Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 2 6 5 0
Số người đang truy cập
2 3 3
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Ấu trùng mò Thrombicula
Phòng bệnh sốt phát ban bụi rậm do mò truyền

Bệnh sốt phát ban bụi rậm xảy ra chủ yếu ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh của một số nước tại châu Á và châu Úc. Chúng cũng còn được gọi là sốt mò, sốt triền sông Nhật Bản khi người bệnh bị loại mò Trombicula nhiễm vi sinh vật Rickettsia tsutsugamushi hay Rickettsia orientalis đốt máu và truyền bệnh. Cần phòng ngừa bệnh này khi lao động hoặc sinh hoạt ở vùng có loại mò trú ẩn.

Đặc điểm của loài mò truyền bệnh

Mò thuộc họ Trombiculidae là loại động vật chân đốt có kích thước nhỏ bé. Cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện hơn 3.000 loài mò phân bố ở nhiều nơi trên thế giới; trong đó có 19 loài truyền bệnh khi đốt máu. Ở Việt Nam, có 107 loài được phát hiện, trong đó có 5 loài được xác định có vai trò truyền bệnh sốt phát ban bụi rậm. Mò phát triển qua 4 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng, thanh trùng và con trưởng thành. Mò trưởng thành sống ở đất, thân dính liền thành một khối, có đầu giả và mai ở mặt lưng, chiều dài khoảng từ 1 đến 2mm, màu đỏ sáng hoặc nâu đỏ, có 8 chân, trên thân phủ đầy lông. Chúng không đốt máu người và động vật, chỉ sống ở trong đất và ăn các con bét, côn trùng nhỏ hoặc trứng bét. Sau khi mò trưởng thành đẻ trứng ở đất, trứng nở ra ấu trùng mò có 6 chân, kích thước lúc đói khoảng từ 0,25 đến 0,50mm, khi đốt no máu của vật chủ thì kích thước có thể tăng gấp đôi. Thân ấu trùng mò hình bầu dục, có nhiều lông, mặt lưng có một mai, hình dạng mai biến đổi tùy theo từng loài như có 4 cạnh, 5 cạnh hoặc 6 cạnh và có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, trắng. Ấu trùng mò bò lên cỏ hoặc những bụi cây thấp, đám lá mục để chờ đợi vật chủ là người và các động vật khác như chuột, chim, gà, loài bò sát đi qua hoặc nghỉ lại nơi chúng sống. Khi đó ấu trùng mò bám vào da vật chủ để chích đốt máu. Ở người, chúng chọn chỗ bám vào là những nơi quần áo bó sát vào da như nách, rốn, bẹn, bộ phận sinh dục; thắt lưng và mắt cá là những nơi mò thường hay bám nhất. Thời gian ấu trùng mò bám vào da người hay các loại động vật để chích đốt máu có thể từ 2 ngày đến 1 tháng tùy theo loài. Sau khi hút no máu, chúng rơi xuống và chui vào đất để phát triển thành thanh trùng mò. Thanh trùng mò giống như mò trưởng thành nhưng với kích thước nhỏ hơn, chúng cũng có 8 chân, trên thân phủ đầy lông như mò trưởng thành. Sau một thời gian, thanh trùng mò sẽ phát triển thành mò trưởng thành sống ở dưới đất; cả hai đều không đốt máu người và các loại động vật.

Mò có sự phân bố rải rác trong những vùng đất rất nhỏ vì nhu cầu sinh sống riêng của chúng. Thanh trùng mò và mò trưởng thành cần điều kiện đất thích hợp, nhất định để sống, phát triển, đẻ trứng; trong khi đó ấu trùng mò lại cần có các vật chủ như người, chuột, chim, gà, loài bò sát để chích đốt máu. Những nơi sống thích hợp của mò trưởng thành thường là các đồng cỏ, vùng cây bụi, rừng, đồng lúa tươi tốt và những cánh rừng đã bị phát quang. Chúng cũng được phát hiện ở những công viên, khu vườn, bãi cỏ và những nơi ẩm thấp dọc theo các bờ hồ, bờ suối. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, các bụi tre cũng là nơi mò rất ưa thích trú ẩn để sinh sống. Ấu trùng mò thường bò lên ngọn cỏ, lá cây hoặc thân cây cỏ khô để chờ đợi, phục kích; khi có người hoặc các động vật đi ngang qua hay đứng nghỉ trong những vùng này thì chúng bám vào da để chích đốt máu và truyền mầm bệnh Rickettsia tsutsugamushi. Chính vì vậy nên bệnh do ấu trùng mò gây nên được gọi là bệnh sốt phát ban bụi rậm.

 

 Vết đốt của ấu trùng mò

Triệu chứng bệnh lý khi nhiễm bệnh

Khi người bị ấu trùng mò ký sinh chích đốt máu sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu; tạo nên vết loét dễ nhiễm trùng, vết loét thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tháng mới khỏi. Ngoài ra, ấu trùng mò có thể hút máu các động vật mang mầm bệnh trong thiên nhiên như chuột, chim, gà, loài bò sát... khi đó mầm bệnh tập trung lên tuyến nước bọt của mò và truyền được bệnh cho người. Mò khi đã nhiễm mầm bệnh sẽ mang mầm bệnh Rickettsia trong suốt quá trình phát triển từ giai đoạn thanh trùng cho đến giai đoạn mò trưởng thành, thậm chí có khả năng truyền cho cả các con mò sống tự do khác trong đất chỉ ăn bét, trứng bét và các loại côn trùng nhỏ; chúng cũng có khả năng truyền cả mầm bệnh cho trứng và các thế hệ sau đó. Mò mang mầm bệnh Rickettsia tsutsugamushi hay Rickettsia orientalis truyền bệnh sốt mò, còn được gọi là sốt phát ban bụi rậm hay sốt triền sông Nhật Bản.

Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh có những biểu hiện lâm sàng như sốt cao, nhức đầu, nổi hạch ở nách, bẹn gần chỗ mò đốt. Sau khoảng từ 4 đến 5 ngày sốt sẽ xuất hiện nổi ban đỏ. Đôi khi bệnh diễn biến nặng có thể gây hôn mê và tử vong trong khoảng thời gian từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15 sau khi phát bệnh. Đây là bệnh có ổ bệnh thiên nhiên, mầm bệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau nên chúng mới có khả năng truyền bệnh vì suốt cả đời loại mò chỉ ký sinh và hút máu được một lần. Mò có thể bị nhiễm mầm bệnh do chích đốt máu các động vật mang mầm bệnh trong thiên nhiên. Khi đã mang mầm bệnh, chúng có khả năng nhiễm mầm bệnh suốt quá trình phát triển từ giai đoạn trứng cho đến giai đoạn trưởng thành, thậm chí còn truyền được mầm bệnh cho mò trưởng thành sống tự do ở trong đất; cứ thế tiếp diễn tạo thành ổ bệnh trong thiên nhiên để gây bệnh.

Phòng bệnh và điều trị

Phòng ngừa mò chích đốt máu để truyền bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với những vùng đất có mò sinh sống; dùng hóa chất xua côn trùng bôi vào da, quần áo khi lao động, sinh hoạt ở những nơi nghi ngờ có mò hoạt động. Những chỗ hở của quần áo cần bôi hóa chất xua côn trùng bằng tay hoặc bằng bình xịt. Các loại hóa chất như benzyl benzoat, dimethyl phtalat (DMP), N,N-diethyl-3-toluamide (DEET), dimethyl carbamat và ethyl hexanediol thường được dùng với tác dụng xua. Trong các trường hợp phải lao động, sinh hoạt thường xuyên tiếp xúc với vùng có mò hoạt động, cách phòng chống tốt nhất là tẩm quần áo bằng hóa chất xua và cho ống quần vào trong tất trước khi mang giày. Ở những vùng có cây cỏ thấp, chỉ cần tẩm hóa chất phần dưới ống quần và tất là đủ. Quần áo, tất có thể tẩm bằng một hoặc hợp chất của các chất xua trên với một hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp sẽ có tác dụng bảo vệ tồn lưu lâu, thậm chí có tác dụng sau một hai lần giặt quần áo và tất. Loại hóa chất DEET và DMP đã tỏ ra có hiệu quả tác dụng xua mạnh nhất đối với một số loài mò. Phát quang bụi rậm cũng là một biện pháp được thực hiện vì việc phòng chống mò bằng cách diệt mò ở những nơi chúng sinh sống rất khó do tính chất phân bố rải rác của mò. Nếu có thể, cần phân loại các đám thực vật có nhiều ấu trùng mò trú ẩn để tiêu diệt chúng bằng cách cắt, đốt và sau đó cày bừa đất ở trên mặt. Việc cắt cỏ, nhổ cỏ thường xuyên cũng giúp cho việc phòng chống mò trú ẩn. Các biện pháp này có thể áp dụng ở chung quanh nơi cắm trại và chỗ xây dựng nhà cửa. Việc phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng cũng có thể thực hiện ở những nơi không thể dọn sạch cỏ hay thảm thực vật được. Thường phun vào trên cây cỏ cao đến 20cm ở chung quanh nhà ở, nơi cắm trại sinh hoạt. Có thể phun sương hóa chất diệt bằng các bình phun có hạt nhỏ. Một số hóa chất hay dùng để phun là diazinon, fenthion, malathion, propoxur và permethrin.

Khi phát hiện, chẩn đoán người bệnh bị mắc bệnh sốt phát ban bụi rậm hay sốt mò; các loại thuốc kháng sinh thông thường, đơn giản như tetracyclin, doxycyclin, chlormycetin, chloramphenicol đã tỏ ra có hiệu lực trong điều trị nếu bệnh nhân được chữa trị sớm khi chưa có các biến chứng trầm trọng xảy ra.

 

Ngày 07/11/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích