, đau đầu, rùng mình, giảm ngon miệng, buồn nôn hay nôn mửa. Hầu hết bệnh nhân cải thiện và các triệu chứng biến mất trong vòng 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên 15% số bệnh nhân đi vào giai đoạn hai, độc tính hơn trong vòng 24 giờ sau khi thuyên giảm ban đầu.Sốt cao trở lại và một số hệ thống trong cơ thể bị ảnh hưởng. Bệnh nhân nhanh chóng phát triển vàng da và kêu đau bụng với nôn mửa. Chảy máu có thể xảy ra từ miệng, mũi, mắt và dạ dày. Ngay khiđiều này xảy ra, máu xuất hiện trong chất nôn và phân. Chức năng thận suy giảm. Một nữa số bệnh nhân đi vào giai đoạn hai- độc tính hơn sẽ chết trong vòng từ 10 đến 14 ngày, phần còn lại hồi phục mà không có bất kỳ tổn thương nào. Sốt vàng là khó chẩn đoán, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Bệnh có thể nhầm lẫn với sốt rét ác tính, sốt dengue xuất huyết, vàng da do xoắn khuẩn, viêm gan virus (đặc biệt là bệnh cảnh dữ dội của viêm gan B và D), các xuất huyết khác (Sốt xuất huyết Bolivia, Argentina, Venezuela và các flavivirus khác như virus Tây sông Nile, Zika virus..) và các bệnh khác như ngộ độc. Các xét nghiệm máu có thể phát hiện kháng thế sốt vàng được tạo ra trong đáp ứng với nhiễm trùng. Một vài kỹ thuật khác cũng được dùngđể xác định virus trong các mẫu máu hay các mô gan được thu thập sau tử vong. Các xét nghiệm này đòi hỏi các nhân viên y tế được huấn luyện cao và các dụng cụ và vật liệu đặc biệt. Dịch tễ học và quần thể nguy cơ 44 quốc gia lưu hành ở Châu Phi và Mỹ La tinh với một dân số kết hợp trên 900 triệu người là nguy cơ. Ở Châu Phi ước tính 508 triệu người sống ở31 quốc gia nằm trong vùng nguy cơ, 13 quốc gia còn lại là ở Châu Mỹ La tinh với Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador và Peru là nguy cơ lớn nhất. Ước tính có khoảng 200.000 ca sốt vàng mỗi năm làm 30.000 ca chết trên thế giới. Một số lượng nhỏ các ca sốt vàng ngoại nhập ở các nước không có sốt vàng. Mặc dầu bệnh không bao giờ được báo cáo ở Châu Á, vùng nguy cơ bởi vì các yếu tốđòi hỏi lan truyền hiện diện ở đó. Trong các thế kỷ trước (từ thế kỷ 17 đến 19), dịch sốt vàng đã được báo cáo ở Bắc Mỹ (New York, Philadelphia, Charleston, New Orlean…) và Châu Âu (Ireland, Anh quốc, Pháp, Ý , Tây ban nha, và Bồ đào nha). Tại Ethiopia, ngày 31/5/2013, Bộ Y tế Ethiopia đang phát động một chiến dịch chủng ngừa vaccin sốt vàng hàng loạt chống lại bệnh sốt vàng từ ngày 10/6/2013. Đây là một đáp ứng đến 6 ca sốt vàng được xác định ở Ethiopia vào ngày 7/5/2013. Chiến dịch nhằm mục đích bao phủ cho hơn 527.000 người trong 6 huyện: South Ari, North Ari, Benasmay, Selamago, Hammer và Gnangatom và một thị xã hành chính (Jinka), vùng phía Nam Omo của quốc gia phía Nam của Ethiopia. Nhóm hợp tác cung cấp vaccin sốt vàng quốc tế (YF-ICG1) sẽ cung cấp 558.000 liều vaccin sốt vàng cho một chiến dịch chủng ngừa hàng loạt theo đề nghị của Bộ y tế Ethiopia với sự hỗ trợ của liên minh GAVI và các đối tác khác.WHO đang hỗ trợ để điều tra vụ dịch một cách chặt chẽ, xây dựng khả năng quản lý ca bệnh, huy động các nguồn lực để quản lý dịch bệnh, và giám sát các hoạt động phòng chống dịch ở thực địa. 6 ca được xác định đến từ vùng Omo, phía nam của quốc gia. Các ca này được xác định thông qua chương trình giám sát hàng năm. Ca xác định đầu tiên là một người đàn ông 39 tuổi có triệu chứng sốt, vàng da và dấu hiệu xuất huyết vào tháng 1 năm 2013. Ông ta được xác định thông qua một xét nghiệm kháng thể (IgM). Chẩn đoán với các flavivirus khác là âm tính. Xét nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasteur Dakar, Senegal, một phòng xét nghiệm cấp vùng cho sốt vàng của WHO. Sự lan truyền Virus sốt vàng là một arbovirus thuộc giống flavivirus, và muỗi là vector chính. Nó mang virus từ một vật chủ đến vật chủ khác, đầu tiên giữa khỉ và khỉ, từ khỉ đến người và từ người đến người. Một vài loàimuỗi Aedes và Haemogenus khác nhau truyền virus. Muỗi hoặc đẻxung quanh nhà (nội địa) , ở trong rừng ( hoang dại) hay cả hai ( bán hoang dại). Có ba chu kỳ lan truyền bệnh: (i)Sốt vàng rừng: Ở các vùng rừng nhiệt đới sốt vàng xảy ra trong các con khỉ mà nó bị nhiễm bởi các muỗi hoang dại. Khỉ bị nhiễm bệnh rồi sau đó truyền virus tớicác con muỗi khác mà nó hút máu chúng. Muỗi nhiễm bệnh đốt người đi vào rừng dẫn đến một số ca sốt vàng rải rác. Đa số các ca nhiễm sốt vàng xảy ra ở các người đàn ông trẻ tuổi làm việc ở trong rừng ( ví dụ đốn gỗ) (ii)Sốt vàng trung gian: Trong các vùng ẩm ướt và bán ẩm ướt của Châu Phi, các vụ dịch diện nhỏ xảy ra. Muỗi bán hoang dại ( đẻ trong rừng và xung quanh nhà) gây nhiễm cả khỉ và cả người. Gia tăng sự tiếp xúc giữa người và muỗi bị nhiếm dẫn đến sự lan truyền. Nhiều làng biệt lập ở trong vùng có thể có các ca bệnh xảy ra đồng thời . Đây là loại dịch phổ biến nhất ở Châu Phi. Một vụ dịch có thể trở nên trầm trọng hơn nếu nhiễm trùng là mang đến ở một vùng dân cư đông đúc với muỗi nội địa và người không được chủng ngừa. (iii)Sốt vàng vùng đô thị: các vụ dịch lớn xảy ra khi người bị nhiễm đưa virus vào trong các vùng có mật độ dân số cao với một số lượng lớn người không có miễn dịch và mật độ muỗi cao. Muỗi nhiễm virus truyền từ người đến người. Điều trị Không có thuốc điều trị đặc hiệu với sốt vàng mà chỉ hỗ trợ chăm sóc nhằm tránh mất nước, suy hô hấp và sốt. Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn phối hợp. Sự chăm sóc hỗ trợ có thể giúp cải thiện kết quả với các bệnh nhân nặng nhưng điều này là tương đối hiếm ở các vùng nghèo hơn. Dự phòng Chủng ngừa Chủng ngừa là biện pháp quan trong nhất cho việcphòng ngừa sốt vàng. Ở các vùng cónguy cơ cao nơi có độ bao phủ vaccin thấp, sự ghi nhận tức thì và khống chế thông qua chủng ngừa là cực kỳ quan trọng để phòng chống dịch. Để ngăn ngừa dịch ở các vùng bị ảnh hưởng độ bao phủ vaccin phải đạt ít nhất là 60% tới 80% quần thể nguy cơ. Một số quốc gia lưu hành bệnh gần đây nhận được lợi ích từ các chiến dịch chủng ngừa hàng loạt ở Châu Phi cũng đã đạt được mức bao phủ này. Chủng ngừa dự phòng có thể thực hiện thông qua tiêm chủng cho trẻ em định kỳ và chiến dịch chủng ngừa hàng loạt một lần làm gia tăng độ bao phủ của vaccin ở các quốc gia có nguy cơ cũng như cho những người đi du lịch tới các vùng lưu hành bệnh sốt vàng. WHO khuyến cáo mạnh mẽ chủng ngừa vaccin sốt vàng định kỳ cho trẻ em ở các vùng nguy cơ . Vaccin sốt vàng là an toàn và giá cả phải chăng, tạo miễn dịch chống lại sốt vàng trong vòng 7- 10 ngày cho 95% người được chủng ngừa Một liều đơn vaccin sốt vànglà đủ để tạo ra miễn dịch đầy đủ và bảo vệ suốt đời chống lại bệnh sốt vàng và một liều vaccin sốt vàng bổ sung là không thật sự cần thiết. Các tác dụng phụ nghiêm trọng là hiếm. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo là hiếm gặp theo sau chủng ngừa hàng loạt ở một số ít vùng lưu hành và trong những người đi du lịch được chủng ngừa (ví dụ ở Brazil,Úc, Mỹ, Peru và Togo). Các nhà khoa học đang điều tra nguyên nhân. Đề cập đến chủng ngừa vaccin cho những người trên 60 tuổi người ta ghi nhận rằng trong khi nguy cơ các bệnh liên quan đến chủng ngừa sốt vàng ở người trên 60 tuổi là cao hơn so với những người trẻ hơn thì nguy cơ chung vẫn còn rất thấp. Chủng ngừa phải được thực hiện sau khi đánh giá lợi íchnguy cơ cẩn thận, so sánh với nguy cơ mắc phải bệnh sốt vàng ngược lại với nguy cơ các tác dụng phụ nghiêm trọng theo sauchủng ngừa cho người từ 60 tuổi trở lên, những người chưa được chủng ngừa trước đó và cho những người mà được khuyến cáo chủng ngừa. Nguy cơ tủ vong do bệnh sốt vàng là lớn hơn nguy cơ có liên quan đến vaccin. Người không được khuyến cáo chủng ngừa vaccin bao gồm trẻ em chưa đầy 9 tháng tuổi (hay giữa 6 -9 tháng tuổi trong vụ dịch, nơi mà nguy cơ bị bệnh là cao hơn tác dụng phụ của chủng ngừa); phụ nữ có thai- ngoại trừ trong vụ dịch sốt vàng khi nguy cơ nhiễm là cao hơn; người có dị ứng trầm trọng với protein trứng; người suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS hay do các nguyên nhân khác, hay sự hiện diện của một rối loạn tuyến ức. Cáckhách du lịch, đặc biệt những người đến Châu Á từ Châu Phi hay Châu Mỹ La tinh phải có một giấy chứng nhận tiêm chủng bệnh sốt vàng. Nếu các lý do y tế mà không được chủng ngừa thì điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế chứng tỏ rằng điều này phải được chứng nhận bởi các cơ quan thích hợp Phòng chống muỗi Trong một số tình huống phòng chống muỗi là quan trọng cho đến khi chủng ngừa có hiệu quả. Nguy cơ lan truyền bệnh sốt vàng ở các vùng đô thị có thể giảm bằng cách loại bỏ nơi đẻ của muỗi và áp dụng thuốc diệt côn trùng trong nước nơi muỗi phát triển ở giai đoạn sớm . Áp dụng phun thuốc diệt muỗi để giết muỗi trưởng thành trong các vụ dịch ở đô thị kết hợp với các chiến dịch chủng ngừa khẩn cấp có thể làm giảm sự lan truyền bệnh sốt vàng, thời gian chờ đợi cho quần thể chủng ngừa để tạo miễn dịch. Về mặt lịch sử các chiến dịch phòng chống muỗi loại trừ thành công Aedes aegypty, vector gây bệnh sốt vàng ở vùng đô thị, từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên loài muỗi này đã tái xâm nhập vùng đô thị ở trong các vùng và đẩy một nguy cơ trở lại bệnh sốt vàng ở đô thị. Chương trình phòng chống muỗi đích là muỗi hoang dại ở trong rừng không mang tính thực tế cho việc ngăn ngừa sốt vàng hoang dại. Sẵn sàng và đáp ứng dịch Phát hiện sốt vàng tức thì và đáp ứng nhanh thông qua chủng ngừa vaccin sốt vàng là thiết yếu cho việc phòng chống dịch. Tuy nhiên báo cáo là không được quan tâm- số lượng thực các ca bệnh được ước tính trong vòng từ 10 đến 250 lần những gì đang được báo cáo. WHO khuyến cáo rằng các quốc gia nguy cơ có ít nhất một phòng xét nghiệm nơi mà các xét nghiệm mẫu máu có thể thực hiện Một phòng xét nghiệm xác nhận ca sốt vàng trong quần thể không được chủng ngừa có thể xem là một vụ dịch, và một ca xác định trongbất kỳ bối cảnh nào cũng phải được điều tra đầy đủ, đặc biệt trong những vùng nơi mà hầu hết quần thể đã được chủng ngừa. Đội điều tra phải đánh giá và đáp ứng với vụ dịch cả biện pháp khẩn cấp và kế hoạch chủng ngừa trong thời gian dài. Đáp ứng của Tổ chức y tế thế giới WHO là thư ký cho nhóm hợp tác quốc tế trong việc cung cấp vaccin sốt vàng (ICG). ICG duy trì một sự dự trữ khẩn cấp vaccin sốt vàng để dáp ứng nhanh tới các vụ dịch ở các quốc gia nguy cơ cao. Sáng kiến sốt vàng là một chiến lược phòng chống bởi chủng ngừa dẫn đầu bởi WHO và sự ủng hộ của UNICEF và các chính phủ quốc gia với một sự tập trung đặc biệt ở các quốc gia lưu hành nhất ở Châu Phi, nơi bệnh nổi bật nhất. Các khuyến cáo sáng kiến bao gồm chủng ngừa vaccin sốt vàng trong chương trình tiêm chủng vaccin cho trẻ em định kỳ(bắt đầu từ 9 tháng tuổi), thực hiện chủng ngừa hàng loạt ở các vùng nguy cơ cao cho tất cả mọi người trong các nhóm tuổi 9 tháng và lón hơn, và duy trì khả năng giám sát và đáp ứng dịch . Giai đoạn 2007-2012, có 12 quốc gia đã hoàn thành các chiến dịch chủng ngừa để phòng bệnh sốt vàng: Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cote d’Ivoire, Ghana, Guinea, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Lione và Togo. Sáng kiến sốt vàng đã được hỗ trợ về mặt tài chính bới liên minh GAVI, ECHO, Bộ y tế và các đối tác ở tầm quốc gia của WHO.
|